Giáo án Giáo dục công dân 9 cả năm - Giáo viên: Phạm Thị Hồng Vân

Giáo án Giáo dục công dân 9 cả năm - Giáo viên: Phạm Thị Hồng Vân

Bài:1

CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I/ Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư.

 2.Tư tưởng:

Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.

Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

 3. Kĩ năng:

Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

 GV: SGK, SGV GDCD 9. Một số câu chuyện thể hiện chí công vô tư .

 Những tấm gương, ví dụ thực tế thể hiện chí công vô tư.

 HS : Chuẩn bị bài tập ở nhà và hiểu nội dung bài học

III/Các hoạt động dạy học:

 

doc 68 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 9 cả năm - Giáo viên: Phạm Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3	 NS:
Tiết:3	 ND:
Bài:1
CHÍ CÔNG VÔ TƯ
I/ Mục tiêu bài học:
	 1.Kiến thức: Hiểu được thế nào là chí công vô tư; những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư; vì sao phải chí công vô tư. 
	 2.Tư tưởng:
Biết quý trọng và ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư.
Phê phán, phản đối những hành vi thể hiện tính tự lợi, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
	 3. Kĩ năng:
Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: SGK, SGV GDCD 9. Một số câu chuyện thể hiện chí công vô tư .
 Những tấm gương, ví dụ thực tế thể hiện chí công vô tư.
 HS : Chuẩn bị bài tập ở nhà và hiểu nội dung bài học 
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HÑ 1.KTBC: 
Hãy cho biết một số quy địnhcụ thể về giao thông đường bộ? Có mấy loại dèn tín hiệu giao thông? Ý nghĩa từng màu đèn? 
- Giôùi thieäu baøi .
HĐ2:Phân tích truyện về Tô Hiến Thành:
Gv: Cho học sinh diễn tiểu phẩm dựa vào truyện đọc “ Tô Hiến Thành- Một tấm gươngvề chí công vô tư “
HS: Diễn tiểu phẩm, cả lớp quan sát theo dõi nội dung.
GV: Cho cả lớp thảo luận trả lời câu hỏi gợi ý a trong SGK(2 phút).
HS: Thảo luận trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến.
GV:Nhận xét, chốt lại: Trong việc dùng người Tô Hiến Thành căn cứ vào khả năng của người đó, không vì tình thân mà tiến cử người không phù hợp.Điều đó chứng tỏ ông là người thực sự công bằng, không thiên vị trong giải quyết công việc hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung của đất nước, không vì lợi ích riêng của bản thân. Ông là một tấm gương sáng về phẩm chất chí công vô tư.
HĐ3:Tìm biểu hiện của chí công vô tư và ý nghĩa của nó:
GV: Yêu cầu cá nhân học sinh đọc truyện “ Điều mong muốn của Bác Hồ”
HS: Đọc truyện.
GV: Chia lớp thàmh 6 nhóm thảo luận câu hỏi:
1.Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
2.Hãy tìm những biểu hiện về chí công vô tư và những biểu hiện không chí công vô tư trong cuộc sống?
3.En hiểu như thế nào là chí công vô tư và tác dụng của nó với cuộc sống cộng đồng?
HS: Thảo luận nhóm 3 phút.
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét bổ sung.
GV: Chốt lại.
HĐ4: Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư:
GV: Có ý kiến cho rằng: chỉ với những người lớn, nhất là những người có chức, có quyền mới thể hiện được phẩm chất chí công vô tư. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chát này, em có tán thành hay không? Vì sao?
HS: Suy nghĩ và phát biểu.
GV: Nhận xét và chốt lại.
HĐ5:Nghiên cứu nội dung bài học:
GV: Yêu cấu học sinh đọc nội dung bài trong SGK
HS: Đọc SGK.
Trình bày thắc mắc của mình.
GV:Giải đáp thắc và chốt lại nội dung bài học.
I. Đặt vấn đề:
1. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh là tấm gương sáng của một người đã dành trọn đời mình cho đất nước, cho nhân dân.
 Nhân dân ta vô cùng kính yêu và tự hào về Bác
2.Biểu hiện: tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, xử sự công bằng, tích cực đóng góp cho công việc chung.
Trái: ích kỷ, tham lam, chỉ lo cá nhân, đối xử thiên lệch xuất phát từ tham lợi
3.SGK
Học sinh rèn luyện phẩm chấtt chí công vô tư trong những việc làm cụ thể hằng ngày: tích cực tham gia hoạt đông tập thể,
Không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhân xét đánh giá người khác.
II.Nội dung bài học:
SGK/4,5
VI: Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà :	 
 1.Củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1SHGK/5
HS: làm bài tập
GV:Chốt lại ý đúng, giáo dục học sinh.
 2. Dặn dò:
Học bài , làm các bài tập còn lại. 
Chuẩn bị bài mới:
Đọc bài
Trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu nội dung bài học
Làm bài tập SGK.
Tuần:4	 Ngày dạy: /09/20
Tiết :4	 Lớp dạy:9a
Bài:2
TỰ CHỦ
I/ Mục tiêu bài học:
	 1.Kiến thức:
Nêu đöôïc thế nào là töï chủ và thế nào là người có tính tự chủ.
Kể được một số biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống
Giải thích được tại sao con người cần có tính tự chủ. 
	 2.Tư tưởng:
Tôn trọng những người biết sống tự chủ .
Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với bản thân và mọi người.
	 3. Kĩ năng:
Phân biệt được những bieåu hieän của tính tự chủ vả những biểu hiện của thiếu tự chủ .
Biết tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác về tính tự chủ
Biết rèn luyện tính tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 GV: SGK, SGV GDCD 9.
 HS: Soạn bài ở nhà và làm bài tập trong SGK đồng thời tìm thêm những ví dụ về tính tự chủ.
III/Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1.KTBC:
Thế nào là chí công vô tư? Hãy nêu một ví dụ về một việc làm theå hiện tính chí công vô tư? 10 đ
- Giới thiệu bài mới .
HĐ2:Phân tích phần ĐVĐ:
GV: lần lượt gọi 2 học sinh đọc 2 mẫu chuyện ở phần ĐVĐ
HS:Đọc SGK
GV:Cho hs thảo luận cả lớp theo các câu hỏi:
1.Bà Tâm có thái độ như thế nào và đã làm gì khi biết con mình bị nhiễm HIV/ AIDS?
2.N. từ một học sinh ngoan di đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào? Vì sao lại như vậy?
3.Cách ứng xử của bà Tâm và N khác nhau ở điểm nào?
4.Theo em thế nào là một người có tính tự chủ?
5.Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
HS: Thảo luận cả lớp trong 2 phút. Đại diện trình bày
GV: Nhận xét và chốt lại
Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung bài học a, b
HS: Phát biểu
GV: Hướng dẫn hs tóm tắt ý ghi lên bảng.
HĐ3: Tìm bieåu hiện của tính tự chủ và thiếu tính tự chủ trong cuộc sống:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3 phút câu hỏi: Em hãy tìm những bieåu hiện của tính tự chủ và không tự chủ trong cuộc sống hàng ngày?
HS:Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét, chốt lại ý đúng.
HĐ3:Tìm hiểu nội dung bài học:
GV: Cho học sinh tìm hieåu nội dung bài học SGK
HS: Đọc SGK, nêu lên thắc mắc.
GV:Giải đáp thắc mắc, chốt lại nội dung bài học.
Bản thân em đã làm được những việc làm gì thể hiện tính tự chủ. Những bieåu hiện nào thiếu tự chủ?
HS: Tự liên hệ.
GV: Nhận xét, chốt lại và giáo dục hs.
I. Đặt vấn đề:
-Qua nghiên cứu 2 mẫu chuyện chúng ta đã thấy được hai cách ứng xử khác nhau trong,những trường hợp khi con người gặp khó khăn, thử thách: bà Tâm là người đã làm chủ được thái độ, tình cảm, hành vi của mình và làm được nhiều việc có ích; còn N do không làm chủ được tình cảm hành vi của mình, đã bị lôi kéo đi đến chỗ sa ngã, hư hỏng. Trong cuộc sống con người thöôøng gặp những khó khăn, trắc trở, nhũng thử thách, cám dỗ, cạm bẫy đòi hỏi phải luôn tỉnh táoMuốn hành động đúng phải làm chủ bản thân, nếu không sẽ bị lôi kéo sa ngã.
 Tự chủ: bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng, tự tin, thái độ ôn tồn, mềm mỏng lịch sự khi giao tiếp, biết tự kiềm chế, không thô lỗ, biết điều chỉnh thái độ
 Thiếu tự chủ: suy nghĩ và hành động thiếu cân nhắc, chín chắn, noâng noãi, to tiếng cãi vã, gây gỗ, hoang mang sợ haõy, chán nản không vững vàng trước cám dỗ, cö xử thô tục
II. Nội dung bài học:
SGK/7
VI: Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà :	 
 1.Củng cố:
GV: Cho hs làm bài tấp SGK
HS: Làm bài tập
GV: Nhận xét
Đọc ca dao tục, ngữ nói về tính tự chủ.
HS: Tự liên hệ.
GV: Nhận xét, choát lại toàn bài.
2.Dặn dò:
Học bài, làm bài tập còn lại trong SGK.
Chuẩn bị bài mới: Bài 3.
 Đọc bài.
 Tìm hieåu nội dung bài học.
 Làm bài tập SGK.
 Sưu tầm mẩu chuyện, ca dao, tuc ngữ.
Tuần:5	 NS:
Tiết:5	 ND:
Bài:3
DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT(T1)
I/ Mục tiêu bài học:
	 1.Kiến thức: 
 Hs hiểu thế nào là dân chủ và kỉ luật, những biểu hiện của dân chủ, kỉ luậttrong nhà trường và trong xã hội.
 Hiểu được ý nghĩa của việc tự giác thực hiện những yêu cầu phát huy dân chủ, kỉ luật là cỏ hội, điều kiện để mọi người phát tri6ẻ nhân cách và góp phần xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và vă minh
	 2.Tư tưởng:
 Có ý thức tự giác rèn luyệntính kỉ luật, phát huy dân chủ trong học tập, trong hoạt đông xã hội và khi lao động ở nhà, ở trườngcũng như tập thể và cộng đồng xã hội.
 Ủng hộ những việc làm tốt, những người thực tốt dân chủ và kỉ luật, biết góp ý, biết phê phán đúng mức những hành vi vi phạm dân chủ như: Gia trưởng, độc đoán, quân phiệt, tự do vô kỉ luật.
	 3. Kĩ năng:
 Biết gia tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân, thưc hiên tốt dân chủ và kỉ luật như biểu hiện đạt quyền và nghĩa vụ đúng lúc, đúng chỗ, biết góp ý, với bạn bè và mọi người xung quanh.
 Biết phân tích đánh giá các tình huống trong cuôc sông xã hội thể hiện tốt (hoặc chưa tốt) tính dân chủ và kỉ luật.
 Biết tự đánh giá bản thân, xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
 GV:SGK, SGV GDCD 9
 Hs: Các tình huống thể hiện tính dân chủ kỉ luật và ngược lại.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1.KTBC:
 Tự chủ là gì? Tìm những biểu hiện của tính tự chủ và thiếu tự chủ trong cuộc sống hàng ngày?10đ
- Giới thiệu bài mới .
HĐ2:Khai thác phần đặt vấn đề:
GV: Cho hs đọc 2 tình huống SGK
HS: Đọc SGK
GV: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ thảo luận câu hỏi a, b phần gợi ý trong SGK/10.
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút, đại diện nhóm trình bày và nhận xét, bổ sung ý kiến.
GV: Nhận xét và chốt lại.
HĐ3:Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật:
GV: Sự kết hợp của dân chủ và kỉ luật ở lớp 9A thể hiện như thế nào?
HS: Làm việc độc lập.
GV: Ghi ý kiến hs lên bảng phụ
Biện pháp dân chủ
Biện pháp kỉ luật
-Mọi người cùng tham gia bàn bạc.
-Ý thức tự giác.
- Biện pháp tổ chức thực hiện.
-Các bạn tuân thủ qui định của tập thể
-Cùng thống nhất hành động.
-Nhắc nhở đôn đốc thực hiện kỉ luật.
GV: Việc làm của ông giám đốc cho ta thấy ông là người như thế nào?
HS: Tự liên hệ.
GV Nhận xét bổ sung.
Từ việc làm của ông giám đốc và lớp 9A em rút ra được bài học gi?
HS: Tự liên hệ.
GV: Nhận xét và chốt lại.
Em hãy tìm nhũng biểu hiện tính dân chủ và kỉ luật?( nhà trường , gia đình và xã hội) và không dân chủ và kỉ luật?
HS: Thảo luận cặp đôi 2 phút.
 Trình bày cá nhân
GV: Nhận xét và chốt lại.
HĐ4: Tìm hiểu nội dung bài học:
 Thế nào là dân chủ?
 Dân chủ và kỉ luật thể như thế nào ? Có mối quan hệ ra sao?
 Vì sao cần có dân chủ và kỉ luật?
I. Đặt vấn đề:
II. Néi dung bµi häc
1.ThÕ nµo lµ d©n chñ kû luËt.
VI: Củng cố và hướng dẫn HS tự học ở nhà :	 
 1.Củng cố:
GV: Thế nào là dân chủ? Cho ví dụ?
Thế nào là kỉ luật? Cho ví dụ?
HS: Tự liên hệ.
GV: Cho hs chơi trò chơi “ dân chủ và kỉ luật”
HS: Tham gia.
GV: Nhận xét, gdhs.	
2.Dặn dò:
Học bài, làm bài tập.tìm hieåu vì sao chuùng ta phaûi soáng daân chuû vaø kæ luaät ?Taùc duïng cuûa daân chuû vaø kæ luaät ,baûn thaân em phaûi laøm nhö theá naøo ñeå theå hieän mình laø ngöôøi luoân tuaân theo daân chuû vaø kæ luaät 
Tuần 6	 NS:
Tiết: 6	 ND:
Bài:3
DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT(T2)
	I/ Mục tiêu bà ... goài 0,25đ. Phần lớn các bạn đã xác định lí tưởng sống đúng đắn, cụ thể là hiện nay có rất nhiều những gương mặt trẻ đã và đang thnàh đạt trên con đường lập nghiệp của mình 0,25đ.
III.
(1).Sản xuất.
(2).Dịch vụ
(3).Một phần trong thu nhập.
(4).Nộp vào ngân sách nhà nước.
B. Tự luận:
Câu 1: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướclà ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, 0,25đ tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị, có lối sống lành mạnh, 0,25đ rèn luyện các kĩ năng, phát triển các năng lực, có ý thức rèn luyện sức khỏe. 0,25đ Đồng thời, thanh niên phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị- xã hôi,, lao động sản xuất để góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; 0,25đ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, 0,25đ có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc 0,25đ, dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghiã xã hội 0,25đ. Thanh niên phải là “ lực lượng nòng cốt”, vì họ là những người được đào tạo giáo dục toàn diện. 0,25đ
Câu 2:
 Lao độnglà hoạt động có mục đích của con người 0,25đ nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. 0,25đ Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, 0,25đ là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại. 0,25đ
 Lao động là quyề và nghĩa vụ của công dân:
 Mọi công dân có quyề tự do sử dung sức lao động của mình 0,25đ để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, 0,25đ đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình. 0,25đ
 Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, 0,25đ nuôi sống gia đình, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần 0,25đ cho xã hội, duy trì và phát triển đất nước. 0,25đ
 Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, 0,25đ đồng thời là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân 0,25đ.
Phòng GD & ĐT Mộc Hóa.
Trường THCS BHĐông.
KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKI.
Môn: GDCD 9.
Thời gian : 45 phút( không kể phát đề)
Họ và tên:
Điểm
Số tờ
Chữ ký GT
Chữ ký GK
ĐỀ:
A.Trắc nghiệm: 5 đ:
 I. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất:2 đ.
1.Nếu thấy một vụ tai nạn gao thông xảy ra mà người có mặt tại hiện trường không giúp đỡ cứu chữa người bị nạn thì người đó có vi phạm pháp luật hay không?
a. Có	 b. Không.
2.Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn thì xe cơ giới sẽ đi như thế nào cho đúng?
a.Đi ở làn đường bên trái.	 b. Đi ở làn đường bên phải.
c. Đi tự do. 	d. Đi ở làn đường chính giữa.
3.Người nào sau đây chưa thể hiện được tính tự chủ?
a.Bình tĩnh giải quyết các công việc. 	b. Tự làm lấy công việc của mình không đợi ai nhắc nhở.
c.Luônđấu tranh bảo vệ điều đúng. 	d. Không dám trình bày ý kiến trước đám đông.
4.Hành động nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả?
a.Trong giờ kiểm tra, chưa đọc kĩ đề đã vội làm bài.
b. Để tranh thủ thời gian Hà lấy môn sử ra học bài trong tiết giáo dục công dân.
c. Hoa tranh thủ thời gian vừa đưa em ngủ, vừa làm bài tập.
d. Để tranh thủ thời gian đi chơi Hùng vội chép cho xong bài học không cần dò lại.
5. Đâu là người năng động, sáng tạo?
a.Chỉ làm theo những gì thầy đã dạy mình. 
b. Bình thường bỏ những tiết ngoại khóa để ở nhà phụ giúp mẹ làm công việc nhà.
c. Ngồi trong lớp nghe giảng bài Thắng thường để tâm suy nghĩ về dự định tương lai.
d. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn Lan phải vừa học, vừa làm để có thêm thu nhập cho gia đình.
6.Tính đến tháng 12 – 2002, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với khoảng bao nhiêu quốc gia trên thế giới?
a. Hơn 100 quốc gia. b. Hơn 200quốc gia. c. Dưới 100 quốc gia. d. Dưới 200 quốc gia.
7.Theo báo Quốc tế (23-5-2002 – 29-5-2002) cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã làm cho bao nhiêu người chết?
a. 20 triệu người. 	b. 40 triệu người. 	c. 50 triệu người. 	d. 60 triệu người.
8. Câu nào sau đây thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?
a.Tự do nói chuyện trong giờ học. 	b. Tự do nghỉ học không cần xin phép.
c. Là lớp trưởng nên mình có thể tự quyết định những vấn đề quan trọng của lớp không cần phải thông qua ai hết.
d. Trong cuộc hợp mọi người luôn tranh luận, sau đó lấy ý kiến chung theo đa số.
II. Hãy điền đầy đủ các thông tin vào phần còn trống sau cho phù hợp: 1đ.
(1) là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào (2) .Vì vậy chúng ta phải bảo vệ, kế thừa và phát huy (3) ..để góp phần giữ gìn (4)..
III. Em tán thành hay không tán thành với từng quan niệm sau đây? 2đ.
1.Chỉ có trong thời kỳ chiến tranh người ta mới cần có lí tưởng sống, còn thời đại ngày nay cần chi có lí tưởng sống. Chỉ cần mình sống tốt không vi phạm pháp luật là được rồi.
2.Nếu ai có ơn với mình thì mình phải tìm cách đền đáp công ơn đó. Nhưng tùy vào từng tình hình cụ thể, không vì báo ơn mà làm những việc trái lương tâm hay trái với qui định của pháp luật.
B. Tự luận: 5đ
1.Thế nào là người năng động, sáng tạo?
Tại sao chúng ta cần năng động, sáng tạo?
 Bản thân em đã có những việc làm, hành đông gì thể hiện tính năng động, sáng tạo và chưa năng động, sáng tạo?
 Để trở thành người năng động, sáng tạo chúng ta cần học tập, rèn luyện như thế nào? 3đ.
2. Hợp tác là gì? Cho ví dụ. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay trong hợp tác cùng phát triển là gì? 2đ 
ĐÁP ÁN:
A.Trắc nghiệm:
I. Mỗi ý đúng + 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
a
d
c
d
b
c
d
II. Mỗi ý đúng +0,25đ.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bản sắc dân tộc Việt Nam.
III. 
1.Không tán thành.0,25đTrong thời kỳ nào cũng vậy con người ta cần phải có lí tưởng sống. Trong thời đại hiện nay đất nước ta đang quá độ lên CNXH, là công dân của đất nước chúng ta cần xây dựng cho mình một lí tưởng sống đúng đắn để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đó cũng chính là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân chúng ta, lí tưởng đó phải phù hợp với sự phát triển của đất nước, phù hợp với khả năng của bản thân.0,75đ
2. Tán thành.0,25đ Vì uống nước nhớ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta, nhưng không phải vì thế mà chúng ta bất chấp để làm những việc trái với lương tâm hoặc trái với qui định của pháp luật, mình phải thể hiện là người chí công vô tư, không để tình riêng xen lẫn vào công việc chung. Có như thế xã hội chúng ta mới có sự công bằng và tiến bộ được.0,75đ
B. Tự luận:
Câu 1:
-Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện 0,25đ và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, công tác.nhằm đạt kết quả cao. 0,25đ
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của con người hiện đại. 0,25đ Nó giúp chúng ta có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, 0,25đ rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. 0,25đ
 Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kỳ tích vẻ vang, 0,25đ mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước. 0,25đ
Bản thân em đã làm được: 0,25đ
Chưa làm được..0,25đ
-Năng động, sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng năng, tích cực của mỗi người trong học tập, lao động và cuộc sống. 0,25đ
 Để trở thành người năg động, sáng tạo mỗi học sinh cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình 0,25đ và cần tích cực vận dụng những điều đã biết vào cuộc sống. 0,25đ
Câu 2:
-Hợp táclà cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau 0,25đ trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. 0,25đ 
 Ví dụ: Cả lớp 9A cùng nhau làm chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp.0,5đ
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, với các nước trong khu vực 0,25đ và trên thế giới theo nguyên tắc tôn trọng độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổcủa nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; 0,25đ bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình; phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặtvà cường quyền. 0,25đ Nuớc ta đã và đang hợp táccó hiệu quả với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế0,25đ
Phòng GD & ĐT Mộc Hóa.
Trường THCS BHĐông.
KÌ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII.
Môn: GDCD 9.
Thời gian : 45 phút( không kể phát đề)
Họ và tên:
Điểm
Số tờ
Chữ ký GT
Chữ ký GK
ĐỀ:
A.Trắc nghiệm: 5 đ:
 I. Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất:2 đ.
1.Theoqui định của Luật nghĩa vụ năm 1994 thì công dân nam trong độ tuuổi nào được gọi nhập ngũ?
 a. từ 18 đến 25 tuổi. b. Từ 18 đến 27 tuổi. c. Từ 20 đến 25 tuổi. d. Từ 20 đến 27 tuổi.
2. Hành vi nào sau đây bị xem là vi phạm pháp luật hình sự?
a. Vay nợ không trả. b. Chạy xe vượt đèn đỏ.
c. Cướp giật dây chuyền của người đi đường. d. Lấn chiếm lề đường mở quán ăn.
3.Theo qui định điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính thì người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ bị xử phạt hành chính về mọi hành vi của mình gây ra?
a. 16 tuổi. b. 17 tuổi. c. 18 tuổi. d. 20 tuổi.
4. Trong các quyền sau đây quyền nào là quyền lao động?
a. Quyền được thuê mướn nhân công.. b. Quyền sở hữu tài sản.
c. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. d. Quyền tự do kinh doanh.
Họ và tên:
Lớp:	Kiểm tra 15 phút.
	Môn GDCD
Đề:
 I Hãy đánh dấu x vào câu trả lời ứng với những hành vi vi phạm về kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam? 4 đ
 1. Kết hôn khi đang có vợ có chồng.
 2. Kết hôn giữa những người đã li hôn.
 3. Kết hôn do cha mẹ sắp đặt.
 4. Kết hôn giữa con bác, con chú nuôi.
 5. Kết hôn với người nước ngoài.
 6. Kết hôn cần phân biệt tôn giáo.
 7. Kết hôn giữa những người đồng tính.
 8. Kết hôn giữa con nuôi với bố mẹ nuôi.
 9. Kết hôn để đền ơn.
 10. Kết hôn khi nam nữ đã 20 tuổi.
 11. Kết hôn với người bị bệnh thần kinh.
 12. Kết hôn khi nam 18 tuổi, nữ 20 tuổi.
 13. Kết hôn dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng.
 14. Kết hôn rồi mới đi đăng kí giấy kết hôn.
II. Em cho biết từng hành vi sau hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Vì sao? 2đ.
 1.Trong gia đình, người bố là có quyền qutết định tất cả.
 2.Yêu nhanh, cưới nhanh là cách sống hiện đại.
III. Điền đầy đủ thôg tin vào các phần để trống dưới đây ứng với tóm tắt khái niệm của kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam: 2 đ.
(1)
(3)
(4) 
(2)
IV. Hãy đánh dấu chéo vào câu trả lời đúng nhất: 2đ.
 1.Gia đình đuợc ví nhu điều gì của xã hội?
a. Trái tim.	b. Khuôn mặt.	c. Tế bào.	d. Một bộ phận quan trọng khác.
 2.Thanh niên ngày nay cần:
a. Học tập vì qutền lợi của bản thân.	b. Nổ lực rèn luyện toàn diện.
c. Học lý thuyết không cần vận dung vào thực tế.
d. Học là chính không cần tham gia các hoạt động của xã hội.
 3.Thnh niên đều không có ý chí cầu tiến:
a. Đúng	b. Sai.
 4.Có ý kiến cho rằng: Kết hôn là quyền của đôi nam nữ không ai có quyền can thiệp.
a. Sai	b. Sai.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_9_ca_nam_giao_vien_pham_thi_hong_v.doc