Giáo án Giáo dục công dân - Tiết 19 đến tiết 31

Giáo án Giáo dục công dân - Tiết 19 đến tiết 31

TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

------------------------

 I- MỤC TIÊU:

 Giúp HS nắm được các vấn đề:

 1/ Kiến thức:

 Từ vấn đề SGK, HS bước đầu nắm được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước.

 2/ Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận diện vấn đề, từ đó thấy được trách nhiệm của thanh niên trong thời đại mới.

 3/ Thái độ:

 Giáo dục ý thức tự giác, tinh thần của thanh niên trong thời kì CNH, HĐH đất nước.

 II- CHUẨN BỊ:

 1/ Thầy :

 - SGK, SGV, các tài liệu của Đảng, Đoàn nói về trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

 - PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm.

 2/ Trò:

 - Tìm hiểu khái quát nội dung chương trình học kì II.

 - Tìm hiểu vấn đề SGK.

 

doc 59 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân - Tiết 19 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/ 01/ 2009
Tuần: 20
 Bài 11
Tiết: 19
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
------------------------
	I- MỤC TIÊU:
	Giúp HS nắm được các vấn đề:
	 1/ Kiến thức:
	Từ vấn đề SGK, HS bước đầu nắm được trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước.
	 2/ Kĩ năng:
	Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận diện vấn đề, từ đó thấy được trách nhiệm của thanh niên trong thời đại mới.
	 3/ Thái độ:
	Giáo dục ý thức tự giác, tinh thần của thanh niên trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
	II- CHUẨN BỊ:
	 1/ Thầy :
	- SGK, SGV, các tài liệu của Đảng, Đoàn nói về trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
	- PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm.
	 2/ Trò:
	- Tìm hiểu khái quát nội dung chương trình học kì II.
	- Tìm hiểu vấn đề SGK.
	III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp (1’)
	Kiểm tra sĩ số HS
Lớp
Học sinh vắng
9A1
9A2
9A3
	 2/ Kiểm tra bài cũ:(4’)
	Kiểm tra vở soạn của học sinh.
	 3/ Giảng bài mới.
	 a) Giới thiệu bài mới:(1’)
	Bác Hồ đã từng nói với thanh niên: “ Thanh niên lừ người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do các thanh niên”.
	Câu nói của Bác Hồ nhắn nhủ thanh niên chúng ta điều gì?
	Để thấy rõ vị trí, vai trò của thanh trong sự nghiệp cách mạng, chúng ta đi vào tìm hiểu bài học hôm nay.
	 b) Tiế trình tiết dạy.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
NỘI DUNG
23’
* Hoạt động 1: HD tìm hiểu vấn đề
- Gọi HS đọc vấn đề SGK.
- Chia lớp làm 3 nhóm và phân công mỗi nhóm thảo luận thảo luận các nội dung sau:
(Các câu hỏi được viết trên bảng phụ).
+ Nhóm 1:
 Trong thư đồng chí Tổng Bí thư có nhắc đến nhiệm vụ cách mạng mà Đảng ta đề ra như thế nào?
+ Nhóm 2:
- Hãy nêu vai trò, vị trí của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH qua bài phát biểu của Tổng Bí thư.
+ Nhóm 3:
 Tại sao Tổng Bí thư cho rằng thực hiện mục tiêu CNH, HĐH là trách nhiệm vẻ vang và là thời cơ lớn của thanh niên?
(?) Từ mnội dung trên em hãy nêu vai trò, nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Tổng kết vấn đề
* Hoạt động 1.
- Đọc phần Đặt vấn đề .
- Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày trước lớp.
+ Nhóm 1:
Đại hội làn thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra:
- Phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
- Vì mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm..
+ Nhóm 2:
- Thanh niên đảm đương trách nhiệm của lịch sử.
- Là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam,
- Quyết tâm xóa tình trạng nước nghèo và kém phát triển.
- Thực hiện thắng lợi CNH, HĐH đất nước.
+ Nhóm 3:
- Ý nghĩa cuộc đời của mỗi người là tự vươn lên, gắn với xã hội, quan tâm đến mọi người, nhân dân và Tổ quốc.
- Là mục tiêu phấn dadáu của thế hệ trẻ.
 -Vai trò cống hiến của tuổi trẻ cho đất nước.
- HS phát biểu cá nhân.
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
10’
* Hoạt động 2:
HD tìm hiểu mục tiêu, ý nghĩa của CNH, HĐH
(?) Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước là gì?
(?) Ý nghĩa của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là gì?
* Kết luận.
* Hoạt động 2:
- Là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng, phát triển nền kinh tế trí thức.
- Ứng dụng nền công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mỗi lĩnh vực cuộc sống xã hội và sản xuất vật chất.
- Nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho toàn dân.
- Ý nghĩa:
+ Là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ.
+ tạo tiền đề về mọi mặt.
+ Để thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Lắng nghe
II- MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA CNH, HĐH.
3’
* Hoạt động 3: HD củng cố
(?) Em có nhận xét gì về những khó khăn và thuận lợi của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
(?) Từ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay?
* Hoạt động 3:
HS
- Thuận lợi: về chính trị, xã hội,.
- Khó khăn: về vốn, khoa học công nghệ,
- Trách nhiệm của thanh niên
	4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3”)
	 - Đọc lại vấn đề, tìm hiểu sách báo về trách nhiệm của thanh niên trong thời đại ngày nay.
	 - Liên hệ bản thân để có kế hoach học tập và rèn luyện phấn đấu trong giai đoạn tiếp theo.
	 - Tìm hiểu nội dung bài học SGK
	-------------------------------------
	IV- RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
Ngày soạn: 12/ 01/ 2009
Tuần: 21
 Bài 11
Tiết: 20
TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
------------Tiếp theo----------
	I- MỤC TIÊU:
	Giúp HS nắm được các vấn đề:
	 1/ Kiến thức:
	Học sinh thấy được trách nhiệm lớn lao của thanh niên nói chung và học sinh nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
	 2/ Kĩ năng:
	Rèn luyện kĩ năng phân tích vấn đề rút ra nội dung bài học. Từ nội dung bài học, HS gải quyết các bài tập .
	 3/ Thái độ:
	Giáo dục ý thức tự giác, tinh thần của thanh niên trong thời kì CNH, HĐH đất nước.
	II- CHUẨN BỊ:
	 1/ Thầy :
	- SGK, SGV, các tài liệu của Đảng, Đoàn nói về trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
	- PP: Đàm thoại, nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm, thực hành,..
	 2/ Trò:
	- Tìm hiểu vấn đề SGK
	- Tìm hiểu nội dung bài học và làm các bài tập
	III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp (1’)
	Kiểm tra sĩ số HS
Lớp
Học sinh vắng
9A1
9A2
9A3
	 2/ Kiểm tra bài cũ:(4’)
	Câu hỏi:
	 1. Định hướng cơ bản của thời kì CNH, HĐH mà Đảng và Nhà nước ta xác định là gì?
	 2. Mục tiêu, vị trí của CNH, HĐH đất nước.
	Đáp án:
Phát huy sức mạnh dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Vì mục tiêu: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Chiến lược phát triển kinh tế 10 năm..
- Ứng dụng nền công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mỗi lĩnh vực cuộc sống xã hội và sản xuất vật chất.
 - Nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho toàn dân.
 - Ý nghĩa:
+ Là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ.
+ tạo tiền đề về mọi mặt.
+ Để thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
	 3/ Giảng bài mới.
	 a) Giới thiệu bài mới:(1’)
	“Đâu cần thanh niên có- Việc gì khó có thanh niên”. Lời nói ấy luôn nhắc nhở thanh niên hãy ý thức về trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiết học hôm nay giúp các em nhận thức sâu sắc hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
	 b) Tiến trình tiết dạy.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
NỘI DUNG
5
* Hoạt động 1: Gợi ý cho HS nhắc lại vấn đềà
- HS nhắc lại những định hướng cơ bản của thời kì CNH, HĐH mà Đảng và Nhà nước ta xác định; mục tiêu, vị trí của CNH, HĐH đất nước.
15
* Hoạt động 2:
HD tìm hiểu nội dung bài học:
- Chi lớp thành 3 nhóm- phân công thảo luận các vấn đề sau:
*Nhóm 1: Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là gì?
* Nhóm 2: Nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là gì?
* Nhóm 3: Em có kế hoạch gì trong thời gian sắp tới?
* Kết luận. Trách nhiệm của thanh niên nói chung và trách nhiệm của thanh niên học sinh nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là góp phần xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại, xác định thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
* Hoạt động 2
Nhóm 1:
- Ra sức học tập, ru dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực.
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
- Tham gia lao động sản xuất.
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
Nhóm 2:
- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện.
- Xác định lí tưởng đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động, phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới.
Nhóm 3:Nhóm trao đổi trình bày.
II- BÀI HỌC:
 1- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước:
- Ra sức học tập, ru dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực.
- Có ý thức rèn luyện sức khỏe.
- Tham gia lao động sản xuất.
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
2- Nhiệm vụ của thanh niên học sinh:
- Ra sức học tập, rèn luyện toàn diện.
- Xác định lí tưởng đúng đắn.
- Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động, phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới.
13’
* Hoạt động 3: HD luyện tập
 - Gọi HS đọc bài tập 1
(?) Tại sao Đảng ta lại tin tưởng vào thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?
* Hoạt động 3
- Đọc bài tập 1
- HS
Thanh niên là lực lượng đông đảo, dồi dào về sức lực, được đào tạo bài bản, nhạy bén thích ứng nhanh với thời đại mới, chính là lực lượng nòng cốt gánh lấy sứ mệnh thiêng liêng mà Đảng và Nhà nước giao phó.
III- LUYỆN TẬP
 Bài tập 1
Tại sao Đảng ta lại tin tưởng vào thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước?
- Gọi HS đọc bài tập 2
- Em hãy nêu một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc trước đây và hiện nay.
- HS đọc bài tập 2
- Liên hệ thực tế
Bài tập 2
Em hãy nêu một vài tấm gương về thanh niên đã phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc trước đây và hienẹ nay.
- Gọi HS đọc bài tập 3
(?) Em có nhận xét gì về một số biểu hiện tiêu cực của thanh niên ngày nay?
- Đọc bài tập 3 ... nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
- Thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
- Các cách tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
7
Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
- Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
8
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
- Ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Yêu cầu HS lần lược nhắc lại các kiến thức đã tổng hợp ở trên.
- Yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Chốt lại nội dung bài học.
- Nhắc lại các kiến thức đã học.
- Nhận xét, bổ sung.
5’
* Hoạt động 2: HD củng cố
- Hướng dẫn làm bài kiểm tra học kỳ II:
* Trắc nghiệm (3 điểm)
Dạng câu hỏi: 4 dạng (đúng sai, nhiều lựa chọn, điền khuyết, nối cột)
* Tự luận (7 điểm)
Có 3 câu hỏi.
- Chú ý cho HS cách làm bài kiểm tra.
- Lắng nghe.
	4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2”)
	- Ôn tập lí thuyết đã học.
	+ Mỗi bài học cần liên hệ thực tế bản thân.
	- Xem lại toàn bộ các bài tập SGK:
	- Khi ôn tập cần ghi ra giấy để dễ nhớ.
	- cần nghiêm túc trong quá trình làm bài thi.
	-------------------------------------
	IV- RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:
Ngày soạn: 24/ 4/ 2009
Tuần: 35
Tiết: 34
I- MỤC TIÊU:
	Giúp HS nắm được các vấn đề:
 1/ Kiến thức:
Củng cố các kiến thức môn Giáo dục công dẫn đã học trong học kỳ II.
	 2/ Kĩ năng:
Kĩ năng hệ thống hóa kiến thức; vận dụng lí thuyết vào làm bài kiểm tra học kì
	 3/ Thái độ:
	Ý thức tự học; nghiêm túc trong kiểm tra thi cử.
II- CHUẨN BỊ:
	 1/ Thầy :
	- Đề bài, đáp án.
	 2/ Trò:
	- Ôn tập ở nhà.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp (1’)
	Kiểm tra sĩ số HS
Lớp
Học sinh vắng
9A1
9A2
9A3
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra phương tiện học tập
	 3/ Giảng bài mới.
	 a) Giới thiệu bài mới: (1’)
	Dặn dò HS trước khi làm bài kiểm tra.
 b) Tiến trình tiết dạy.
Phát đề kiểm tra.
	------------------------------------------
I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1/ Đâu là một trong những trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước?
	A- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng tư tưởng chính trị.
	B- Làm giàu bằng bất cứ giá nào.
	C- Học tập vì quyền lợi của bản thân.
	D- Là lực lượng dìu dắt thế hệ trẻ.
2/ Nội dung nào diễn đạt đầy đủ quan niệm: Được đến đâu hay đến đó”, “Nước đến chân mới nhảy”?
	A- Làm việc hết mình còn kết quả ra sao cũng được.
	B- Luôn có kế hoạch cụ thể cho công việc.
	C- Luôn chủ động trong công việc.
	D- Không có kế hoạch và thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn đến bị động trong mọi tình huống.
3/ Theo qui định của Luật hôn nhân và gia đình, trường hợp nào sau đây được kết hôn?
	A- Nam – nữ đủ 18 tuổi.	B- Nam 25 – Nữ 17.	C- Nam 20 – nữ 25.
	D- Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời.
4/ Nội dung nào không đúng với ý nghĩa của thuế?
	A- Đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
	B- Oån định thị trường.
	C- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
	D- Răn đe hoạt động kinh doanh các mặt hàng phi pháp.
5/ Đâu là nội dung không cần ghi trong hợp đồng lao động?
	A- Công việc phải làm, thời gian, địa điểm.
	B- Tiền lương, tiền công, phụ cấp.
	C- Độ tuổi tham gia lao động.
	D- Các điều kiện bảo hiểm, bảo hộ lao động.
6/ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Đúng hay sai?
	A- Đúng	B- Sai.
7/ Đánh Đ hoặc S vào ô tương ứng với câu nêu lên ý kiến đúng hoặc sai.
	a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí mà không đòi hỏi các em phải làm việc gì. 	
	b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình. 	
	c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình. 	
	d) Học nhiều cũng chẳng làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt. 	
	e) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình. 	
8/ Công dân có mấy cách tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội ?
	A- Hai cách	B- Ba cách	C- Bốn cách	D- Năm cách.
9/ Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn làm việc thêm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìmviệc bằng cách nào trong các cách sau đây?
	A- Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước.
	B- Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất kinh doanh.
	C-Xin làm làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
	D- Nhận hàng của cơ sở sản xuất về nhà làm.
10/ Điền từ , cụm từ thích hợp vào chỗ trống ()
Vi phạm pháp luật là, có lỗi, .
thực hiện, xâm hại đến các.được .
II- TỰ LUẬN (7 điểm)
	1/ Thế nào là bảo vệ tổ quốc? Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc? Em phải làm gì để tham gia bảo vệ Tổ quốc? (3 điểm)
	2/ Tại sao Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? (3 điểm)
	3/ Sau một thời học tập, em nhận thấy mình cần phải làm gì để trở thành người có ích cho xã hội? (1 điểm)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
--------------
I- TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
D
C
A
A
D
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.5
	Câu 7: a- Đ	;	b- Đ	;	c- S	;	d- S	;	e- Đ
	Câu 1: hành vi trái pháp luật – do người có năng lực trách nhiệm pháp lí – mối quan hệ xã hội – pháp luật bảo vệ.
II- TỰ LUẬN :
	Câu 1:
* Thế nào là bảo vệ Tổ quốc?
 	Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
* Nội dung bảo vệ Tổ quốc?
 - Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân; 
 - Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
 - Thực hiện chính sách hậu phương quân đội; 
 - Bảo vệ trật tự, an ninh xã hội.
* Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
 - Non sống đất nước ta là do cha ông ta hàng ngàn năm xây đắp, giữ gìn.
 - Hiện nay vấn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính đất nước ta.
* Trách nhiệm của học sinh:
 - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức;
 - Rèn luyện sức khỏe; 
 - Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong nhà trường; 
 - Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự.
Câu 2:
Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, nhưng đảm bảo các nội dung sau:
Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
- Thanh niên là lực lượng nòng cốt, đông đảo là chủ nhân tương lai của đất nước.
- Thanh niên là lực lượng có sức khỏe dồi dào, được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có môi trường học tập và rèn luyện tốt.
- Thanh niên có nhiều ước mơ, hoài bão, nhạy bén với cái mới, dễ dàng thích ứng với các phương tiên, máy móc hiện đại.
Học sinh cần liên hệ với bản thân
Câu 3:
Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, song phải trình bày được:
- Các chuẩn mực đạo đức, tư tưởng chính trị, lí tưởng sống mà học sinh cần phải có.
- Kế hoach học tập và những dự định trong tương lai.
-----------------------
Ngày soạn: 30/ 4/ 2009
Tuần: 36
Tiết: 35
I- MỤC TIÊU:
	Giúp HS nắm được các vấn đề:
 1/ Kiến thức:
Từ những kiến thức đã học, các em biết liên hệ, đánh giá bản thân, gia đình và các vấn đề xã hội.
	 2/ Kĩ năng:
Kĩ năng phân tích, đánh giá vấn đề, kĩ năng trình bày trước lớp.
	 3/ Thái độ:
	Có ý thức nhìn nhận đánh giá vấn đề; đấu tranh với những hiện tượng sai trái trong xã hội.
II- CHUẨN BỊ:
	 1/ Thầy :
	SGK, các tài liệu có liên quan.
	 2/ Trò:
	Ôn các kiến thức đã học; tìm hiểu các vấn đề ở địa phương mà GV đã dặn trước.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 1/ Ổn định tình hình lớp (1’)
	Kiểm tra sĩ số HS
Lớp
Học sinh vắng
9A1
9A2
9A3
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra phương tiện học tập
	 3/ Giảng bài mới.
	 a) Giới thiệu bài mới: (1’)
 b) Tiến trình tiết dạy.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
NỘI DUNG
10’
* Hoạt động 1: HD tìm hiểu lối sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận:
(?) Em có nhận xét gì về lối sống của thanh niên, học sinh hiện nay? Liên hệ với học sinh lớp 9 ở trường ta.
(?) Theo em đâu là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên?
(?) Em có lời khuyên gì đến với các bạn?
- Nhận xét, bổ sung, giáo dục.
* Hoạt động 1:
- Thảo luận nhóm – TB:
+ Bên cạnh những mặt tích cực như: nhạy bén, thông minh, năng động , thanh niên, học sinh ngày nay có nhiều điều đáng quan tâm: ăn chơi, đua đòi, sống thiếu lí tưởng,
Học sinh lớp 9 trường ta một số bạn đua đòi, tập hợp thành băng nhóm uống rượu, đánh lộn,
+ Lời khuyên:.
- Lắng nghe.
1/ Bàn luận về lối sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
18’
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu các vấn đề xảy ra ở địa phương.
- Yêu cầu thảo luận các vấn đề:
(?) Em có nhận xét gì về tình hình an ninh trật tự ở địa bàn dân cư nơi em đang sinh sống?
(?) Sự phát triển kinh tế, văn hóa ở địa phương như thế nào?
(?) Việc chấp hành pháp luật của ba con ra sao?
* Hoạt động 2
- Thảo luận nhóm – TB:
2/ Các vấn đề ở địa phương:
10’
* Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai.
- Yêu cầu mỗi nhóm thể hiện một tình huống như đã phân công.
- Nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3
- Trao đổi, phân vai, trình bày.
3/ Trò chơi:
5’
* Hoạt động 4: HD củng cố
(?) Qua chương trình môn giáo dục công dân lớp 9, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Hoạt động 3:
- Trình bày theo suy nghĩ.
	4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2”)
	- Ôn tập lí thuyết đã học.
	+ Mỗi bài học cần liên hệ thực tế bản thân.
	- Xem lại toàn bộ các bài tập SGK:
	- Khi ôn tập cần ghi ra giấy để dễ nhớ.
	-------------------------------------
	IV- RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO DUC CONG DAN.doc