Giáo án Hóa học 8 - Tiết 4: Bài thực hành số 1

Giáo án Hóa học 8 - Tiết 4: Bài thực hành số 1

I/- MỤC TIÊU:

1/- Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

- Biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản.

- Nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.

2/- Thực hành: Đo nhiệt độ nóng chảy của Parafin, lưu huỳnh. Qua đó rút ra được các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau

Biết cách tách riêng từ hỗn hợp (dựa vào tính chất vật lí)

3/- Thái độ: Lòng tin vào khoa học.

II/- PHƯƠNG PHÁP:

-Thí nghiệm thực hành

 

doc 2 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Tiết 4: Bài thực hành số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
TUẦN 2:
Tiết 4: 	BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
I/- MỤC TIÊU: 
1/- Học sinh được làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
- Biết một số thao tác làm thí nghiệm đơn giản. 
- Nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
2/- Thực hành: Đo nhiệt độ nóng chảy của Parafin, lưu huỳnh. Qua đó rút ra được các chất có nhiệt độ nóng chảy khác nhau
Biết cách tách riêng từ hỗn hợp (dựa vào tính chất vật lí)
3/- Thái độ: Lòng tin vào khoa học. 
II/- PHƯƠNG PHÁP: 
-Thí nghiệm thực hành 
III/- CHUẨN BỊ: 
- Dụng cụ: Nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, giấy lọc, phểu. 
- Hoá chất: Bột lưu huỳnh, parafin, muối ăn có lẫn cát.
IV/- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Tên thí nghiệm, cách tiến hành
Quan sát hiện tượng
Kết quả
* Hoạt động 1: 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hoá chất, dụng cụ thí nghiệm. 
* Hoạt động 2: 
Thí nghiệm 1:
- Đặt hai ống nghiệm có chứa bột lưu huỳnh và parajin vào cốc nước. 
- Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn. 
- Đặt đứng nhiệt kế vào hai ống nghiệm. 
- Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế và nhiệt độ nóng chảy. 
Giáo viên hỏi: Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa? 
Qua TN trên em rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất. 
* Hoạt động 3: 
Thí nghiệm 2: 
- Cho vào cốc thuỷ tinh khoảng 3gam hỗn hợp.
- Rót vào cốc 5ml nước.
- Khuấy đều để muối ta hết.
- Gấp giấy lọc đặt vào phểu.
- Đặt phểu vào ống nghiệm rót từ từ nước muối vào ống nghiệm 
-> Quan sát 
- Dùng kẹp gỗ kẹp 1/3 ống nghiệm.
- Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn. 
- So sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu. 
- Parafin nóng chảy ở nhiệt độ 42oC.
Khi nước sôi 100oC thì lưu huỳnh chưa nóng chảy.
- Lưu huỳnh có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn 100oC.
Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dd trong suốt. 
- Cát được giữ lại trên mặt giấy lọc. 
Chất rắn thu được sạch, không có lẫn cát. 
Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tường trình theo mẫu. 
TT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả 
* Yêu cầu học sinh rữa và thu gọn dụng cụ. 
Dặn học sinh đọc trước bài Nguyên tử. 
V/-RÚT KINH NGHIỆM: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET04.doc