Giáo án hoàn chỉnh môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án hoàn chỉnh môn Ngữ văn lớp 9

Tiết 1+2 : Phong cách Hồ Chí Minh .

ã Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS

-Thấy được trong phong cách của Bác là sự kết hợp hài hoà giữ truyền thống và hiện đại , giữa dân tộc và nhân loại , thanh cao và trong sáng.

-Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , HS có ý thức tu dưỡng , học tập , rèn luyện theo gương Bác Hồ.

*Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Giáo viên

-Sách giáo viên , sách tham khảo

- Giáo án

Học sinh:

-Soạn bài

*Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

 Hoạt động 1:Khởi động

 - Kiểm tra bài cũ.

 - GV giới thiệu bài

 Hoạt động 2: Đoc-Hiểu văn bản:

 

doc 212 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 615Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoàn chỉnh môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1+2 : Phong cách Hồ Chí Minh . 
Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
-Thấy được trong phong cách của Bác là sự kết hợp hài hoà giữ truyền thống và hiện đại , giữa dân tộc và nhân loại , thanh cao và trong sáng.
-Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , HS có ý thức tu dưỡng , học tập , rèn luyện theo gương Bác Hồ.
*Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên
-Sách giáo viên , sách tham khảo 
- Giáo án 
Học sinh:
-Soạn bài
*Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
 Hoạt động 1:Khởi động 
 - Kiểm tra bài cũ.
 - GV giới thiệu bài
 Hoạt động 2: Đoc-Hiểu văn bản:
? Nêu những nét hiểu biết về tác phẩm.
Kiểu văn bản.
Phương thức sử dụng.
?Bài viết trình bày mấy vấn đề. Nêu bố cục của bài. 
GV cho HS tìm hiểu từ khó.
? Vẻ đẹp phong cách văn hoá của Người được tác giả đề cập ở những vấn đề nào.
? Tại sao Người lại có vốn văn hoá sâu rộng như vậy. 
? Với cách học đó, kiến thức của Bác đã đạt đến mức nào.
? Cách tiếp thu kiến thức của Người có gì mà ta phải học tập.
? Nhận xét gì về cách viết của tác giả ở phần này.
? Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã thuyết minh trên mấy khía cạnh. Đó là những khía cạnh nào.
? Cách viết của tác giả ở phần này có gì đặc biệt.
? Chủ nhân của ngôi nhà đó trang phục như thế nào?
? Khép lại đoạn văn kể về lối sống của Bác, tác giả đã nói như thế nào. Việc tác giả liên hệ cách sóng của Bác với cách sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm có hợp lí không.Tác dụng của sự liên hệ
? Nêu nội dung và nghệ thuật .
 Nôi dung cần đạt.
I-Tìm hiểu chung :
 1-Tác phẩm :
 - Văn bản nhật dụng 
 - Phương pháp thuyết minh.
 2-Bố cục:
 -Từ đầu .. rất hiện đại : Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
 - Còn lại:Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
 3-Tìm hiểu từ khó 
II-Phân tích 
1-Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác
-Người có vốn tri thức văn hoá sâu rộng.
+ Bác đi nhiều nơi nên học hỏi được nhiều.
+ Bác có phương pháp để học 
*Trước hết, Bác phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ “ Người nói và viết thạo các thứ tiếng ngoại quốc”; nắm vững ngôn ngữ để học qua sách vở, qua giao tiếp.
*Bên cạnh đó Người còn học nhiều nghề để có vốn kinh nghiệm. 
=>Kiến thức đạt đến mức sâu sắc, uyên thâm.
-Người tiếp thu 1 cách có chọn lọc “ Người đã chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thờiphe phán những tiêu cực chủ nghĩa”...Tiếp thu trên nền tảng sâu vững của văn hoá dân tộc để tạo nên giá trị độc đáo.
 =>Bác là người biết kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá .
-Tác giả dùng “ đã” ( Điệp từ ): Khẳng định sự từng trải, vốn sống phong phú của Bác. Đó là nguyên nhân để Bác có vốn văn hoá sâu sắc và phong phú.
2-Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
-Nơi ở
-Trang phục
-Ăn mặc
-Mở đầu là lời bình luận đầy ấn tượng “ Lần đầu tiên trong lịch sửVN và có lẽ cả thế giới, có 1 vị chủ tịch nước láy chiếc..”
=>Nghệ thuật đối lập: làm nỏi rõ phong cách HCM: vĩ nhân mà hết sức giản dị và gần gũi.
-Trang phục : bộ quần áo bà ba nâu bạc màu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như các chiến sĩ Trường sơn =>Trang phục giản dị.
-Ăn uống của Người : cá kho, rau luộc, cà ghém...->Rất đạm bạc.
 *So sánh cách sống của Bác với các nhà hiền triết xưa.
-Nêu bật sự vĩ đại và bình dị , trong sáng của Bác .
-Thể hiện niềm cảm phục tự hào của người viết .
-Nếp sống thanh đạm 
-Không xem minh nằm ngoài nhân loại như các thanh nhân siêu phàm
-Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người, không không tự đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời.
=>Lối sống của Bác vừa dân tộc, vừa rất hiện đại.
III-Tổng kết 
 1-Nội dung :
- Tác phẩm đã ca ngợi vốn văn hoá sâu sắc kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị trong sáng của Bác.
 2- Nghệ thuật:
-Tác phẩm kết hợp một số biện pháp nghệ thuật như:Liệt kê, so sánh; kết hợp hài hoà giữa kể và bình luận, trong đó có những lời bình mang tính khái quát cao.
-Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện.
-So sánh, sử dụng 1 số thơ hợp lí.
-Sử dụng thành công nghệ thuật đối lập
Hoạt động 3:Luyện tập
 -Cho học sinh làm bài tập sau:
Trong số các bài thơ sau đây , bài thơ nào thể hiện rõ nhất lối giản dị mà thanh cao của Bác:Cảnh khuya , Rằm tháng giêng ,Pấc Pó hùng vĩ ,Tức cảnh Pác Bó , Ngắm trăng
Hoạt động 4: 
 -Nhắc HS học lại lý thuyết .
Tiết 3: Các phương châm hội thoại
* Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
-Nắm được các phương châm hội thoại về chất và về lượng.
-Biết vận dụng các phương châm này vào trong giao tiếp
* Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
 + Kiểm tra bài
 + GV giới thiệu bài
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động của thầy, trò
GV cho hs đọc ví dụ 1
? Trong đoạn đối tgoại của An và Ba em thấy chỗ nào chưa phù hợp.
-Điều mà An muốn biết là gì.
? Theo em, cần trả lời như thế nào.
? Từ đó có thể rút ra điều gì về giao tiếp.
GV cho hs đọc ví dụ 2
? Vì sao câu chuyện này lại gây cười.
? Nội dung thông tin của 2 nhân vật này có gì đặc biệt.
? Khi giao tiếp còn cần chú ý vấn đề gì nữa.
? Qua 2 ví dụ, em hiểu gì về thông tin về lượng trong giao tiếp.
-GV cho đọc ví dụ
? Hai nhân vật này đang nói với nhau về những sự vật gì.
? Có suy nghĩ gì về những sự vật mà 2 anh ta nói tới.
? Truyện này phê phán điều gì.
GV đưa tiếp ví dụ
? Nếu không biết chắc là vì sao bạn nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô là bạn ấy bị ốm không.
-Trong trường hợp này em có thể trả lời với thầy cô như thế nào.
? Qua ví dụ, ta thấy trong giao tiếp có điều gì cần tránh.
? Tìm sự khác nhau giữa phương châm về lượng và phương châm về chất.
 Nội dung cần đạt
->Phải có nội dung, không được thiếu lượng thông tin.
->Lượng thông tin không được thừa.
=>Khi giao tiếp cần có nội dung, đảm bảo không được thiếu, không được thừa.
Hoạt động 3: Luyện tập
GV cho hs làm lần lượt các bài tập.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 -Học lí thuyết.
 -Làm bài tập còn lại.
 -Chuẩn bị bài mới
Tiết 4 : Sử dụng một số biện pháp 
 trong văn bản thuyết minh
*Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS :
 -Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minhlam chovăn bản thuyết mínhinh động , hấp dẫn .
 -Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh .
*Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1-G iáo viên:-chuẩn bị các bài tập , đoạn văn .
 -Bảng phụ .
2-Học sinh :-Đọc bài trước ở nhà , sạon bài theo hệ thống câu hỏi của sách giáo khoa .
 -Xem lại phần kiến thức về văn bản thuyết minh đã học ở lớp 8
*Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy -học :
 Hoạt động 1 :
1-Kiểm tra bài cũ :-Khái niệm và đặc điểm của văn bản thuyết minh?
 -Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng .
Muốn thuyết minh 1 đồ dùng , người ta cần phải làm những công việc gì ?
 A- Phải quan sát tìm hiểu cấu tạo của đồ dùng đó .
 B- Phải tìm hiểu kỹ tính năng của đồ dùng đó .
 C- Phải tìm hiểu cơ chế của đồ dùng đó .
 D- Kết hợp cả 3 nội dung trên .
2-Giới thiệu bài :Để cung cấp các tri thức khách quan giúp con người có những hiểu biết đúng đắn về sự vật ,ngoài việc hiểu về bản chất cấu tạo , thì người thuyết minh cần phải biết đưa các biện pháp nghệ thuật để tăng sự hấp dẫn , sinh động .
 Hoạt động 2 :Hình thành kiến thức mới 
 Hoạt động của thầy và trò
GV:Em hãy kể ra các phương pháp thuyết minh .
 -HS :Các phương pháp thuyết minh gồm : định nghĩa , so sánh , liệt kê , giải thích 
GV :Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục dích gì ?
 -HS :giúp con người có những hiểu biết đúng đắn về sự vật .
GV khái quát lại các kiến thức
-Gccho HS đọc văn bản “Hạ Long -Đá và nước “
? Văn bản thuyết minh đối tượng nào 
GV: Vịnh Hạ Long là thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam ,được công nhận là di sản văn hoá thế giới . 
? Tác giả hiểu gì về sự “kỳ lạ “này .
?Hãy chỉ ra những câu vănnêu khái quát sự kỳ lạ của Hạ Long .
 -HS độc lập suy nghĩ :” Chính nước làm đá sống dậy .Làm cho đá vốn bất động và vô tri ,vô giác bỗng trở nên sinh động có tâm hồn .”
?Thông thường khi giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh người ta sẽ giới thiệu gì .
 (Giới thiệu vị trí , kích thích , đặc điểm )
?Nếu sử dụng phương pháp liệt kê đối chiếu như :Hạ Long có nhiều nước , nhiều đá , nhiều đảo , nhiều hang động thì bài viết có thể làm nổi bật vẻ đẹp kỳ lạ của Hạ Long được không .
 - HS :Nếu thuyết minh bằng cách liệt kê , đo đếm thì chưa làm nổi bật được vẻ đẹp kỳ lạ , hấp dẫn của vịnh 
?So với văn bản thuyết minh đã học , văn bản này có gì khác .
 (HS chỉ ra yếu tố liên tưởng , tượng )
?Ngoài ra tác giả còn sử dụng BPNT gì ?Chỉ ra các BPNT đó .
?Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật có làm mất đi tính khách quan của đối tượng không .
Việc sử dụng ấy có tác dụng gì .
?Tác giả đã trình bày được sự kỳ ảo của Hạ Long chưa ? Trình bày được như thế là do đâu .
?Làm thế nào để văn bản thuyết minh được hấp dẫn , thuyết phục .
 - Cách sử dụng BPNT đó như thế nào ?
Hoạt động 3 :Luyện tập 
Bài tập 1 :HS làm việc theo nhóm 
 GV chia lớp thành 2 nhóm . Mõi nhóm trả lời một câu .
 - Gọi đại diện lên trình bày .
 - HS nhận xét - GV nhận xét bổ sung 
Bài tập 2 :Đọc đoạn văn – Nêu nhận xét về biện pháp NT được sử dụng để thuyết minh ? 
 - HS làm việ c độc lập 
 - GV gọi HS trình bày .
Hoạt động 4 :Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà :
 - GV chốt lại lý thuyết 
 - HS làm bài tập còn lại 
 - Chuẩn bị bài tập 
GV phân công lớp thành 2 nhóm :
 - Nhóm 1 :chuẩn bị dàn ý cho đề :
“thuyết minh cái kéo ”
 - Nhóm 2 :chuẩn bị đề bài “ thuyết minh cái bút”
->Yêu cầu làm đầy đủ 3 phần :
Mở bài :
Thân bài :
Kết bài :
 Nội dung cần đạt 
I-Tìm hiểu việc sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong VB thuyết minh
 1-Ôn tập văn bản thuyết minh 
2-Viết văn bản thuyết minh có sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật 
Ví dụ :Hạ Long -Đá và nước .
-Sự kỳ lạ của Hạ Long.
-Sự kỳ lạ của Hạ Long là do đá và nước tạo thành .
Sử dụng yếu tố liên tưởng , tưởng tượng : Những cuộc dạo chơi trên nước 
- BPNT:Miêu tả , so sánh , nhân hoá 
 +) Nhân hoá khi tả đảo đá : gọi chúng ta thập loại chúng sinh , thế giới người , bọn người bằng đá hối hả trở về .
 +)Miêu tả , so sánh :Con thuyền mỏng như lá tre tự nó bập bềnh trên sóng nước thuỷ triều 
- Bài viết đã cung cấp khách quan về đối tượng 
- Bài viết đã giới thiệu vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà là một thế giới sống động , có hồn .Bài viết là một bài thơ xuôi mời mọi người đến thăm .
Ghi nhớ :
-Văn bản thuyết minh có tính thuyết phục , hấp dẫn cần sử dụng 1 số BPNT.
-Không được làm mất đi tính khách quan của đối tượng . Cần sử dụng 1 cách thích hợp 
.II-Luyện tập :
Bài tập 1 :Các phương pháp thuyết minh được sử dụng 
 +Định nghĩa :thuộc họ côn trùng 2 cánh 
 +Phân loại :các loại ruồi 
 +Số liệu :
 +Liệt kê 
->Các BPNT:nhân hoá 
Bài tập 2 :Đoạn văn này nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận .
Tiết Luyện tập
sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh
*Mục tiêu cần đạt 
 Giúp  ... uận
Văn bản điều hành.
->GV cho nêu đặc điểm của từng loại.
 GV cho đọc bài tổng quát trong sách giáo khoa.
II-Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản
GV đưa câu hỏi: 
Sự khác nhau của các văn bản.
Các kiểu văn bản trên có thay thế cho nhau được không. Tại sao?
Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp cho nhau trong 1 văn bản cụ thể không. Tại sao. Nêu ví dụ minh hoạ.
Từ bảng trên, cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau.
HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1.Các kiểu văn bản trên khác nhau ở những điểm sau:
 + Khác về phương thức biểu đạt.
 + Khác về hình thức thể hiện.
 + Khác về mục đích
2.Các văn bản trên không thể thay thế cho nhau được vì :
 + Hình thức thể hiện khác nhau.
 + Mục đích khác nhau
 + Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau.
3.Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong 1 văn bản cụ thể vì:
Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận ...và ngược lại.
Ngoài chức năng thong tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội, do đó không thể có 1 văn bản nào đó lại thuần chủng 1 cách cực đoan được.
4-So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học
*Giống nhau:
Các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dùng chung 1 phương thức biểu đạt nào đó.
*Khác nhau:
-Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học.
-Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản.
Hoạt động 3: GV cho hs tìm ra sự khác nhau của 3 thể loại :
Thuyết minh
Giải thích
Miêu tả
Ngày 10-5-2007
Tiết 165 + 166 Tôi và chúng ta
*Mục tiêu cần đạt
-Hiểu được mâu thuẫn xung đột của kịch: Đó là mâu thuẫn giữa cái mới và cái lạc hậu.
-Tích hợp với các văn bản kịch đã học.
-Rèn kĩ năng đọc phân vai, phân tích kịch.
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1
 + Kiểm tra
 + Bài mới
Hoạt động 2:
I-Tìm hiểu chung
1-Tác giả: HS cần nắm 1 số ý sau
 -Là nhà thơ và nhà viết kịch tài ba của nước ta ở thế kỉ XX.
 -Tác phẩm của ông thường hướng tới những vấn đề thời sự nóng bỏng của xã hội đương thời.
 -Tác phẩm chính: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Vụ án 2000 ngày oan trái...
=> Năm 2000 được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2-Tác phẩm 
-Viết về đất nước những năm 80 của thế kỉ XX.
-Nội dung: Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong xí nghiệp Thắng Lợi, Khẳng định cái mới đúng đắn, tiến bộ.
3-Hướng dẫn đọc, kể
GV cho hs đọc phân vai
Cho hs kể, GV kể lại toàn bộ câu chuyện
4-Tìm hiểu từ khó
GV cho hs hiểu 1 số từ khó như: quản đốc, phòng tài vụ...
II-Phân tích
? Nhân vật này đã có hành động gì. Hành động ấy nhằm mục đích gì. Với việc đó cho thấy ông là người như thế nào
? Đề án sản xuất có những điểm nào nổi bật. Phương án của anh có những chỉ đạo cụ thể nào.
? Phương án của anh có tác dụng gì
? Trước đề án đó của HV, đã có những thái độ phản ứng như thế nào.
Vì sao họ lại chống đối. Cái cách chống đối của những người đó là gì.
? Nguyên do của sự chống đối này là gì.
? Thái độ của HV đối với những phản ứng đó.
? Từ đó, em thấy Hoàng Việt là người lãnh đạo như thế nào.
?Có thái độ như thếa nào trước cái mới.
? Cách phản ứng có gì đặc biệt
? Những phản ứng đó cho thấy mục đích của vị phó giám đốc này là gì.
? Nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật.
? Tính cách của nhân vật này ?
? Liên hệ với đời sống, em thấy nhân vật này tiêu biểu cho hạng người nào trong thời kì đổi mới.
? Từ nhân vật Nguyễn Chính, em có suy nghĩ gì về sự nghiệp đổi mới trên đất nước ta hiện nay.
1-Nhân vật Hoàng Việt
-Mở cuộc họp tại phòng giám đốc với đủ các thành phần->Không câu nệ, khẩn trương, dân chủ.
-Trình bày kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp.
->Có phong cách làm ăn rõ ràng, minh bạch, mạnh dạn đổi mới.
-Tăng mức sản xuất của xí nghiệp lên gấp 5 lần so với cũ.
-Tăng số lượng công nhân .
*Phương án có chỉ đạo cụ thể: tuyển dụng thợ hợp đồng, dừng việc xây nhà khách...
*Tác dụng: đẩy mạnh sản xuất, tăng hiệu quả công việc, cải thiện đời sống của công nhân..
=>Gặp nhiều phản ứng: Nguyễn Chính, trưởng phòng tài vụ..
-Họ dựa các quy định, nguyên tắc, luật lệ có sẵn từ lâu
-Không nhận thức được yêu cầu đổi mới trong sản xuất; Tin vào cơ chế cũ với nguyên tắc an bài sẵn;Lo sợ vì bị mất quyền lực, quyền lợi cá nhân.
-Dùng quyền lực của giám đốc để bãi miễn chức..
-Chủ yếu dùng tri thức quản lí kinh tế để phê phán lại.
->Quyết đoán trong công việc.
Có tri thức về đổi mới; lập trường đổi mới rõ ràng
=>Là người thông minh, cương quyết, táo bạo, dám chịu trách nhiệm.
2-Nhân vật Nguyễn Chính
-Dựa vào chỉ thị, nguyên tắc có sẵn.
-Dựa vào cấp trên.
-Dựa vào thế lực của bản thân.
-> Chống lại quan điểm đổi mới; Bảo vệ thói làm ăn cũ; Hạ uy tín của giám đốc vì quyền lợi cá nhân.
->Thủ đoạn, đố kị, ham quyền lực
-Tiêu biểu cho hạng người: Kém năng lực, bảo thủ, cản trở việc đổi mới.
- Đổi mới là sự nghiệp cần thiết nhưng không đơn giản vì có những con người như Nguyễn Chính.
-Muốn đổi mới thắng lợi, cái mới chiến thắng cái cũ, cần loại bỏ những con người như Nguyễn Chính.
III-Tổng kết
Cho học sinh đọc trong SGK
Hoạt động 3: Luyện tập
 -GV cho HS chỉ rõ mâu thuẫn kịch trong tác phẩm và phân tích.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 -GV yêu cầu học sinh về nắm lại tính cách của từng nhân vật trong kịch .
 -Làm bài tập trong sách.
Ngày 11 – 5- 2007
Tiết 167 + 168 Tổng kết văn học
*Mục tiêu cần đạt
 -Giúp HS hệ thống hóa tất cả các văn bản đã học ở chương trình THCS.
 -Tích hợp với phần tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập.
 -Rèn kĩ năng hệ thống, so sánh, đối chiếu, tóm tắt các luận điểm..
*Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1:
 -Kiểm tra: GV gọi 2 học sinh, kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà.
 -GV giới thiệu bài mới
Hoạt động 2:
 Tiết 1
I-Lập bảng thống kê
 GV hướng dãn để HS lập bảng thoe mẫu trong sách, GV nhận xét và bổ sung.
II-Các bộ phận của nền văn học
 GV nhắc cho HS biết: Có 2 bộ phận VH hợp thành nền văn học DT, đó là Văn học dân gian và văn học viết.
 -GV nêu đặc điểm của từng bộ phận.
III-Tiến trình lịch sử của văn học Việt nam
 GV giới thiệu có 3 thời kì lớn
 + Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
 + Từ đầu thế kỉ XX đến 1945, văn học chuyển sang thời kì hiện đại.
 + Từ 1945 đến nay: Văn học hiện đại.
GV trình bày sơ qua đặc điểm của từng thời kì.
IV-Mấy đặc sắc nổi bật của VHVN
 GV cho nắm những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật 
 Tiết 2
I-Ôn tập các thể loại văn học đã học trong chương trình
 Gồm 3 thể loại lớn: Trữ tình, tự sự, kịch
1-Một số thể lọai văn học dân gian
 GV cho HS chia thành các nhóm:
 + Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca.
 + Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, cổ tích, truyện cười, truyện thơ, sử thi, vè.
 + Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng, kịch rối.
 + Nghị luận dân gian: Tục ngữ, câu đố.
2-Một số thể lọai văn học trung đại
 GV cho chia nhóm: Trữ tình trung đại, tự sự trung đại, nghị luận trung đại.
Trong từng nhóm, GV lại cụ thể từng thể nhỏ.
 Ví dụ: Trong nhóm trữ tình trung đại có:
 + Thất ngôn bát cú
 + Thất ngôn tứ tuyệt.
 + Ngũ ngôn tứ tuyệt.
3-Một số thể loại văn học hiện đại
 GV nêu đặc điểm, các thể loại cổ không còn dùng trong văn học hiện đại.
 GV nêu các thể loại chính:
 + Tự sự: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, bút kí, kí sự, phóng sự, du kí, tùy bút, Nhật kí.
 + Trữ tình: Thơ mới, thơ tự do, thơ văn xuôi, trường ca.
 + Kịch: Kịch nói, chính kịch, bi kịch, hài kịch .
 + Thể loại tổng hợp: Truyện – kí; truyện thơ, kịch thơ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
 + GV cho HS đọc chậm lại nội dung.
 + Trình bày sự khác nhau giữa truyện : Con hổ có nghĩa và Chiếc lược ngà về chữ viết, thể loại, ngôi kể, người kể, cách kể, nhân vật, bố cục truyện.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 -HS ôn lại các kiến thức.
 -Làm bài tập còn lại .
Ngày 11 – 5 – 2007
Tiết 169 + 170 Kiểm tra tổng hợp cuối năm
 ( Kiểm tra theo đề chung của Sở giáo dục )
 GV lấy đề thi, đáp án của Sở.
Ngày 12 –5 – 2007
Tiết 171 + 172 Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
*Mục tiêu cần đạt
 -Nắm được các tình huống cần phải viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
 -Nắm được cách viết một bức thư, điện.
 *Tiến trình giờ dạy
Hoạt động 1
 -Kiểm tra: Kể tên các loại văn bản thuộc thể loại trữ tình.
 -Bài mới
Hoạt động 2: Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy và trò
GV nêu đặc điểm vắn tắt của loại văn bản này
? Có những trường hợp nào cần viết.
? Có mấy loại chính.
? Các loại này có khác nhau về mục đích không.
? Nêu cách viết.
Nội dung cần đạt
I-Đặc điểm của văn bản
-Là loại văn bản hết sức kiệm lời nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt đầy đủ thông tin và bộc lộ tình cảm với người nhận. Đọc thư, điện, người đọc có thái độ hợp tác tích cực.
-Thường khi nào không đến gặp mặt người nhận để chúc mừng hoặc chia buồn thì người viết mới dùng đến điện, thư.
II-Các trường hợp viết
-Có nhu cầu trao đổi thong tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
-Có những khó khăn trở ngại nào đó khiến cho người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận
-Có 2 loại
+ Thăm hỏi và chia vui.
+ Thăm hỏi và chia buồn.
-Khi chia vui: biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt...
-Khi chia buồn: động viên an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
III-Cách viết
*Về hình thức: mang tính công vụ, vì thế có tính khuôn mẫu.Có bố cục rõ ràng, ghi rõ địa chỉ của người gửi, người nhận.
*Về nội dung:
-Nêu đượclí do, bộc lộ cảm xúc, lời chúc hoặc lời thăm hỏi đối với người nhận.
-Ngôn ngữ diễn đạt: Ngoài những từ ngữ có tính khuôn mẫu, lời lẽ trong thư điện phải ngắn, gọn, súc tích, thể hiện tình cảm chân thành, trân trọng của người viết
Hoạt động 3: Luyện tập
 Cho học sinh tập viết một bức thư chia vui cùng bạn vì bạn vừa có giải thưởng lớn.
 -GV cho HS đọc và nhận xét.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà
 -Cho học sinh học lí thuyết.
 -Làm các bài tập còn lại.
Ngày 16 – 5 – 2007
Tiết 173 + 174 Trả bài Văn và Tập làm văn
*Mục tiêu cần đạt
 -HS nắm được các điểm yếu của mình qua bài viết, thấy được những kiến thức còn hạn chế.
 -GV tích hợp với các đơn vị kiến thức.
*Tiến trình giờ trả bài
 -GV đọc đề bài, xây dựng đáp án
 -Chỉ ra những hạn chế, ưu điểm của HS.
 -Nêu và đọc những bài có kết quả cao.
 -Trả bài cho học sinh, gọi điểm vào sổ
*Hướng dẫn học sinh
 -Ôn tập lại những đơn vị kiến thức trong chương trình.
 -Làm lại tất cả các bài tập trong sách.
Ngày 25 – 5 –2007
Tiết 175 Trả bài tổng hợp
*Mục tiêu cần đạt
 -HS thấy được những ưu, khuyết điểm của bản thân.
 -GV tích hợp với các đơn vị kiến thức mới.
*Tiến trình giờ trả bài
 -GV đọc đáp án của sở giáo dục.
 -Cho học sinh đối chiếu với bài làm.
 -GV chỉ ra những ưu, khuyết trong quá trình làm bài.
 -GV đọc điểm.
*Hướng dẫn học sinh làm lại 1 số câu sai

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoan_chinh_mon_ngu_van_lop_9.doc