Giáo án Hình học 9 - Học kì II - Tuần 31

Giáo án Hình học 9 - Học kì II - Tuần 31

Tiết 61 : LUYỆN TẬP.

A. MỤC TIÊU.

- Thông qua bài tập học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm về hình nón . HS được tìm hiểu một số kiến thức thực tế về hình nón.

 - HS được luyện kĩ năng phân tích đề bài, áp dụng các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toán phần, thể tích của hình nón cùng các công thức suy diễn của nó .

 - Hứng thú học tập. Thấy ứng dụng thực tế của hình học.

B. CHUẨN BỊ.

 - Gv: Chuẩn bị compa , thước kẻ, eke. Bảng phụ ghi bài 26.

 - Hs: Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ; hình nón và nón cụt; dụng cụ học tập.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 - Học kì II - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn : 31/3/2010 Dạy : 8/4/2010
	Tiết 61 : Luyện tập.	
A. Mục tiêu.
- Thông qua bài tập học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm về hình nón . HS được tìm hiểu một số kiến thức thực tế về hình nón.
	- HS được luyện kĩ năng phân tích đề bài, áp dụng các công thức tính diện tích 	xung quanh, diện tích toán phần, thể tích của hình nón cùng các công thức suy 	diễn của nó . 
	- Hứng thú học tập. Thấy ứng dụng thực tế của hình học. 
B. Chuẩn bị.
	- Gv: Chuẩn bị compa , thước kẻ, eke. Bảng phụ ghi bài 26.
	- Hs: Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình trụ; hình nón và 	nón cụt; dụng cụ học tập.
C. Tiến trình dạy - học.
	1. Tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số lớp 9A: /43 9B: /41
	2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu yêu cầu kiểm tra.
(HS1):? Nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình nón.
(HS2):? Nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình nón cụt.
HS cả lớp suy nghĩ trả lời. 2HS trả lời trên bảng. HS khác nhận xét bổ xung.
Gv đánh giá , cho điểm , ĐVĐ vào bài luyện tập .
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 2: Luyện tập. (36 ph)
? Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh của hình nón cụt . 
? áp dụng công thức đó vào bài toán trên em hãy tính diện tích của hình nón cụt đó . 
- GV yêu cầu HS tính theo công thức . 
? Nếu a = 2 cm ; b = 3 cm , l = 6 cm thì Sxq là bao nhiêu. 
GV treo bảng phụ kẻ sẵn bảng như sgk - 119.
 Yêu cầu HS làm theo nhóm , mỗi nhóm 1 trường hợp. 
- Gợi ý : Sử dụng công thức Pi ta go , diện tích xung quanh , thể tích hình nón tính và điền vào bảng . 
- GV gọi, các HS khác nhận xét . GV chốt lại cách làm bài . 
? Em hãy cho biết dụng cụ trên gồm những bộ phận nào ? là những hình gì . 
? Để tính thể tích của dụng cụ đó ta cần tính thể tích của những hình nào.
Gợi ý : Tính thể tích phần hình trụ và thể tích phần hình nón sau đó tính tổng hai phần thể tích đó . 
- HS làm bài sau đó GV gọi lên bảng trình bày bài làm của mình . Các HS khác nhận xét , GV chữa và chốt lại bài . 
? Mặt ngoài của dụng cụ không tính nắp đậy gồm những phần nào.
? Diện tích mặt ngoài của dụng cụ không tính nắp đậy tính như thế nào.
 Bài 25: SGK tr 119.
b
a
áp dụng công thức:
 ta có: 
diện tích xung quanh hình
 nón cụt cận tìm là:
Sxq=
 ( cm2).
Bài 26: SGK tr 119.
Hình
Bán kính đáy (r)
Đường kính đáy (d)
Ch
Cao
(h)
Độ dài đường sinh (l)
Thể tích (V)
5
10
12
13
314
8
16
15
17
1004,8
7
14
24
25
1230,9
20
40
21
29
8792
Bài 27: SGK tr 119.
a) .... Theo hình vẽ ta có : 
Vtrụ = 3,14 . (0,7)2 . 0,7 = 1,07702 ( m3 ) 
Vnón = . 3,14 . ( 0,7)2 . ( 1,6 - 0,7 ) = 0,46158 ( m3 ) 
Vậy thể tích dụng cụ đó là : 
V = 1,07702 + 0,46158 = 1,5386 ( m3 ) 
b) Diện tích mặt ngoài của dụng cụ không tính nắp đậy chính là tổng diện tích xung quanh của hình trụ và diện tích xung quanh của hình nón . 
 Có: 
 Đường sinh: 
 m2
4. củng cố. (3 ph)
? Viết công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình nón , hình nón cụt .
Gv chốt lại kiến thức.
HS nhắc lại và ghi nhớ.
5. hướng dẫn về nhà.(2 ph)
 - Nắm vững kiến thức đã học trên. Làm bài tập 28;29 SGK tr 119-120. 
 - HD BT 23 : ( sgk - 119 ) . 
 Tính sina theo tỉ số từ đó tính góc a khi biết tỉ số sin a . 
 Ta có: Sq = Sxq Û = prl đ đ a = 14028’ 
 - Tiết 62" Hình cầu- Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu.".
Ngày soạn : 6/4/2010 Dạy : 13/4/2010
 Tiết 62 Hình cầu - diện tích mặt cầu 
 và thể tích hình cầu.
A. Mục tiêu.
	- HS hiểu được các khái niệm của hình cầu : Tâm, bán kính, đường kính, đường 	tròn lớn, mặt cầu . Hiểu được công thức tính diện tích mặt cầu. giới thiệu về vị trí 	của một điểm trên mặt cầu . Toạ độ địa lý .
	- Học sinh hiểu được mặt cắt của hình cầu bởi một mặt phẳng luôn là một hình 	tròn .Vận dụng công thức tính được diện tích mặt cầu . 
	- Tích cực học tập, Thấy được ứng dụng thực tế của hình cầu . 
B. Chuẩn bị.
	- Gv: Chuẩn bị compa, thước kẻ, eke. Mô hình hìnhcầu, mô hình hình 104. 	Tranh h. 103.
	- Hs: Ôn tập về công thức tính diện tích mặt cầu đã học. Dụng cụ học tập.
C. Tiến trình dạy - học.
	1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp 9A: /43 9B: /41
	2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu yêu cầu kiểm tra.
( HS1): ? Nêu các yếu tố của hình nón, nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích hình nón . Công thức tính diện tích quạt tròn .
( HS2): ? Làm bài 28 aSGK tr 120. (áp dụng c/t: m2 ) 
2HS làm trên bảng. HS nhận xét bổ sung.Gv đánh giá , cho điểm , ĐVĐ vào bài mới.
	3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : hình cầu. (8 ph)
GV treo tranh vẽ hình 103 sgk sau đó giới thiệu khái niệm hình cầu 
- Cho HS quan sát mô hình hình cầu . 
? Nêu bán kính và tâm của hình cầu .
Gv giới thiệu mô hình hình cầu.
A
O
B
 - Nửa đường tròn quét nên 
mặt cầu.
- O được gọi là tâm , R là 
bán kính của hình cầu, 
mặt cầu đó. 
Hoạt động 2: Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng. ( 10 phút)
GV dùng mô hình một vật hình cầu bị cắt bởi một mặt phẳng yêu cầu HS nêu nhận xét mặt cắt đó . 
- GV yêu cầu HS thực hiện ? 1 SGK tr 121. HS làm ra phiếu cá nhân trong 5’ ,GV thu bài và nhận xét bài làm của HS . 
? Qua đó hãy nêu nhận xét về mặt cắt của hình cầu bởi một mặt phẳng .
GV lấy ví dụ hình 105.
R
 ( SGK/ 122)
Hoạt động 3: diện tích mặt cầu.(10 ph)
? Nhắc lại công thức tính mặt cầu đã học ở lớp dưới.
Gv cho học sinh làm ví dụ.
? Tóm tắt bài toán trên.
? Nêu cách tính đường kính của mặt cầu thứ hai.
Công thức tính diện tích mặt cầu : 
S = 4pR2 = pd2
( R là bán kính , d là đường kính của mặt cầu ) .
* Ví dụ:
S = 36 cm2 ; S' = 3Sđ Tìm đường kính d' 
Giải :
Gọi d là độ dài đường kính của mặt cầu thứ hai ta có : 
pd'2 = 3.36 = 108 đ d'2 = 34,39 đ d' ằ 5,86 ( cm ) 
4. củng cố.(9 ph)
? Nêu các yếu tố của mặt cầu, mặt cầu.
? Nêu công thức tính diện tích mặt cầu.
? Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng , mặt cắt là hình gì . 
GV chốt lại kiến thức.
GV cho HS làm bài: 34 SGK tr 125.
HS trả lời, ghi nhớ. Giải bài tập 34. 
 áp dụng công thức tính diện tích mặt cầu:
 S = 
 Vậy diện tích mặt khinh khí cầu là 379,94 (m2)
5. hướng dẫn về nhà.(2 ph)
 - Nắm vững kiến thức đã học trên. Làm bài tập 30, 32 SGK tr 124-125.
 - Hướng dẫn bài 32 SGK tr 125: Tính diện tích hình trụ ( bán kính đáy r, đường cao 2r) cộng với diện tích 2 nửa mặt cầu cầu ( bán kính r) .
 - Tiết 63" Hình cầu- diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu".

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31HH( 61-62).doc