Giáo án Hóa học 9 - Tiết 1 đến tiết 10 - Trường THCS Gio An

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 1 đến tiết 10 - Trường THCS Gio An

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp HS nắm lại những kiến thức cơ bản của hoá học 8. Các khái niệm, các công thức tính, các loại phản ứng hoá học, các định luật, dung dịch, nồng độ dug dịch, oxít, axít, bazơ, muối,

2. Kỹ năng:

Tiếp tục rèn luyện kỹ năng vận dụng các công thức tính để giải bài tập, kỹ năng viết PTHH.

3. Giáo dục:

Giáo dục HS tính cần cù, chăm chỉ.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1. GV: Thâm nhập giáo án.

2. HS: Ôn tập những kiến thứoá học 8.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Để nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng thời cũng cố, khắc sâu những kiến thức đã học từ lớp 8- Hôm nay chúng ta ôn tập.

 

doc 20 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 1 đến tiết 10 - Trường THCS Gio An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2011
Ngày dạy: 9/9/2011
Tiết 1 
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm lại những kiến thức cơ bản của hoá học 8. Các khái niệm, các công thức tính, các loại phản ứng hoá học, các định luật, dung dịch, nồng độ dug dịch, oxít, axít, bazơ, muối, 
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng vận dụng các công thức tính để giải bài tập, kỹ năng viết PTHH.
3. Giáo dục:
Giáo dục HS tính cần cù, chăm chỉ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. GV: Thâm nhập giáo án.
2. HS: Ôn tập những kiến thứoá học 8.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: Để nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng thời cũng cố, khắc sâu những kiến thức đã học từ lớp 8- Hôm nay chúng ta ôn tập.
2.Phát triển bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG
* HĐ1- Kiến thức cần nhớ
GV: Cho HS nhắc lại các khái niệm.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
HS: Nhóm I- Từ đầu 	NTHH.
Nhóm II- Đơn chất, hợp chất, mol, oxít.
Nhóm III – Axít, bazơ, muối.
Nhóm IV- Phần còn lại.
GV: Gọi đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Chương ttrình hoá học 8 – chúng ta đã học những công thức tính nào?
GV: Nêu các loại phản ứng hoá học mà em đã học?
HS:- Phản ứng hoá hợp.
phản ứng phân huỷ.
Phản ứng toả nhiệt.
Phản ứng thế.
Phản ứng oxi hoá - khử.
GV: Nêu đ/n các loại phản ứng?
HS: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học, trong đó có một chất mới sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu.
GV: Nêu và giải thích định luật bảo toàn khối lượng?
HS: - Trong một phản ứng hoá học: Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của các sản phẩm.
Gt: +Số lượng nguyên tử bảo toàn
 + khối lượng nguyên tử bảo toàn.
	Đpcm.
GV: Chúng ta đã hhọc những loại hợp chất vô cơ nào?
HS: Oxít, Axít, Bazơ, Muối.
GV: Nêu đ/n các loại hợp chất vô cơ?
HS: Dựa vào công thức tổng quát để định nghĩa.
GV: Dung dịch là gì?
HS: Là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
GV: Nồng độ % của dung dịch là gì?
HS: Là lượng chất tan chứa trong 100g dung dịch.
CT tính: C% = 
GV: Nồng độ M là gì?
HS: Là số mol chất tan chứa trong 1 lít dung dịch.
*HĐ 2: Bài tập.
GV: Hãy bổ túc PTPƯ và cho biết phản ứng sau thuộc loại nào?
a. Zn + HCl 	.+ H2.
b. Na +. Na2O .
c. CuO + H2 Cu + 
d. KClO3 . + O2.
e. Fe2O3 + CO ..+ CO2 .
f. H2O + .. H3PO4.
HS: Các nhóm thực hiện trong 3 phút.
GV: Gọi các đại diện các nhóm lên thực hiện.
HS:Nhận xét chéo.
GV: kết luận, cho điểm (nếu đúng).
Kiến thức cần nhớ:
1. Các khái niệm:
Nguyên tử- Phân tử- Ngyn tố hoá học
Đơn chất, hợp chất- Mol
Oxít- Axít- Bazơ- Muối
Dung dịch:
+ Nồng độ % của dung dung dịch.
+ Nồng độ mol của dung dịch.
Các công thức tính:
n =;
n = ;
n = ;
m = n.M;
C% =.100%;
CM = ;
A = n.N;
V0 = n.22,4;
Trong đó:
n : Số mol(lượng chất)
m : khối lượng chất.
M : Khối lượng mol.
N: Số Avôgađrô.
 A: Số nguyên tử, phân tử bất kì.
V0 : Thể tích đo ở đktc.
Các loại phản ứng hoá học:
Phản ứng hoá hợp.
A + B + C +..	Q.
- Phản ứng phân huỷ.
Q	A + B + C + . + N.
- Phản ứng toả nhiệt.
- Phản ứng thế.
A + BC 	AC + B.
- Phản ứng oxi hoá - khử.
CuO(r) + H2(k) 	 Cu(r) + H2O(l) .
Định luật bảo toàn khối lượng.
Phát biểu định luật.
Giải thích định luật.
Oxit, Axít, Bazơ, Muối.
+ Oxít : RxOy . Axít : HxGy .
+ Bazơ : M(OH)m . Muối : MxGy .
Dung dịch.
- Định nghĩa:
 - Nồng độ dung dịch;
 + Nồng độ % của dung dịch.
C% =.100%
 + Nồng độ M của dung dịch.
CM = 
Bài tập.
a. Zn + 2HCl 	ZnCl2 + H2.
b. 4Na + O2 2Na2O .
c. CuO + H2 Cu + H2O .
d. 2KClO3 2 KCl + 3O2.
e. Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 .
f. 3H2O + P2O5 2H3PO4.
Trong đó:
Phản ứng thế: a, c, e.
Phản ứng hoá hợp:b, f.
Phản ứng phân huỷ: d.
Phản ứng oxi hoá - khử: c, e.
IV.Củng cố: 
- Hệ thống bài học.
- nhận xét giờ học.
V.Dặn dò: 
- Tiếp tục ôn tập những kiến thức đã học từ lớp 8+ giải các bài tập hoá học 8.
- Soạn trước bài : TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXÍT.
D. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày soạn: 10/9/2011
Ngày dạy: 14/9/2011
Tiết 2 Chương I: CÁC LOẠI CHẤT VÔ CƠ
 Bài: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA ÔXIT
KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÂN LOẠi ÔXIT
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức 
- HS biết được những tính chất hoá học của ôxit bazơ, ôxit axit và dẫn ra được những PTPƯ tương ứng với mỗi tính chất.
- HS hiểu được cơ sỡ để phân loại ôxit axit và ôxit bazơ là dựa vào những tính chất hoá học của chúng.	
2.Kỷ năng: 
- Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hoá học của ôxit để giãi được các bài tập.
3.Giáo dục : 
- HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
-Hoá chất: CuO, CaO, CO2, P2O5, H2O, CaCO3, P đỏ, dung dịch HCl, Ca(OH)2.
-Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, thiết bị điều chế CO2, P2O5.
2.Chuẩn bị của HS: Sách vở.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài củ: (không kiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: 
	Ở chương “Ôxi- không khí” lớp 8 các em đã được đề cập đến 2 loại ôxit đó là ôxit axit và ôxit bazơ.Vậy 2 loại ôxit này chúng có những tính chất hoá học nào? Làm thế nào để phân loại ôxit? Để hiểu được những vấn đề này hôm nay chúng ta đi vào bài học mới.
2.Phát triển bài:
Hoạt động của GV vÀ HS
Nội dung
a.hoạt động 1:
?ôxit bazơ là ôxit như thế nào?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho CaO vào nước, cho quỳ tím vào sản phẩm tạo thành rồi nhận xét kết quả?
Thay CaO bằng BaO, Na2O PƯ có xảy ra không?
®Vậy ôxit bazơ + H2O tạo thành sản phẩm gì?
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho CuO + HCl rồi nhận xét hiện tượng kết quả TN?
?Nếu thay CuO = các ôxit bazơ #, HCl bằng các axit # PƯ có xảy ra không?
GV thông báo thêm tính chất thứ 3 của ôxit bazơ.
b.hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS đ/c CO2, P2O5 sau đó HD HS tiến hành làm TN cho P2O5 + H2O, CO2 + Ca(OH)2.
HD HS nhận xét hiện tượng TN ® kết quả TN?
Ôxit axit có những tính chất nào?
Nếu thay P2O5 = SO2, SO3, N2O5 ta có thu được axit không?
Nếu thay CO2,Ca(OH)2 = SO2, SO3, N2O5 hay KOH, NaOH ta có thu được sản phẩm M + H2O?
c.hoạt động 3:
GV giới thiệu cho HS cách phân loại ôxit dựa vào tính chất hoá học
Ôxit bazơ, axit, lưỡng tính, trung tính là ôxit có những tính chất hoá học như thế nào?
I.Tính chất hoá học của ôxit bazơ.
a.Tác dụng với nước:
CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2(d d).
Một số ôxit bazơ + H2O ® dung dịch Bazơ (kiềm)
b.Tác dụng với Axit:
CuO(r) + HCl(dd) ® CuCl2(dd) + H2O(l)
***TQ: O.Bazơ +Axit ® Muối + Nước
c.Tác dụng với ôxit Axit:
BaO(r) + CO2(k) ® BaCO3(r)
Một số O.Bazơ +ôxit Axit ® Muối
II.Tính chất hoá học của ôxit axit:
a.Tác dụng với nước:
P2O5(r) + 3H2O(l) ® 2H3PO4(dd)
***TQ: Nhiều ôxit axit tác dụng với nước tạo thành dd axit
b.Tác dụng với bazơ:
CO2(k) + Ca(OH)2(dd) ® CaCO3(r) + H2O(l)
***TQ: Ôxit axit tác dụng với dung dịch bazơ ® Muối + H2O
c.Tác dụng với ôxit bazơ:
(như tính chất của ôxit bazơ)
Khái quát về sự phân loại ôxit.
1.Ôxit bazơ: là ôxit tác dụng với dung
 dịch axit tạo thành muối và nước.
2.Ôxit axit: là ôxit tác dụng với dung 
dịch bazơ tạo thành muối và nước.
3.Ôxit lưỡng tính: là ôxit tác dụng với 
dung dịch axit,bazơ tạo thành muối và nước.
4.Ôxit trung tính: là ôxit không tác dụng với axit, bazơ,nước (NO, CO...)
IV.Củng cố: 
-Cho HS làm bài tập 1-SGK trang 6.
-Cho: CaO, Fe2O3, SO3 Ôxit nào tác dụng với: Nước, HCl, NaOH?
V.Dặn dò: 
-Học bài củ
- Làm các bài tập 2,3,4,5,6 (SGK). Riêng bài tập 4,6 dành cho HS khá giỏi.
-Xem trước bài mới “Một số ôxit quan trọng”. 
D. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày soạn: 6/9/2011
Ngày dạy: 9/9/2011
Tiết 03 
MỘT SỐ ÔXIT QUAN TRỌNG (2tiết)
A.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức 
 - HS biết được những tính chất hoá học của CaO, SO2 và viết đúng các PTPƯ cho mỗi tính chất;
- Biết được những ứng dụng của CaO, SO2 trong đời sống và sản xuất đồng thời củng biết được tác hại của chúng đối với môi trường và sức khoẻ con người.
-Biết các phương pháp điều chế CaO, SO2 trong PTN và trong CN, và những PƯHH làm cơ sở cho phương pháp điều chế.	
2.Kỷ năng: -
- Vận dụng những kiến thức về CaO, SO2 để làm bài tập và làm thí nghiệm.
3.Giáo dục: 
- HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng các hoá chất và dụng cụ thí nghiệm.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
-Hoá chất: CaO, S, H2O, CaCO3, dung dịch HCl, Ca(OH)2 , Na2SO4, H2SO4l...
-Dụng cụ: Cốc, ống nghiệm, thiết bị điều chế SO2, Na2SO3, đèn cồn.... 
2.Chuẩn bị của HS: Kiến thức đã học về ôxit.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ: 
?Ôxit bazơ có những tính chất hoá học nào? Viết các PTPƯ minh hoạ?
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: 
	Các em đã biết ôxit ôxit bazơ tác dụng với nước tạo thành Bazơ,tác dụng với axit tạo thành muối và nước,tác dụng với ôxit axit tạo thành muối.Vậy CaO có những tính chất gì? Ứng dụng ra sao? Làm thế nào để sản xuất CaO? Để hiểu được những vấn đề này hôm nay chúng ta đi vào bài học mới....
2.Phát triển bài: A. CANXIÔXIT (CaO = 56)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
a.hoạt động 1:
GV thông báo những tính chất vật lý của CaO.
? CaO là ôxit gì?
?Vậy CaO có thể có những tính chất nào?
GV cho HS tiến hành làm các TN của CaO để khẵng định các tính chất vừa nêu. GV hướng dẫn HS chú ý các hiện tượng của TN.
**Lưu ý: Ca(OH)2 tạo thành ít tan- phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
GV gọi HS lên bảng viết các PTPƯ?
?Trong thực tế nếu ta để vôi sống lâu ngày trong không khí thì sẽ có hiện tượng gì?
b .hoạt động 2:
GV cho HS nghiên cứu SGK-8
?Qua nghiên cứu các tính chất hoá học của CaO ta thấy CaO có những ứng dụng gì?
c.hoạt động 3:
?Ở địa phương sản xuất CaO bằng những nguyên liệu nào?
GV cho HS quan sát 2 hình vẽ.
?Người ta cho nguyên liệu vào lò như thế nào? Đốt cháy nguyên liệu ra sao?
GV có thể liên hệ thực tế sản xuất vôi ở địa phương.
I.Canxiôxit có những tính chất nào?
1.Tính chất vật lý: (SGK)
2.Tính chất hoá học:
 a.Tác dụng với nước:
*TN (SGK)
-Hiện tượng:Toả nhiệt, sinh ra chất rắn, ít tan trong nước.
PTPƯ: CaO(r) + H2O(l) ® Ca(OH)2(d d).
**Lưu ý: Ca(OH)2 tạo thành ít tan- phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
-CaO có tính hút ẩm ® làm khô nhiều chất.
 b.Tác dụng với axit:
PTPƯ: CaO(r) +2 HCl(dd)®CaCl2(dd) + H2O(l)
 c.Tác dụng với ôxit axit:
-Để vôi sống trong không khí® vón lại.
PTPƯ: CO2(k) + CaO(r) ® CaCO3(r)
II.Canxiôxit có những ứng dụng gì?
- Dùng trong CN luyện kim.
Làm nguyên liệu cho CN hoá học.
Khử chua đất trồng trọt, xử lý nước thải CN, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường...
III.Sản xuất canxiôxit ... sản phẩm tạo thành lên bảng rồi gọi một HS lên bảng điền?
?Axit có những tính chất hoá học nào?
-GV gọi một HS lên bảng viết PTPƯ?
c.Hoạt động 3:
- GV hướng dẫn cho HS biết cách hoàn thành một chuỗi biến hoá hoá học. 
- GV gọi một HS lên bảng viết PTPƯ thể hiện chuỗi biến hoá?
Cả lớp làm vào giấy nháp- nhận xét.
GV nhận xét rồi đưa ra đáp án đúng.
GV hướng dẩn HS làm bài tập 7*
- Gọi 1 HS trình bày cách giải (hướng giải) câu b và câu c.
GV hướng dẩn giải cụ thể.
I.Tính chất hoá học của ôxit.
Axit Bazơ
 Muối + H2O
Ôxit bazơ Muối Ôxit axit
 + H2O + H2O
Bazơ (dd) Axit (dd) 
II.Tính chất hoá học của axit.
+Kim loại Quỳ
M + H2­ Đỏ
 Axit
 +Ôxit bazơ +Bazơ
 H2O +M M + H2O
III.Chữa một số bài tập.
a.Bài tập 5 (sgk)
 to
1) S + O2 ® SO2
 to
2) 2SO2 + O2 ® 2SO3 
 V2O5 
3) SO2 + Na2O ® Na2SO3 
4) SO3 + H2O ® H2SO4 
5) 2H2SO4(đ, nóng) + Cu ® CuSO4 + SO2 + 
 2H2O 
6) SO2 + H2O ® H2SO3 
7) H2SO3 + Na2O ® Na2SO3 + H2O 
8) Na2SO3 +2HCl ® 2NaCl + SO2 + H2O 
9) H2SO4 + Na2O ® Na2SO4 + H2O 
10) Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 + 2NaCl
b.Bài tập 7*(sgk- 19)
Câu a:
CuO + 2HCl ® CuCl2 + H2O
ZnO + 2HCl ® ZnCl2 + H2O
Câu b: %CuO = 33%; %ZnO = 67%
Câu c: Khối lượng dd H2SO4 cần dùng là:
 Mdd H2SO4 = =73,5g
3.Củng cố: 
- GV nhắc lại các tính chất hoá học cơ bản của ôxit bazơ, ôxit axit, axit.
4.Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại các tính chất hoá học của các loại hợp chất đã học để giờ học sau thực hành.
- Làm các bài tập (SGK- 21).
- Xem tất cả các bài tập đã làm ở hai hợp chất đã học.
D. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày soạn: 6/9/2011
Ngày dạy: 9/9/2011
Tiết 9 : 
THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: 
- HS khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của ôxit bazơ, ôxit axit, axit.
2.Kĩ năng: 
- Tiếp tục rèn luyện kỷ năng về thực hành hoá học, giải bài tập thực hành hoá học, kỷ năng làm TN hoá học với lượng nhỏ hoá chất.
3.Gioá dục: 
- HS có ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học; Biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm, lớp học. 
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết trong PTN: Ống nghiệm, cốc, giá TN, đũa...
- Hoá chất: CaO, H2O, quỳ tím, P đỏ, các dung dịch H2SO4, HCl, Na2SO4,...
2.Chuẩn bị của HS: Phiếu học tập (bản tường trình TN) - kiến thức đã học.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ: (Vừa thực hành vừa kiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (không)
2.Phát triển bài:
a.Hoạt động 1: 	I.Tính chất hoá học của ôxit.
	-GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành 2 thí nghiệm sau:
 	1.Thí nghiệm1: Phản ứng của canxiôxit với nước:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc đụng nước, giá thí nghiệm.
- Hoá chất: CaO (vôi sống), giấy quỳ tím, nước lọc. 
- Tiến hành: Lấy một mẫu nhỏ CaO cho vào ống nghiệm, kẹp ống lên giá. Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 2-3ml nước vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng xảy ra. Thử dung dịch tạo thành sau phản ứng bằng giấy quỳ tím.
+ HS: Làm TN, ghi lại cách tiến hành- hiện tượng TN- giải thích. 
2.Thí nghiệm1: Phản ứng của điphotphopentôxit với nước:
- Dụng cụ: Lọ thuỷ tinh, nút nhám, muỗng lấy hoá chất, đèn cồn. 
- Hoá chất: P đỏ, giấy quỳ tím, nước cất. 
- Tiến hành: Dùng muỗng thuỷ tinh lấy một ít hoá chất P đỏ (bằng hạt đậu xanh) hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn, khi P cháy cho cẩn thận muỗng vào trong lọ. Sau khi P cháy hết rót 2-3ml nước cất vào lọ, đậy nút lắc nhẹ. 
+ GV hướng dẫn HS quan sát các hiện tượng xảy ra. Thử dung dịch tạo thành sau phản ứng bằng giấy quỳ tím.
+ GV giải thích: P cháy trong không khí tạo thành khói trắng, đó là P2O5.
+ HS: Làm TN, ghi lại cách tiến hành- hiện tượng TN- giải thích. 
	b.Hoạt động 2: 	 	I.Nhận biết các dung dịch.
3.Thí nghiệm 3: Nhận biết H2SO4, HCl, Na2SO4:
 Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một trong ba dung dịch là: H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4. Hãy nhận biết bằng phương pháp hoá học. (Dùng phương pháp tiến hành TN)
- HS tự lấy dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, giấy ghi nhãn...
- GV phát cho HS: Ba lọ TN không ghi nhãn, giấy quỳ tím và các mẫu thử khác khi HS yêu cầu.
*** Tiến hành: GV hướng dẫn HS tiến hành nhận biết theo sơ đồ sau:
 Quỳ tím 	Quỳ tím 
 	 H2SO4 loãng, HCl, Na2SO4 
 Màu đỏ (H2SO4, HCl) 	Màu tím (Na2SO4)
 DD BaCl2
 Trắng ¯ không ¯ 
 H2SO4 HCl
- GV hướng dẫn HS vừa tiến hành thí nghiệm vừa diễn tả bằng lời.
3.Củng cố: 
- GV cho HS viết bản tường trình thí nghiệm theo mẫu:
STT
Tên TN
Dụng cụ-hoá chất
Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
PTPƯ
1
............
.............................
..................
.................
................
..............
2
............
.............................
..................
.................
................
..............
4.Dặn dò: 
- Về nhà ôn lại các tính chất hoá học của các loại hợp chất đã học để giờ học sau kiểm tra một tiết.
- Xem tất cả các bài tập đã làm ở hai hợp chất đã học.
D. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày soạn: 10/9/2011
Ngày dạy: 14/9/2011
Tiết 10: 
KIỂM TRA MỘT TIẾT
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức. 
-Qua tiết kiểm tra HS củng cố nắm chắc các kiến thức của ôxit bazơ, ôxit axit, axit.
2.Kĩ năng: 
-HS có kỷ năng tư duy tổng hợp,giải được các bài tập liên quan hai hợp chất vô cơ đã học (ôxit, axit).
3.Giáo dục: 
- HS có ý thức tự giác, trung thực trong khi làm bài. 
B.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1.Chuẩn bị của GV: 
- Đề kiểm tra.
2.Chuẩn bị của HS: 
- Các kiến thức đã học, giấy nháp, bút, máy tính. .
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
III.Bài mới:
1.Đặt vấn đề: (không)
	2.Phát đề:
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)
Câu1: (2.75 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
1.Cho hợp chất A tác dụng với nước sinh ra dung dịch bazơ, vậy A là:
 	A. Axit 	B.Ôxit bazơ 	C.Ôxit axit 	D.Cả B và C
2.Đơn chất nào sau đây khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí:
 	A.Cu (đồng) 	B.Ag (bạc) 	C.S (lưu huỳnh) 	D.Al (nhôm)
3. Để điều chế Axit Sunfuric ta cần các nguyên liệu sau:
 	A. lưu huỳnh, quặng pirit, không khí. 	 B. lưu huỳnh, quặng pirit, không khí, nước.
 	C. Lưu huỳnh đioxit, quặng pirit, không khí. D. lưu huỳnh, quặng pirit, nước.
4.Ôxit axit tác dụng với A tạo thành muối và nước hãy cho biết A là:
 	A. Ôxit bazơ 	B. Dung dịch bazơ C.Bazơ 	D. Nước
5.Muốn pha loãng axit Sunfuric đặc thì phải làm như thế nào?
 	A. Rót từ từ nước vào lọ đựng sẵn axit đặc rồi khuấy đều. 
 	 B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. 
 	C. Rót nhanh nước vào lọ đựng sẵn axit đặc rồi khuấy đều. 
 	D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. 
6.Phản ứng hoá học nào sau đây dùng để điều chế HCl trong công nghiệp?
 	A. H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 + 2HCl 	B. Cl2 + H2 ® HCl(k)(sau đó hoà tan vào H2O) 
 	C.Cl2 + H2O ® HCl + HClO 	D.Cả B vàC
7. Cho 0,98g H2SO4 phản ứng với 1,12g Fe. Sau phản ứng thu được thể tích khí H2 ở đktc là?
A. 0,224 lit	B. 0,448 lit	C. 2,24 lit	D. 4,48 lit
Câu2 (1.25 điểm)
1.Để phân biệt 3 dung dịch sau: HCl, NaCl, và Na2SO4 ta làm như sau:
 (bằng phương pháp hoá học)
 A.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi thử độ mặn của 2 dung dịch còn lại.
 B.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi dùng dd H2SO4 để phân biệt 2 dung dịch còn lại.
 C.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi dùng dd BaCl2 để phân biệt 2 dung dịch còn lại.
 D.Cho quỳ tím vào 3 dung dịch, rồi dùng dd CaCl2 để phân biệt 2 dung dịch còn lại.
2.Hãy giải thích sự lựa chọn ở câu 1 và viết PTPƯ minh hoạ.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
B.PHẦN BÀI TẬP: (6 điểm)
Câu 3: (1,0 điểm) Cho 2 phản ứng hoá học: 	H2SO4 + CuO ® CuSO4 + H2O
H2SO4 + Cu ® CuSO4 + SO2 + H2O
Hỏi phản ứng nào điều chế được lượng CuSO4 nhiều hơn khi cho cùng một lượng H2SO4 PƯ hết với Cu, CuO ? Vì sao?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu4 (2,5 điểm) Hoàn thành các PTPƯ hoá học sau:
 1). ............. + H2O ® Ba(OH)2 2) N2O5 +................® HNO3
 3) H2SO4 +.............® Na2SO4 + H2O 4) Zn + HCl ® ...........+ H2­
 	5) Cu + .......... ® CuSO4 + ........ + H2O
Câu5 (2,5 điểm): Cho một lá nhôm vào trong ống nghiệm chứa sẵn một lượng vừa đủ dung dịch axit Sunfuric loãng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 13,44 lít khí (đo ở đktc).
Viết phương trình phản ứng xảy ra?
Tính khối lượng của lá nhôm và khối lượng axit Sunfuric đã phản ứng?
(Cho biết: Al: 27; S: 32; O: 16; H: 1)
 IV.Đáp án-thang điểm:
 A. Câu1: 1.B	 2.D	 3.B	4.B	5.B	6.D	7.A
 Mỗi câu đúng được 0,4điểm.
 Câu2 1.C (0,5đ)
 2. Na2SO4 + BaCl2 ® BaSO4 + NaCl 
 Và giải thích đúng được 1,5 điểm.
 B.Bài tập:
 	Câu 3: Phản ứng H2SO4 với CuO thu được nhiều CuSO4 hơn (0,5đ)
 vì tỉ kệ số mol là 1:1 còn phản ứng H2SO4 với Cu cần tỉ lệ số mol là 2:1 (0,5đ)
Câu1: 1) BaO 2) H2O 3) Na2O (NaOH) 4)ZnCl2 	5)H2SO4 và SO2
 Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
 Câu2: a) 2Al + 3H2SO4 ® Al2(SO4)3 + 3H2­ (0,75đ)
 b) nH2 = 13,44/22,4 = 0,6mol (0,75đ)
 -Theo PTPƯ: nAl = 2/3nH2=2/3.0.6mol = 0.4mol (0,5đ)
 - mZn, mH2SO4 phản ứng: mAl = 0,4´ 27 = 10,8g, mH2SO4= 0,6´98= 58,8g (1,0đ)
 V.Dặn dò: 
- Tiếp tục ôn tập lại các hợp chất vô cơ- xem trước bài “Tính chất hoá học của bazơ”
D. RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hoa 9 new.doc