Giáo án Hóa học 9 - Tiết 19: Thực hành tính chất hoá học của bazơ và muối

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 19: Thực hành tính chất hoá học của bazơ và muối

I. Mục tiêu bài dạy.

* Kiến thức:Học sinh được củng cố khắc sâu những tính chất hoá học của bazơ và muối bằng thực nghiệm.

* Kĩ năng:Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm, rèn luyện khả năng quan sát, phán đoán.

* Thái độ:Các em say mê, hứng thú, cẩn thận, chính xác, khoa học, tiết kiệm trong công việc.

II. Chuẩn bị .

* GV: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút. Dung dịch NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4 (l), lá nhôm.

* HS:Ôn lại tính chất hoá học của bazơ, muối, nghiên cứu trước bài thực hành.

III. Tiến trình bài dạy.

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra?1: Hãy trình bầy tính chất hoá học của bazơ.

?2: Hãy trình bầy tính chất hoá học của muối.

3/ Bài mới.

 

doc 2 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2151Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 19: Thực hành tính chất hoá học của bazơ và muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
tiết 19: thực hành
Tính chất hoá học của bazơ và muối
I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức:Học sinh được củng cố khắc sâu những tính chất hoá học của bazơ và muối bằng thực nghiệm.
* Kĩ năng:Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm, rèn luyện khả năng quan sát, phán đoán.
* Thái độ:Các em say mê, hứng thú, cẩn thận, chính xác, khoa học, tiết kiệm trong công việc.
II. Chuẩn bị .
* GV: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút. Dung dịch NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4 (l), lá nhôm.
* HS:Ôn lại tính chất hoá học của bazơ, muối, nghiên cứu trước bài thực hành.
III. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định lớp 2. Kiểm tra?1: Hãy trình bầy tính chất hoá học của bazơ.
?2: Hãy trình bầy tính chất hoá học của muối.
3/ Bài mới.
Các hoạt động thực hành
Nội dung
Hoạt động 1: 
Hoạt động 2: Hoạt động thực hành của học sinh.
GV: Dùng bản trong và máy chiếu hướng dẫn học sinh.
* Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm, quan sát hiện tượng. 
HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
GV: Theo dõi uốn nắn.
HS: Thư kí ghi kết quả thí nghiệm.
* Thí nghiệm 2: Cho một ít Cu(OH)2 vào đáy ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào, lắc nhẹ, quan sát hiện tượng xẩy ra.
HS: Tiếp tục làm thí nghiệm 2 và ghi kết quả thí nghiệm.
* Thí nghiệm 3: Ngâm 1 đinh sắt đã được làm sạch trong ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch CuSO4 , quan sát hiện tượng.
HS: Làm thí nghiệm và ghi lại kết quả.
* Thí nghiệm 4: Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch Na2SO4 và quan sát hiện tượng xảy ra.
* Thí nghiệm 5: Nhỏ vài giọt BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch H2SO4 loãng quan sát hiện tưọng xảy ra.
HS: Các nhóm làm thí nghiệm và ghi lại kết quả vào bản tường trình theo mẫu:
STT
Tên TN
Cách TH
Hiên tượng
Giải thích
1
2
3
4
5
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả.
GV: Yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo kết quả, nộp bản tường trình.
HS: Nhóm trưởng báo cáo.
GV: Tổ chức cho các nhóm nhận xét chéo.
- Đánh giá cho điểm, yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh.
I/ Tiến trình thực hành.
1/ Tính chất hóa học của bazơ.
a/ Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
b/ Thí nghiệm 2: Đồng (II) hiđroxit tác dụng với axit.
2/ Tính chất hoá học của muối.
c/ Thí nghiệm 3: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại.
d/ Thí nghiệm 4: Dung dịch bari clorua tác dụng với muối.
e/ Thí nghiệm 5: Dung dịch bari clorua tác dụng với axit.
II/ Viết bản tường trình.
4. Kết thúc GV: Đánh giá giờ thực hành theo các nội dung:
- ý thức chuẩn bị. Tinh thần thái độ.
- Kỉ luật, an toàn lao động.
- Thao tác thực hành của học sinh.
- Chất lượng giờ thực hành.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà - Mỗi học sinh viết 1 bản tường trình.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19h.doc