A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
- Củng cố kiến thức cơ bản của một số bài đã học của chương IV như: đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, một số hidrocacbon điển hình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài kiểm tra
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác ,trung thực trong kiểm tra đánh giá.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1 - G/V: Đề kiểm tra, đáp án thang điểm.
2 - H/S: Ôn tập nội dung chương IV.
Tuần: 27 Ngày soạn: 28/2/2010 Tiết: 53 Ngày dạy: 8/3/2010 Kiểm tra 45 phút A. Mục tiêu bài học: Qua bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. - Củng cố kiến thức cơ bản của một số bài đã học của chương IV như: đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, một số hidrocacbon điển hình. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng diễn đạt trình bày bài kiểm tra 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác ,trung thực trong kiểm tra đánh giá. B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1 - G/V: Đề kiểm tra, đáp án thang điểm. 2 - H/S: Ôn tập nội dung chương IV. C. Tiến trình tiết kiểm tra: 1. Tổ chức lớp. 2. Nội dung đề kiểm tra. 3. Đáp án thang điểm. Phần 1: Trác nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ1 Đ2 Phần 2: Tự luận Câu1:( 2đ) Đáp án: CH2 = CH2; CH2 = CH – CH3 Câu2: - Dùng nước vôi trong nhận ra CO2 do có kết tủa 0,5đ - Dùng dd brom để nhận ra Axetilen do bị mất màu 0,5đ - Khí còn lại là metan 0,5đ - Viết đúng 2 phương trình nhận biết 0,5đ Câu3: (3đ) Xác định được chỉ có Axetilen tham gia phản ứng với dd Brom 0,25đ Viết đủ 4 phương trình, mỗi phương trình đúng được 0,25đ, riêng PTHH giữa CnH2n+2 với oxi được 0,5đ 1.25đ Tính thành phần phần trăm mỗi khí 0,5đ Xác định được CTPT của hidrocacbon X 1đ a, PTHH: CH4 + 2O2 ----> CO2 + 2H2O 2C2H2 + 5O2 ---> 4CO2 + 2H2O CnH2n+2 + (3n +1)/2O2 ----> nCO2 + (n + 1)H2O C2H2 + 2Br2 ----> C2H2Br4 b, Vì đi qua dd brôm có hai khí thoát ra nên chứng tỏ CnH2n+2n không phản ứng với brôm. => VCH4 = VCnH2n+2 = 0,448: 2 = 0,224 lit => VC2H2 = 0,672 - 0,448 = 0,224 lít C, nCO2(1) = nCH4 = 0,01 mol nCO2(2) = 2nCO2(2) = 0,02 mol nCO2(3) = (2,2 : 44) - (0,02 + 0,01) = 0.02 mol Mặt khác nCnH2n+2 = 0,224:2,4 = 0,01 mol PTHH: CnH2n+2 + (3n +1)/2O2 ----> nCO2 + (n + 1)H2O 1mol nmol 0,01 mol 0,02mol => n = 2 Vậy công thức của hidrocacbon cần tìm là: C2H6 Đề chẵn Câu1 (1đ): Hãy cho biết trong những chất sau chất nào không làm mất màu dd brom: CH3 – CH3; CH2 = CH2; CH3 – CH2 – CH3; CH2 = CH – CH = CH2 Câu2 (3đ): Trình bày tính chất hoá học của Axetilen. Câu3:( 2đ): Có ba bình không nhãn, mỗi bình đựng một trong ba khí: CH4, C2H2, CO2. Nêu phương pháp hoá học nhận biết các chất trong mỗi bình. Câu4 (4đ): Hỗn hợp A gồm CH4, C2H4 và một hiđrocacbon X có công thức CnH2n +2. Cho 0,896 lit hỗn hợp A đi qua dd brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 0,448 lit hỗn hợp hai khí. Biết rằng tỉ lệ số mol của CH4 và CnH2n+2 trong hỗn hợp là 1 : 1 , Khi đốt cháy 0,896 lit khí A thu được 3,08 gam khí CO2 ( thể tích khí đo ở đktc ). a, Viết đầy đủ các phương trình hoá học xảy ra. b, Tính thành phần phần trăm theo thể tich mỗi khí có trong hỗn hợp A. c, Xác định công thức phân tử của hidrocacbon X. Đề lẻ: Câu1 (1đ): Hãy cho biết trong những chất sau chất nào làm mất màu dd brom: CH3 – CH3; CH2 = CH – CH3 CH3 – CH2 – CH3; CH2 – CH2 – C º CH Câu2 (3đ): Trình bày tính chất hoá học của Etilen Câu3:( 2đ): Có ba bình không nhãn, mỗi bình đựng một trong ba khí: O2, C2H4, CO2. Nêu phương pháp hoá học nhận biết các chất trong mỗi bình. Câu4 (4đ): Hỗn hợp A gồm CH4, C2H4 và một hiđrocacbon X có công thức CnH2n +2. Cho 0,896 lit hỗn hợp A đi qua dd brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 0,448 lit hỗn hợp hai khí. Biết rằng tỉ lệ số mol của CH4 và CnH2n+2 trong hỗn hợp là 1 : 1 , Khi đốt cháy 0,896 lit khí A thu được 3,08 gam khí CO2 ( thể tích khí đo ở đktc ). a, Viết đầy đủ các phương trình hoá học xảy ra. b, Tính thành phần phần trăm theo thể tich mỗi khí có trong hỗn hợp A. c, Xác định công thức phân tử của hidrocacbon X. Tuần: 27 Ngày soạn: 28/2/2010 Tiết: 54 Ngày dạy: 10/3/2010 Chương V: Dẫn xuất của hidrocacbon Bài 44: Rượu etylic A. Mục tiêu bài học. Qua bài học H/S đạt được: 1. Kiến thức: - Biết được CTPT, CTCT, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của rượu etylic. - Hiểu được nhóm -OH là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hoá học đặc trưng của rươu. - Biết khái niệm độ rượu, cách tính độ rượu, cách điều chế rượu. 2. Kĩ năng: - Viết được PTHH của rượu với Na, biết cách giải một số bài tập về rượu. 3. TháI độ: - Thấy được tác hại khi sử dụng lạm dụng rượu bia. B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1 - G/V:+ Mô hình phân tử rượu etylic. + Rượu etylic, Na, nước, ioot. + ống nghiệm, chen sứ loại nhỏ, diêm. 2 - H/S: + Đọc trước nội dung bài học. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Tổ chức lớp. 2. kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra trong khi tìm hiểu kiến thức liên quan) 3. Nội dung. Mở bài: Khi lên men gao, ngô, khoai, nho ... người ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? nó có tính chất và ứng dụng gì? G/V H/S HĐ1: Tìm hiểu tính chất vật lí. - G/V: Cho H/S quan sát ống nghiệm đựng rượu etylic nguyên chất. ?. Nhận xét trạng thái, màu, mùi. - G/V: Tiến hành thí nghiệm thử tính tan của rượu. ?. Mô tả hiện tượng xảy ra. ?. Kết luận về tính tan của rượu - G/V: YCHS đọc thông tin SGK và cho biết nhiệt độ sôi của rượu. - G/V: Tiếp tục Y/C H/S đọc thông tin SGK và cho biết khái niệm độ rượu. - G/V: lưu ý H/S giữa khái niệm độ rượu với khái niệm nồng độ phần trăm của dung dịch. - G/V: YCHS giải thích cách ghi: rượu 450 trên các chai rượu. - G/V: YCHS rút ra kết luận về tính chất vật lí của rượu. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo - G/V: YCHS quan sát hình 5.2/SGK rồi lắp mô hình phân tử rượu. - Qua mô hình đã quan sát hãy viết lại CTCT của rượu etylic. - G/V: Giải thích vai trò của nhóm OH trong phân tử rượu HĐ3: Tìm hiểu tính chất hoá học - G/V: Tiến hành thí nghiệm: Nhỏ vài giọt rượu etylic vào chén sứ và đốt. ?. Mô tả hiện tượng xảy ra. ?. Giải thích viết PT hoá học xảy ra. - G/V: Tiến hành thí nghiệm: + Cho mẩu Na ( nhỏ bằng hạt đậu xanh) vào cốc đựng rượu nguyên chất. - Y/C học sinh mô tả hiện tượng, giải thích viết PTHH xảy ra. - G/V: Tiếp tục tiến hành thí nghiệm thử phản ứng của rượu với kim loại khác: Cho mảnh kim loại Zn vào ống nghiệm đựng rượu. - G/V: YCHS nhận xét hiện tượng xảy ra từ đó rút ra kết luận về tính chất này của rượu. 3. Phản ứng với axitaxetic. (học ở bài 45) HĐ4: Tìm hiểu ứng dụng và điểu chế - Yêu cầu H/S tìm hiểu những ứng dụng của rượu qua sơ đồ SGK/Tr138 - G/V: Liên hệ tác hại của rượu gây ra đối với những người uống nhiều rượu. ?. Trong thực tế rượu được sản xuất như thế nào. - G/V: Giới thiệu hai phương pháp điều chế như SGK. +Tinh bột hoặc đường ----> Rượu etylic. + C2H4 + H2O ------> C2H5OH I. Tính chất vật lí. - H/S: Quan sát. + Chất lỏng, không màu, mùi đặc trưng. - H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm. + Rượu hoà tan hoàn toàn trong nước tạo dd đồng nhất. + rượu tan nhiều trong nước. - H/S: Đọc thông tin SGK trả lưòi câu hỏi ( rượu sôi ở 780C ) - H/S: Đọc thông tin SGK, đưa ra khái niệm về độ rượu. + Có nghĩa là trong 100ml dd trong chai có 45ml là rượu nguyên chất. - H/S: rút ra kết luận về tính chất vật lí của rượu. II. Cấu tạo phân tử. - H/S: Quan sát hình 5.2, tự lắp mô hình phân tử rượu. - H/S: Một H/S lên bảng viết CTCT của rượu etylic: CH3- CH2 – OH - H/S: Ghi nhớ công thức cũng như vai trò của nhóm - OH trong phân tử rượu III. Tính chất hoá học. 1. Rượu etylic có cháy không. - H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm. + rượu cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh, có hơi nước ngưng tụ trên tám kính. + Rượu tác dụng với oxi trong không khí tạo ra H2O và CO2. PTHH: C2H5OH + 3O2 ---> 2CO2 + 3H2O 2. Rượu etylic có tác dụng với Na không? - H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm. + Na tan dần, có bọt khí thoát ra. + Na đã tác dụng với rượu để giải phóng H2. + PTHH: 2CH3-CH2-OH + 2Na ---> 2CH3-CH2-ONa + H2 - H/S: Quan sát, nhận xét rồi rút ra kết luận: rượu không tác dụng với nhiều các kim loại khác như: Zn, Mg, Cu ... + rượu chỉ tác dụng với nhóm kim loại kiềm. IV. ứng dụng. - H/S: Quan sát sơ đồ, trình bày ứng dụng của rượu: + Là nguyên liệu điều chế dược phẩm. + Nguyên liệu để điều chế cao su tổng hợp. + Nguyên liệu để sản xuất rượu bia. + Là dung môi của nhiều chất hữu cơ. V. Điều chế rượu etilic. - H/S: Tinh bột đã được làm chín được ủ. - H/S: ghi nhận thông tin. 4. củng cố – Luyện tập. - G/V Y/C một H/S nhắc lại nội dung chính của bài. - G/V: Cho H/S làm bài 2/SGK/Tr139. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại nội dung bài học. - Làm bài tập: 1,3,4,5/SGK/Tr139 và bài: 44.1 ---> 44.6/SBT. - Đọc mục “ em có biết” - Xem trước bài “axitaxetic”
Tài liệu đính kèm: