Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 55, 56

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 55, 56

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học H/S đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết CTCT, TCVL, TCHH và ứng dụng của axitaxetic

- Biết nhóm nguyên tử - COOH ( cacboxin) là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.

- Biết khái niệm este và phản ứng este hoá

2. Kĩ năng:

- Viết được phản ứng của axitaxetic với các chất , củng cố kĩ năng giải bài tập hữu cơ.

3. Thái độ:

- Học sinh thêm yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ CỦA THÂY VÀ TRÒ:

1. G/V: + Mô hình phân tử axitaxetic

 + dd phenolphtalein, CuO, Zn, Na2CO3, rượu etylic, dd CH3COOH, dd NaOH, Axitsunfuric đặc.

2. H/S: + Đọc trước nội dung bài học.

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 55, 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28
Ngày soạn: 07/3/2010
Tiết: 55
Ngày dạy: 15/3/2010
Axitaxetic ( C2H4O2)
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết CTCT, TCVL, TCHH và ứng dụng của axitaxetic
- Biết nhóm nguyên tử - COOH ( cacboxin) là nhóm nguyên tử gây ra tính axit.
- Biết khái niệm este và phản ứng este hoá
2. Kĩ năng:
- Viết được phản ứng của axitaxetic với các chất , củng cố kĩ năng giải bài tập hữu cơ. 
3. Thái độ:
- Học sinh thêm yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị của thây và trò:
1. G/V: + Mô hình phân tử axitaxetic
	 + dd phenolphtalein, CuO, Zn, Na2CO3, rượu etylic, dd CH3COOH, dd NaOH, Axitsunfuric đặc.
2. H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	?. Viết CTCT của rượu etylic? Trình bày TCHH của rượu etylic? Viết PTHH minh hoạ.
3. Nội dung bài mới:
+ Mở bài: Khi lên men rươu etylic người ta thu được giấm ăn, đó chính là dd axitaxetic. Vậy axitaxetic có CTCT như thế nào? Nó có tính chất và ứng dụng gì?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiệu tính chất vật lí của axitaxetic
- G/V: Cho H/S quan sát ống nghiệm đựng axitaxetic.
- G/V: giới thiệu về giấm ăn: - dd axitaxetic có nồng độ 2% - 5%.
HĐ2: Tìm hiểu cấu tạo phân tử axitaxetic
- G/V: Cho H/S quan sát mô hình phân tử axetilen, G/V giới thiệu mô hình.
?. Từ mô hình hãy viết CTCT của axitaxetic
- G/V: Y/C H/S nghiên cứu thông tin SGK và trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử axitaxetic.
HĐ3: Tìm hiểu tính chất hoá học của axitaxetic
?. Trình bày TCHH chung của axit.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm thử tính axit của axitaxetic: Nhỏ vải giọt dd axitaxetic lần lượt vào từng ống nghiệm đựng mỗi chất sau: quỳ tím, Mg, dd NaOH, CaO, CaCO3.
?. Qua kết quả các thí nghiệm trên em có kết luận gì.
- G/V: Tiến hành thí nghiệm: Cho 3ml axitaxetic và 2ml rượu etylic vào một ống nghiệm,tiếp tục cho thêm 1ml H2SO4 (đ).
?. Mô tả hiện tượng xảy ra.
? Từ đó em có kết luận gì.
- G/V: tiếp tục làm thí nghiệm đun nóng ống nghiệm trên --> Y/C H/S quan sát.
?. Mô tả hiện tượng xảy ra.
- G/V: Giới thiệu sản phẩm của phản ứng(CH3COOC2H5 – Etylaxetat) và yêu cầu H/S lên viết PTHH xảy ra.
- G/V: Y/C H/S đọc thông tin SGK và cho biết sản phẩm tạo thành thuộc loại hợp chất gì? phản ứng đó gọi là phản ứng gì?
HĐ4: Tìm hiểu ứng dụng và phương pháp điều chế axitaxetic.
- G/V: Y/C H/S quan sát sơ đồ SGK/Tr143
?. Trình bày ứng dụng của axitaxetic.
- G/V: Y/C H/S nghiên cứu thông tin SGK.
?. Trong công nghiệp để điều chế axitaxetic người ta tiến hành theo phương pháp nào. 
?. Viết PTHH của phản ứng.
- G/V: Giới thiệu: trong dân gian để sản xuất giấm ăn người ta đã lên men rượu trong môi trường men giấm.
- G/V: YCHS nghiên cứu thông tin SGK và viết PTHH .
- G/V: Liên hệ một số phương pháp làm giấm.
I. Tính chất vật lí
- H/S: Quan sát ống nghiệm đựng axitaxetic, nhận xét trạng thái, màu sắc, mùi...
- H/S: Làm thí nghiệm thử tính tan của axitaxetic trong nước tử đó rút ra kết luận về tính chất vật lí của axitaxetic.
+K/L: chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước 
II. Cấu tạo phân tử:
- H/S: Quan sát mô hình.
- H/S: Viết CTCT của axitaxetic, H/S khác nhận xét bổ sung.
+ CTCT: CH3 – COOH.
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK, trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử axitaxetic:
+ Trong phân tử có nhóm – OH liên kết với nhóm = CO tạo nhóm – COOH. Chính nhóm này làm phân tử có tính axit. 
III. Tính chất hoá học.
1. Axitaxetic có tính chất của axit không?
- H/S: Nhắc lại TCHH của axit:
 + Quỳ tím ---> đỏ.
 + tác dụng với kim loại.
 + T/D với bazơ.
 + T/D với oxit bazơ
 + T/D với muối.
- H/S: Quan sát G/V tiến hành thí nghiệm, mô tả lại hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm.
+ Kết luận: Axitaxetic thể hiện đầy đủ TCHH của một axit.
2. Tác dụng với rượu etylic
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
+ không có hiện tượng gì.
+ axetilen không tác dụng với rượu etylic ở nhiệt độ thường.
- H/S: Quan sát G/V làm thie nghiệm
+ Sản phẩm sinh ra là một chất không tan trong nước, có mùi thơm đặc trưng.
- PTHH: CH3COOH + C2H5OH ---->
 ---> CH3COOC2H5 + H2O
- H/S: Đọc thông tin SGK, trả lưòi câu hỏi: + Etylaxetat là este, phản ứng gọi là phản ứng este hoá.
IV- ứng dụng.
- H/S: Quan sát sơ đồ SGK, H/S trình bày ứng dụng, H/S khác nhận xét bổ sung.
V- Điều chế.
- H/S: Đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi G/V đưa ra.
+ Oxi hoá bu tan.	
2 C4H10 + 5O2 ---> 4CH3COOH + 2H2O
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK, viết PTHH:
C2H5OH + O2 ---> CH3COOH + H2O
4. Củng cố – Luyện tập:
- Y/C một H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
- Cho H/S làm bài tập 4,5/SGK/Tr142 và bài tập sau:
	Hãy hoàn thành các PTHH nếu có:
	Na + CH3COOH ---> 
	Zn + CH3COOH --->
	Cu + CH3COOH --->
	CuO + CH3COOH --->
	Na2CO3 + CH3COOH --->
	KOH + CH3COOH --->
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập: 1 ----> 8/SGK/Tr143 và bài 45.1 ---> 45.7/SBT
	- Xem lại phần điều chế rượu etylic và axitaxetic.
Tuần: 28
Ngày soạn: 07/3/2010
Tiết: 56
Ngày dạy: 17/3/2010
mối liên hệ giữa etilen,
rượu etylic và axitaxetic.
A. Mục tiêu bài học:
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được mối liên hệ giữa hidrocacbon, rượu, axit và este với các chất cụ thể là: etilen, rượu etylic, axitaxetic và etylaxetat.
2. Kĩ năng:
- Viết được các PTHH theo sơ đồ chuyển đổi giữa các chất.
- Rèn kĩ năng giải các bài tập hoá học hữu cơ.
3. TháI độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị của thây và trò:
1- G/V: + Sơ đồ mối liên hệ giữa rượu, axit, hidrocacbon.
2- H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	?. Viết CTCT của axitaxetic? Trình bày TCHH của axitaxetic ? Viết PTHH minh hoạ.
	- Y/C một H/S làm bài 7/SGK.
3. Nội dung bài mới:
+ Mở bài: Các em đã học hidrocacbon, rượu, axit. vậy các hợp chất trên có mối liên hệ với nhau như thế nào? chúng có thể chuyển đổi cho hau được không.
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu mối liên hệ giữa etilen, rượu etilic và axitaxetic.
- G/V: Cho H/S quan sát sơ đồ SGK/Tr144.
- Y/C H/S viết CTCT của các chất có trong sơ đồ.
- Y/C H/S viết PTHH biểu diễn cho sơ đồ.
- G/V: lưu ý H/S những Đ/K của phản ứng.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1/SGK/Tr144
- G/V: Y/C H/S nhắc lại TCHH của etilen, viết các PTHH trong bài.
CH2 = CH2 + Br2 ---> CH2Br – CH2Br.
CH2 = CH2 + CH2=CH2 + .... ---->
( - CH2 – CH2 - )n
Bài 2/SGK/Tr144.
- G/V: Y/C H/S nhắc lại TCHH của rượu và axitaxetic 
? Căn cứ vào sự khác biệt đó hãy nêu phương pháp để nhận biết từng chất.
Bài 3/SGK/Tr144.
- G/V: Y/C H/S nhắc lại tính chất hoá học của cả ba chất.
- Y/C H/S căn cứ vào dữ kiện của bài xác định từng chất. 
Bài4/SGK/Tr144.
- G/V: Gợi ý để H/S nhớ lại bài 4/SGK/Tr133.
- G/V: YCHS nêu định hướng để giải quyết bài toán.
- G/V: YC một H/S lên bảng trình bày, H/S khác nhận xét, bổ sung.
I. Sơ đồ liên hệ giữa etilen,rượu etylic và axitaxetic.
- H/S: Quan sát sơ đồ.
- H/S: Viết CTCT của các chất có trong sơ đồ, H/S nhận xét.
- H/S: Hai H/S lên bảng viết PT, các H/S khác nhận xét, bổ sung.
PTHH:
C2H4 + H2O ---> C2H5OH
C2H5OH + O2 ---> CH3COOH + H2O
C2H5OH + CH3COOH ---> CH3COOC2H5 + H2O
II- Bài tập.
- H/S: Trình bày lại TCHH của etilen rồi viết các PTHH.
- Một vài học sinh khác nhận xét bổ sung.
- H/S: Nghiên cứu nội dung yêu cầu của bài.
- H/S: Nhắc lại TCHH của hai chất trên từ đó đưa ra phương án trả lời.
Đáp án:
C1: Dùng quỳ tím nhận ra axit.
C2: Dùng kim loại trước hidro nhưng không phản ứng với nước để nhận biết. 
- H/S: Tìm hiểu bài.
- H/S: Nhắc lại TCHH của từng chất.
- H/S: Đưa ra sự lựa chọn của mình và giải thích vì sao lại có sự lựa chọn ấy.
Hướng dẫn:
- B không tác dụng với Na, B không tan trong nước ---> B là C2H4.
- A, C tác dụng với Na ---> A,C có thể là C2H6O hoặc C2H4O2.
- C tác dụng với Na2CO3 --> chứng tỏ C có nhóm – COOH vậy C là: C2H4O2 có CTCT là CH3COOH.
- A tác dụng với Na ---> A có nhóm OH ---> CTCT của A là: C2H5OH
Hướng dẫn:
nC = nCO2 = 44:44 = 1 mol
nH = 2nH2O = 2(27:18) = 3mol
mC+ mH = 1.12+3.1 = 15gam.
( 15 < mA = 23)
Vậy trong A ngoài C,H còn có O.
+Theo bài ta có: mO = 23 – 15 = 8 g
nO = 8:16 = 0.5 mol.
nC:nH:nH = 1:3:0,5 = 2:6:1
CT đơn giản nhất của A là:(C2H6O)n
Vì MA = 46 nên: (24+ 6 + 16)n = 16
n = 1
CTPT của A là: C2H6O
4. Củng cố – luyện tập
	- Y/C H/S nhắc lại sơ đồ mối liên hệ giữa hidrocacbon, rượu, axit và este.
	- G/V lưu ý một số bài tập đã làm.
	- G/V cho H/S làm bài 46.3/SBT
	Đáp án: + Dùng quỳ tím để nhận ra CH3COOH
	 + Thử tính tan để nhận ra este.
	 + Chất còn lại tan trong nước là rượu.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương IV và hai bài đầu của chương V để chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docT55 - 56.doc