Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 24, 25, 26

Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 24, 25, 26

Tiết24 : VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN

Ngày soạn :24/10/2009

I/MỤC TIÊU

Kiến thức : học sinh nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm. Nắm được định lí về tính chất của tiếp tuyến. Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

Kỹ năng: Nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác

II/ YU CẦU CHUẨN BỊ BI

GV: Thước , ke,phấn mu,com pa

HS: Thước , ke,com pa

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/ ÔĐTC: KTSS

2/ KTBC: Nêu vị trí tương đối của điểm và đường tròn?

3/Bài mới:

Đặt vấn đề: Có mấy vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn ?

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 940Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học khối 9 - Tiết 24, 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết24 :	VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN
Ngày soạn :24/10/2009
I/MỤC TIÊU
ØKiến thức : học sinh nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm. Nắm được định lí về tính chất của tiếp tuyến. Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
ØKỹ năng: Nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
ØThái độ: Tính cẩn thận, chính xác
II/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI
GV: Thước , êke,phấn màu,com pa
HS: Thước , êke,com pa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ƠĐTC: KTSS
2/ KTBC: Nêu vị trí tương đối của điểm và đường tròn?
3/Bài mới:
Đặt vấn đề: Có mấy vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn ?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Giáo viên đưa ra ?1
Vì sao một đường thẳng và một đường tròn không thể có hơn hai điểm chung ?
Như vậy giữa đường thẳng và đường tròn có thể có mấy điểm chung?
Căn cứ vào số điểm chung mà ta có các vị trí tương đối của chúng.
Giáo viên vẽ hình 71 giới thiệu đường thẳng và đường tròn cắt nhau.
Giáo viên đưa ra ?2
Chứng minh OH<R
Học sinh làm ?1
Đáp : 
Nếu đường thẳng và đường tròn có ba điểm chung trở lên thì đường tròn đi qua ba điểm thẳng hàng, vô lí.
Đáp : có thể có 0;1;2 điểm chung
Đáp: Nếu a đi qua tâm O thì OH=0 < R (H.71a). Nếu a không đi qua O thì OH < OB
Vì OB là cạnh huyền 
1. Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau :
Khi a và (O) có hai điểm chung ta nói a và (O) cắt nhau.
Đường thẳng a gọi là cát tuyến
của (O). Khi đó OH<R
Giáo viên vẽ hình 72a), nêu vị trí đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau. Giới thiệu các thuật ngữ: tiếp tuyến, tiếp điểm. 
Sau đó dùng êke để kiểm tra rằng OC vuông góc với a
Giáo viên vẽ hình 73, nêu vị trí đường thẳng và đường tròn không giao nhau.
Giáo viên dùng bảng phụ ghi tóm tắt các kết quả đã có
Giáo viên nêu rõ các mệnh đề đảo của ba mệnh đề trên cúng đúng và ghi tiếp dấu mũi tên ngược 
Học sinh vẽ hình 72a)
Sau đó dùng êke để kiểm tra rằng OC vuông góc với a
Học sinh phát biểu kết quả thành định lí
Một học sinh so sánh khoảng cách OH từ O đến đường thẳng a và bán kính của đường tròn
Học sinh đọc lại bảng tóm tắt
b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
Khi a và (O) có một điểm chung C ta nói a và (O) tiếp xúc nhau.
Đường thẳng a gọi là tiếp tuyến của (O).C gọi là tiếp điểm. Khi đó OH=R
Định lí: Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm
c) Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
Khi a và (O) không có điểm chung ta nói a và (O) không giao nhau. Khi đó OH>R
2. Hệ thức khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính của đường tròn (SGK) trang 109
4/ Củng cố-HDTH:
a/ Củng cố: Học sinh làm ?3 
Đáp:
 a)a cắt đường tròn (O) vì d <R
b) Kẻ OHBC. Ta tính được HC=4cm
Vậy BC = 8cm
b/Hướng dẫn tự học:
*Bài vừa học:Nắm ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Làm bài tập 17; 18; 19; 20 trang 109;110
*Bài sắp học LUYỆN TẬP
Tiết 25 LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 1/11/2009
I/MỤC TIÊU
ØKiến thức : HS vận dụng ba vị trí tương đối giữa đương thẳng và đường trịn để giải bài tập, củng cố lại các định lí trước
ØKỹ năng: Vẽ hình thành thạo lập luận lơgíc trong quá trình chứng minh
ØThái độ: Tính cẩn thận, chính xác
II/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI
GV: Thước , êke,phấn màu,com pa
HS: Thước , êke,com pa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ƠĐTC: KTSS
2/ KTBC: Nêu vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn?
3/Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢN
18/ Cho HS vẽ hình
19/ Cho hs vẽ các đường trịn cĩ tính chất trên
Vậy dự đốn xem tâm các đường trịn này nằm trên đường nào ?
GV: Vẽ hai đường thẳng d,d’
20/ GV: Cho hs vẽ hình ghi GT+KL
GV: Để tính AB ta cần CM những điều kiện nào ?
GV: Tam giác AOB vuơng ta cm? 
18/ Trả lời 
HS khác bổ sung sai sĩt (nếu cĩ)
19/ HS thực hiện
Nằm trên 2đường thẳng d,d’ song song với đường thẳng xy và cách đường thẳng xy một khoảng bằng 1
HS: Lấy 1 điểm thuộc d,d’ vẽ đường trịn bán kính bằng 1 và nhận xét đường trịn này với xy
20/HS: Thực hiện
HS: Tam giác OAB vuơng và dùng định lí pitago
HS:Theo định lí)=> ABtại B
	Bài18/110
(A;3) tiếp xúc với oy(AB=R=3)
(A;3) khơng giao với ox(AC>R)
*Bài 19/110(SGK)
*Tâm của đường trịn cĩ bán kính bằng 1tiếp xúc xy nằm trên 2đường thẳng d,d’ song song với đường thẳng xy và cách đường thẳng xy một khoảng bằng 1
Bài tập 20/110(SGK)
AB là tiếp tuyến của (o)=> ABtại B
Xét tam giác vuơng OBA ta cĩ
AB=
4/ Củng cố-HDTH:
a/ Củng cố: Từng phần
b/Hướng dẫn tự học:
*Bài vừa học:Xem lại các bài tập đã giải,nắm lại vị trí tương đối của đường thẳng và đường trịn, định lí về tiếp tuyến
*Bài sắp học DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN
*********************************************************************
Tiết26 :	DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN
Ngày soạn :1/11/2009
IMỤC TIÊU
ØKiến thức : Học sinh nắm được dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
ØKỹ năng: Vẽ tiếp tuyến của đường tròn , vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn để tính toán và chứng minh.
ØThái độ: Tính cẩn thận, chính xác
II/ YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI
GV: Thước , êke,phấn màu,com pa
HS: Thước , êke,com pa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ ƠĐTC: KTSS
2/ KTBC: Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, chữa bài tập 19 SGK
 3/Bài mới: Làm thế nào nhận biết được tiếp tuyến của đường tròn ?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Giáo viên vẽ đường tròn tâm O , bán kính OC, rồi vẽ đường thẳng a vuông góc với OC tại C.
Hỏi : a có phải là tiếp tuyến của đường tròn (O) không? Vì sao?
Học sinh vẽ hình 74 (SGK)
Đáp : Có, vì Khoảng cách từ O đến a bằng bán kính của đường tròn.
Học sinh phát biểu thành định lí
1. Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn :
Định lí:
C
Nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng ấy là một tiếp tuyến của đường tròn. 
Giáo viên đưa ra ?1
Cho rABC đường cao AH. Chứng minh rằng: 
BC là tiếp tuyến của đường tròn (A;AH)
Cho học sinh giải miệng
Đáp :
Cách 1: Khoảng cách từ A đến BC bằng bán kính của đường tròn nên BC là tiếp tuyến của đường tròn. 
Cách 2: BC vuông góc với bán kính AH tại H của đường tròn nên BC là tiếp tuyến của đường tròn 
?1
Giáo viên cho học sinh đọc đề bài toán
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề toán:
AB là tiếp tuyến của (O)
rABO vuông tại B
AM=OM=BM
B thuộc đường tròn tâm M ,đường kính AO
Giáo viên đưa ra ?2
Học sinh đọc bài toán: 
Một học sinh lên bảng giải
- Dựng M là trung điểm của AO
- Dựng đường tròn (M;MO), cắt đường tròn (O) tại B và C
- AC và AC là các tiếp tuyến cần dựng.
Học sinh làm ?2
Đáp : 
rABO có đường trung tuyến BM bằng AO/2 nên = 900.
Do AB vuông góc với OB tại B nên AB là tiếp tuyến của (O)
Tương tự AC là tiếp tuyến của (O).
2. Aùp dụng 
Bài toán: Qua điểm A ở ngoài (O), hãy dựng tiếp tuyến của đường tròn .
Cách dựng:
- Dựng M là trung điểm của AO
- Dựng đường tròn (M;MO), cắt đường tròn (O) tại B và C
- AC và AC là các tiếp tuyến cần dựng.
4/ Củng cố-HDTH:
a/ Củng cố: Nhắc lại các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn .
Làm bài tập 21
b/Hướng dẫn tự học:
*Bài vừa học:Nắm dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn .
	Làm bài tập 22, 24 trang 111
Bài 22 : Sử dụng định lí đảo của định lí Pi-ta-go chứng minh = 900
Rồi suy ra AC là tiếp tuyến của đường tròn (B;BA).
*Bài sắp học LUYỆN TẬP

Tài liệu đính kèm:

  • doc24-26.doc