I/ Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức.
Hsbiết : những tính chất của a xit HCl, H2SO4.Viết đúng các PTHH. -Những ứng dụng của A xit HCl trong sản xuất , trong đời sống.
* Kĩ năng:-Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng viết các phương trình phản ứng.
* Thái độ:-Các em có tính cẩn thận, chính xác, say mê hứng thú trọng giờ học.
II/ Chuẩn bị.
*GV:- Giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn,dd axit HCl,H2SO4 loãng, quỳ tím,Zn,CuO,ddNaOH.
* HS: Làm BTVN .Học bài cũ, đọc trước bài mới.
III/ Tiến trình bài dạy.
1/ ổn định lớp : 2/ Kiểm tra :
TRình bày tính chất hoá học chung của axit?
Ngày soạn:06/09 Ngày giảng: tiết 6: Một số axit quan trọng (tiết 1) I/ Mục tiêu bài dạy. * Kiến thức. Hsbiết : những tính chất của a xit HCl, H2SO4.Viết đúng các PTHH. -Những ứng dụng của A xit HCl trong sản xuất , trong đời sống. * Kĩ năng:-Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng viết các phương trình phản ứng. * Thái độ:-Các em có tính cẩn thận, chính xác, say mê hứng thú trọng giờ học. II/ Chuẩn bị. *GV:- Giá ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn,dd axit HCl,H2SO4 loãng, quỳ tím,Zn,CuO,ddNaOH. * HS: Làm BTVN .Học bài cũ, đọc trước bài mới. III/ Tiến trình bài dạy. 1/ ổn định lớp : 2/ Kiểm tra : TRình bày tính chất hoá học chung của axit? 3/ Tiến trình bài dạy. Các hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Axit sunfuric và axit Clohiđric có mang tính chất hoá học của axit không? Hoạt động 2: GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng dung dịch axit Clohiđric, đặt câu hỏi: ? Em có nhận xét gì về tính chất vật lý của axit clohiđric? HS: Là chất lỏng, không mầu. GV: Axit Clohiđric đậm đặc có nồng độ 37% GV: Em hãy dự đoán xem axit HCl có những tính chất hoá học gì? HS: Trả lời GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng. TN1: Nhỏ một giọt dung dịch axit HCl vào mẩu giấy quỳ tím. TN 2: Lờy 1-2 ml dung dịch axit HCl vào trong ống nghiệm có chứa 1-2 viên kẽm. TN3: Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào trong ống nghiệm có chứa Cu(OH)2 kết tủa. TN 4: Nhỏ dung dịch axit HCl vào trong ống nghiệm có chứa bột CuO mầu đen. HS: Làm thí nghiệm theo nhóm, đại diện nhóm nêu hiện tượng xảy ra. GV: Cho HS đọc SGK phần ứng dụng. Hoạt động 3: GV: Thông báo cho HS tính chất vật lý của axit H2SO4 HD: Cách pha loãng dung dịch axit Sunfuric đặc thành axit Sunfuric loãng và giải thích cách làm. GV: em hãy nêu những tính chất hoá học của axit Sunfuric loãng. HS: Nêu và viết phương trình phản ứng minh hoạ. Tương tự: GV hướng dẫn làm thí nghiệm theo nhóm để kiểm chứng. A/ Axit Clohiđric (HCl) 1/ Tính chất. Axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của axit mạnh. - Làm quỳ tím chuyển thành mầu đỏ - Tác dụng với nhiều kim loại giải phóng H2. PT: 2HCl(dd) + Zn ZnCl2(dd) + H2(k) - Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. PT: HCl(dd) + NaOH(dd) NaCl(dd) + H2O(l) - Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước. PT: 2HCl(dd) + CuO(r) CuCl2(dd) + H2O(l) - Ngoài ra axit HCl còn tác dụng với muối 2/ ứng dụng:(SGK-15) B/ Axit sunfuric (H2SO4) I/ Tính chất vật lý. ( SGK-15) II/ Tính chất hoá học. 1/ Axit sunfuric loãng có tính chất hoá học của axit. a/ Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. b/ Tác dụng với nhiều kim loại giải phóng H2. PT: H2SO4 + Zn ZnS + H2 (dd) (r) (dd) (k) c/Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước. PT: H2SO4 (dd) + 2NaOH(dd) Na2SO4 (dd) + 2H2O(l) d/ Tác dụng với oxit ba zơ tạo thành muối và nước. PT: H2SO4 (dd) + CuO(r)CuSO4 (dd) + H2O(l) e/ Ngoài ra axit H2SO4 còn tác dụng với muối.(Học ở bài Muối) 4/ Củng cố,Luyện tập ,Kiểm tra đánh giá: GV sử dụng bảng phụ và phiếu học tập. Cho các chất: Cho các chất: Ba(OH)2; Fe(OH)3; SO3; K2O; Mg; Fe; Cu; CuO; P2O5. Viết các phương trình phản ứng ( nếu có) với: a/ H2O b/ dd H2SO4 loãng. IV/Dặn dò, hướng dẫn học tập ở nhà. Làm BTVN: 1,2,3,4,5,6,7 (SGK – Tr 19) . Đọc trước bài mới
Tài liệu đính kèm: