A/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ, phân loại hợp chất hữu cơ, vai trò của hoá học hữu cơ trong đời sống.
- Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh về các hợp chất.
B/ Chuẩn bị:
- Bông, lửa, dung dịch Ca(OH)2, ống nghiệm.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Ổn định tổ chức lớp:
2/ Bài mới:
- GV vào bài: SGK
Chương 4: HIĐRO CACBON - NHIÊN LIỆU Tiết: 43 KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ A/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ, phân loại hợp chất hữu cơ, vai trò của hoá học hữu cơ trong đời sống. - Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh về các hợp chất. B/ Chuẩn bị: Bông, lửa, dung dịch Ca(OH)2, ống nghiệm. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Bài mới: - GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ: 1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu? - 1 HS đọc SGK --> Kết luận? 2. Hợp chất hữu cơ là gì? - TN: đốt chát bông rồi thử sản phẩm thu được bằng dung dịch nước vôi trong (SGK) ? Nêu hiện tượng ? Nhận xét hiện tượng và giải thích --> Kết luận? - Hợp chất hữu cơ là hợp chất của C trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat của kim loại và nhóm amoni... 3. Các hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào? ? Căn cứ để phân loại (dựa vào thành phần phân tử) - Gồm 2 loại: + Hiđro cacbon (chỉ chứa C, H) + Dẫn xuất của hiđrocacbon (ngoài C, H còn chứa các nguyên tố khác như O, N, Cl...) Bài tập: Hãy chỉ ra đâu là hợp chất hữu cơ và phân loại các hợp chất hữu cơ đó: CO, C2H6O, CH4, CaCO3, C2H2, CH3Cl, C6H6, CO2, C2H5O2N, NaHCO3. II. Khái niệm về hoá học hữu cơ: - 1 HS đọc SGK - là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ. 4. Củng cố: Luyện tập: a) Dạng bài tập cho CTPT, tính thành phần % theo khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất: Bước 1: Tính M. Bước 2: Tính %. b) Dạng bài tập cho % khối lượng từng nguyên tố, xác định CTPT hợp chất (hữu cơ) Bước 1: Gọi CTTQ Bước 2: áp dụng công thức xác định x:y:z 5. Dặn dò: - Hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa. - Tìm hiểu cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. ************************************ Tiết: 44 CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ A/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ. Cách viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ, ứng với một công thức phân tử có nhiều chất khác nhau có công thức cấu tạokhác nhau (đồng phân). B/ Chuẩn bị: Mô hình phân tử dạng rỗng. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu khái niệm hợp chất hữu cơ? Phân loại hợp chất hữu cơ? ? Tính thành phần % theo khối lượng của từng nguyên tố trong hợp chất CH3COOH? 3/ Bài mới: - GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ: 1. Hoá trị và liêt kết giữa các nguyên tử: - Cách biểu diễn CTCT: CH4 CH3Cl CH4O - Trong các hợp chất hữu cơ: C luôn có hoá trị IV H có hoá trị I O có hoá trị II 2.Mạch cacbon: ? VD: C2H6 C3H8 - Ví dụ: C4H10, C4H8 - GV phân tích hiện tượng đồng phân. - Những nguyên tử C trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. - Có 3 loại mạch cacbon: mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng. 3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử: - Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử. II. Công thức cấu tạo: - cách viết: CTCT, CTCT thu gọn - Ví dụ: C2H6O --> Kết luận: (SGK) 4. Củng cố: Bài tập 1, 4 SGK. 5. Dặn dò: - Hướng dẫn làm bài tập 2, 3, 5 /SGK. - Hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa. - Tìm hiểu tính chất của Metan. Tiết: 45 METAN (CH4 = 16) A/ Mục tiêu: - HS nắm được CTPT, CTCT, tính chất và ứng dụng của Metan - củng cố những kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất của hợp chất hữu cơ, mở rộng về ankan. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. B/ Chuẩn bị: Mô hình phân tử dạng rỗng. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu nguyên tắc cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ. ? Viết các công thức cấu tạo có thể có của C5H12, C3H7Cl. 3/ Bài mới: - GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý: ? Trong tự nhiên metan có ở những đâu (SGK) ? Tính chất vật lý của metan II. Cấu tạo phân tử: ? 1 HS lên bảng vẽ ? Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử ? Nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử - Phân tử chứa 4 liên kết đơn III. Tính chất hoá học: 1. Tác dụng với oxi (p/ư cháy - p/ư oxi hoá) - Quan sát thí nghiệm ? Viết PTPƯ CH4 + 2O2 --> CO2 + 2H2O - Hỗn hợp thể tích CH4 : O2 = 1: 2 là hỗn hợp nỗ mạnh --> Đề phòng tai nạn hầm mỏ 2. Tác dụng với clo (phản ứng thế) - Quan sát thí nghiệm - Viết PTPƯ: GV viết phản ứng theo cơ chế thế, phản ứng viết gọn, tên sản phẩm - Nhận xét: phản ứng thế.... IV. Ứng dụng: ? Metan có những ứng dụng gì (SGK) MỞ RỘNG: A - TÍNH CHẤT CỦA METAN: 1. Phản ứng chuyển hoá thành khí than ướt 2. Phản ứng nhiệt phân (2 trường hợp) 3. Điều chế: - pp tổng hợp - nung natri axetat với vôi tôi xút - nhôm cacbua tác dụng với nước B - DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA METAN - ANKAN - CTTQ - Tên gọi theo IUPAC - Đặc điểm cấu tạo - Gốc ankyl - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học: 1. Phản ứng cháy 2. Phản ứng thế 3. Phản ứng đề hiđro 4. Phản ứng crăckinh - Điều chế: 1. PP giữ nguyên mạch cacbon: từ anken, từ ankin. 2. PP crackinh 3. PP Duma 4. PP Wurst 5. PP Kolbe 4. Củng cố: Bài tập 2, 1 SGK. 5. Dặn dò: - Hướng dẫn làm bài tập 3/SGK. - Làm bài tập số 3, 4 /SGK + bài tập SBT - Tìm hiểu tính chất của Etilen. ************************************ Tiết: 46 ETILEN (C2H4 = 28) A/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được CTPT, CTCT, tính chất và ứng dụng của etilen - anken. B/ Chuẩn bị: Mô hình phân tử dạng rỗng. Bộ dụng cụ điều chế etilen, dung dịch Brom. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu CTPT, CTCT, tính chất vật lý và hoá học của metan? ? Bài tập 3/SGK 3/ Bài mới: - GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Tính chất vật lý: - Điều chế và quan sát khí etilen ? Tính chất vật lý của etilen (SGK) II. Cấu tạo phân tử: ? 1 HS lên bảng vẽ ? Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử ? Nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử - Giữa hai nguyên tử C có 1 liên kết đôi trong đó có 1 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học. III. Tính chất hoá học: 1. Tác dụng với oxi (p/ư cháy - p/ư oxi hoá) - Quan sát thí nghiệm ? Viết PTPƯ 2. Etilen có làm mất màu dung dịch Brom hay không (phản ứng cộng) - Quan sát thí nghiệm - Viết PTPƯ: GV viết phản ứng theo cơ chế cộngá, phản ứng viết gọn, tên sản phẩm. - Nhận xét: phản ứng cộng... 3. Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau hay không? - (nhựa) PE: rắn, không tan trong nước, không độc n CH2=CH2 ---> (-CH2-CH2-)n Poly etilen (PE) * Phản ứng trùng hợp là quá trình cộng liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn hơn hay cao phân tử. IV. Ứng dụng: (SGK) MỞ RỘNG: A - TÍNH CHẤT CỦA ETILEN: 1. Phản ứng cộng: axit, nước 2. Phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím 3. Điều chế etilen: - Crăckinh - Từ ankan - Từ ankin - Từ rượu - Từ dẫn xuất mono clo - Từ dẫn xuất đibrom B - DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ETILEN - ANKEN - CTTQ - Tên gọi theo IUPAC - Đặc điểm cấu tạo - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học: 1. Phản ứng cháy 2. Phản ứng cộng: H2, halogen, axit 3. Phản ứng trùng hợp (propilen) 4. Phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím - Điều chế: 1. Crăckinh ankan 2. Đề hiđro ankan 3. Từ ankin 4. Từ dẫn xuất đihalogen. 5. Tách nước từ rượu no đơn chức 6. Tách HX từ dẫn xuất monohalogen 4. Củng cố: Bài tập 1, 2 SGK. 5. Dặn dò: - Làm bài tập số 3, 4 /SGK - Bài tập: Đốt cháy một thể tích hiđrocacbon A cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích cacbonic (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). A có thể làm mất màu nước brom và kết hợp với hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh. Xác định CTCT của A. - Tìm hiểu tính chất của axetilen. Tiết: 47 AXETILEN (C2H2 = 26) A/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được CTPT, CTCT, tính chất và ứng dụng của Axetilen - ankin. B/ Chuẩn bị: Mô hình phân tử dạng rỗng. Bộ dụng cụ điều chế axetilen, dung dịch Brom. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu CTPT, CTCT, tính chất vật lý và hoá học của etilen? ? Nêu phương pháp phân biệt khí metan và khí etilen? ? Dẫn 5 lít hỗn hợp khí metan và etilen qua dung dịch brom dư thấy có 16 gam brom tham gia phản ứng. Tính thểtích từng khí trong hỗn hợp ban đầu biết các thể tích khí đo ở đktc. 3/ Bài mới: - GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Tính chất vật lý: - Điều chế và quan sát khí axetilen ? Tính chất vật lý của axetilen (SGK) II. Cấu tạo phân tử: ? 1 HS lên bảng vẽ ? Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử ? Nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử - Giữa hai nguyên tử C có 1 liên kết ba trong đó có 2 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học. III. Tính chất hoá học: 1. Axetilen có cháy không? (p/ư cháy - p/ư oxi hoá) - Quan sát thí nghiệm ? Viết PTPƯ ? Ứng dụng (đèn xì oxi - axetilen) 2. Axetilen có làm mất màu dung dịch Brom hay không (phản ứng cộng) - Quan sát thí nghiệm - Viết PTPƯ: GV viết phản ứng theo cơ chế cộng, phản ứng viết gọn, tên sản phẩm. - Nhận xét: phản ứng cộng... IV. Ứng dụng: (SGK) V. Điều chế: CaC2 + H2O --> C2H2 + Ca(OH)2 CH4 ---> C2H2 + H2 C + H2 --> C2H2 C2H6 --> C2H4 --> C2H2 MỞ RỘNG: A - TÍNH CHẤT CỦA AXETILEN: 1. Phản ứng cộng: axit, nước 2. Phản ứng làm mất màu dung dịch thuốc tím 3. Phản ứng trùng hợp: nhị hợp, tam hợp, đa hợp 4. Phản ứng thế ion kim loại B - DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA AXETILEN - ANKIN - CTTQ - Tên gọi theo IUPAC - Đặc điểm cấu tạo - Tính chất vật lý - Tính chất hoá học: 1. Phản ứng cháy 2. Phản ứng cộng: H2, ... 22,4 lít II. Phần tự luận: Bài tập 1: (2 điểm) Viết các PTPƯ minh hoạ cho các quá trình sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): Etilen (trùng hợp) ---> Benzen + Brom --> Metan + Clo --> Axetilen + Hiđro --> Bài tập 2: (2 điểm) Viết các CTCT có thể có của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H6. Bài tập 3: (3 điểm) Tính thể tích không khí (chứa 20% thể tích là khí oxi) cần để đốt cháy hết 5,6 lít khí axetilen. Biết các thể tích khí đo ở đktc. 3/ Thu bài: 4/ Giải đáp thắc mắc của học sinh: 5/ Dặn dò: - Tìm hiểu về dầu mỏ và khí thiên nhiên. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần trắc nghiệm khách quan: 6 câu x 0,5 điểm = 3 điểm. (1A - 2D - 3B - 4A - 5C - 6C) Phần tự luận: Câu 1: 2 điểm Câu 2: 2 điểm Câu 3: 3 điểm Tiết: 49 BENZEN (C6H6 = 78) A/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được CTPT, CTCT, tính chất và ứng dụng của Benzen. B/ Chuẩn bị: Mô hình phân tử dạng rỗng. Đĩa hình, máy chiếu. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu CTPT, CTCT, tính chất vật lý và hoá học của axetilen? ? Bài tập số 4, 5/SGK 3/ Bài mới: - GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Tính chất vật lý: - Quan sát benzen ? Tính chất vật lý của benzen (SGK) II. Cấu tạo phân tử: ? 1 HS lên bảng vẽ ? Các nhóm lắp ráp mô hình phân tử ? Nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử - Phân tử benzen: mạch vòng 6 cạnh, có 3 liên kết đơn xen kẽ 3 liên kết đôi. III. Tính chất hoá học: 1. Benzen có cháy không? (p/ư cháy - p/ư oxi hoá) - Quan sát thí nghiệm ? Viết PTPƯ 2. Axetilen có phản ứng thế với Br2 hay không? - Quan sát thí nghiệm - Viết PTPƯ: GV viết phản ứng theo cơ chế thế,, phản ứng viết gọn, tên sản phẩm. - Chú ý: Benzen không tác dụng với dung dịch Br2 IV. Ứng dụng: ? Nêu những ứng dụng của benzen (SGK) MỞ RỘNG: DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA BENZEN - AREN: 4. Củng cố: Bài tập 1, 2, 4/ SGK. 5. Dặn dò: - Hướng dẫn làm bài tập số 3/SGK -) Tiết: 50 DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN A/ Mục tiêu: - HS hiểu được dầu mỏ và khí thiên nhiên là những nhiên liệu quan trọng, là nguồn tài nguyên quý giá của Việt Nam - một trong những vấn đề toàn cầu. - HS nắm được sơ lược công nghệ hoá dầu, định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh. B/ Chuẩn bị: - Sơ đồ mỏ dầu và cách khai thác, sơ đồ chưng cất dầu mỏ, mẫu dầu mỏ. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Trả bài kiểm tra 1 tiết 3/ Bài mới: GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Dầu mỏ: 1. Tính chất vật lý: ? Quan sát mẫu dầu mỏ dạng thô, nhận xét? - lỏng, sáng, màu nâu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước. 2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ: ? Dầu mỏ có ở đâu - Trong TN tồn tại trong các mỏ dầu ? Mỏ dầu có thành phần như thế nào - Mỏ dầu gồm: + Lớp khí ở trên --> khí mỏ dầu (CH4) + Lớp dầu lỏng ở giữa --> là hỗn hợp của nhiều H-C + Lớp nước mặn dưới đáy 3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: ? Cách khai thác mỏ dầu - Sơ đồ Khí đốt, xăng, dầu thắp(dầu lửa), dầu điezen, dầu mazut, nhựa đường(hắc ín) ... - Phương pháp crăckinh II. Khí thiên nhiên: ? Khí thiên nhiên có ở đâu - Trong các mỏ khí dưới lòng đất ? Thành phần chủ yếu - Thành phần chủ yếu: metan ? Cách khai thác - Khai thác: khoan --> khí tự phun lên ? Vai trò - Là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu quan trọng. III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam: ? Ở nước ta dầu mỏ thường có ở đâu/ trữ lượng/ đặc điểm đặc biệt/ vấn đề đặt ra khi khai thác? - Tập trung ở thềm lục địa phía Nam - Trữ lượng 3 - 4 tỷ tấn dầu quy đổi - Hàm lượng lưu huỳnh thấp: dưới 0,5% 4. Bài tập: - Bài tập 1, 2, 3 /SGK 5. Dặn dò: - Hướng dẫn làm bài tập số 4/SGK. Tìm hiểu các vấn đề chung về nhiên liệu. Tiết: 51 NHIÊN LIỆU A/ Mục tiêu: - HS nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả ra nhiều nhiệt và phát sáng, nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điẻm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng. - Nắm được cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả. B/ Chuẩn bị: - 4 khay mẫu nhiênliệu: than đá, than xoan, than bùn, củi, cồn, xăng, dầu hoả, dầu ăn. - Biểu đồ hàm lượng C trong các loại than và năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu thông thường. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Nêu khái quát những đặc điểm về dầu mỏ và khí thiên nhiên. 3/ Bài mới: GV vào bài: Nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của cư dân trên toàn thế giới. Vậy nhiên liệu là gì, sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả? Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Nhiên liệu là gì? ? Nhiên liệu là gì? Ví dụ? - Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng. ? Dùng điện để đun nấu, thắp sáng thì điện có phải là nhiên liệu không (không, điện là 1 dạng năng lượng) - VD: than, củi, ga, dầu hoả, xăng... ? Nhiên liệu có vai trò như thế nào, hãy nhận xét một số mẫu nhiên liệu có trong khay thí nghiệm ? Nguồn gốc của các loại nhiên liệu II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào:? ? Dựa vào trạng thái... 1. Nhiên liệu rắn: than mỏ, gỗ... ? Than mỏ được hình thành do đâu ? Than mỏ gồm những loại nào - Than mỏ: hình thành do TV bị vùi lấp dưới đát và bị phân huỷ dần hàng triệu năm. Gồm: - Biểu đồ 1 + Than gầy: > 90% C, dùng trong công nghiệp + Than mỡ: để luyện than cốc + Than non: + Than bùn: làm chất đốt, phân bón ? Nhiên liệu gỗ được sử dụng như thế nào - Gỗ: hiện nay ít dùng 2. Nhiên liệu lỏng: ? Ví dụ - Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (xăng, dầu hỏa...) và rượu. ? Người ta sử dụng nhiên liệu lỏng trong những lĩnh vực nào - Chủ yếu dùng cho động cơ đốt trong, 1 phần nhỏ để đun nấu và thắp sáng. 3. Nhiên liệu khí: ? Nêu ví dụ - Khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cao, khí than... ? Đặc điểm của khí thiên nhiên - Năng suất toả nhiệt cao, ít gây hại cho môi trường ? Phạm vi sử dụng - Dùng trong công nghiệp và đời sống - Tham khảo: biểu đồ 2 III. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả? - HS đọc SGK - Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy - Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxi - Điều chỉnh lượng nhiên liệu cháy cho phù hợp ? Ngoài nguyên nhân năng suất toả nhiệt cao tại sao nhiên liệu khí lại được ưa dùng hơn các nhiên liệu rắn ---> Em có biết! 4. Bài tập: - Bài tập 1, 2, 3,4 /SGK 5. Dặn dò: - Về nhà làm bài tập: Bài tập 1: Giải thích tại sao có thể nói khí thải của các nhà máy và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy...) là nguyên nhân của mưa axit? Bài tập 2: Một trong những sản phẩm của quá trình luyện than cốc là một hiđrocacbon có tên là băng phiến. Băng phiến có phân tử khối là 128 đvC. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam băng phiến thu được 11 gam CO2 và 1,8 gam nước. Xác định CTPT của băng phiến. (C10H8) - Chuẩn bị bài mới: bài thực hành tính chất của hiđrocacbon. Tiết: 52 LUYỆN TẬP A/ Mục tiêu: Củng cố những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các hiđrocacbon đã học, thấy được những điểm giống nhau và khác nhau - nguyên nhân... Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. B/ Chuẩn bị: C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp luyện tập 3/ Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bài tập 1: Viết các CTCT có thể có của: C3H8, C3H6, C3H4 Bài tập 2: - Nhận ra C2H2 - Nhận ra C2H4 - Còn lại là CH4 Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các chất khí riêng biệt CH4, C2H4, C2H2. Bài tập 3: - Đáp án: C2H4. Biết 0,01 mol hiđrocacbon X có thể tác dụng với tối đa 100ml dung dịch brom 0,1M. Xác định CTPT của X. Bài tập 4: Hướng dẫn: 2 phương pháp - Tính theo phương trình phản ứng - Tính theo thành phần phân tử Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam hơi nước. a. Trong chất A có chứa những nguyên tố nào? b. Biết A có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 40, tìm CTPT của A. c. Chất A có làm mất màu nước brom không? d. Viết PTPƯ khi cho A tác dụng với khí Clo khi có ánh sáng 4. Bài tập mở rộng: Bài tập 5: Đốt cháy hoàn toàn 1,152 gam một hiđrocacbon mạch hở thu được 0,08 mol CO2. Xác định CTPT của hiđrocacbon đó. Bài tập 6: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hiđrocacbon A cần 6 lít khí oxi, sinh ra 4 lít khí cacbonic. Xác định CTPT, CTCT của A biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. 5. Dặn dò: - Hướng dẫn làm bài tập số 5, 6 /SGK - Chuẩn bị kiểm tra một tiết. Tiết: 53 Thực hành: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA HIĐROCACBON A/ Mục tiêu: - Củng cố các kiến thức về hiđrocacbon. - Rèn luyện các kỹ năng thí nghiệm: lắp dụng cụ, quan sát, ghi chép, so sánh. B/ Chuẩn bị: - 6 bộ dụng cụ thực hành cho học sinh: 1 khay, 1 bình cầu (ống nghiệm) có nhánh lắp sẵn trên 1 giá, 1 ống dẫn cao su, 1 chậu thuỷ tinh, 4 ống nghiệm, dung dịch Brom hoặc dung dịch iot, ống thuỷ tinh vuốt nhọn (4cm), benzen. C/ Tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định tổ chức lớp: 2/ Bài mới: GV vào bài: SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen ? Người ta tường điều chế axetilen bằng cách nào ? Nêu cách tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen - Sục khí axetilen điều chế được vào dung dịch Br2 - Dẫn khí axetilen qua đầu ống thuỷ tinh vuốt nhọn rồi đốt Thí nghiệm 3: Tính chất vật lý của benzen - Cho 1ml C6H6 vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kỹ - Tiếp tục cho 2ml dung dịch Br2 loãng vào, lắc kỹ II. Viết bản tường trình: 3. Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, GV đánh giá 4. Dặn dò: - Thu dọn dụng cụ. - Chuẩn bị bài mới: Rượu etylic
Tài liệu đính kèm: