A. Mục tiêu.
- Nắm vững định nghĩa đường tròn , các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác. Nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng, có trục đối xứng .
- Biết dựng đường tròn đi qua 3 điểm không thẳng hàng, chứng minh một điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn. Xác định tâm của đường tròn, hình tròn.
- Tích cự ôn tập kiến thức về đường tròn đã học ở lớp 6.
B. Chuẩn bị.
- Gv: Bảng phụ ghi hình 53, 55, 56, 57 SGK tr 98-99. Chuẩn bị compa, thước kẻ, eke.
- Hs: Ôn lại các kiến thức về đường tròn đã học ở lớp 6, chuẩn bị compa, thước kẻ.
C. Tiến trình dạy - học.
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 9A: /43 9B: /43
Ngày soạn: 22/10/09 Ngày dạy : 29/20/09 Chương II: Đường tròn Tiết 20 Sự xác định đường tròn. tính chất đối xứng của đường tròn A. Mục tiêu. - Nắm vững định nghĩa đường tròn , các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác. Nắm được đường tròn là hình có tâm đối xứng, có trục đối xứng . - Biết dựng đường tròn đi qua 3 điểm không thẳng hàng, chứng minh một điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn. Xác định tâm của đường tròn, hình tròn. - Tích cự ôn tập kiến thức về đường tròn đã học ở lớp 6. B. Chuẩn bị. - Gv: Bảng phụ ghi hình 53, 55, 56, 57 SGK tr 98-99. Chuẩn bị compa, thước kẻ, eke. - Hs: Ôn lại các kiến thức về đường tròn đã học ở lớp 6, chuẩn bị compa, thước kẻ. C. Tiến trình dạy - học. I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 9A: /43 9B: /43 II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 : kiểm tra bài cũ (5 ph) Gv nêu yêu cầu kiểm tra. HS hoàn thành phiếu học tập sau: Bổ sung vào chỗ còn thiếu để được các khẳng định đúng ? 1/ Tập hợp các điểm O sao cho OA = OB là ...................của đoạn thẳng AB. 2/ Tập hợp tất cả các điểm cách đều điểm O cho trước một khoảng R là .......................... 3/ Điểm A và B được gọi là đối xứng với nhau qua O khi chỉ khi O là ........ của đoạn AB 4/ Điểm C và D đối xứng nhau qua đường thẳng d thì d là ............của đoạn thẳng AB. Đáp án: 1- đường trung trực 2- đường tròn (O;R). 3 - trung điểm 4- đường trung trực GV đặt vấn đề vào bài học. III. Bài mới : Hoạt động 2 : 1 - Nhắc lại về đường tròn (8 ph) ? Thế nào là đường tròn tâm O bán kính R. ? Để vẽ được một đường tròn cần biết các yếu tố nào. GV hướng dẫn vẽ. Nêu cách kí hiệu. ? Có mấy vị trí tương đối xảy ra của một điểm đối với một đường tròn. ? Khi M nằm trong đường tròn (O;R) hãy so sánh khoảng cách OM với bán kính R. ? Khi điểm M cách đường tròn (O;R) một khoảng nhỏ hơn R thì vị trí của M đối với đường tròn ntn. HD tương tự đối với hai trường hợp còn lại Rút ra kết luận tổng quát. Cho HS làm ?1 .( hình 53 đa lên bảng phụ. GV chốt lại kiến thức cơ bản. a. Định nghĩa:(SGK/97) Kí hiệu: (O,R) b. Vị trí tương đối của điểm M với (O,R): M nằm trong (O,R) Û OM < R M ẻ (O,R) Û OM = R M nằm ngoài (O,R) Û OM > R ? 1 K năm trong (O;R) nên OK < R. H nằm ngoài (O;R) nên OH > R. Vậy OH > OK suy ra ( góc đối diện với cạnh lớn hơn thì lớn hơn). Hoạt động 3 : cách xác định đường tròn . (14 ph) ? Đường tròn đợc xác định khi biết các yếu tố nào . GV yêu cầu HS thực hiện ? 2 . ? Nếu O là tâm của đường tròn đi qua hai điểm A và B cho trước thì điêm O có đặc điểm gì ? Nằm trên đường nào. ? Hãy nêu cách vẽ. ? Em có thể vẽ đợc bao nhiêu đường tròn nh vậy . ? Theo em tâm của những đường tròn đó nằm trên đường nào. ? Khi nối ba điểm phân biệt không thẳng hàng với nhau tạo thành hình gì. GV : vậy vẽ đường tròn đi qua ba điểm phân biệt không thẳng hàng A,C,B là vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. ? Tâm của nó xác định ntn. - Gợi ý : A , B , C thuộc đường tròn hãy so sánh OA ; OB , OC ? . - Điểm O nằm trên đường trung trực của những đoạn thẳng nào ? ? Có thể vẽ được bao nhiêu đờng tròn đi qua 3 điểm không thẳng hàng ? Vì sao. - GV nêu chú ý và hướng dẫn HS chứng minh. ? Thế nào gọi là đường tròn ngoại tiếp D ABC , Tam giác nội tiếp đường tròn. a. Qua hai điểm A và B: Có thể vẽ được vô số đường tròn đi qua 2 điểm A và B cho trước .Tâm của những đường tròn đó nằm trên đường trung trực của đoạn AB . b. Qua ba điểm không thẳng hàng: Kết luận ( SGK ) c. Chú ý ( Sgk ) Hoạt động 4: Tâm đối xứng .(6 ph) GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thực hiện ? 4 . ? A và A’ đối xứng với nhau qua O hãy so sánh OA và OA’? OA = R vậy OA'=..... ? OA' = R vậy có kết luận gì về điểm A'. ? Lấy B thuộc (O), B' đối xứng với B qua O . Vậy B' có thuộc (O) không. ? Vậy điểm O có vai trò gì đối với đường tròn (O). ? Đường tròn có mấy tâm đối xứng. Kết luận: ( SGK / 99 ) Hoạt động 5 : trục đối xứng .(7 ph) GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thực hiện ? 5. ? C và C’ đối xứng với nhau qua AB hãy so sánh OC và OC’? OC = R vậy OC'=..... ? OC' = R vậy có kết luận gì về điểm C'. ? Vậy đường kính AB có vai trò gì đối với đường tròn (O). ? Đường tròn có mấy trục đối xứng. Kết luận: (SGK/99) IV. củng cố.(3 ph) ? Nhắc lại kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học. GV chốt lại. HS nhắc lại và ghi nhớ. V. hướng dẫn về nhà.(2 ph) - Nắm vững kiến thức cơ bản về đường tròn. Làm bài tập 1-7 SGK tr 99-101. - Hướng dẫn bài 5: Gấp đôi tấm bìa hai lần khác nhau đợc mép gấp là hai đường kính cắt nhau tại tâm. Hoặc lấy 3 điểm trên đường tròn và xác định tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. - Tiết 21" Luyện tập".
Tài liệu đính kèm: