Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 14: Tính chất hoá học của muối

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 14: Tính chất hoá học của muối

I- MỤC TIÊU:

1- Học sinh biết:

- Các tính chất hoá học của muối.

- Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được.

2- Rèn luyện kĩ năng: Viết phương trình trạng thái, biết chọn chất tham gia phản ứng trao đổi để phản ứng thực hiện được.

-Rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hoá học .

3-Có lòng tin vào khoa học .

II- PHƯƠNG PHÁP:

-Nêu vấn đề , thí ngiệm , thảo luận nhóm .

III- CHUẨN BỊ:

- Dụng cụ: Giá, ống nghiệm, kẹp gỗ.

- Hoá chất: AgNO3, H2SO4, BaCl2, NaCl, CuSO4, Na2CO3, Ba(OH)2, Ca(OH)2,Cu , Fe.

IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 14: Tính chất hoá học của muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
	Tuần 7: 
 Tiết 14: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA MUỐI
I- MỤC TIÊU:
1- Học sinh biết: 
- Các tính chất hoá học của muối.
Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được. 
2- Rèn luyện kĩ năng: Viết phương trình trạng thái, biết chọn chất tham gia phản ứng trao đổi để phản ứng thực hiện được.
-Rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hoá học .
3-Có lòng tin vào khoa học .
II- PHƯƠNG PHÁP:
-Nêu vấn đề , thí ngiệm , thảo luận nhóm .
III- CHUẨN BỊ: 
Dụng cụ: Giá, ống nghiệm, kẹp gỗ.
Hoá chất: AgNO3, H2SO4, BaCl2, NaCl, CuSO4, Na2CO3, Ba(OH)2, Ca(OH)2,Cu , Fe.
IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định: Kiểm diện
2. KTBC: 
01 học sinh nêu TCHH của canxi hidroxit và viết PTHH cho mỗi tính chất.
01 học sinh làm bài tập 2/30
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
Ngâm dây Cu vào ống nghiệm chứa 2–>3ml dung dịch AgNO3 hoặc đinh sắt vào dung dịch CuSO4.
Học sinh làm thí nghiệm –> Quan sát hiện tượng. Nhận xét.
Gọi học sinh nêu kết luận.
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, nhỏ 02 giọt dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm có chứa dung dịch BaCl2
- Gọi đại diện nhóm nên hiện tượng.
- Gọi học sinh nhóm khác nhận xét và viết PTPƯ.
GV giới thiệu tính chất muối tác dụng với muối.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
 - Nhỏ 02 giọt AgNO3 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch NaCl.
–> học sinh quan sát hiện tượng, viết PTHH. GV hướng dẫn học sinh viết phản ứng trao đổi bằng cách thay thế thành phần gốc axit.
Hướng dẫn làm thí nghiệm:
Nhỏ 02 giọt NaOH vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch muối CuSO4.
–> Quan sát hiện tượng, viết PTPƯ. Nhận xét.
- GV gọi đại diện nhóm học sinh lên báo cáo hiện tượng và viết PTHH.
GV giới thiệu: Chúng ta đã biết nhiều muối phân hủy ở nhiệt độ cao như KClO3, KMnO4, CaCO3, MgCO3.
Gọi học sinh viết phản ứng phân hủy muối trên.
* Hoạt động 2:
 Các phản ứng của muối với axit, với dung dịch muối, với dung dịch bazơ xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng trao đổi.
Vậy phản ứng trao đổi là gì ?
Để biết điều kiện phản ứng trao đổi xảy ra làm các thí nghiệm sau.
TN1: Nhỏ 01 giọt dung dịch Ba(OH)2 (l) vào ống nghiệm có sẵn NaCl –> quan sát.
TN2: Nhỏ 02 giọt H2SO4 (l) vào ống nghiệm chứa 1ml Na2CO3 –> quan sát
TN3: Nhỏ 02 giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm chứa 1ml dung dịch Na2SO4 –> Quan sát.
GV yêu cầu học sinh quan sát và rút ra kết luận.
4/-Củng cố và luyện tập: 
 - Gọi 01 học sinh đọc SGK.
- 01 học sinh làm bài tập.
ZnàZnSO4àZn(NO3)2àZn(OH)2àZnO
Phân loại các phản ứng trên.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 - Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6/33
Hướng dẫn bài tập 6.
-Tìm số mol CaCl2 , số mol AgNO3 –> So sánh tỉ lệ mol
Gắn số mol chất phản ứng hết vào PTHH.
Tìm nAgCl –> mAgCl = ?
Tìm Vdd sau pứ, ndư, nmuối CMdư,CMmuối 
to
(1)CaCO3 –> CaO + CO2
 (r) (r) (k)
(2) CaO + H2O –> Ca(OH)2
 (r) (l) (r)
(3) Ca(OH)2 + CO2 –> CaCO3 + H2O 
 (dd) (K) (r) (l)
(4) CaO + 2HCl –> CaCl2 + H2O
 (r) (dd) (dd) (l)
(5)Ca(OH)2+2HNO3–> Ca(NO3)2+2H2O
 (dd) (dd) (dd) (l)
I- Tính chất hoá học của muối:
1/ Muối tác dụng với kim loại:
PTHH:
2AgNO3 + Cu –> Cu(NO3)2 + 2Ag
 (dd) (r) (dd) (r)
Nhận xét:
-Đồng đẩy bạc ra khỏi dung dịch bạc nitrat.
-Một phần đồng bị hoà tan tạo thành đồng Nitrat.
Vậy: Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
2/ Muối tác dụng với axit:
PTHH: 
H2SO4+BaCl2 –> BaSO4+2HCl
 (dd) (dd) (r) (dd)
dung dịch muối tác dụng với axit tạo ra muối mới và axit mới
3/ Muối tác dụng với muối:
Nhận xét: Xuất hiện kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm, sản phẩm không tan là AgCl.
PTHH: 
AgNO3 + NaCl–> AgCl + NaNO3 (dd) (dd) (r) (dd)
Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
4/ Muối tác dụng với bazơ:
Hiện tượng: Xuất hiện chất không tan màu xanh là Cu(OH)2
PTHH:
CuSO4 +2NaOH –> Na2 SO4 + Cu(OH)2 (dd) (dd) (dd) (r)
Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra muối mới và bazơ mới. 
5/ Phản ứng phân huỷ muối: 
1/PTHH: 
CaCO3 CaO + CO2
 (r) (r) (k)
 2KClO3 2KCl + 3O2
 (r) (r) (k)
II – Phản ứng trao đổi trong dung dịch:
1/ Nhận xét về các phản ứng muối:Phản ứng trong dd của muối với axit , với bazơ , với muối , xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau để tạo ra những hợp chất mới .
2/ Phản ứng trao đổi:
Là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
3/ Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra:
-Nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất chất khí .
-Phản trung hoà cũng thuộc loại phản ứng trao đổi .
V – RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET14.doc