Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 30 đến tiết 46

Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 30 đến tiết 46

I.Mục tiêu: HS cần:

- Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó

- Hiểu tập nghiệm của 1 phương trình bậc nhất 2 ẩn và biểu diễn hình học của nó.

- Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của 1 phương trình bậc nhất 2 ẩn.

II.Chuẩn bị:

 Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu

 Học sinh: Xem bài trước ở nhà

 

doc 34 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1085Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học lớp 9 - Tiết 30 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III
Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
 Ngày soạn : 30/11/2010
Tuần 16 Ngày dạy : 01/12/2010
 Tiết 30-Bài 1: phương trình bậc nhất hai ẩn
I.Mục tiêu: HS cần:
- Nắm được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của nó
- Hiểu tập nghiệm của 1 phương trình bậc nhất 2 ẩn và biểu diễn hình học của nó.
- Biết cách tìm công thức nghiệm tổng quát và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của 1 phương trình bậc nhất 2 ẩn.
II.Chuẩn bị:
 Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu
 Học sinh: Xem bài trước ở nhà
III/ Tiến trình bài dạy
 A. ổn định lớp
 B. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Khái niệm về pt bậc nhất 2 ẩn
- Thông qua bài toán ở đầu chương, giới thiệu cho học sinh các hệ thức dạng pt bậc 1 hai ẩn
 + Nêu gọi số gà là x số chó là y ta có được hệ thức nào ?
- GV : Các hệ thức x + y = 36 và 2x + 4y = 100 là các pt bậc nhất hai ẩn.
 + Qua ví dụ trên em hãy nêu định nghĩa về phương trình bậc nhất hai ẩn ?
- Nêu chú ý SGK
Cho HS làm ?1 SGK
Cho HS làm ?2 SGK
 + Nêu khái niệm tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn ?
- Khái niệm về tập nghiệm cũng như về sự biến đổi tương đương cũng giống phương trình bậc nhất một ẩn
- HS : Các hệ thức : x + y = 36 và 2x + 4y = 100
HS đọc định nghĩa SGK
Làm ?1 SGK
HS đứng tại chỗ trả lời
 ?2 SGK
- HS trả lời
- Phương trình bậc nhất hai ẩn là hệ thức có dạng : ax + by = c 
trong đó a,b,c là các số đã biết ; a 0 và b 0 ; x, y là hai ẩn
- Chú ý: Nếu ax0+by0=c ta nói rằng cặp giá trị (x0;y0) là 1 nghiệm của phương trình ax + by = c.
?1 a) Cặp (1;1) là nghiệm của phương trình 2x – y = 1 
vì : 2.1 – 1 = 1
b) Tương tực các cặp (3;5); (-1;-3) cũng là nghiệm của phương trình 2x – y = 1
Hoạt động 2: Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn
- Xét pt 2x - y =1 
 + Hãy tính y = ?
- Cho HS làm ?3 SGK
Treo bảng lên để HS điền
Giới thiệu cách viết tổng quát của phương trình bậc nhất hai ẩn 2x-y=1
Nếu biểu diễn trên mặt phẳng toạ độ thì các cặp nghiệm của phương trình là gì
Xét phương trình
 0x + 2y =4
?. Phương trìh này có đặc điểm gì ?. Giới thiệu nghiệm tổng quát 
- HS : y=2x+1
- HS làm ?3 SGK
Trả lời: 
Là những điểm có toạ độ thoả mãn (2x+1; y) hay những điểm thuộc đồ thị hàm số y=2x+1
Trả lời : a=0 và 
Xét phương trình 2x-y=1 chuyển vế ta được y=2x+1
- Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn 2x – y =1 là 
S= {(2x+1; y) / xẻR}
- Nghiệm tổng quát:{(2x+1;y)} với xẻR hoặc 
Ta nói Tập hợp các điểm biểu diễn nghiệm của phương trình y= 2x+1 là đồ thị hàm số y=2x+1
+ Xét phương trình 0x+2y =4
Ta nhận thấy phương trình có nghiệm với mọi x và y=2 nên ta có nghiệm tổng quát của phương trình là (x; 2 ) hay
+ Xét phương trình 4x+0y =6 
 ?. Phương trình này có gì đặc biệt ?
Treo bảng phụ ghi phần tổng quát SGK
Trả lời b=0
Đọc SGK
 y
Đồ thị 2 y=2
x
+ Xét phương trình 4x+0y =6
Ta nhận thấy phương trình có nghiệm với mọi x và x=1,5 nên ta có nghiệm tổng quát của phương trình là (1,5 ; y) hay y
Đồ thị : 
 x=1,5
 O 1,5 x
Tổng quát : Phương trình ax+by = c luôn có vô số nghiệm, tập hợp nghiệm của chúng được biểu diễn bởi đường thẳng ax+by = c
IV. Hướng dẫn về nhà :
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học
- Học thuộc nội dung phần TQ.
- Làm các bài tập phía sau bài 1.
- Đọc mục có thể em chưa biết trang 8 để hiểu sơ bộ về phương trình nghiệm nguyên 
IV/ Đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 05/12/2010
Tuần 17 : Ngày dạy : 07/12/2010
Tiết 31-Bài 2 : Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
I. Mục tiêu: Giúp HS nắm vững :
 - Khái niệm nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
 - Phương pháp minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
 - Khái niệm hệ phương trình tương đương.
II. Chuẩn bị:
	- Bảng phụ, thước kẻ, phấn màu
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra
HS1: Nêu kn pt bậc nhất hai ẩn, lấy ví dụ minh hoạ ?
HS2: Cho hai phương trình 2x+y =3 và x-2y = 4 kiểm tra xem cặp (x;y)=(2;-1) có phải là nghiệm của hai phương trình trên không ?
HS1 lên bảng
HS1 lên bảng trả lời
HS3: nhận xét
Hoạt động 2: Khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Đưa hai phương trình 2x+y =3 và x-2y = 4 yêu cầu HS làm ?1
- Đưa khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Thay số vào và kiểm tra
1. Khái niệm về hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: 
Xét hai phương trình 2x+y =3 và x-2y = 4 ta thấy cặp số (x;y) = (2;-1) là nghiệm của cả hai phương trình. Ta nói cặp số (x;y) = (2;-1) là nghiệm của hệ hai phương trình:
2x+y =3
x-2y = 4
Tổng quát: 
- Nếu 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn: ax + by=c và a'x + b'y= c' có nghiệm chung(x0; y0) được 
gọi là 1 nghiệm của hệ:
 (I)
- Nếu 2 phương trình đó không có nghiệm thì hệ (1) vô nghiệm 
- Giải hệ phương trình là tìm tập nghiệm của nó
Hoạt động 3: Minh họa hình học tập nghiệm của hệ 2 phương trình bậc 1 hai ẩn.
Cho HS làm ?2.
Giới thiệu mối liên hệ giữa nghiệm của hệ phương trình và giao điểm chung của hai đường thẳng
- Cho HS làm ví đụ 1:
- Hãy vẽ đồ thị của là hai đường thẳng của hệ
- Yêu cầu HS xác định toạ độ giao điểm M ?
- Thử lại xem cặp giá trị (2;1) có là nghiệm của hệ không ?.
Cho HS nghiên cứu ví dụ 2
?. Em có nhận xét gì về hai đường thẳng d1 và d2 ?
- Nêu nhận xét về số nghiệm của hệ phương
trình ?
Cho HS nghiên cứu ví dụ 3
?. Em có nhận xét gì về hai đường thẳng d1 và d2 ?
- Nêu nhận xét về số nghiệm của hệ phương trình ?
Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì về mối liên hệ giữa giao điểm của hai đường thẳng là hai phương trình của hệ với nghiệm của hệ.
Nhận xét và nêu kết luận SGK
Làm ?2 
Đọc và tìm hiểu nội dung ví dụ 1
- Vẽ đồ thị và tìm toạ độ điểm M: M(2;1)
- Thử lại với x=2 và y= 1
có là nghiệm của hệ không ?.
Tìm hiểu ví dụ 2
Vẽ đồ thì hàm số và nhận xét gì về hai đường thẳng d1 và d2 từ đó nêu nhận xét về số giao điểm.
và số nghiệm của hệ
Tìm hiểu ví dụ 3
Lên bảng vẽ đồ thì hàm số và nhận xét gì về hai đường thẳng d1 và d2 từ đó nêu nhận xét về số giao điểm và số nghiệm của hệ.
Trả lời
2. Minh họa hình học tập nghiệm của hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.
Tập nghiệm của hệ (I) được biểu diễn bởi tập hợp các điểm chung của hai đường thẳng có phương trình là hai phương trình của hệ
Ví dụ 1: Xét hệ phương trình:
ta thấy d1 và d2 cắt nhau tại một điểm duy nhất là điểm M ta xác định điểm M có toạ độ (x=2; y=1). Vậy hệ có nghiệm duy nhất là x=2; y=1 đồ thị: 
Ví dụ 2: Xét hệ phương trình:
ta thấy d1 và d2 song song với nhau nên chúng không có giao điểm chung do đó hệ vô nghiệm đồ thị: 
Ví dụ 3: Xét hệ phương trình:
ta thấy d1 và d2 đều biểu diễn đường thẳng có phương trình y=2x-3 nên chúng trùng nhau nên chúng có vô số giao điểm chung do đó hệ có vô số nghiệm đồ thị: 
Tổng quát: Đối với hệ phương trình: (I) thì :
+ Nếu d1 cắt d2 hệ (I) có một nghiệm duy nhất.
+ Nếu d1 song song d2 hệ (I) vô nghiệm. 
+ Nếu d1 trùng với d2 hệ (I) có vô số nghiệm.
Hoạt động 4: Hệ phương trình tương đương
? Em hãy nhắc lại khái niệm tương đương của hai phương trình.
- Nhận xét kết luận: Tương tự hai phương trình tương đương
Trả lời
3. Hệ phương trình tương đương:
Hai phương trình được là tương đương với nhau khi chúng có cùng một tập nghiệm.
IV- Hướng dẫn học ở nhà
	- Xem lại thật kỹ toàn bộ nội dung bài học
	- Làm các biểu thức sau bài học 4; 5; 7; 8; SGK và SBT
IV/ Đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm
.................................................................................................................................................
	 Ngày soạn : 06/12/2010
Tuần 17 : Ngày dạy : 08/12/2010
 Tiết 32 : luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Rèn luyện KN viết nghiệm tổng quát của phương trình bậc nhất hai ẩn và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của các phương trình.
- Rèn luyện kĩ năng đoán nhận (bằng phương pháp hình học) số nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. 
II. Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ, thước kẻ.
- HS : Êke, làm bài tập.
III. Tiến trình bài dạy
 A. ổn định lớp
 B. Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu : 1/ Một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có thể có bao nhiêu nghiệm?Mỗi trường 
 hợp ứng với vị trí tương đối nào của hai đường thẳng. Chữa bài tập 9a,d.SBT
 2/ Chữa bài tập 5d.SGK
 C. Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 7.SGK
- Yêu cầu 2 HS lên bảng, mỗi HS tìm nghiệm tổng quát của một phương trình.
- Yêu cầu HS lên vẽ đường biểu diễn tập nghiệm của hai phương trình trên cùng một hệ toạ độ rồi xác định nghiệm chung của chúng.
- Hãy thử lại để xác định nghiệm chung của hai phương trình.
- Cặp số (3 ; -2) chính là nghiệm duy nhất của hệ phương trình 
Bài 8.SGK
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
 Nữa lớp làm câu a.
 Nữa lớp làm câu b.
- GV kiểm tra các nhóm hoạt động.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Bài 9.SGK
a/ 
- Để đoán nhận số nghiệm của hệ phương trình này ta cần làm gì?
- Hãy thực hiện.
- Phần b về nhà làm tương tự.
Bài 10.SGK
a/ 
- Các nghiệm của phương trình phải thoã mãn công thức nào? Nêu công thức nghiệm TQ của hệ phương trình.
Cuối cùng GV đưa ra kết luận(như BT 11.SBT)
Cho hệ phương trình 
 + Hpt có nghiệm duy nhất khi 
 + Hpt vô nghiệm khi 
 + Hpt vô số nghiệm khi 
- HS lên bảng làm bài.
Phương trình 2x + y = 4 có nghiệm TQ là 
Phương trình 3x +2y = 5 có nghiệm TQ là 
Hai đường thẳng cắt nhau tại điểm 
M(3; -2)
- HS trả lời miệng.
Vậy cặp số (3; -2) là nghiệm chung của hai phương trình (1) và (2).
- HS hoạt động nhóm.
a/ 
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất.
Vẽ hình 
Hai đường thẳng cắt nhau tại M(2;1)
Vậy nghiệm của hpt là (2; 1)
b/ 
Hệ phương trình có nghiệm duy nhất.
Vẽ hình 
Hai đường thẳng cắt nhau tại P(- 4;2)
Vậy nghiệm của hpt là (- 4;2)
- HS suy nghĩ làm bài.
Hai đường thẳng trên song song với nhau nên hệ phương trình vô nghiệm.
- HS làm vào vở, một HS lên bảng làm.
Hai đường thẳng trên trùng nhau nên hệ phương trình vô số nghiệm.
Nghiệm TQ của hpt là : 
- HS nghe GV trình bày và ghi lại kết luận để áp dụng.
 D. Hướng dẫn về nhà(2ph)
- Nắm vững kết luận mối liên hệ giữa các hằng số để hpt có nghiệm duy nhất, vô nghiệm, vô số nghiêm.
- Làm BT 10, 12, 13.SBT.
- Chuẩn bị bài 3.
V. Đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 12/12/2010
Tuần 18 Ngày dạy: 14/12/2010
Tiết 33-Bài 3: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu cách biến đổi PT bằng quy tắc thế 
- Học sinh cần nắm vững cách giải hẹ Pt bậc nhất 2 ẩn bằng phương pháp thế.
- Học sinh bị lúng túng khi gặp các trình học đặc biệt (Hệ vô nghiệm hoặc vô nghiệm)
II.Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ, Êke.
 ... ới giải bài toán bằng cách lập phương trình có gì giống và khác nhau ?
 2/ Chữa bài tập 32.SGK.
 B. Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Chữa bài tập
 - Yêu cầu một HS lên bảng trình bày bài tập 34 SGK
- Kiểm tra việc làm bài tập của một số HS
- Nhận xét đánh giá và uốn nắn những sai sót mà học sinh mắc phải
- Yêu cầu một HS lên bảng trình bày bài tập 35 SGK
- GV theo dõi cho HS lớp nhận xét đánh giá
- 1 HS lên bảng trình bày
- HS cả lớp theo dõi nhận xét đánh giá
- HS lên bảng trình bày bài tập 35 SGK
Bài 34.SGK
Gọi số luống rau là x ,số cây cải bắp ở mỗi luống là y (x,y Z+)
- Số luống rau khi tăng thêm 8 luống: x+ 8, số cây mỗi luóng sau khi bớt đi 3 là: y-3
 Số cay toàn vườn ít đi 54 cây nên ta có phương trình : 
(x + 8)(y-3) = xy - 54
hay -3x + 8y = 24 - 54 = -30
Tương tự ta có phương trình:
(x - 4)(y + 2) = xy + 32
Hay : 2x - 4y = 32 + 8 = 40
Ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình ta được : 
x= 50 và y = 15 thoả mãn điều kiện của bài toán.
 Vậy có 50 luống và mỗi luống có 15 cây.
Bài 35.SGK
Gọi số rupi mua mỗi quả thanh yên là x và mua mỗi quả tóa rừng thơm là y (x,y > 0). Ta có hệ phương trình:
Giải hệ phương trình ta được :
x= 8 và y =5 thoả mãn yêu cầu của bài toán
Vậy mỗi quả thanh yên giá 8 rupi, mỗi quả táo rừng thơm là 5 rupi
Hoạt động 2: Luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài tập 36
- Yêu cầu một HS lên bảng trình bày lời giải.
- Nhận xét đánh giá
- Yêu cầu HS đọc đề suy nghĩ làm làm bài tập 38
 - Gợi ý hướng dẫn HS
làm
- Yêu cầu một HS lên bảng trình bày lời giải.
- Nhận xét đánh giá và uốn nắn những thiếu sót của HS
- HS Đọc đề suy nghĩ làm bài tập 36
- 1HS lên bảng trình bày lời giải
- HS cả lớp làm vào giấy nháp, theo dõi bài làm của bạn, nêu nhận xét và ý kiến đề xuất
- HS Đọc đề suy nghĩ làm bài tập 38
- Chú ý nghe sự hướng dẫn của GV
- 1HS lên bảng trình bày lời giải
- HS cả lớp nêu ý kiến nhận xét đánh giá.
Bài 36.SGK
Gọi số lần bắn được điểm 8 là x và số lần bắn được điểm 6 là y (x,y Z+). Ta có hệ phương trình:
 (I)
GiảI hệ phương trình trên ta được : 
Giá trị x= 14 và y= 4 thoả mãn yêu cầu của bài toán. 
Vậy có 14 lần đạt điểm 8 và 4 lần đạt điểm 6
Bài 38.SGK
- Gọi thời gian mình vòi thứ nhất chảy đầy bể là x(h), mình vòi 2 chảy đầy bể là y(h) (x,y > 0)
- Trong 1h vòi chảy được bể, vòi 2 được bể. Trong 1h cả 2 vòi chảy được nên ta có phương trình : 
- Vòi 1 trong chảy được bể Vòi 2 trong chảy được bể ta có phương trình: 
Ta có hệ phương trình:
 (TMĐK)
Vậy vòi 1 chảy 1 mình sau 2h đầy bể vòi 2 chảy 1 mình sau 4h đầy bể
 C. Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại các bài tập mới chữa và làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị ôn tập chương III vào tiết sau.
V. Đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 02/01/2011
Tuần : Ngày dạy : /01/2011
Tiết 44 : Luyện tập (Tiếp) 
I. Mục Tiêu:
- Củng cố toàn bộ kiến thức đã học trong chương, đặc biệt chú ý:
 + Khái niệm nghiệm và tập nghiệm của phương trình và hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn cùng với minh họa hình học của chúng 
 + Các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn: phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.
- Củng cố và nâng cao các khả năng:
 + Giải phương trình và hệ 2 phương trình nhất 2 ẩn
 + Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
II.Chuẩn bị:
- GV : Bảng phụ, SGK, SBT
- HS : làm bài tập ở nhà
III. Tiến trình bài dạy
 A. ổn định lớp
 B. Luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- Nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ trả lời
- Nhắc lại khái niệm về nghiệm của hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn?
 Làm BT 1
- Nhận xét đánh giá
- Hãy chuyển mỗi phương trình trong hệ về dạng y = ax + b Xét các trường hợp.
- Khi nào 2 đường thẳng song song, trùng nhau, giao nhau.
 (Học sinh thảo luận)
- Giáo viên đặt câu hỏi dựa vào các nội dung trong phần tóm tắt để học sinh trả lời từng nội dung như phần tóm tắt.
HS đứng tại trả lời và lên bảng làm bài tập 2
HS đứng tại trả lời 
HS cả lớp nêu nhận xét thảo luận
- HS cả lớp nêu nhận xét thảo luận
Câu 1(Tr25) 
Sau khi giải hệ: 
bạn Cường kết luận rằng hệ phương trình có 2 nghiệm: x=2; y=1
* Điều đó sai, ta phải nói rằng:
- Cặp số (2;1) là 1 nghiệm của hệ phương trình đã cho 
Câu 2(Tr25)
Xét 2 đường thẳng:
 và 
- Số nghiệm của hệ phụ thuộc vào số điểm của (d) và (d') : 
 + Nếu thì (d) (d')
Vậy hệ vô nghiệm
 + Nếu thì (d) cắt (d')
Vậy hệ có 1 nghiệm duy nhất.
Câu 3
a) Hệ phương trình vô nghiệm
b) Hệ Phương trình có vô số ngiệm
*) Tóm tắt các kiến thức cần nhớ SGK
Hoạt động 2: Luyện tập
- Cho HS làm bài tập 40 - Gợi ý hướng dẫn :
 + Trước khi giải hệ phương trình ta cần thực hiên thao tác kiểm tra nào ?
- Cho HS lên bảng làm
- Nhận xét uốn nắn những sai lầm HS mắc phải
- Cho HS làm bài tập 41
Treo bảng phụ ghi nội dung đề bài
- Cho HS (đối với câu a HS khá giỏi) suy nghĩ ít phút lên bảng trình bày
HS đọc đề suy nghĩ làm ít phút
- Ta phải kiểm tra số nghiệm của hệ phương trình.
- HS lên bảng làm
HS cả lớp theo dõi nêu ý kiến nhận xét.
- HS đọc nội dung đề bài tập 41 SGK 
- Suy nghĩ ít phút lên bảng trình bày
Bài 40
a) Vì nên hệ vô nghiệm.
b) Ta có hệ: 
 .Vậy hệ phương trình có nghiệm 
c) Vì nên hệ vô số nghiệm.
Bài 41
a) 
- Nhận xét uốn nắn những sai lầm HS mắc phải
 + Theo em để giải câu b ta nên làm như thế nào cho việc giải hệ trở nên đơn giản hơn ?
- GV Chốt lại vấn đề và tóm tắt các bước giải một hệ phương trình bằng cách đặt ẩn phụ.:
Bước 1: Đặt ẩn phụ (Đặt điều kiện ẩn phụ).
Bước 2: Thay ẩn phụ vào hệ và giải hệ với ẩn phụ đó.
 Bước 3: Chọn nghiệm thay vào ẩn cũ trả lời.
- Cho HS lên bảng trình bày
- Nhận xét đánh giá
- HS nhận xét nêu ý kiến đề xuất
HS Suy nghĩ trả lời câu hỏi gợi ý của GV
Đặt ẩn phụ
- Lắng nghe - ghi nhớ suy nghĩ và làm bài ít phút vào giấy nháp
HS lên bảng làm.
- HS ở dưới suy nghĩ nêu ý kiến nhận xét
Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm : 
b) 
Ta đặt ẩn phụ: 
Ta có hệ mới: (I) 
Giải hệ phương trình (I) ta được : 
Thay vào ẩn cũ ta được: 
 C. Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại kiến thức đã được ôn tập.
- Làm các bài tập sách giáo khoa, sách bài tập.
V. Đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 15/01/2011
Tuần 23 : Ngày dạy : 17/01/2011
 Tiết 45 : Ôn tập chương III
I. Mục Tiêu
- Củng cố toàn bộ kiến thức về giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
- Rèn luyên kỹ năng giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
II.Chuẩn bị
- GV : Bảng phụ, êke.
- HS : Làm các bài tập trong phần ôn tập chương
III. Tiến trình bài dạy
 A. ổn định lớp
 B. Ôn tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
- Em hãy nêu nội dung các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- GV: Nhận xét đánh giá sau đó treo bảng phụ ghi tóm tắt nội dung các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
HS trả lời - nêu cụ thể nội dungcác bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Hoạt động 2: Chữa bài tập
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 43
- GV: Đặt câu hỏi gợi ý :
 + Khi hai người gặp nhau thì thời gian hai người như thế nào ?
- Yêu cầu một học sinh lên bảng trình bày
- Giáo viên nhận xét đánh giá sửa chữa thiếu sót HS mắc phải
- Treo bảng phụ ghi nội dung đề bài tập 44 SGK
- Yêu cầu hS làm ít phút lên bảng trình bày
- Giáo viên nhận xét đánh giá sửa chữa thiếu sót HS mắc phải
HS độc nội dung đề bài suy nghĩ làm
- HS trả lời
1 HS lên bảng làm
HS lớp theo dõi nhận xét 
Đọc đề bài
Làm ít phút lên bảng trình bày
HS lớp theo dõi nhận xét 
Bài 43:
- Gọi vận tốc của người xuất phát từ A là x(m/phút), vận tốc của người xuất phát từ B là y(m/phút)(x, y > 0). 
- Khi gặp nhau tại điểm cách A 2 km, người xuất phát từ A đi được 2000m, người xuất phát từ B đi được 1600m, nên ta có phương trình:
(1)
- Khi người đi từ B xuất phát trước người kia 6' thì 2 người gặp nhau chính giữa quãng đường, nghĩa là mỗi người đi được 1800m, nên ta có phương trình:(2)
Kết hợp phương trình (1) và (2) ta có hệ phương trình:
* Giải hệ phương trình ta được 
- Các giá trị x, y tìm được thỏa mãn điều kiện bài toán. 
Vậy vận tốc người đi từ A là 75m/phút, người đi từ B là 60m/phút
Bài 44
Gọi khối lượng của đồng và kẽmcó trong vật x,y (gam) (0 < x, y <124).
Ta có: x + y = 124 (1)
- Thể tích của đồng : 
- Thể tích của kẽm : 
- Vì Vvật là 
- Từ (1) và (2) ta có hệ : 
- Vậy có 89g đồng và 35g kẽm
 C. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các bài tập mới chữa ở lớp
- Làm các bài tập còn lại trong SGK và trong SBT.
- Ôn luyện tốt để tiết sau kiểm tra chương III
IV. Đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................
 Ngày soạn : 15/01/2011
Tuần 23 : Ngày dạy : 17/01/2011
 Tiết 46 : Kiểm tra chương III
I. Mục Tiêu:
 Thông qua tiết kiểm tra, giáo viên nắm bắt tình hình, nắm nội dung và kiến thức cơ bản trong chương II của học sinh, đòng thời cách trình bày bài tập của học sinh đối với các dạng toán trong chương này. Từ đó để giáo viên định hướng, điều chỉnh kịp thời cho học sinh
II. Chuẩn bị
- GV : Đề và đáp án phôtô.
- HS : Ôn tập chuẩn bị kiểm tra
III. Ma trận hai chiều
 A. ổn định lớp.
 B. Kiểm tra 45 phút.
Đề bài : 
I/ Trắc nghiệm (3 điểm)
Bài 1 Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước kết quả đúng.
 a/ Nghiệm của hệ phương trình là : A. (2 ; -1) B. (3; 1)
 C. (2 ; 1) D. (- 2; - 1)
 b/ Số nghiệm của hệ phương trình là : A. Vô nghiệm. B. Vô số nghiệm.
 C. Có nghiệm duy nhất. D. Một kết quả khác.
 c/ Cho phương trình x + y = 1 (1). Phương trình nào sau đây có thể kết hợp với trình (1) để được hệ phương trình bậc nhất hai ẩn có vô số nghiệm?
 A. 2x - 2 = 2y B. 2x - 2 = - 2y
 C. y = 1 + x D. 2y = 3 - 2x
Bài 2: Hãy điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông trong các khẳng định sau.
a/
Hai hệ phương trình và tương đương với nhau
b/ 
Phương trình x + 2y = 2 có vô số nghiệm
c/
Phương trình 2x - 0y = 0 là phương trình bậc nhất hai ẩn
II/ Tự luận (7 điểm) 
Bài 3(3đ) : Giải các hệ phương trình sau : a/ 
 b/ 
Bài 4 (4đ) : Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
 Một ôtô đi từ A đến B với vận tốc xác định và trong thời gian nhất định. Nếu vận tốc ôtô giảm 10km/h thì thời gian tăng 45 phút. Nếu vận tốc ôtô tăng 10km/h thì thời gian giảm 30 phút. Tính vận tốc và thời gian dự định của ôtô?
 C. Thu bài và dặn dò về nhà.
V. Đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an DS9 Chuong III-chuan-dong goi.doc