I/-MỤC TIÊU:
1/-Hiểu được khái niệm đơn chất, hợp chất.
Phân biệt được kim loại và phi kim.
Biết được trong một mẫu chất nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết nhau hoặc sắp xếp liền nhau.
2/-Rèn luyện khả năng phân biệt được các loại chất. Rèn về cách viết ký hiệu của nguyên tố hoá học
3/Học sinh có lòng tin vào khoa học.
Ngày dạy TUẦN 4 Tiết 8: ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ I/-MỤC TIÊU: 1/-Hiểu được khái niệm đơn chất, hợp chất. Phân biệt được kim loại và phi kim. Biết được trong một mẫu chất nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết nhau hoặc sắp xếp liền nhau. 2/-Rèn luyện khả năng phân biệt được các loại chất. Rèn về cách viết ký hiệu của nguyên tố hoá học 3/Học sinh có lòng tin vào khoa học. II/-PHƯƠNG PHÁP: Gợi mở, thảo luận nhóm. III/-CHUẨN BỊ: Tranh vẽ: H 1.10; 1.11; 1.12; 1.13. IV/-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/-Ổn định: Kiểm diện. 2/-KTBC: -Nguyên tử khối là gì? 3đ áp dụng xem bảng 1/42 cho biết ký hiệu và tên gọi của nguyên tố R biết rằng nguyên tử R nặng gấp 4 lần nguyên tử nitơ. 3đ. Gọi 2 học sinh khác làm bài tập 5,6/20 3/-Bài mới: *Hoạt động 1. -Giáo viên treo tranh hình: 1.10: Mô hình mẫu kim loại đồng. 1.11: Mô hình mẫu khí hiđrô và oxi -Giáo viên: Đây là mô hình tượng trưng của một số đơn chất. -Đơn chất có thể chia làm mấy loại?em hãy lấy VD cụ thể cho từng loại. -Vậy em thấy các đơn chất có đặc điểm gì giống nhau? Vậy thế nào là đơn chất? Hoạt động 2: -Giáo viên treo tranh - nói: 1.12: Mô hình mẫu nước lỏng 1.13: Mô hình mẫu muối ăn (rắn) Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu hợp chất nước, muối ăn sau đó đặt câu hỏi: +Các hợp chất có đặc điểm gì về thành phần? +Vậy Hơp chất là gì? Được chia làm mấy loại? Giáo viên: Giới thiệu Bảng 1/42 về một số kim loại, một số phi kim thường gặp, thành phần của một số loại hợp chất. 4/-Củng cố và luyện tập: Gọi 1 học sinh làm bài tập 3/26 theo nhóm (5’) báo cáo-nhận xét. Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập này. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm bài tập. Điền đủ các từ còn thiếu vào chỗ chấm: -Khí hiđrô, khí oxi, khí clo là những.. đều tạo nên từ một ... -Nước, muối ăn, axít clo hiđric là những đều tạo nên từ hai trong thành phần hoá học của nước axit clo hiđric đều có chung còn muối ăn và axít clohiđric lại có chung một -Giáo viên gọi đại diên nhóm trình bày bài làm. 5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài:Phân biệt sự khác nhau giữa đơn châùt và hợp chất Làm bài tập 1,2/25. Xem phần II: phân tử NTK R (nitơ) = 14 NTK R = 4 x NTK Nitơ = 4x14 R = 56 đ.v.c à R là sắt Kí hiệu Fe BT5:a)Nguyên tử Magie nặng gấp 2 lần nguyên tử cacbon. b) Nguyên tử Magie nhẹ hơn nguyên tử lưu huỳnh 0,75 lần c) Nguyên tử Magie nhẹ hơn nguyên tử nhôm 8/9lần. I-Đơn chất và hợp chất: 1/-Đơn chất: Là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học. Ví dụ: Đơn chất kẽm do nguyên tố kẽm tạo nên. -Đơn chất khí oxi do nguyên tố oxi tạo nên *Đơn chất có đơn chất kim loại, đơn chất phi kim. 2/Đặc điểm cấu tạo : -Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khích nhau,theo một trật tự nhất định. -Trong đơn chất phi kim các nguyên tử thường liên kết nhau theo một số nhất định thường là 2. 2/-Hợp chất: +Là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. +Ví dụ: Hợp chất nước do hai nguyên tố H và O tạo nên. Hợp chất muối ăn do hai nguyên tố Na và Cl tạo nên. *Hợp chất có hai loại: Hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. -Các đơn chất là:Phốt pho ,kim loại magie.Vì mỗi chất được tạo ra từ một loại nguyên tử( Do cùng một nguyên tố hoá học tạo nên) -Các hợp chất là:Khí amoniăc, axit clohiđric,canxicacbonat,Glucozơ.Vì mỗi chất điều do 2 hay nhiều nguyên tố hoá học tạo nên. -Khí hiđrô, khí oxi, khí clo là những đơn chất đều tạo nên từ một nguyên tố hoá học. -Nước, muối ăn, axít clo hiđric là những hợp chất đều tạo nên từ hai nguyên tố hoá học. trong thành phần hoá học của nước và axit clo hiđric đều có chung nguyên tố hidro còn muối ăn và axít clohiđric lại có chung một nguyên tố clo. -Giáo viên gọi đại diệân nhóm trình bày bài làm. V/-RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: