Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Tiết 1: Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ.

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống

 - Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh. Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị .

3. Thái độ:

 Thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

II. Các kĩ năng sống cơ bản:

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

 1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, vấn đáp.

 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não

IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị dạy học:

 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về Bác.

 Sưu tầm những mẩu truyện có nội dung sống giản dị.

 2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi

V.Các hoạt động dạy và học:

 1.Ổn định tổ chức :(1p)

 Sĩ số: 7a1:

 7a2:

 2. Kiểm tra đầu giờ: (không kiểm tra)

 3. Bài mới:

 Giới thiệu bài (1p)

 Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Vậy thế nào là sống giản dị?. Tại sao cần phải sống giản dị?. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

 

doc 71 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 8/ 2011 	 
Ngày giảng:	 19/ 8/ 2011 (8a1+8a2)
Tiết 1: Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống
 - Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh. Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị .
3. Thái độ:
 Thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
II. Các kĩ năng sống cơ bản:
III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, vấn đáp.
	2. Kĩ thuật: Chia nhóm, đặt câu hỏi, động não
IV. Tài liệu, phương tiện, thiết bị dạy học:
	1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, tranh ảnh về Bác.
 	Sưu tầm những mẩu truyện có nội dung sống giản dị.
	2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi
V.Các hoạt động dạy và học:
 	1.Ổn định tổ chức :(1p)
 Sĩ số: 7a1:
 7a2:
 	 2. Kiểm tra đầu giờ: (không kiểm tra)
 	 3. Bài mới:
 	Giới thiệu bài (1p) 	
 Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Vậy thế nào là sống giản dị?. Tại sao cần phải sống giản dị?. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc (17p)
Mục tiêu: Phân tích nội dung truyện đọc và ý nghĩa của truyện.
- Hiểu được thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.
Cách tiến hành:
 HS: Đọc diễn cảm truyện.
 GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận. 
 Câu hỏi SGK- HS phát biểu-> GV: Chốt.
 H: Em có nhận xét gì về tác phong, trang phục và lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc trên?.
(* Trang phục:
 Bác mặc bộ quần áo ka ki, đội mũ vải bạc mầu, đi dép cao su.
* Tác phong, lời nói:
+ Bác cười đôn hậu và vẫy chào đồng bào.
+ Thái độ thân mật như người cha đối với người con.
+ Câu hỏi đơn giản “ Tôi nóirõ không”).
GV : giải thích, kết luận
H: Nêu những tấm gương sống giản dị trong nhà trường, trong cuộc sống và trong sách báo mà em biết?.
 HS: Phát biểu-> Nhận xét.
 GV: Khái quát bổ sung.
 H: Tính giản dị còn biểu hiện ở những khía cạnh nào khác trong cuộc sống?.
 HS: Trả lời.
 GV: Khái quát: Biểu hiện ở vẻ đẹp bên ngoài kết hợp hài hòa với vẻ đẹp bên trong. Lời nói việc làm-> Suy nghĩ , hành động-> Cần học tập các tấm gương sống giản dị.
 H: Sống giản dị có tác dụng gì?.
 HS: Trả lời.
 GV: Nhận xét, bổ sung. 
 GV: Đưa ra một số hành vi-> Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm (3’).
 Đại diện nhóm trả lời-> Nhận xét.
 GV: Bổ sung.
 + Mặc quần áo lao động đi dự các buổi lễ.
 + Có nhu cầu đòi hỏi về ăn mặc, vui chơi..
 + Có những hành vi, cử chỉ, ăn mặc lạc lõng xa lạ với truyền thống của dân tộc.
=> GVKL: Cả ba hành vi trên đều thực hiện lối sống không phù hợp với điều kiện của bản thân và gia đình, xã hội=> Đó là lối sống không giản dị.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (14p)
Mục tiêu: Nhận thức được thế nào là sống giản dị và sự cần thiết phải sống giản dị.
- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
 - Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh. Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị .
Cách tiến hành
H: Thế nào là sống giản dị?. 
H: sống giản dị có ý nghĩa như thế nào?
GV: Hướng dẫn học sinh giải thích câu tục ngữ- danh ngôn trong SGK. 
HS: Tự liên hệ với bản thân sống giản dị và chưa sống giản dị.
GV: Chốt lại kiến thức nội dung bài học.
GV: treo bảng phụ.
HS: đọc.
GV: chốt, uốn nắn, kết luận.
Hoạt động 3: Bài tập (7p)
Mục tiêu: củng cố những kiến thức đã học và liên hệ thực tế.
Thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
Cách tiến hành:
 GV: treo bảng phụ.
 HS: Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
 GV: Gọi học sinh làm bài tập-> Nhận xét.
 GV: Đánh giá cho điểm.
 GV: Hướng dẫn học sinh làm.
1.Truyện đọc
“ Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”.
Bác ăn mặc giản dị không cầu kì,phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Thái độ chân tình cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ- Chủ Tịch nước với nhân dân. Lời nói của Bác rễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người. 
2. Nội dung bài học:
a. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội.
b. Sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Sống giản dị được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
3. Bài tập:
a. SGK/T5.
b. Những biểu hiện nói lên tính giản dị:
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
- Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
c. (SGK)
4. Củng cố (3p)
GV khái quát nội dụng bài
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài (2p)
* Học bài cũ:
+ Đọc lại truyện. Học nội dung bài học.
+ Làm bài tập còn lại.
*Bài mới:
+ Đọc, tìm hiểu câu hỏi SGK.
+ Sưu tầm tấm gương về trung thực.
 ===================================
NS :23/09/2007.
NG:L7B(25/09) L7C(26/09)
 L7A(29/09) TIẾT 3: BÀI 3: TỰ TRỌNG.
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh hiểu được thế nào là tự trọng và không tự trọng ?. Vì sao cần phải có lòng tự trọng.
 Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện nào trong cuộc sống.
 Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh ảnh, mẩu chuyện.
2. Trò: Mẩu chuyện về gương tự trọng, bút.
C. Tiến trình:
1. Ổn định tổ chức:(1’)
2. Kiểm tra đầu giờ:(5’)
 * Kiểm tra bài cũ:
 H: Ý nghĩa của phẩm chất trung thực?. 
 * Kiểm tra bài mới:
 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:(1’)
 Ở bất cứ điều kiện nào trong cuộc sống chúng ta cần phải có ý thức rèn luyện tính tự trọng để biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng ... Vậy tự trọng là gì?. Cần rèn luyện tính tự trọng như thế nào?Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:(14’)
 GV: Gọi học sinh đọc chuyện.
 GV: Hướng dẫn học sinh khai thác truyện.
 H: Vì sao Rô- be lại nhờ em mình là Sác-Lây đến trả lại tiền cho người mua diêm?.
( Vì muốn giữ đúng lời hứa của mình:
 + Không muốn người khác nghĩ rằng vì nghèo mà em đã phải nói rối để lấy tiền.
+ Không muốn bị người khác coi thường...)
 GV: Phân tích.
 H: Nhậ xét về hành động của Rô- be?
(Là người có ý thức trách nhiệm cao. Thực hiện lời hứa bằng bất óư giá nào).
 H: Việc làm đó thể hiện đức tính gì?.
( Biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác).
Hoạt động 2: (10’)
 GV: Cho học sinh liên hệ với thực tế và thảo luận nhóm tìm ra những biểu hiện tự trọng hoặc thiếu tự trọng.
 HS: Thảo luận theo bàn.
 Đại diện trả lời.
 Nhận xét chéo.
 GV: Chốt và rút ra bài học.
 H: Tự trọng được biểu hiện như thế nào?
 HS: Trả lời. 
 GV: Khái quát.
 GV: Đưa tình huống SGK(Phần bài tập).
 HS: Thảo luận nhóm.
 HS: Nhận xét,bổ sung.
 GV: nhận xét, bổ sung.
 H: ý nghĩa của tính tự trọng.
 H: Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ: “ Đói cho sạch rách cho thơm”.
 HS: Trả lời.
 GV: Bổ sung.
 GV: Hướng dẫn học sinh lần lượt giải thích các câu tục ngữ, danh ngôn SGK.
 HS: Tự liên hệ và kể ra những việc làm của bạn thể hiện tính tự trọng.
Hoạt động 3:(8’)
 GV: Hướng dẫn học sinh phân tích được lí do vì sao 2 hành vi đầu biểu hiện tính tự trọng, còn 3 hành vi sau không biểu hiện tính tự trọng.
 H: Kể lại việc làm thể hiện tính tự trọng hoặc thiếu tự trọng mà em thấy trong cuộc sống?.
GV: Uốn nắn học sinh.
1. Truyện đọc:
 “ Một tâm hồn cao thượng”
2. Nội dung bài học:
a. Tự trọmg là biết coi trọng và giũ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
b. Tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá.
3. Bài tập:
a. + Hành vi biểu hiện tính tự trọng:1-2.
 + Hành vi không biểu hiện tính tự trọng: 3-4-5.
b.
4. Củng cố:(3’) 
 Học sinh nhắc lại nội dung bài học.GV: Khái quát kiến thức bài.
5. Hướng dẫn:(3’)
* Học bài cũ: Đọc lại truyện,học thuộc nội dung bài học.Làm bài tập : c, d (SGK).
* Chuẩn bị bài sau: Bài 4 “ Đạo đức và kỉ luật”.
 Yêu cầu đọc truyện, nghiên cứu câu hỏi SGK. 
NS:01/10/2007.
NG:L7B(04/10)
 L7C (05/10)..0
 L7A (06/10)
TIẾT 4: BÀI 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT.
A. Mục tiêu cần đạt:
 0.Giúp học sinh hiểu đạo đức , kỉ luật. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật của mỗi người.
 Rèn cho học sinh tôn trọng kỉ luật và phê bình thói tự do vô kỉ luật.
 Giúp học sinh biết tự đánh giá , xem xét hành vi của một cá nhân hoặc một tập thể theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh ảnh, truyện có liên quan đến chủ đề.
2. Trò: Truyện có liên quan đến chủ đề trên.
C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức:(1’)
2. Kiểm tra đầu giờ:(5’)
* Kiểm tra bài cũ:
 H: ý nghĩa của phẩm chất tự trọng?.
* Kiểm tra bài mới:
 GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:(1’)
 Trong lớp ta có rất nhiều bạn học sinh chăm chỉ học hành, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nói chuyện, không quay cóp, không hút thuốc lá... và luôn luôn giúp đỡ bạn bè khi khó khăn... Đó chính là biểu hiện của những người có đạo đức và kỉ luật. Vậy đạo đức là gì?. Kỉ luật như thế nào. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật ra sao?. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:(17’)
HS: Đọc diễn cảm truyện.
Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận 3 câu hỏi SGK.
Thảo luận (3’) 
Đại diện trình bày->Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Đưa tình huống.
HS: Thảo luận.
Đại diện nhóm trả lời-> Nhận xét, bổ sung.
Tình huống: Bạn Hà không thích cô giáo chủ nhiệm lớp. Hà cho rằng cô khó tính, lắm lúc quá nguyên tắc vì cô đã khiển trách Hà và các bạn về việc:
- Đi xe máy hàng ba, hàng bốn ngoài đường.
- Không cho ngồi quán.
- Không đồng ý tụ tập sinh nhật.
- Luôn phải mặc đồng phục...
H: Em có đồng ý với Hà không?.
HS: Thảo luận-> Trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt-> Bài học.
Hoạt động 2:(8’)
H: Qua bài tập và tình huống trên em hiểu đạo đức, kỉ luật là gì?.
HS: liên hệ với bản thân về rèn luyện đạo đức, tự giác chấp hành kỉ luật trong lớp... Những biên pháp để rèn luyện đạo đức và kỉ luật.
HS: Trả lời-> Nhận xét, bổ sung.
GV: Khái quát, uốn nắn học sinh.
H: Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật?.
Hoạt động 3:(7’)
GV: Hướng dẫn học  ... ụng vào thực tế bản thân.
- Rèn cho học sinh có những đức tính phẩm chất tốt, biết ngăn chặn hành vi xấu.
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương quí trọng đối với con người, thiên nhiên.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đề, đáp án.
2. Trò: Ôn bài.
C. Các bước lên lớp:
1.ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (Không)
3. Bài mới:
GV: Phát đề cho học sinh.
* Đề bài:
 Chọn ý em cho là đúng trong những câu sau:
Câu 1: Trẻ em có những quyền cơ bản nào?.
A. Quyền được bảo vệ.
B. Chăm sóc .
C. Các quyền trên đều sai.
Câu 2: Môi trường gồm?.
A. Môi trường là toàn bộ các điều kiện thiên nhiên, nhân tạo bao quanh con người...
B. Môi trường là toàn bộ các điều kiện thiên nhiên.
C. Môi trường là toàn bộ các điều kiện nhân tạo bao quanh con người.
Câu 3: ý kiến nào đúng nhất trong các ý sau về môi trường và tài nguyên thiên nhiên?.
A. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.
B. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên không có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.
C. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.
Câu 4: Trong các hành vi sau, theo em hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?.
A. Làm khai sinh chậm, khi trẻ đến tuổi đi học mới làm giấy khai sinh.
B. Đánh đập hành hạ trẻ.
C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
D. Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống.
E. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
Câu 5: Cho biết những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?.
Câu 6: Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường?.
Đáp án:
Câu1: (0,5 điểm)
 Chọn ý A,B, (Mỗi ý đúng 0’25 điểm).
Câu 2: ((0,5 điểm)
 Chọn ý A (0,5 điểm)
Câu 3: (0,5 điểm)
Chọn ý A (0,5 điểm)
Câu 4: (1,5 điểm)
 Chọn ý:A,B,D (Mỗi ý được 1,5 điểm)
Câu 5: (4 điểm)
Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Nhà nước bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá..
Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch
+ Huỷ hoại, gây nguy hiểm
+ Mua bán. trao đổi
+ Lợi dụng việc bảo vệ => hành vi trái pháp luật.
Câu 6: (3 điểm)
- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tôn trọng tài sản, tôn trọng pháp luật.
- Yêu quý kính trọng ông bà, cha mẹ.
- Chăm học, hoàn thành chương trình phổ cập.
- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc...
4. Củng cố: (2’)
GV: Thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
5. Hướng dẫn học: (1’)
- Ôn lại các bài đã học.
- Chuẩn bị bài: “Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo”. Yêu cầu:
+ Đọc kĩ trả lời câu hỏi SGK.
+ Sưu tầm các bài viết, câu chuyện về tín ngưỡng, tôn giáo.
=========================================== 
NS: 08/3/2009
NG:.10/3/2009
Tiết 27: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được tôn giáo là gì?. Thế nào là mê tín và tác hại của mê tín. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
- Hình thành ý thức tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo. ý thức cảnh giác với mê tín dị đoan.
- Giúp học sinh phân biệt tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan. Tố cáo kịp thời những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh minh hoạ, điều 70 HP 1992, điều 129 BLHS năm 1999.
2. Trò: Thông tin về tình hình tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan.
C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (Không)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 GV: đưa ra một câu chuyện ngắn đã xảy ra trong thực tế địa phương để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
HS: Đọc thông tin SGK (Thông tin 1)
HS: /LNB (3’)
H: Kể 1 số tôn giáo chính ở nước ta. ậ vùng quê em có những tôn giáo nào?.
Đại diện trả lời.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận, uốn nắn.
GV: Đưa một số thông tin cụ thể về tôn giáo, về tín ngưỡng.
GV: KL mục bài học.
H: Em hiểu tín ngưỡng là gì?.Tôn giáo là gì?.
( -Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh , thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo: Đạo, Phật, Chúa, tin lành.)
GV: Đưa ra 1 VD về hiện tượng mê tín dị đo9an đã xảy ra trong thực tế.
(Chữa bệnh bằng đồng cốt,bói toán, uống nước Thánh...=>Tác hại về tiền của->Chết.)
H: Mê tín dị đoan là gì?. Tại sao phải chống mê tín dị đoan?.
HS: TLNB(3’)
Đại diện báo cáo.
HS: Bổ sung.
GV: Kết luận.
H: Tôn giáo, tín ngưỡng khác với mê tín dị đoan ntn?.
HS: Trả lời.
GV: Kết luận mục e SGK.
Hoạt động 2:
GV: HD giải bài tập SGK.
HS: Thực hiện.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: chốt.
1. Bài học:
a. Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín:
-Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh , thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo: Đạo, Phật, Chúa, tin lành.)
b. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên->Kết quả xấu.
2. Bài tập:
a. 
 SGK.
b. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan. 
4. Củng cố: (2’)
H: Em hiểu tín ngưỡng là gì?.Tôn giáo là gì?.
H: Mê tín dị đoan là gì?. Tại sao phải chống mê tín dị đoan?.
GV: Khắc sâu kiến thức.
5. Hướng dẫn học: (3’)
* Học bài cũ:
+ Học thuộc nội dung mục 1 SGK.
+ Hoàn thiện bài tập ở lớp vào vở.
* Chuẩn bị bài:
+ Soạn tiếp phần còn lại trong SGK.
+ Làm các bài tập SGK.
+ Tìm hiểu vấn đề địa phương có liên quan đến bài học.
==========================================
NS: 22/3/2009
NG: 24/3/2009.
Tiết 28: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được tôn giáo là gì?. Thế nào là mê tín và tác hại của mê tín. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
- Hình thành ý thức tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo. ý thức cảnh giác với mê tín dị đoan.
- Giúp học sinh phân biệt tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan. Tố cáo kịp thời những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh minh hoạ, điều 70 HP 1992, điều 129 BLHS năm 1999.
2. Trò: Thông tin về tình hình tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan.
C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
* Kiểm tra bài cũ:
 H: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?.
* Kiểm tra bài mới:
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đảng và nhà nước ta có những chủ trương và qui định ntn về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:
HS: Đọc và tìm hiểu thông tin SGK về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với TG.
HS: TLNB(3’)
H: + Đảng và nhà nước đã có những chủ trương và qui định ntn về quyền tự do TN,TG?.
+Những hành vi ntn là thể hiện sự tôn trọng quyền tự do TN,TG?.
+ Như thế nào là hành vi vi phạm quyền tự do TN,TG?.
Yêu cầu: Mỗi nhóm 1 câu hỏi thảo luận.
Đại diện trình bày=>Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, Kl theo ND SGK.
GV: Liên hệ thực tế địa phương của Huyện.
GV: Khái quát theo thứ tự ND bài học trong cả 2 tiết.
Hoạt động 2:
GV: Hướng dẫn.
HS: Thực hiện->Nhận xét, bổ sung.
GV: Chốt bằng bảng phụ.
1. Bài học:
c. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo:
Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay 1 tôn giáo nào...
- Có quyền theo hoặc bỏ -> không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
d. Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
(SGK)
đ. Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
2. Bài tập:
b. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
e. + Những hành vi thể hiện sự mê tín:
1, 2, 3,4,5.
+ Những hành vi không thể hiện sự mê tín:
6,7,8.
4. Củng cố: (2’)
H: Em hiểu tín ngưỡng là gì?.Tôn giáo là gì?.
H: Mê tín dị đoan là gì?. Tại sao phải chống mê tín dị đoan?.
GV: Khái quát nội dung cả 2 tiết.
5. Hướng dẫn học:(3’)
* Bài cũ:
+ Học nội dung bài học SGK.
+ Tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương.
* Chuẩn bị bài: “ Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Yêu cầu:
+ Đọc, trả lời câu hỏi SGK.
+ Nắm được: Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước.
==============================================
NS: 29/3/2009
NG: 31/3/2009
TIẾT 30: NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIIỆT NAM.
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu được nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do Đảng nào lãnh đạo?. Cơ cấu tổ chức nhà nước của nhà nước ta hiện nay bao gồm những loại cơ quan nào?. Phân chia thành mấy cấp và tên gọi của từng cấp. Chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước.
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, sống và học tập theo pháp luật...
- Giáo dục học sinh biết thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, những qui định của chính quyền địa phương và qui chế học tập của nhà trường...
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Tranh, HP nước CHXHCNVN, sơ đồ phân cấp và phân công BMNN.
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu tiết trước.
C. Tiến trình:
1. ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ: (2’)
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của ai?. Ra đời từ bao giờ, do Đảng nào lãnh đạo, cơ cấu của tổ chức Nhà nước như thế nào...Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó?.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1:(17’)
GV: HD HS tìm hiểu sự kiện lịch sử được nêu trong SGK.
HS: TLNB (5’)
Đại diện trả lời .
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
(Nhà nước VNDCCH là thành quả của cuộc CMT8 1945 do Đảng CSVN lãnh đạo.
- Nước ta đổi tên là nước CHXHCNVN khi đất nước ta được hoàn toàn giải phóng. Tổ quốc hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào thời kì quá độ đi lên XD CNXH)
GV: HD HS tìm hiểu điều 2, 3, 4,5 Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992.
(Tư liệu tham khảo)
HS: TLNB (3’) câu hỏi d SGK.
HS: Trả lời, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: (10’)
GV: HD HS tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước.
GV: Cho HS quan sát sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước .
GV: Nêu câu hỏi phần gợi ý SGK để HS TLNB (3’)
HS: Trả lời->Nhận xét.
GV: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 3: (10’)
GV: HS.
HS: Thực hiện->Nhận xét.
GV: Diễn giải, KL.
1. Thông tin sự kiện:
2. Bài học:
a. Nhà nước ta là nhà nước của dân do dân vì dân. Do Đảng cộng sản lãnh đạo...
b. Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.
3. Bài tập:
a. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
b. (SGK)
c. (SGK)
4. Củng cố: (2’)
HS: Đọc nội dung SGK.
GV: Khái quát nội dung bài.
5.Hướng dẫn học: (3’)
* Học bài cũ:
+ Học nội dung đã học.
+ Xem lại và hoàn thiện bài tập.
* Chuẩn bị bài sau: 
+ Đọc phần bài học.
+ Nghiên cứu trả lời câu hỏi SGK.
+ Đọc tư liệu tham khảo.
===================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_ca_nam_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc