Giáo án Hóa học 8 - Trương THCS Dương Liễu - Chương 6: Dung dịch

Giáo án Hóa học 8 - Trương THCS Dương Liễu - Chương 6: Dung dịch

A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :

 -Các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch.

 - Các khái niệm: dung dịch bão hòa, chưa bão hòa & biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, đun nóng & sự nghiền nhỏ các chất rắn.

 -Biết cách pha chế một dung dịch bão hòa, chưa bão hòa.

B.Chuẩn bị :

 -Cồn, đường, nước, dầu ăn, dụng cụ đầy đủ.

C.Hoạt động trên lớp :

1. Ổn định ;

 Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .

2. Kiểm tra :

 Bài tường trình.

3. Bài mới :

 

doc 7 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 8 - Trương THCS Dương Liễu - Chương 6: Dung dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH
Tieát: 	60.	
DUNG DỊCH
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được : 
 -Các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch.
 - Các khái niệm: dung dịch bão hòa, chưa bão hòa & biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, đun nóng & sự nghiền nhỏ các chất rắn. 
 -Biết cách pha chế một dung dịch bão hòa, chưa bão hòa.
B.Chuẩn bị :
 -Cồn, đường, nước, dầu ăn, dụng cụ đầy đủ.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ;
 Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 Bài tường trình.
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Tìm hiểu về dung môi, chất tan, dung dịch:
 *Hoạt động theo nhóm: (4 nhóm)
 +Nhóm 1: Hòa tan đường trong nước.
 +Nhóm 2: Hòa tan muối trong nước.
 +Nhóm 3: Hòa tan cồn trong nước.
 +Nhóm4: Hòa tan dầu ăn trong nước.
 -Nhận xét hiện tượng quan sát được?
 -Kết luận?
 -Đọc phần kết luận trong SGK? 
 HĐ 2: Dung dịch bão hòa & chưa bão hòa:
 -Làm thí nghiệm:
 Lấy 2 cốc nước có thể tích bằng nhau.
 *Cốc (1) bỏ từ từ đường vào, khuấy nhẹ.
 Nhận xét tính tan của đường?
 Lượng đường tan?
 Bỏ thêm đường cho đến khi đường không tan được nữa. Nhận xét?
 *Cốc (2) bỏ đường như cốc (1). Đun nóng. Nhận xét?
 => Kết luận về dung dịch bão hòa & chưa bão hòa?
 HĐ 3: Thúc đẩy sự hòa tan:
 -Muối hạt trong nước tan nhanh hay chậm hơn muối bột?
 -Hòa tan muối trong nước không khuấy thì tan nhanh hay chậm hơn khuấy?
 -Đun nóng thì như thế nào?
 -Kết luận?
 I. Dung môi, chất tan, dung dịch:
 *Thí nghiệm 1: SGK.
 *Thí nghiệm 2: SGK.
 Nhận xét. SGK.
 *Kết luận:
 -Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
 -Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi.
 -Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi & chất tan.
 II. Dung dịch bão hòa & chưa bão hòa:
 - Thí nghiệm: Hình 6.3 SGK.
 *Nhận xét: SGK.
 * Kết luận:
 Ở một nhiệt độ xác định:
 -Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
 - Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
 III. Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn:
 1, Khuấy dung dịch.
 2, Đun nóng dung dịch.
 3, Nghiền nhỏ chất rắn.
4. Củng cố :
 Bài 2/138 SGK.
 Bài 4/138 SGK.
 Bài 5/138 SGK.
 5. Bài tập về nhà :
 Bài 3& 6/138 SGK.
 Đọc trước bài 41 SGK.
Tieát: 	61.	
ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Bằng thực nghiệm,HS có thể nhận biết được chất tan & chất không tan trong nước.
 -Hiểu được độ tan của một chất trong nước là gì? Biết những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước.
B.Chuẩn bị :
 Hóa chất: CaCO3, NaCl, H2O, HCl, NaOH, CuSO4.
 Dụng cụ: tấm kính, đèn cồn, ống nghiệm, đũa khuấy.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 -Dung dịch là gì? Dung môi? Chất tan?
 - Dung dịch bão hòa, chưa bão hòa?
3. Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Chất tan & chất không tan:
 -HS làm 2 thí nghiệm:
 *Thí nghiệm 1: Hòa tan CaCO3 trong nước.
 .Lọc, nhỏ nước lên kính.
 .Làm bay hơi nước từ từ.
 .Quan sát tấm kính?
 Kết luận?
 *Thí nghiệm 2: Thay CaCO3 bằng NaCl.
 .Làm thao tác như trên.
 .Lọc, nhỏ nước lên kính.
 .Làm bay hơi nước từ từ.
 .Quan sát tấm kính?
 Kết luận?
 -Hướng dẫn HS đọc bảng tính tan của axit, bazơ, muối.
 +Tính tan của axit?
 +Tính tan của bazơ?
 +Tính tan của muối?
 HĐ 2: Tìm hiểu về độ tan của một chất trong nước:
 -Độ tan là gì?
 -Ở 250C độ tan của NaCl là 36g nghĩa là gì?
 -Tính độ tan của AgNO3 trong nước ở 200C, biết ở nhiệt độ này 50g nước hòa tan tối đa11g AgNO3 tạo thành dung dịch bão hòa?
 -Xem hình 6.5, độ tan của chất rắn thay đổi như thế nào theo nhiệt độ?
 -Hình 6.6?
 -Kết luận: những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan?
 I. Chất tan & chất không tan:
 1, Thí nghiệm về tính tan của chất:
+Thí nghiệm 1: CaCO3 không tan trong nước .
 +Thí nghiệm 2: NaCl tan được trong nước .
 * Kết luận:
 Có chất không tan & có chất tan trong nước.
Có chất tan nhiều & có chất tan ít trong nước.
 2, Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối:
 * Axit: tan, trừ H2SiO3.
 * Bazơ: không tan, trừ KOH, NaOH, Ba(OH)2, riêng Ca(OH)2 ít tan.
 * Muối:
 a,Các muối của Na, K đều tan.
 b,Các muối Nitrat đều tan.
 c,Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan được, nhưng phần lớn cácmuối cacbonat không tan. (Xem bảng tính tan)
 II. Độ tan của một chất trong nước:
 1, Độ tan của một chất trong nước là số gam chất tan tan được trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
 Vd: Ở 250C độ tan của đường là 204g, ngiã là 100g nước hòa tan tối đa 204g đường tạo ra dung dịch bão hòa.
 2, Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan:
 a, Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng:
 b, Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ & tăng áp suất:
4. Củng cố :
 Bài 1/142: D đúng.
 Bài 2/142: C đúng.
 Bài 3/142: A đúng.
 Bài 4/142. 
 5. Bài tập về nhà :
 Bài 5/142 SGK. 
Tieát: 	62-63.	
NỒNG ĐỘ CỦA DUNG DỊCH
A.Mục tiêu : Giúp học sinh nắm được :
 -Í nghĩa của nồng độ %, nồng độ mol & nhớ được cách tính nồng độ.
 -Vận dụng công thức để tính các loại nồng độ của dung dịch & những đại lượng liên quan đến dung dịch như khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, lượng chất tan, thể tích dung dịch, thể tích dung môi.
B.Chuẩn bị :
 SGK.
C.Hoạt động trên lớp :
1. Ổn định ; Điểm danh , chuẩn bị vở học hóa , vở bài tập hóa , vở nháp .
2. Kiểm tra :
 a,Tính tan trong nước của axit, bazơ, muối như thế nào?
 b,Độ tan của một chất trong nước là gì?
3. Bài mới : 
Tiết 62: NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM CỦA DUNG DỊCH
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Tìm hiểu về nồng độ phần trăm của dung dịch:
 - Cứ 5og dung dịch NaCl có 2g NaCl,
 Vậy, trong 100g dung dịch NaCl có x g NaCl
 Hay, trong 100 phần ddịch NaCl có x phần NaCl
 ==> Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:
 HS?
HĐ 2: Áp dụng:
 1,Tóm tắt đề bài?
 mNaCl = 15g
 45g
 mdd = ?
 C% = ?
 2, Tóm tắt đề bài?
 mdd =150g
 C% = 14 %
 3, Tóm tắt đề bài?
 -Độ tan của muối ăn ở 200C có nghĩa là gì?
 - Khối lượng dung dịch bão hòa?
 -Tìm C% của muối ăn trong dung dịch bão hòa?
 I.Định nghĩa:
 Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
 Công thức:
 Trong đó: mct là khối lượng chất tan.
 mdd là khối lượng dung dịch.
 mdd = mct + mnước
 II.Áp dụng:
 1,Hòa tan 15g NaCl vào 45g H2O. Tính C% của dung dịch?
 Giải: 
 = 15 + 45 = 50(g)
 2,Tính khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14%?
 Giải: Khối lượng H2SO4 có trong 150g dung dịch H2SO4 14%:
 3, Tính C% của dung dịch bão hòa muối ăn ở 200C biết SNaCl =36g?
 Giải: Ở 200C 36g NaCl tan trong 100g nước tạo ra 136g dung dịch bão hòa.
 Hay: => 136g DDBH có 36g NaCl.
 100g DDBH có x g NaCl.
 Vậy: 
Tiết 63: NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH
 Hoạt động của thầy và trò.
 Nội dung bài ghi.
 HĐ 1: Tìm hiểu về nồng độ mol của dung dịch:
 -Lượng chất tan có trong một thể tích dd xác định.
 -Có n mol trongVlít dd,
 ==>Có bao nhiêu mol trong1lít dd?
=> Công thức tính nồng độ mol của dung dịch?
 HĐ 2: Áp dụng:
 1,Tóm tắt đề?
 Vdd = 200ml
 160g
 CM = ?
 2, Tóm tắt đề?
 V1 = 2l
 C1 = 0,5M
 V2 = 3l
 C2 = 1M
 *Tìm n1 =?
 n2 =?
 *Tìm CM?
 3, Tóm tắt đề?
 Vdd = 2,5l
 CM = 0,9M
 nNaCl =?
 mNaCl =?
 I. Định nghĩa:
 Nồng độ mol (CM) của dung dịch là số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
 Công thức:
 Trong đó: n là số mol chất tan.
 V là thể tích dung dịch (lít)
 II. Áp dụng:
 1, Trong 200ml dung dịch CuSO4 có hòa tan 16g CuSO4. Tính nồng độ mol của dung dịch?
 Giải:
 CM == 0,5 (mol/lít) hay (M)
 2, Trộn 2l dd đường 0,5 M với 3l dd đường 1 M. Tính CM của dd đường thu được?
 Giải:
 n1 = CM . V = 0,5 . 2 = 1(mol) 
 n2 = CM . V = 1 . 3 = 3(mol) 
 3, Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế 2,5l dung dịch NaCl 0,9M?
 Giải:
 nNaCl = 2,5 . 0,9 = 2,25 (mol)
 mNaCl = 2,25 . 58,5 = 131,625(g)
 Vậy, cần 131,625g NaCl để pha chế thành 2,5l dung dịch NaCl 0,9M. 
4. Củng cố :
 4.1,Tính số gam KNO3 có trong 200g dung dịch 1M, biết Ddd = 1,01g/ml?
 4.2,BT 2/145 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docHOA 8 - CHUONG 6.doc