Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 29, Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 29, Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải

1. Kiến thức: Biết được

 Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.

 - Viết tường trình thí nghiệm.

3. Thái độ:

 - Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học.

5. Trọng tâm:

 - Phản ứng của nhôm với oxi.

 - Phản ứng của sắt với lưu huỳnh.

 - Nhận biết nhôm và sắt

 

doc 3 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 29, Bài 23: Thực hành Tính chất hóa học của nhôm và sắt - Năm học 2018-2019 - Hoàng Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Ngày soạn: 25/11/2018
Tiết: 29
Ngày dạy: 27/11/2018
Bài 23: THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
 Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
 - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
 - Viết tường trình thí nghiệm.
3. Thái độ:
 - Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm. 
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học.
5. Trọng tâm:
 - Phản ứng của nhôm với oxi. 
 - Phản ứng của sắt với lưu huỳnh.
 - Nhận biết nhôm và sắt 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
 - Hoá chất: bột nhôm, Fe bột, S, dung dịch NaOH.
 - Dụng cụ: Bìa cứng, ống nghiệm, đèn cồn.
b. Học sinh: Mẫu bài thu hoạch
 BÀI THU HOẠCH SỐ:.........................................................................
 TÊN BÀI:...........................................................................................................
 TÊN HS(NHÓM):..............................................................................................
 LỚP:...................................................................................................................
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất – dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
03
2. Phương pháp:
 - Hỏi đáp, thí nghiệm thự hành, làm việc nhóm, làm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Hoạt động Khởi động 
- GV ổn định tổ chức lớp
Giờ thực hành hôm nay giúp các em khắc sâu kĩ năng thao tác thí nghiệm như: quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hoá học của nhôm và sắt.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Hướng dẫn thực hành
* Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, làm việc theo nhóm.
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS thực hiện các bước thực hành bằng cách làm mẫu các thao tác thí nghiệm trong SGK. Yêu cầu HS ghi nhớ các thao tác thí nghiệm chuẩn bị thực hành.
- Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả và tránh gây nguy hiểm.
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân. 
- Theo dõi các thao tác
- Chú ý lắng nghe .
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
- HS chuẩn bị mẫu báo cáo
Hoạt động 2. Thực hành
* Phương pháp: Thực hành, trực quan, hỏi đáp, làm việc theo nhóm
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Chia nhóm thực hành và phân công vị trí thực hành cho các nhóm.
GV: Mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, hóa chất chuẩn bị thực hành.
GV: Theo dõi các nhóm thực hành, nhắc nhở, uốn nắn các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm.
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân. 
- Thực hiện chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
 - Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
- Chú ý lắng nghe .
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn HS thực hành.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
HS chuẩn bị mẫu báo cáo
a) Thí nghiệm 1: Phản ứng của nhôm với oxi
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng: Nhôm cháy sáng
- Phương trình:
2Al +3 O2 2Al2O3
- Kết luận: Nhôm cháy trong oxi
b) Thí nghiệm 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh 
- Cách tiến hành: SGK
- Hiện tượng: sắt và lưu huỳnh cháy tạo chất màu đen
- Phương trình:
Fe + S FeS
Kl: Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo muối FeS
3. Hoạt động luyện tập. 
Dặn các em ôn lại nội dung TCHH của kim loại nhôm và sắt
4. Hoạt động vận dụng. 
- ý thức trong giờ thực hành: 
- Thu dọn dụng cụ và rửa các ống nghiệm - xử lí hóa chất thừa.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Về nhà hoàn thiện bản tường trình
- Ôn tập lại kiếm thức giờ sau ôn tập học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_29_bai_23_thuc_hanh_tinh_chat_hoa.doc