Tiết 39 : LIÊN HỆ GIỮA CUNG VÀ DÂY.
A. MỤC TIÊU.
- Biết sử dụng các cụm từ “ Cung căng dây ” và “ Dây căng cung ” , phát biểu được các định lý 1 và 2 về liên hệ giữa cung và dây trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau chứng minh được định lý 1. Hiểu được vì sao các định lý 1,2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau .
- Chứng minh được định lý 1, vận dụng được cả hai đ/l vào giải bài tập liên quan. Vẽ hình chính xác khoa học.
- Hứng thú học tập.
B. CHUẨN BỊ.
- Gv: Chuẩn bị compa , thước kẻ, eke. Bảng phụ ghi hình 12.
- Hs: Ôn lại góc ở tâm và số đo góc; chuẩn bị compa, thước kẻ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 9A: /43 9B: /43
II. Kiểm tra bài cũ:
Tuần 20 : Ngày soạn: 5/1/10 Dạy : 12/1/10 Tiết 39 : liên hệ giữa cung và dây. A. Mục tiêu. - Biết sử dụng các cụm từ “ Cung căng dây ” và “ Dây căng cung ” , phát biểu được các định lý 1 và 2 về liên hệ giữa cung và dây trong một đường tròn hoặc hai đường tròn bằng nhau chứng minh được định lý 1. Hiểu được vì sao các định lý 1,2 chỉ phát biểu đối với các cung nhỏ trong một đường tròn hay trong hai đường tròn bằng nhau . - Chứng minh được định lý 1, vận dụng được cả hai đ/l vào giải bài tập liên quan. Vẽ hình chính xác khoa học. - Hứng thú học tập. B. Chuẩn bị. - Gv: Chuẩn bị compa , thước kẻ, eke. Bảng phụ ghi hình 12. - Hs: Ôn lại góc ở tâm và số đo góc; chuẩn bị compa, thước kẻ. C. Tiến trình dạy - học. I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 9A: /43 9B: /43 II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (8 ph) GV nêu yêu cầu kiểm tra. HS cả lớp suy nghĩ làm, 2 HS trả lời trên bảng. ( HS1): ? Phát biểu các kiến thức cơ bản về góc ở tâm, số đo cung, so sánh hai cung tròn. ( HS2): ? Làm bài 8 SGK tr 70. HS khác nhận xét bổ sung. Gv đánh giá , cho điểm , ĐVĐ vào bài mới. III. Bài mới: Hoạt động 2: 1- định lí 1. (10 ph) - GV vẽ hình 9 SGK tr 70. Giáo viên đặt vấn đề và giới thiệu như SGK tr 70. Cho HS nghiên cứu đ/l 1. ? Phần a đã cho biết gì? Yêu cầu c/m điều gì. ? ta so sánh các góc ở tâm chắn các cung đó. ? Để c/m AB = CD ta c/m như thế nào. - GV HD học sinh chứng minh hai tam giác OAB và OCD bằng nhau theo hai trường hợp ( c.g.c) và ( c.c.c) . Gv hướng dẫn HS c/m tương tự phận ngược lại. - HS lên bảng làm bài . GV nhận xét và sửa chữa . O A B m n Dây AB căng hai cung AmB và AnB a. Cung căng dây dây trương cung: O A B D C Hình 10 b. Định lí 1: Chứng minh : Xét D OAB và D OCD có : OA = OB = OC = OD = R a) Nếu sđ = sđ đ đ DOAB = DOCD ( c.g.c) đ AB = CD ( đcpcm) b) Nếu AB = CD đ DOAB = DOCD đ đsđ=sđđ. Hoạt động 3: định lí 2.(21ph) Gv cho HS ngiên cứu ví dụ 2. GV cho HS vẽ hình sau đó tự ghi gt-kl vào vở . Chú ý định lý trên thừa nhận kết quả không chứng minh . Gv cho HS luyện tập bài 10 SGK tr 71. Bài 10 :SG K tr 71. Hình 12 . Gọi HS 1: vẽ đường tròn O. Gọi HS 2: nêu cách chia đường tròn thành 6 cung bằng nhau. Bài 13 : SGK tr 71. ? Bài toán cho gì ? yêu cầu gì . Gv hướng dẫn kẻ thêm hình. ? Theo bài ra ta có AB // CD đ ta có thể suy ra điều gì . ? Để chứng minh cung AB bằng cung CD đta phải chứng minh gì . ? Hãy nêu cách chứng minh cung AB bằng cung CD . Kẻ MN song song với AB và CD đ ta có các cặp góc so le trong nào bằng nhau ? Từ đó suy ra góc COA bằng tổng hai góc nào ? - Tương tự tính góc BOD theo số đo của góc CAO và BAO đ so sánh hai góc COA và BOD ? - Trường hợp O nằm ngoài AB và CD ta cũng chứng minh tương tự . GV yêu cầu HS về nhà chứng minh . C D B O A (SGK/71) A M C D N O B Bài 13 : SGK tr 71. Chứng minh : a/ Xét trường hợp O nằm trong hai dây song song: Kẻ đường kính MN // AB // CD đ ( Slt ) ( slt ). Mà ( vì Δ COD cân tại O) Nên Tương tự c/m được Cộng vế với vế ta có : đ sđ = sđ đ ( đcpcm ) b) TH: O nằm ngoài hai dây AB và CD ta chứng minh tương tự . IV. củng cố ( 4 phút) GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức cơ bản trọng tâm vừa học. HS nhắc lại và ghi nhớ. V. hướng dẫn về nhà.(2 ph) - Nắm vững kiến thức đã học trên. - Làm bài tập 11, 12, 14, 15 SGK tr 72. - Hướng dẫn bài: - Tiết 40" Góc nội tiếp". Ngày soạn:7/1/10 Dạy: 14/1/10 Tiết 40: góc nội tiếp. A. Mục tiêu. - HS nhận biết được một góc là góc nội tiếp , định lý về số đo của góc nội tiếp . - Nhận biết được góc nội tiếp trên một đường tròn, chứng minh được định lý về số đo của góc nội tiếp . Nhận biết và chứng minh được các hệ qủa của định lý trên , vận dụng được cả hai định lý vào giải bài tập liên quan. Vẽ hình chính xác khoa học. - Hứng thú học tập. B. Chuẩn bị. - Gv: Chuẩn bị compa , thước kẻ, eke. Bảng phụ ghi hình 19, 20. - Hs: Ôn lại góc ở tâm và số đo góc; chuẩn bị compa, thước kẻ. C. Tiến trình dạy - học. I. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 9A: /43 9B: /42 II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (7 ph) GV nêu yêu cầu kiểm tra. HS cả lớp suy nghĩ làm, 2 HS trả lời trên bảng. ( HS1): ? Phát biểu các đ/l về liên hệ giữa dây và cung bị chắn. Vẽ hình minh hoạ. ( HS2): ? Làm bài 11a SGK tr 72. HS khác nhận xét bổ sung. Gv đánh giá , cho điểm , ĐVĐ vào bài mới. III. Bài mới: Hoạt động 2: 1- định nghĩa. (8 ph) GV vẽ hình 13 ( sgk ) lên bảng, sau đó giới thiệu về góc nội tiếp . ? Thế nào là góc nội tiếp. ? Chỉ ra trên hình vẽ góc nội tiếp BAC ở hai hình trên chắn những cung nào ? - GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 14 , 15 yêu cầu HS thực hiện ? 1 ( sgktr 73 ) ? Giải thích tại sao đó không phải là góc nội tiếp . GV chốt lại đặc điểm của góc nội tiếp. A ( SGK/72 ) (b) (a) O O C B B A C là góc nội tiếp ; là cung bị chắn . Hình (a) cung bị chắn là cung nhỏ BC ; hình (b) cung bị chắn là cung lớn BC . Hoạt động 3: định lí .(13 ph) - GV yêu cầu HS thực hiện ?2 SGK tr 73 , sau đó rút ra nhận xét . ? Để xác định số đo của cung BC ta làm thế nào ? xác định theo yếu tố nào . ? Hãy xác định số đo của góc BAC và số đo của cung BC bằng thước đo góc ở hình 16 , 17 , 18 rồi so sánh . -GV nhận xét kết quả của các nhóm, thống nhất kết quả chung. ? Em rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa số đo của góc nội tiếp và số đo của cung bị chắn . GV giới thiệu định lý. ? Quan sát vị trí của tâm O đối với cho biết ta cần chia làm mấy trường hợp là những trường hợp nào. - GV yêu cầu HS chứng minh định lý. ? C/m ta chuyển về c/m điều gì. ? ở trường hợp a c/m ta làm ntn. ? ở trường hợp b c/m ta làm ntn? Làm thế nào đưa về t/ h a. GV chốt lại cách chứng minh . O O O C A B D C B A C B A * Định lí: (SGK/73) CM: a/ Tâm O nằm trên 1 cạnh của . áp dụng tính chất góc ngoài của tam giác ta có: Lại có: ( góc ở tâm và cung bị chắn) Suy ra: . b/ Tâm O nằm trong . c/ Tâm O nằm ngoài . C B A D O Hoạt động 4: hệ quả ( 10 phút) ?Vẽ hai góc nội tiếp cùng chắn một cung hoặc hai cung bằng nhau rồi nêu nhận xét . ? Vẽ hai góc nội tiếp chắn nửa đường tròn rồi nêu nhận xét . ? Vẽ một góc nội tiếp ( nhỏ hơn 900) rồi so sánh với góc ở tâm cùng chắn cung đó - GV cho HS thực hiện theo 3 yêu cầu trên sau đó rút ra nhận xét và phát biểu thành hệ quả . - GV chốt lại hệ quả sgk - 74 . HS đọc trong sgk và ghi nhớ . ( SGK/74) Ta có : Ta có : O D C B A IV. củng cố.(6 phút) ? Phát biểu định nghĩa về góc nội tiếp, định lý về số đo của góc nội tiếp . ? Nêu các hệ qủa về góc nội tiếp của đường tròn . Cho HS giải bài tập 15 ( sgk - 75) . GV đưa đáp án đúng . Cho HS giải bài tập 16 ( sgk ). Hình vẽ 19 đưa lên bảng phụ. GV chốt lại . HS nhắc lại và ghi nhớ. HS giải bài tập 15 ( sgk - 75). - HS thảo luận chọn khẳng định đúng sai . a) Đúng ( Hq 1 ) b) Sai ( có thể chắn hai cung bằng nhau ) HS giải bài tập 16 . HS nêu cách tính . sđ = 2 sđ V. hướng dẫn về nhà.(1 ph) - Nắm vững kiến thức đã học trên. Học thuộc các định nghĩa , định lý , hệ quả . Chứng minh lại các định lý và hệ quả vào vở . Giải bài tập 17 , 18 ( sgk - 75) - Hướng dẫn bt 17 ( Sử dụng hệ quả (d) - Góc nội tiếp chắn nửa đường tròn ) bt 18 : Các góc trên bằng nhau ( dựa theo số đo góc nội tiếp ) - Tiết 41" Luyện tập".
Tài liệu đính kèm: