Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 29, 30

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 29, 30

A, MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học H/S cần nắm được:

1. Kiến thức:

- Khắc sâu kiến thức về nhôm sắt.

- Củng cố kiến thức về TCHH chung của kim loại.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành hoá học, và khả năng làm bài tập thực hành.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

- G/V: Chuẩn bị cho 4 nhóm H/S làm TN:

 + TN1: “ Tác dụng của nhôm với oxi”

 ( Bột nhôm, bìa giấy, đèn cồn)

 + TN2: “ Tác dụng của sắt với lưu huỳnh”

 ( Bột sắt, bột lưu huỳnh, ống nghiệm, kẹp gỗ)

 + TN3: “ Phân biệt kim loại nhôm và sắt”

 ( Bột nhôm, bột sắt, hai ống nghiệm, dd NaOH)

- H/S: Đọc trước nội dung bài thực hành.

 

doc 7 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 29, 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Ngày soạn: 4/12/2008
Tiết: 29
Ngày dạy: 8/12/2008
Thực hành: tính chất hoá học của nhôm, sắt
A, Mục tiêu bài học:
Qua bài học H/S cần nắm được:
1. Kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức về nhôm sắt.
- Củng cố kiến thức về TCHH chung của kim loại.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng thực hành hoá học, và khả năng làm bài tập thực hành.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- G/V: Chuẩn bị cho 4 nhóm H/S làm TN:
	+ TN1: “ Tác dụng của nhôm với oxi”
	( Bột nhôm, bìa giấy, đèn cồn)
	+ TN2: “ Tác dụng của sắt với lưu huỳnh”
	( Bột sắt, bột lưu huỳnh, ống nghiệm, kẹp gỗ)
	+ TN3: “ Phân biệt kim loại nhôm và sắt”
	( Bột nhôm, bột sắt, hai ống nghiệm, dd NaOH)
- H/S: Đọc trước nội dung bài thực hành.
C. Tiến trính tiết dạy:
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( không)
3. Nội dung thực hành.
G/V
H/S
I. Nội dung thí nghiệm thực hành.
?. Nhắc lại TCHH của nhôm và sắt.
- G/V: Nêu mục tiêu của buổi thực hành: Tiến hành TN kiểm chứng những TCHH của nhôm và sắt.
- G/V: Y/C H/S tìm hiểu nội dung thực hành.
*TN1: “ Tác dụng của nhôm với oxi”
?. Để tiến hành thí nghiệm ta cần chuẩn bị dụng cụ hoá chất gì?
- G/V: YCHS chuẩn bị dụng cụ TN như đã trình bày.
- G/V: Hướng dẫn H/S làm thí nghiệm: (SGK).
- lưu ý: gõ nhẹ vào tờ bìa để bột nhôm rơi nhẹ và từ từ trên ngọn lửa.
- G/V: Bao quát H/S làm thí nghiệm.
- G/V: YC đại diện một nhóm trình bày nội dung TN.
*TN2: “ Tác dụng của sắt với lưu huỳnh”
- G/V: Cho H/S thực hiện các hoạt động giống TN1:
+ Nội dung: Cho bột sắt và bột lưu huỳnh( tỉ lệ 7:4 ) vào ống nghiệm, đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
?. Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
*TN3: “ Nhận biết mỗi kim loại nhôm và sắt”
?. Nhôm có TCHH nào khác sắt.
?. Nêu cách phân biệt bột nhôm và bột sắt bằng phương pháp hoá học.
- G/V: YCHS tìm hiểu SGK về các bước tiến hành TN
- G/V: Y/C một H/S nhắc lại các bước tiến hành TN.
- G/V: YCHS tổ chức làm TN theo nhóm.
- G/V: Bao quát cả lớp, nhắc nhở H/S khi có các thao tác sai.
- H/S: Nhôm sắt đều có TCHH chung của kim loại như:
 + TD với oxi --> oxit.
 + TD với các phi kim khác ---> muối
 + TD với axit--> muối + H2
 + TD với muối--> muối mới + KL mới...
- H/S: Tìm hiểu các nội dung TH.
- H/S: Bột nhôm, lọ đựng khí oxi, đèn cồn...
- H/S: Chuẩn bị dụng cụ để làm TN
- H/S: Ghi nhớ các bước tiến hành TN.
- H/S: Tổ chức làm TN theo nhóm.
- H/S: Cử đại diện báo cáo TN:
 + Cách tiến hành TN.
 + Hiện tượng trong TN,
 + Giải thích TN.
 + Kết luận qua kết quả TN.
- H/S: Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- H/S: Tìm hiểu các bước tiến hành TN.
- H/S: Tổ chức làm TN.
- H/S: Đại diện trình bày TN.
- H/S: Nhôm tác dụng được với dd kiềm còn sắt thì không.
- H/S: Lần lượt cho lượng nhỏ mỗi kim loại vào hai ống nghiệm riêng biệt đựng dd kiềm.
 + Nếu trường hợp nào tan trong dd tạo bọt khí thì ta nhận ra Al, trường hợp còn lại không có hiện tượng gì là Fe.
- H/S: Tìm hiểu các bước tiến hành TN.
- H/S: Trình bày các bước làm TN.
- H/S: Làm TN theo nhóm.
- H/S: Báo cáo nội dung TN của nhóm mình.
- H/S: Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
II. Hướng dẫn viết bản tường trình.
	Mẫu báo cáo TN:
STT
Tên TN
Tiến hành TN
Hiện tượng TN
Giải thích
Kết luận
4. Công việc cuối buổi thực hành:
	- Hướng dẫn H/S thu dọn hoá chất, rửa ống nghiệm, V/S phòng học.
	- G/V nhận xét buổi thực hành.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài thực hành.
	- Viết báo cáo thực hành theo mẫu.
	- Xem trước bài: “ TCHH chung của phi kim”
Tuần: 15
Ngày soạn: 6/12/2008
Tiết: 30
Ngày dạy: 10/12/2008
Chương III. Phi kim.
Sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Bài 25: Tính chất hoá học của phi kim.
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học học sinh cần nắm được:	
1. Kiến thức
- H/S biết một số tính chất vật lí của phi kim.
- Biết TCHH của phi kim: T/D với oxi, với kim loại, với hiđro.
- Thấy được hoạt động của các phi kim khác nhau là khác nhau.
2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng nghiên cứu thí nghiệm ( Clo tác dụng với H2) để rút ra tính chất hoá học của phi kim.
- Có kĩ năng viết các PTHH minh hoạ cho TCHH của phi kim.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- G/V: + Bình nón đựng khí Clo.
 + Dụng cụ điều chế H2 có ống dẫn.
- H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Thu báo cáo thực hành ở tiết trước)
3. Nội dung bài mới.
	- G/V giới thiệu nội dung cơ bản của chương.( như SGK)
	- Mở bài: Cl2, I2, Br2, S, P... đều là những phi kim có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống. Vậy chúng có tính chất vật lí và tính chất hoá học gì chung? Bài “ Tính chất của phi kim” sẽ giúp ta trả lời câu hỏi đó.
G/V
H/S
I. Phi kim có những TC vật lí nào?
- G/V: YCHS tự nghiên cứu thông tin SGK.
?. Phi kim có những TCVL nào?
- G/V: Lưu ý học sinh: nhiêu phi kim rất độc do đó khi tiếp xúc với phi kim ta phải thận trọng.
II. Phi kim có những TCHH nào?.
?. Em đã được biết phản ứng của phi kim với các loại chất nào?
1. Tác dụng với kim loại.
?. Mô tả một phản ứng của phi kim với kim loại mà em đã được học.
?. Viết PTHH cho phản ứng đó.
- G/V: Gợi ý để H/S viết đủ hai trường hợp:
 + Phi kim với kim loại.
 + Oxi với kim loại.
?. Qua những VD trên em có kết luận gì.
- G/V: Lưu ý H/S : Phản ứng giữa phi kim với kim loại thường đi kèm với nhiệt đô.
VD: Fe + S ---> FeS
 3Mg + N2 ---> Mg3N2
 ( Magienitrua)
 3Zn + 2P ---> Zn3P2
 ( kẽm photphu- T/ chuột)
 Ca + 2C ---> CaC2 
 ( canxi cacbua)
2. Tác dụng với hiđro.
?. Em đã gặp phản ứng của phi kim nào với H2.
?. Mô tả hiện tượng xảy ra và viết PTHH.
- G/V: Ngoài Oxi thì nhiều phi kim khác cũng tác dụng với H2 như: F2, Cl2, Br2, I2... tạo hợp chất khí.
- G/V: Làm TN thử phản ứng của H2 với Cl2.
TN: Đưa hidro đang cháy vào lọ đựng khí clo. Sau phản ứng cho một ít nước vào lọ, lắc nhẹ rổi dùng giấy quỳ tím để thử.
?. Mổ tả hiện tượng xảy ra trong TN.
?. Giải thích hiện tượng.
?. Viết PTHH cho phản ứng này.
- G/V: YCHS kết hợp đọc thông tin SGK và kết quả TN để đưa ra kết luận.
3. Tác dụng với oxi
- G/V: Gợi ý để H/S nhớ lại phản ứng của S,P với oxi ( H/S đã học lớp 8)
?. Nhắc lại hiện tượng của phản ứng và viết PTHH.
- G/V: Nếu thử phản ứng của Cl2, Br2.. với oxi thì không phản ứng.
?. Vậy qua những nội dung trên em có kết luận gì.
4. Mức độ hoạt động của các phi kim.
- G/V: YCHS đọc thông tin SGK.
?. Căn cứ vào đâu để so sánh mức độ hoạt động mạnh yếu của các phi kim.
- G/V: Bổ sung một vài thông tin:
+ Hỗn hợp flo và hidro nổ ngay trong bóng tối.
+ Clo phản ứng với hidro khi có ánh sáng chiếu sáng.
+ Brom phản ứng với hidro khi đun nóng.
+ Iot phản ứng với hidro ở nhiệt độ cao.
+ Clo phản ứng với sắt tạo muối sắt III
+ Lưu huỳnh phản ứng với sắt chỉ tạo muối sắt II.
?. Em có nhận xét gì về mức độ hoạt động của các phi kim: Flo, clo, brom, iot, lưu huỳnh.
?. Qua những thông tin trên em có kết luận gì?
- H/S: Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK.
- H/S: Phần lớn không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có nhiệt độ nóng chảy thấp, một số độc như brom, clo, iot.
- H/S: Phản ứng của phi kim với kim loại, phản ứng của phi kim với oxi.
- H/S: Đưa ra một V/D cụ thể như: Fe với S, Al với O2
- PTHH:
 Fe + S --> FeS
 4Al + 3O2 -- > 2Al2O3
Kết luận: Phi kim tác dụng với kim loại tạo muối hoặc oxit
- H/S: Hoàn thành các PTHH phần bên.
- H/S: Phản ứng của oxi với hidro.
- H/S: Hidro cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa màu xanh, sản phẩm tạo thành là hơi nước.
- PTHH: 2H2 + O2 --> 2H2O
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm, ghi lại hiện tượng xảy ra.
- H/S: Hidro cháy trong khi clo tạo khí không màu, màu lục của clo biến mất. Giấy quỳ tím hoá đỏ.
- H2 đã tác dụng với Cl2 tạo HCl tan trong nước ( dd axit HCl) nên làm quỳ tím hoá đỏ.
- PTHH: H2 + Cl2 --> 2HCl
 (K) (K) (K)
Kết luận: Phi kim phản ứng với H2 tạo hợp chất khí.
- H/S: Nhớ lại kiến thức cũ.
- H/S: + S cháy trong oxi với ngọn lửa màu xanh --> SO2 ( khí không mãu có mùi kho chịu)
 + P cháy mãnh liệt trong oxi( sáng chói) tạo khói trắng ( tinh thể P2O5)
PTHH: S + O2 --> SO2
 4P + 5O2 --> 2P2O5
Kết luận: Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo oxit axit
- H/S: Đọc thông tin SGK.
- H/S: Căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim với kim loại và hidro.
- H/S: + Flo hoạt động hoá học mạnh hơn Clo > brom > iot.
 + Clo HĐHH mạnh hơn lưuhuỳnh.
Kết luận: 
+ Phi kim khác nhau có mức độ hoạt động hoá học khác nhau.
+ Mức độ HĐHH của các phi kim dựa trên căn cứ phản ứng của phi kim với kim loại nhiều hoá trị hoặc của phi kim với hidro 
4. Củng cố – Luyện tập.
	- YCHS nhắc lại nội dung chính của bài:
	+ TCVL của phi kim.
	+ TCHH của phi kim.
	+ Mức độ hoạt động hoá học của phi kim.
G/V tổ chức cho H/S làm bài tập:2,3/SGK/Tr76.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài 4,5,6/SGK/Tr76
	25.1 --> 25.7/SBT.
	- Đọc trước bài Clo.
	- Hướng dẫn làm bài tập 6.
	Theo bài ra: nFe = 5,6: 56 = 0.1mol
	nS = 1,6: 32 = 0,05 mol.
	PTHH: Fe	+	S	--->	FeS
	 - lượng b/đ: 0,1 0.05
	 - lượng P/ư : 0,05 mol 0,05mol
	 -lượng sauP/ư: 0,05 mol 0 mol 0,05 mol.
 Fe	 + 2HCl ---> FeCl2 + H2
0,05 ------> 0,1
	 FeS + 2HCl ---> FeCl2 + H2S
	 0,05 ------> 0,1
	Vậy lương HCl cần dùng là: 0,1 + 0,1 = 0,2 mol.
	==> VHCl = 0,2 : 1 = 0,2 lit

Tài liệu đính kèm:

  • docT29- T30.doc