Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 15, Bài 10: Một số muối quan trọng - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 15, Bài 10: Một số muối quan trọng - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 Biết được một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và Kali nitrat (KNO3).

2. Kĩ năng:

 Viết phương trình hóa học minh họa, tính khối lượng của muối trong phản ứng.

3. Thái độ:

 HS biết tiết kiệm hóa chất trong khi làm thí nghiệm và trong cuộc sống.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL trao đổi, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề

5. Trọng tâm:

 Tính chất và ứng dụng của NaCl và KNO3.

 

doc 2 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 251Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 15, Bài 10: Một số muối quan trọng - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Ngày soạn: 7/10/2018
Tiết: 15
Ngày dạy: 9/10/2018
Bài 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 
1. Kiến thức: Biết được: 
 Biết được một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và Kali nitrat (KNO3).
2. Kĩ năng:
 Viết phương trình hóa học minh họa, tính khối lượng của muối trong phản ứng.
3. Thái độ:
 HS biết tiết kiệm hóa chất trong khi làm thí nghiệm và trong cuộc sống. 
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL trao đổi, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề
5. Trọng tâm: 
 Tính chất và ứng dụng của NaCl và KNO3.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học : 
a. Giáo viên: Bảng phụ / SGK 35 .
b. Học sinh: Xem trước bài mới. 
2. Phương pháp, Kĩ thuật: 
- PP: Đàm thoại, tìm tòi, vấn đáp, thảo luận nhóm, 
- Kĩ thuật dạy học: KT khăn trải bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
1. Hoạt động Khởi động (10’)
- GV ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ : 
HS 1: Nêu các tính chất hoá học của muối? Viết các phương trình phản ứng minh họa?
HS2: Định nghĩa phản ứng trao đổi? Nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi?
- Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết những tính chất hoá học của muối. Trong bài này các em sẽ tìm hiểu về 2 muối quan trọng là natri clorua và kali nitrat.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Họat động 1: Tìm hiểu muối natri clorua(NaCl ) (15’)
* Phương pháp: Đàm thoại, tìm tòi, vấn đáp, thảo luận nhóm.
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL trao đổi, , NL giải quyết vấn đề
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Trong tự nhiên các em thấy muối ăn có ở đâu?
- GV thông báo: Trong 1 m3 nước biển có hoà tan khoảng 27 kg muối NaCl, 5 kg muối MgCl2, 1kg muối CaSO4 và các muối khác
- GV: Gọi HS đọc phần 1/ SGK 34 
- GV: Cho HS quan sát tranh vẽ về các ruộng muối. 
- GV:Trình bày cách khai thác muối ăn từ nước biển?
- GV: Muốn khai thác muối ăn từ những mỏ muối trong lòng đất người ta làm thế nào?
- GV: Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và cho biết những ứng dụng quan trọng của muối NaCl
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi
- Quan sát theo sự hướng dẫn của giáo viên
-Nghe và ghi vở.
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận trả lời từng câu hỏi trước lớp.
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến
- Nhận xét
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các HS đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
I. MUỐI NATRI
CLORUA (NaCl ):
1. Trạng thái tự nhiên:
NaCl có nhiêù trong tự nhiên, dưới dạng hoà tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ muối 
2. Cách khai thác (SGK)
3. Ứng dụng:
Muối NaCl được dùng làm gia vị bảo quản thực phẩm. Dùng để sản xuất NaOH, Na2CO3, NaHCO3
3.Hoạt động luyện tập.(10')
* Phương pháp: Đàm thoại, tìm tòi, vấn đáp, thảo luận nhóm, KT khăn trải bài
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL trao đổi, NL tính toán, NL giải quyết vấn đề
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập: Có 3 lọ mất nhãn đựng các dung dịch muối sau: NaCl, Na2SO4 và MgCl2. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 dung dịch trên.
-GV: chia lớp thành 2 nhóm.
-GV: theo dõi, quan sát, hướng dẫn.
-HS: cử đại diện trình bày.
Các nhóm nhận xét chéo
GV nhận xét, bổ sung
4. Hoạt động vận dụng. 10’
a. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: Cu → CuSO4 → CuCl2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu
b. Bài 10.4 trang 12 SBT
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
 - Nhaän xeùt thaùi ñoä hoïc taäp cuûa hoïc sinh.
 - Ñaùnh giaù khaû naêng tieáp thu baøi cuûa hoïc sinh.
- Bài tập về nhà:1,2,3,4,5 SGK/ 36. 
- Xem trước bài: “Phân bón hóa học”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_15_bai_10_mot_so_muoi_quan_trong.doc