Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 5 đến tiết 8

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 5 đến tiết 8

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS nêu được tính chất hoá học của axit, dẫn ra được ví dụ minh hoạ .

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, viết PTHH

3. Thái độ:

- Giáo dục tính cẩn thận trong khi làm thí nghiệm hoá học

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1- G/V:

+ Hoá chất: Quỳ tím, kim loại Zn (Al ), dd HCl , Fe2O3, H2SO4 , Cu(OH)2

+ Dụng cụ: ống hút, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.

2- H/S: + Đọc trước nội dung bài học

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp .

2. Kiểm tra bài cũ

?1: Nêu định nghĩa, ví dụ về axit

 ?2: Hoàn thành các phương trình sau :

SO2 + H2O --> .

SO3 + H2O --> .

CO2 + H2O --> .

P2O5 + H2O --> .

Nhận xét thành phần hoá học của các hợp chất thu được ?

 

doc 12 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 5 đến tiết 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3
Ngày soạn: 1/9/2009
Tiết:5
Ngày dạy: 7/9/2009
tính chất hoá học của axit
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nêu được tính chất hoá học của axit, dẫn ra được ví dụ minh hoạ .
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, viết PTHH
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi làm thí nghiệm hoá học
b.Chuẩn bị của thầy và trò:
1- G/V: 
+ Hoá chất: Quỳ tím, kim loại Zn (Al ), dd HCl , Fe2O3, H2SO4 , Cu(OH)2
+ Dụng cụ: ống hút, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh...
2- H/S: + Đọc trước nội dung bài học 
c. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ
?1: Nêu định nghĩa, ví dụ về axit
 ?2: Hoàn thành các phương trình sau :
SO2 + H2O --> ...................... 
SO3 + H2O --> .......................
CO2 + H2O --> .......................
P2O5 + H2O --> ..........................
Nhận xét thành phần hoá học của các hợp chất thu được ?
3. Nội dung bài học:
+ Mở bài : SGK
Hoạt động của G/V
Hoạt động của H/S
- G/V: YCHS tiến hành thí nghiệm như SGK
? Mô tả hiện tượng xảy ra và kết luận.
- G/V: Lưu ý H/S tính chất này giúp ta phân biệt được dd axit với dd chất khác.
- Y/C H/S làm bài tập: Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết các dung dịch không màu sau: dd NaCl, dd NaOH, dd HCl.
- GV: Hướng dẫn H/S làm TN :
+ Cho lượng nhỏ Al ( hoặc Fe, Mg, Zn...) vào ống nghiệm 1
+ ... Cu vào ống nghiệm 2
 Sau đó nhỏ 2 ml dd HCl vào mỗi ống.
- Quan sát hiện tượng, nhận xét
? Giải thích hiện tượng xảy ra và viết PTHH ?
? Qua kết quả thí nghiệm em có kết luận gì?
- GV lưu ý:
 1 số KL ko t/d với axít
 1 số KL + axit ko giải phóng H2
-G/V: Hướng dẫn H/S làm thí nghiệm: Cho vào đáy ống nghiệm lượng nhỏ Cu(OH)2. Thêm 1---> 2 ml dd HCl ( hoặc H2SO4 )
? N/X hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm
? Giải thích hiện tượng và viết PTHH.
-G/V: Bằng nhiều thí nghiệm # nhau đều cho ta kết quả tương tự.
? Vậy qua nội dung thí nghiệm em có kết luận gì?
- G/V: Phản ứng giửa axit với bazơ còn gọi là phản ứng trung hoà.
-G/V: Gợi ý để H/S nhớ lại phản ứng giữa CuO với HCl tử đó yêu cầu H/S rút ra TCHH này
-G/V: YCHS tự đọc thông tin SGK và rút ra kết luận.
I. Tính chất hoá học.
1. Làm đổi màu chất chỉ thị
-H/S: Làm TN: Nhỏ 1 giọt dd HCl (hoặc H2SO4) vào mẩu giấy quỳ.
- H/S: Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Kết luận: dd axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
- Đ/á: Lần lượt nhỏ các dd cần phân biệt vào mỗi mảu giấy quỳ:
Nếu:+ Quỳ tím -------> đỏ ==> dd axit.
 + Q/T -----> Xanh ==> dd Bazơ
 + Q/T ko chuyển màu => dd muối
2. Tác dụng với kim loại 
-H/S: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
-H/S: Nhận xét: 
 + ở ống 1: Có khí thoát ra, kim loại tan dần
 + ống 2: Không có hiện tượng gì
-H/S: ở TN1 kim loại đã tác dụng với axit tạo chất mới tan trong nước đống thời giải phóng khí H2
- PTHH: 2Al + 6HCl ---> 2AlCl3 + H2
 Cu + HCl --> Ko P/ư
-H/S: Kết luận: D/D axit tác dụng với nhiều kim loại tạo muối và giải phóng H2
3.T/d với bazơ
-H/S: Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi lại các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
-H/S: Cu(OH)2 bị tan dần tạo dd màu xanh lam.
-H/S: Cu(OH)2 đã phản ứng với axit tạo muối đồng có màu xanh
 Cu(OH)2 + 2HCl --->CuCl2 + 2H2O
+ Kết luận: axit + bazơ ---> muối + nước
4. Tác dụng với oxit bazơ.
- H/S: Nhớ lại phản ứng của oxit bazơ với axit từ đó kết luận
+ Kết luận: axit + oxit bazơ --> muối + nước
5. T/d với muối. ( học sau)
II. Axit mạnh và axit yếu.
- H/S: Đọc thông tin SGK
 Kết luận: 
+ Axit mạnh : HCl , HNO3, H2SO4 ...
+ Axit yếu : H2S , H2CO3, H2SO3 ...
IV.Củng cố – luyện tập
- H/s đọc KL sau bài. 
	- Làm bài tập: Hoàn thành các PƯHH sau:
	a, MgO + HNO3 --->
	b, CuO + HCl --->
	c, Al2O3 + H2SO4 --->
	d, Fe + HCl --->
	e, Zn + H2SO4 (l) ---> 
	g, Fe(OH)3 + HNO3 --->
V. Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại nội dung bài học
- Học thuộc ghi nhớ SGK
- Làm bài tập 1,2,4 – SGK/ Tr14 và 3.1 ---> 3.3 / SBT
- Đọc phần : “Em có biết”
Tuần:3
Ngày soạn: 2/9/2009
Tiết:6
Ngày dạy: 9/9/2009
MộT Số AXIT QUAN TRọNG
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- H/s nêu được t/c hoá học của HCl và H2SO4, biết ứng dụng của HCl trong đời sống và sản xuất, biết vận dụng những TC của HCl và H2SO4 để giải quyết các bài tập định tính và định lượng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận và tinh thần hợp tác nhóm trong khi tiến hành thí nghiệm hoá học
b.Chuẩn bị của thầy và trò:
1- G/V: 
+ Hoá chất: dd HCl, H2SO4 (l), quỳ tím, nhôm, Cu(OH)2, dd NaOH, CuO, đồng lá.
+ Dụng cụ: Giá ống nghiệm, kẹp gỗ, panh, muôi sắt...
2 - H/S:
+ Bảng nhóm, đọc trước nội dung bài học.
c.Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tính chất hoá học của axit, cho VD minh hoạ
3. Nội dung bài học
+ Mở bài: Axit HCl và H2SO4 (l) có những TC của axit không? nó có những ứng dụng quan trọng nào ---> bài học...
Hoạt động của G/V
Hoạt động của H/S
- G/V: dd HCl là một axit mạnh, dựa vào TCHH chung của axit hay dự đoán TCHH của dd HCl ?
- ? Để chứng minh cho các nhận định đó ta cần tiến hành các thí nghiệm nào?
- G/V: Định hướng để H/S tiến hành các thí nghiệm sau:
 + dd HCl với quỳ tím
 + dd HCl với nhôm kim loại
 + dd HCl với Cu(OH)2
 + dd HCl với CuO
 + dd HCl với Na2CO3
- G/V: Y/C đại diện một nhóm trình bày nội dung thí nghiệm, các nhóm # bổ sung
? Qua kết quả thí nghiệm em khẳng định được điều gì?
- G/V: YCHH viết PTHH minh hoạ cho mỗi trường hợp.
+ PTHH: 2Al + 6HCl --> AlCl3 + H2
 Cu(OH)2 + 2HCl --> CuCl2 + 2H2O
 CuO + 2HCl --> CuCl2 + H2O
 Na2CO3 + HCl --> 2NaCl + H2O + CO2
- YCHH quan sát lọ đựng dd H2SO4 và nhận xet.
-G/V: Lưu ý H/S cách pha H2SO4 loãng từ H2SO4 đặc, tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi pha H2SO4 không đúng cách.
- Gv hướng dẫn H/s dựa vào phần bài cũ đưa ra nhận định về TCHH của H2SO4 loãng 
- Y/C H/S khác nhận xét bổ sung 
- G/V: Nhấn mạnh 4 t/c hoá họccủa axit loãng nói chung.
A. Axit clohiđric (HCl)
1. T/c hoá học :
- H/S: Đọc thông tin SGK để thấy được đặc điểm dd HCl bão hoà.
-H/S: Thảo luận nhóm , đề xuất ý kiến để lựa chọn các thí ngiệm sẽ tiến hành.
- H/S: Tổ chức nhóm để tiến hành các thí nghiệm
- H/S: Ghi lại hiện tượng và kết quả của mỗi thí nghiệm 
+ TN1: Nhỏ 1giọt dd HCl vào mẩu giấy quỳ. thấy quỳ tím ---> đỏ.
+ TN2: Thả một lá nhôm vào ống nghiệm có sẵn 2 ml dd HCl. lá nhôm tan dần, xuất hiện bọt khí.
+ TN3: Nhỏ từ từ dd HCl vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 lắc nhẹ. Cu(OH)2 tan tạo dd có màu xanh lam.
+TN4: ...
+ TN5: ...
-H/S: Kết luận: dd HCl có đầy đủ tính chất của một axit:
 + Quỳ tím ---> đỏ
 + T/D với nhiều kim loại tạo muối và giải phóng H2.
 + T/D với bazơ--> muối + nước 
 + T/D với oxit bazơ ---> muối + nước
 + T/D với muối.
2. ứng dụng : SGK
B. Axit sunfuric H2SO4.
1. T/c vật lý :
-H/S: Tự đọc SGK và rút ra kết luận.
-H/S: Q/S lọ đựng dd H2SO4, kết hợp đọc nội dung SGK và rút ra kết luận: dd H2SO4 loãng là chất lỏng sánh, không màu, nặng = 2 lần nước
2. Tính chất hoá học :
- H/s nêu t/c viết phương trình minh hoạ 
 Axit H2SO4 loãng có tính chất cuả 1 axit
+ Làm đổi màu quỳ tím -> đỏ
+ T/d với nhiều KL -> H2
H2SO4 +Fe -> FeSO4 + H2
+ T/d với bazơ -> muối + nước
H2SO4 + 2NaOH -> Na2SO4 + H2O
+ T/d với oxit bazơ -> muối + nước
3H2SO4 + Fe2O3 -> Fe2(SO4)3 +3H2O
IV.Củng cố :
?1 Nhắc lại TCHH chung của HCl và H2SO4 loãng
?2: Bài tập.
Cho các chất sau: Ba(OH)2, Fe(OH)3, SO3, K2O, Mg, Fe, Cu, CuO, P2O5.
Viết PTHH ( nếu có) của các chất trên với :
a, Nước.
b, dd H2SO4 loãng.
c, dd KOH
Đáp án:
a, Chất tác dụng với nước gồm: SO3, K2O, P2O5.
b, ... dd H2SO4 gồm : Ba(OH)2, Fe(OH)3, K2O, Mg, Fe, CuO.
c, ... dd KOH gồm: SO3, P2O5. 
V. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập: 1,4,6,7 – SGK/ Tr19
Tuần:4
Ngày soạn: 8/9/2009
Tiết:7
Ngày dạy: 14/9/2009
MộT Số AXIT QUAN TRọNG ( tiếp )
A.Mục tiêu bài học
Qua tiết học học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
- H/s nêu được t/c riêng của H2SO4 đặc, biết cách nhận biết H2SO4 và muối sunfat. Biết những ứng dụng và công đoạn sản xuất H2SO4 
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nhận biết, viết pt hoá học .
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức tích cực học tập, tính cẩn thận khi tiếp xúc với H2SO4 đặc .
b.Chuẩn bị của thầy và trò
	1. G/V: + Dụng cụ : ống nghiệm (3) cốc, giá, ống hút, khay, tranh 1.17
 + Hoá chất : Cu, H2SO4đ, BaCl2, Na2SO4, HCl, NaCl, NaOH.
	2. H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
c.Tiến trình tiết dạy
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu t/c hoá học của H2SO4 loãng, cho ví dụ minh hoạ ?.
3.Bài mới
	+ Mở bài: H2SO4 loãng mang đầy đủ TCHH chung của axit, còn H2SO4 đặc thì sao? bài học giúp chúng ta trả lời điều này. 
Hoạt động của G/V
Hoạt động của H/S
GVTT: Giống với H2SO4 loãng. H2SO4đặc cũng có những TCHH giống với H2SO4loãng ( quỳ ---> đỏ, tác dụng với bazơ, với oxit bazơ. Ngoài ra nó còn có những TCHH khác như: --->
GV tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm 1 và 2 vài lá đồng. Nhỏ 2 ml dd H2SO4 loãng vào ống nghiệm 1 và 2 ml dd H2SO4 đặc vào ống nghiệm 2 - đun nóng.
?. Nhận xét hiện tượng xảy ra?
?. Giải thích hiện tượng.
?.Qua thí nghiệm em có kết luận gì. Viết PTHH minh hoạ.
- G/V làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt H2SO4 (đ) vào ống nghiệm có chứa lượng nhỏ đường.
?. Mô tả hiện tượng xảy ra.
-G/V giải thích: Chất rắn màu đen là cacbon.
C12H22O11 ------> 11H2O + 12C.
Sau đó một phần C vừa sinh ra lại bị H2SO4 đặc oxi hoá tạo CO2 và SO2 gây sủi bọt trong cốc làm C dâng lên khỏi miệng ống nghiệm.
- GV yêu cầu : H/s quan sát H1.12
Nêu các ứng dụng của H2SO4
- GV yêu cầu : H/s đọc SGK
?1. Nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric.
?2. Các công đoạn sản xuất H2SO4.
- G/V: Lưu ý điều kiện để xảy ra phản ứng giữa SO2 với O2.
- G/V: Hướng dẫn H/S làm thí nghiệm:
+ Cho vào ống nghiệm (1) 2ml dd H2SO4, ống nghiệm (2) 2ml dd Na2SO4.
+ Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt BaCl2 ( hoặc: Ba(NO3)2, Ba(OH)2 )
- G/V: Hướng dẫn H/S viết PTHH:
ống 1: BaCl2 + H2SO4 --> BaSO4 + HCl
 (dd) ( dd) (r) (dd)
ống2: BaCl2 + Na2SO4 --> BaSO4 + NaCl
	(dd) ( dd) (r) (dd)
?. Qua nội dung thí nghiệm em có kết luận gì.
II. Tinh chất hoá học 
1. H2SO4 loãng có t/c hoá học của axit
2. H2SO4 đặc có những t/c hoá học riêng
a. Với KL
-H/S: + ống no 1ko có hiện tượng gì.
 + ống no 2: Lá đồng bị tan dần tạo dd màu xanh, kèm theo khí có mùi khó chịu bay ra.
-H/S: ống no 1: Cu không T/D với H2SO4 loãng.
 + ống no 2: Cu đã tác dụng với H2SO4 đặc tạo muối đồng có màu xanh và khí SO2 ( mùi hắc).
K/L: H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại, không giải phóng H2.
- PTHH: 
Cu + H2SO4 đặc -> CuSO4 + H2O + SO2
(r) (dd) (dd) (k)
b. Tính háo nước
H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm, ghi lại các hiện tượng xảy ra.
- H/S: màu trắng của đường chuyển thành màu vàng nâu, đen rồi tạo khối xốp màu đen bị bọt khí đẩy lên khỏi ống nghiệm.
- H/S: Tự rút ra kết luận.
K/L: H2SO4 đặc có tính háo nước. 
III. ứng dụng của axit sunfuric
- H/S: + Làm chất tẩy rửa, SX phẩm nhuộm, SX phân bón, SX chất dẻo, tẩy trắng vải sợi...
IV.Sản xuất axit sunfuric :
- H/S: Nguyên liệu: S hoặc quặng pirit.
- H/S: Gồm 3 giai đoạn:
 + Sản xuất lưu huỳnh đioxit
 S + O2 -> SO2
 ( hoặc: FeS2 + O2 ---> Fe2O3 + SO2 )
 + sản xuất lưu huỳnh trioxit
 SO2 + O2 -> SO3
 + Sản xuất axit sunfuric
 SO3 + H2O -> H2SO4 
V. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat .
- H/S: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, ghi lại hiện tượng trong mỗi thí nghiệm rổi trình bày lại nội dung thí ngiệm trước lớp. 
Hiện tượng: Cả hai ống nghiệm đếu thấy kết tủa trắng.
KL : Dùng muối Bari tan hoặc Ba(OH)2 để nhận biết H2SO4 và muối sunfat .
4.Củng cố – luyện tập
- H/s: Nhắc lại những nội dung chính của bài:
+ TCHH riêng của H2SO4 đặc
+ Thuốc thử để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat
+ Phương pháp sản xuất axit sunfuric trong công ngiệm. 
- H/s làm bài tập 3/ Tr 19 /SGK.
- H/s làm bài: Hoàn thành các PTHH sau ( nếu có)	
Fe
+
?
----->
?
+
?
Al
+
?
----->
Al2(SO4)3
+
?
Fe(OH)3
+
?
----->
FeCl3
+
?
KOH
+
?
----->
K3PO4
+
?
H2SO4
+
?
----->
HCl
+
?
Cu
+
?
----->
CuSO4
+ ?
+ ?
CuO
+
?
----->
?
+
H2O
FeS2
+
?
----->
?
+
SO2
5. Hướng dẫn .
- xem lại nội dung bài học.
- Học thuộc ghi nhớ SGK
- làm bài tập: 2,4,5,6,7 – SGK
	 4.1 ---> 4.7 – SBT
Tuần:4
Ngày soạn: 8/9/2009
Tiết:8
Ngày dạy: 16/9/2009
luyện tập
tính chất hoá học của oxit và axit
A.Mục tiêu bài học
Qua tiết học, H/S biết:
1. kiến thức:
 - Củng cố và khắc sâu TCHH của oxit và axit, đồng thời thấy được mối quan hệ giữa oxit và axit.
- Dẫn ra những V/D minh hoạ cho những tính chất của các hợp chất trên.
2. kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức về oxit, axit để làm bài tập.
3. Thái độ:
- GD tính tự giác trong học tập .
b.Chuẩn bị của thầy và trò
1. G/V: + Sơ đồ TCHH của oxit bazơ và oxit axit
	 + Sơ đồ TCHH của axit.
2. H/S: + Phiếu học tập nhóm.
c.Tiến trình tiết dạy.
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3.Nội dung luyện tập.
Hoạt động của G/V
Hoạt động của H/S
HĐ1: Ô lại kiến thức cơ bản
-Gv: Dùng bảng phụ đưa ra sơ đồ câm yêu cầu học sinh lên hoàn thiện. ( Nội dung như sơ đồ SGK/Tr 20 )
- YCHS viết phương trình hoá học minh hoạ cho sơ đồ.
+ Oxit bazơ ----> Muối + Nước
+ Oxit axit ----> Muối + Nước
+ Oxit bazơ ----> Muối 
+ Oxit axit ----> Muối 
+ Oxit bazơ ----> dd Bazơ
+ Oxit axit ----> dd axit 
- G/V: Yêu cầu 1H/S nhìn vào sơ đồ 2 SGK/Tr 20 nhắc lại TCHH của axit.
- Y/CHS viết phương trình hoá học minh hoạ cho những tính chất đó.
HĐ2: Luyện tập
Bài tập 1:
Có các oxit sau: SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2.
Hãy cho biết oxit nào tác dụng được với:
a, Nước 
b, dd HCl
c, dd NaOH.
Viết các PTHH xảy ra.
Phần hướng dẫn: 
Xác định mỗi chất thuộc loại hợp chất gì.
Nhớ lại TCHH của oxit, axit từ đó mà xác định chất nào phản ứng, chất nào không 
Bài 5/Tr21/SGK. 
- Y/C: 2 H/S lên bảng trình bày, H/S dưới lớp làm vào vở.
( Mỗi H/S viết 5 PTHH )
I.Kiến thức cần nhớ
1. T/c hoá học của oxit
- H/S: Một H/S lên bảng, H/S # hoàn thiện vào phiếu học tập 
Đáp án dự kiến:
CaO
+
2HCl
-->
CaCl2
+
H2O
CO2
+
Ca(OH)2
-->
CaCO3
+
H2O
CaO
+
CO2
-->
CaCO3
SO3
+
Na2O
-->
Na2SO4
CaO
+
H2O
-->
Ca(OH)2
SO3
+
H2O
-->
H2SO4
2. T/c hoá học của axit
- Nhìn vào sơ đồ H/S trình bày được TCHH của axit là:
+ Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
+ TD với kim loại --> Muối + H2 ( Với H2SO4 đặc, HNO3 thì không giải phóng H2 )
+ TD với bazơ ---> muối + nước
+ TD với oxit bazơ --> Muối + nước
- H/S: Viết các PTHH minh hoạ.
II. Luyện tập
Đáp án:
a. Chất tác dụng với nước gồm:SO2, Na2O, CaO, CO2.
PTHH:
SO2
+
H2O
---->
H2CO3
Na2O
+
H2O
---->
2NaOH
CaO
+
H2O
---->
Ca(OH)2
CO2
+
H2O
---->
H2CO3
b.Chất tác dụng với dd HCl là: CuO, Na2O, CaO
PTHH: 
CuO
+
HCl
-->
CuCl2
+
H2O
Na2O
+
HCl
-->
NaCl
+
H2O
CaO
+
HCl
-->
CaCl2
+
H2O
c, Chất tác dụng với dd NaOH gồm: SO2, CO2
PTHH:
CO2 + NaOH --> Na2CO3 + H2O
SO2 + NaOH --> Na2SO3 + H2O
Đáp án bài 5
(1) S + O2 -->SO2
(2) 2SO2 + O2 -->2SO3
(3)SO2 + Na2O --> Na2SO3
(4) SO3 + H2O --> H2SO4
(5) 2H2SO4đ +Cu --> CuSO4 +SO2 +H2O
(6) SO2 +H2O --> H2SO3
(7) H2CO3 +NaOH --> Na2SO3 +H2O
(8) Na2SO3+2HCl --> 2NaCl +SO2 +H2O
(9) H2SO4 +2NaOH --> Na2SO4 +H2O
(10) Na2SO4 +BaCl2 --> BaSO4 +2NaCl
4.Củng cố :
?. Nhắc lại TCHH của oxit, axit.
 ?. Trình bày phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm, các công đoạn sản xuất H2SO4.
?. Nêu phương pháp nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn lại TCHH của oxit, axit
- Xem lại các bài đã làm
- Làm bài tập: 2,3,4 – SGK/Tr22
	 5.1 ----> 5.7
- Xem trước nội dung bài thực hành.
_________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doct5 - t8.doc