Giáo án Hóa học 9 - Tiết 8: Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

Giáo án Hóa học 9 - Tiết 8: Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Củng cố kiến thức về oxit, axit.

- Biết tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và mối quan hệ giữa oxit bazơ và oxit axit.

- Biết những tính chất hóa học cua axit.

- Biết lấy những phản ứng hóa học minh họa cho những tính chất của những hợp chất trên bằng các chất cụ thể như: CaO, SO2, HCl, H2SO4.

2. Kỹ năng.

- Viết phương trình hoá học.

- Giải bài tập.

3. Thái độ.

- Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị.

- Sơ đồ tính chất hóa học của oxit, axit.

- Bảng phụ.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 - Tiết 8: Bài 5: Luyện tập: Tính chất hóa học của oxit và axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/9/2009
Ngày dạy : 11/9/2009
Tiết : 8.
bài 5. luyện tập: tính chất hóa học của oxit và axit.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Củng cố kiến thức về oxit, axit.
- Biết tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và mối quan hệ giữa oxit bazơ và oxit axit.
- Biết những tính chất hóa học cua axit.
- Biết lấy những phản ứng hóa học minh họa cho những tính chất của những hợp chất trên bằng các chất cụ thể như: CaO, SO2, HCl, H2SO4...
2. Kỹ năng.
- Viết phương trình hoá học.
- Giải bài tập.
3. Thái độ. 
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị.
- Sơ đồ tính chất hóa học của oxit, axit.
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp: (1')
2.Kiểm tra bài cũ: (5')
? Trình bày các bước sản suất axit sunfuric.
3. Bài mới: (35').
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15').
Ôn lại kiến thức lý thuyết.
GV. treo sơ đồ tính chất hóa học của oxit,axit giao nhiệm vụ.
HS. Nhóm 1, 2 sơ đồ oxit.
 Nhóm 3, 4 sơ đồ axit.
? thay công thức vào tên các hợp chất trong sơ đồ.
HS. tiến hành thực hiện trên bảng phụ của từng nhóm rồi treo lên bảng. 
HS. các nhóm cùng quan sát và nhận xét các phương trinh mà các nhóm đưa ra.
GV. nhận xét và chốt lại phần lý thuyết. 
I.Kiến thức cần nhớ.
Oxit bazơ
Axit (dd)
Bazơ (dd)
oxit axit
1. Tính chất hóa học của oxit.
Muối+ nước
 +Axit + Bazơ(dd)
 (1) (2)
Muối
 (3) (3)
 (4)+Nước +Nước (5)
1. CaO(r )+2HCl(dd)CaCl2(dd)+H2O(l)
2. CO2(k)+Ca(OH)2(dd) CaCO3(r )+H2O(l)
3. CaO(r )+SO2(k) CaSO3(r )
4. Na2O(r )+H2O(l) 2NaOH(dd)
5. SO2(k) + H2O(l)H2SO3(dd)
2. Tính chất hóa học của axit.
Màu đỏ
Muối+Hiđroo
	+1K. Loại Q.Tím
Axit
Muối+ Nước
Muối+ Nước
	2	3
 +oxit bazơ + Bazơ
1. 2HCl(dd)+Zn(r )ZnCl2(dd)+H2(k)
2. 2HCl(dd)+ CuO(r ) CuCl2(dd)+ H2O(l)
3. H2SO4(loãng)+NaOH(dd) Na2SO4(dd)+H2O(l)
Hoạt động 2: (20')
Các dạng bài tập áp dụng.
GV. đưa bài tập1. Cho các chất sau: SO2, CuO, Na2O, CaO, CO2.Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với.
a. Nước.
b. DD HCl.
c. DD NaOH.
HS. xuy nghĩ trả lời.
GV. cho hs nhóm 1 ý a.
 nhóm 2 ý b.
 nhóm 3, 4 ý c.
HS. viết phương trình vào bảng phụ.
GV. đưa bài tập 2.
HS. đọc bài. Hòa tan 1,2 gam kim loại Magie bằng 50 ml dd HCl 3M.
a. Viết phương trình phản ứng.
b. Tính thể tich khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Tính nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng.(coi V của dd sau phản ứng bằng V HCl đã dùng).
GV. hướng dẫn hs thực hiện giải bài tập.
Bước 1. viết p/trình.
Bước 2. Tính số mol của HCl cần dùng (ban đầu).
Bước 3. Tính số mol kim loại Mg theo phản ứng.
Bước 4. Tính thể tích khí hiđro (đktc)
Bước 5. Tính nồng độ mol/lit của dd thu được sau phản ứng.
GV. gọi hs nhận xét bài giải trên bảng.
HS. nêu nhận xét.
II. Bài tập.
1. Bài tập 1.
a. Những chất tác dụng với nước: SO2
Na2O, CaO, CO2.
- SO2(k) + H2O(l)H2SO3(dd)
- Na2O(r )+H2O(l) 2NaOH(dd)
- CO2(k)+H2O(l) H2CO3
- CaO(r )+H2O(l) Ca(OH)2(dd)
b. Những chất tác dụng với HCl là:
CuO, Na2O, CaO.
- CuO(r )+2HCl(dd)CuCl2(dd)+H2O(l)
- CaO(r )+ 2HCl(dd)CaCl2(dd)+ H2O(l)
- Na2O(r )+ 2HCl(dd)2NaCl(dd)+ H2O(l)
c. Những chất tác dụng với NaOH là: SO2,CO2.
- SO2(k) +2 NaOH(dd) Na2SO3(dd) + H2O(l)
- CO2(k)+ 2NaOH(dd) Na2CO3(r ) + H2O(l)
2. Bài tập 2.
a. Mg +2 HCl MgCl2+H2
nHCl(bđ)= CM.V = 3.0,05 = 0,15 (mol)
b. Thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
nMg == 0,05 (mol).
Theo phương trình phản ứng.
nH2= n MgCl2= nMg = 0,05 (mol)
n HCl = 2. nMg = 2. 0,05= 0,1(mol)
=> VHCl=0,0. 22,4 = 1,12 (L)
c. Nồng độ mol của dd thu được sau phản ứng.
Sau phản ứng có MgCl2 và HCl dư.
CM MgCl2= (M)
nHCl(dư)= nHCl(bđ)- n HCl(pu)
 = 0,15 - 0,1 = 0,05 (mol)
=> CMHCl(dư)== 1(M).
4. Củng cố: (3').
GV. nhận xét và chốt lại toàn bài.
Hs. ghi nhớ các kiến hức luyện tập
5. Dặn dò: (1').
 - BTVN. 2, 3, 4, 5.sgk/22.
 - chuẩn bị trước bài 6 thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 8.doc