Giáo án Học sinh giỏi Ngữ Văn 9 - Trường THCS Ứng Hoè

Giáo án Học sinh giỏi Ngữ Văn 9 - Trường THCS Ứng Hoè

Bài 1:

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC

A. Mục tiêu bài dạy.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, cảm nhận độc lập các văn bản thơ, câu thơ, đoạn thơ mới để bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho các em.

- Ôn tập lại các biện pháp tu từ đã học, vận dụng vào bài làm.

B. Chuẩn bị

1. Thầy: soạn giáo án

2. Trò: chuẩn bị bài

C. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới

Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Mỗi người thêm nhiều con mắt

 Mỗi người thêm nhiều cảm rung

 Trời cũng thêm nhiều màu sắc

 Đất cũng thêm nhiều mênh mông”

 (Trần Lê Văn – Bạn)

Hướng cảm nhận:

- Hình ảnh “nhiều con mắt” là giàu trí tuệ, nhiều cách nhìn nhận sự việc ==> Nhiều bạn thì có thêm nhiều cách nhình và đánh giá đời sống xã hội

- “Nhiều cảm rung”, giàu có thêm về tình cảm, có thêm bạn có thêm nhiều niềm vui, chia nhỏ nỗi buồn

- “Trời đất thêm nhiều màu sắc” “thêm nhiều mênh mông” ==> Cuộc sống trở nên phong phú, tốt đẹp hơn ==> Con người luôn có nhu cầu về tình bạn, phát triển quan hệ bạn bè ==> cuộc sống tâm hồn trở nên phong phú, mơ lòng mình đón nhận tình cảm đó.

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1150Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Học sinh giỏi Ngữ Văn 9 - Trường THCS Ứng Hoè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
Mục tiêu bài dạy.
Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, cảm nhận độc lập các văn bản thơ, câu thơ, đoạn thơ mới để bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho các em.
Ôn tập lại các biện pháp tu từ đã học, vận dụng vào bài làm.
Chuẩn bị
Thầy: soạn giáo án
Trò: chuẩn bị bài
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra
Bài mới
Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Mỗi người thêm nhiều con mắt
 Mỗi người thêm nhiều cảm rung
 Trời cũng thêm nhiều màu sắc
 Đất cũng thêm nhiều mênh mông”
	(Trần Lê Văn – Bạn)	
Hướng cảm nhận:
Hình ảnh “nhiều con mắt” là giàu trí tuệ, nhiều cách nhìn nhận sự việc ==> Nhiều bạn thì có thêm nhiều cách nhình và đánh giá đời sống xã hội
“Nhiều cảm rung”, giàu có thêm về tình cảm, có thêm bạn có thêm nhiều niềm vui, chia nhỏ nỗi buồn
“Trời đất thêm nhiều màu sắc” “thêm nhiều mênh mông” ==> Cuộc sống trở nên phong phú, tốt đẹp hơn ==> Con người luôn có nhu cầu về tình bạn, phát triển quan hệ bạn bè ==> cuộc sống tâm hồn trở nên phong phú, mơ lòng mình đón nhận tình cảm đó.
è - Không cs tình bạn con người trở thành người bị cô lập.
 - Người lợi dụng tình bạn để mưu lợi cá nhân sẽ không có cuộc sống tốt đẹp ==> Quan niệm tiến bộ.
Câu 2: Cho hai câu thơ:
“ Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay”
	(Chạy Tây – Nguyễn Đình Chiểu)
Nghệ thuật sử dụng trong hai câu thơ trên là:
Ẩn dụ, so sánh, từ láy
Đảo ngữ, đối, so sánh
Đối, đảo ngữ, từ láy
Từ láy
Tác dụng:
Đảo ngữ: đảo vị ngữ lên đầu cho thấy nhấn mạnh trật tự ị đảo lộn, cuộc sống bình yên phút chốc bỗng trở nên náo loạn.
Đối, từ láy “lơ xơ” “dáo dác” bộc lộ rõ nét nhất sự hoảng loạn:
“lơ xơ” vừa chạy vừa run rẩy, bơ vơ, trơ trọi.
“dáo dác” nhớn nhác, ngơ ngác, giật mình bay vút lên
Câu 3: Câu thơ sau còn thiếu hai từ. Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. Giải thích lý do em sử dụng từ ngữ ấy.
Hướng dẫn trả lời: “mỏng”, “nghiêng”
Tác dụng: miêu tả sự chuyển đổi cảm giác rõ rệt của một hồn thơ có cảm nhận tinh tế.(Ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác):
Câu (1) thị giác => câu (2) thính giác (mỏng) vừa nhẹ vừa chậm, xúc giác (rơi nghiêng) vần bằng tạo âm hưởng ngân nga.
Cảm nhận rõ sự tĩnh lặng của không gian, sự chậm chạp của thời gian. Đó là lúc xúc cảm đang giãn ra mà hòa mình với thiên nhiên.
Câu 4: Cho đoạn thơ:
 “ Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót
Chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
(Tố Hữu – Một nhành xuân)
Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ và triết lý sống mà Tố Hữu đề cập tới.
Hướng giải quyết:
NL đoạn thơ, bài thơ: ý kiến tác giả có gắn với thực tế đời sống xã hội hay không, gắn bó như thế nào?
Xác định rõ: Đây là vấn đề nhân sinh => vấn đề sống có ích, sống đẹp. Cống hiến cho đời, cho xã hội là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng, cao cả của một công dân yêu nước.
Chú ý các từ: “phải” “vay” “trả” “sống là cho”
+ Phạm vi đề: thực tế đời sống xã hội
+ Văn thơ trong và ngoài chương trình (Bài Tự nguyện, Mùa xuân nho nhỏ)
Suy nghĩ bản thân.
Mặt trái một số bộ phận thanh thiếu niên không có ý thức rõ vấn đề.
“Lẽ nào vay mà không có trả” => Quy luật phát triển của xã hội
“Sống là cho” => Tình yêu thương => Nếu không có tình yêu thương xã hội sẽ thế nào?
Học sinh trình bày bằng một đoạn văn
C4 Củng cố: Cảm nhận thơ bắt đầu từ đâu? (Từ ngữ, hình ảnh, tư tưởng)
C5 HDVN: Viết bài hoàn chỉnh cho bài 4
Bài 2:
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN KIỀU
Mục tiêu bài dạy
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng nhận biết, phân tích tac phẩm văn học, sử dụng từ ngữ trau chuốt, mượt mà, khêu gợi, cảm xúc trong sáng.
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập phát hiện cảm thụ nhân vật, kích thích tư duy tưởng tượng phong phú
Chuẩn bị
Thầy: soạn giáo án
Trò: chuẩn bị bài
Tiến trình dạy học
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: kiểm tra và chấm bài từ buổi trước
Bài mới.
Câu 1:	 “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 	 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
	(Viễn Phương)
 “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
	(Nguyễn Khoa Điềm)
	a, Hãy cho biết hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ nào được tác giả sư dụng với biện pháp tu từ nào?
	b, Phân tích tác dụng (giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó)
Hướng giải quyết:
a,	- Hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ đầu tiên của cả hai bài đều là mặt trời thực (thực thể tự nhiên tồn tại vĩnh hằng không bao giờ tắt)
 	- Hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ sau được sử dụng với biện pháp tu từ ẩn dụ.
b, Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ
- Với thơ Viễn Phương: khẳng định Bác tồn tại vĩnh hằng mãi mãi trong tâm trí mỗi người Việt Nam yêu nước, ánh sáng mặt trời là biểu tượng cho chân lý sự sống vĩnh cửu mà Bác đem lại. Nhà thơ ví Bác với ánh sáng ấy.
- Với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đối tượng nói đến là em bé. Mặt trời ở đây là niềm tin của mẹ với con =>niềm tự hào, tình yêu của mẹ về con.
	Hi vọng vào tương lai tươi sáng cho đứa con của mình sẽ được sống trong hòa bình, có đủ điều kiện phát triển, trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 2: Qua các đoạn trích đã học và hiểu biết của em về Truyện Kiều, hãy cho biết nghệt thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
Yêu cầu của đề:
Nhận xét về: - Nghệ thuật miêu tả nhân vật: chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích.
	 - Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật: Mã Giám Sinh mua Kiều (thực ra chỉ là một khâu miêu tả, xây dựng nhân vật)
Phạm vi: 	- 3 đoạn trích học. (một đoạn đọc thêm)
	- Hiểu biết về tác phẩm. (mở rộng)
è Đánh giá nhận xét: nghệ thuật miêu tả bậc thầy qua ngôn ngữ điêu luyện giàu giá tri biểu cảm.
Hướng giải quyết:
a, Về nghệ thuật miêu tả nhân vật: (về ngoại hình, hành động, cử chỉ, ngôn ngữ)
Sử dụng cách miêu tả ước lệ tượng trưng sáng tạo nhờ chọn lọc từ ngữ
VD:
- Thúy Kiều: sắc sảo, mặn mà, tài sắc, thu thủy, xuân sơn, hoa ghen, liễu hờn,..
- Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài
	Vai 5 tấc rộng thân mười thước cao”
- Kim Trọng: “Đề huề lưng trú gió trăng
 Sau chân theo một vài thằng con con”
	 “Phong tư tài mạo tót vời
	 Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”
==>Kết luận: Chính diện miêu tả bút pháp lý tưởng hóa nhân vật
Với phản diện: sử dụng nhiều lớp từ chính xác:
- Mã Giám Sinh: Ghế trên ngồi “tót” sỗ sàng
- Tú Bà: “Thoắt trông nhờn nhợt màu da
	 Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao”
- Sở Khanh: “Tường đông lay động bóng cành
	Rẽ sang đã thấy Sở Khanh lẻn vào”
- Hoạn Thư: ranh ma, sảo quyệt: “Thoắt trông này đã chào thưa”, “Ghen tuông người ta thường tình”
	b, Khắc họa tính cách nhân vật
- Miêu tả ngoại hình => chỉ báo số phận.
	Từ Hải: đội trời, đạp đất
	Mã Giám Sinh: bóng bảy => kẻ lừa đảo
	Tú Bà: trở mặt như trỏ bàn tay, ác ôn, thẳng tay dập liễu vùi hoa
è Thái độ các nhân vật được miêu tả được thể hiện rõ ràng nhưng vẫn tôn trọng sự phát khách quan.
Chính diện thiên ngợi ca
Phản diện: phê phán
c4, Củng cố
Tìm các câu thơ miêu tả các nhân vật Truyện Kiều (học sinh có Truyện Kiều)
c5, HDVN
Viết bài hoàn chỉnh cho bài tập 2.
Bài 3:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC
A. Mục tiêu bài dạy
- Giúp học sinh bồi dưỡng năng lực cảm nhận văn học từ những đoạn thơ, bài thơ từ đó trình bày cảm xúc của mình dưới dạng một đoạn văn hoàn chỉnh qua phần thứ nhất của bài học.
- Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản biểu cảm kết hợp với kiến thức đã học và vận dụng một cách hợp lý để bài viết trở nên uyển chuyển, nhịp nhàng.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: chuẩn bị giáo án
2. Trò: chuẩn bị bài
C. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra, chấn chỉnh bài viết giao về nhà
3. Bài mới
Tình mẫu tử luôn là đề tài bật tận trong thơ ca, các nhà thơ đã trải nghiệm lòng mình qua những câu thơ giàu cảm xúc.
“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”
(Nguyễn Duy)
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
(Chế Lan Viên)
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí những bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi”
	(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1(4đ) : Trình bày cảm nhận của em về những ý thơ trên.
Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung khai thác những ý thơ cơ bản sau:
Cảm nhận được tình mẫu tử luôn thường trực qua 3 đoạn thơ là lời ru của mẹ (Nguyễn Duy), là ý nghĩa chiết lý suy tưởng sâu sắc (Chế Lan Viên), là sự bền vững thiêng liêng về tình mẫu tử (Nguyễn Khoa Điềm).
Đây là mảng đề tài phong phú (mỗi người có cách thể hiện khác nhau)
Chỗ dựa tinh thần mãi mãi : nâng bước, chắp cánh bước vào tương lai.
Nghệ thuật liên tưởng, kết quả thành quy luật (trọn kiếp con người/ những lời mẹ ru, “đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”),hình ảnh so sánh đối lập, sáng tạo (trở lên/ trở xuống).
=> Hay lời cảm ơn không thể thay thế.
Câu 2(6đ): Vận dụng những câu thơ, câu văn viết về tình mẫu tử đã học và đọc thêm của văn học hiện đại, hãy làm sáng tỏ câu nói của nhà thơ Pháp : “Tình mẹ là thứ không ai quên được”
1, Xác định yêu cầu đề
- Thể loại: nghị luận kèm theo giải quyết vấn đề (Nghị luận chứng minh)
- Nội dung: vận dụng kiến thức để chứng minh câu thơ, câu nói của nhà thơ Pháp.
- Phạm vi, yêu cầu đề: thơ, văn (học, biết
2, Lập dàn ý (đại cương)
- Tình mẫu tử là đề tài hấp dẫn các nhà văn, nhà thơ để xây dựng tác phẩm của mình không chỉ VHVN mà VHTG
+ Thơ ca Việt Nam, tình mẫu tử có từ ca dao, dân ca
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc đạo hiếu.
+ Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong thơ văn thường là những hình ảnh người mẹ lam lũ, nhọc nhằn song giàu lòng nhân ái, giành hết tình cảm cho con.
+ Hai người mẹ: 
Một người mẹ kháng chiến (Bà Bầm, Bà Bỉ, Bà Má Hậu Giang, Mẹ Tôm, Mẹ Suốt) => Làm nên kháng chiến, đất nước và lịch sử dân tộc
	Một người mẹ sinh ra ta, mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục
	+ Tình yêu mẹ không chỉ là bổn phận, trách nhiệm mà còn là tình cảm thiêng liêng, là chuẩn mực đạo đức mỗi người.
	+ Mặt trái xã hội ngày nay :
	Phạm vi dẫn chứng :
Thơ: Nguyễn Duy, Chế Lan Viên, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Đăng Khoa, Tố Hữu
Văn: Nguyên Hồng
Thực tế xã hội: cần nhận xét và rút bài học.
Bài 4 :
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài dạy
- Rèn luyện kỹ năng cảm nhận, phân tích các biện pháp tu từ đã học
- Giải quyết đề tài văn thuyết minh gắn với vấn đề cụ thể.
- Khơi gợi những tình cảm sẵn có, bộc lộ tình cảm.
B. Chuẩn bị
1. Thầy: soạn giao án
2. Trò: chuẩn bị bài
C. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Ôn tập
Câu 1 : Nêu cảm nhận của em về cái hay cái đẹp trong thơ Trần Đăng Khoa ở khổ thơ sau :
“Sân trăng nghe đã tàn phai
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo may
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau”
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa (hạ sang thu), vần bằng gieo ở cuối các câu tạo cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát
- Để miêu tả cảm giác chuyển mùa, tác giả dùng các tín hiệu “mưa” báo hiệu thời tiết thay đổi, làm thời tiết dịu mát. “Gió ” đưa không gian lấn át các náo nhiệt của mùa hè. “Hoa cau” không gian thu nơi đã yên bình.
- Quan sát tinh tế
Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ sau đây:
“Chiều thơm”
Khói mờ uốn ngọn tre cong
Hồn nhiên lúa chín nặng vòng tay ôm
Sân nhà quấn quýt rạ rơm
Trời rơi một mảnh chiều thơm xuống làng ”
Hướng giải quyết :
- Bài thơ miêu tả về không gian của làng quê vào mùa thu hoạch
- Đó là một vụ mùa bội thu được thể hiện qua “một vòng tay ôm”
- “Chiều thơm” là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác cho thấy sự lan tỏa của mùa lúa chín, của mùi hương lúa thơm nồng nàn quyện vào mùi rơm rạ mới là niềm vui khi tận hưởng công sức lao động.
Câu 3: Có một đoàn học sinh sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, lần đầu tiên về thăm đất nước và đến thăm trường em. Hãy đóng vai người giới thiệu, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam qua thơ ca.
Hướng giải quyết: 
Giới thiệu: “Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
=> Đất nước VN tươi đẹp, quê hương cây lúa,
+ Về đất nước: 
Một đất nước Việt Nam tươi đẹp: vẻ đẹp các vùng miền, vẻ đẹp các mùa.
Một đất nước có tài nguyên đất đai,sản vật, giàu truyền thống lịch sử văn hóa (ngày tết, lễ, phong tục tập quán qua ca dao dân ca)
+ Về con người Việt Nam: 
	Cần cù, thông minh, chịu khó, kiên cường, dũng cảm, giàu đức hi sinh (thơ Việt Nam)
	Con người Việt Nam yêu thương đùm bọc => làm nên chiến thắng lịch sử (Thơ Tó Hữu, cao dao, dân ca)
	Con người Việt Nam luôn tin vào tương lai
=> Bản chất tự hào về đất nước, con người VN nêu lên suy nghĩ, trách nhiệm giữ gìn phát huy truyền thống dân tộc, bảo vệ tổ quốc.
c4. Củng cố: phân tích hình ảnh thơ dựa vào từ ngữ nào?
c5. HDVN: Chuẩn bị viết bài hoàn chỉnh.
Bài 5:
HỌC SINH THI THỬ
A. Mục tiêu bài dạy
- Giúp học sinh chuẩn bị mọi điều kiện để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi cấp trên.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc và tư duy độc lập, sáng tạo, phân tích tổng hợp.
- Thời gian 120 phút.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: soạn giáo án
2. Trò: chuẩn bị bài
C. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định tổ chức
2. Học sinh làm bài
Câu 1: (3đ) Phân tích cái hay, cái đẹp trong đoạn thơ sau:
“Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang lưng trời”
(Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy)
Câu 2: (3đ) Trong bài thơ “Đọc Kiều” Chế Lan Viên viết:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
 Sắc tài sao mà lắm truân chuyên”
	Hãy chứng minh hai câu thơ trên và dựa vào kiến thức Truyện Kiều đã học để làm rõ.
Hướng giải quyết:
Câu 1: Cần trình bày được:
Cả đoạn: miêu tả cảnh gặt lúa trên cánh đồng nhưng với lời thơ mượt mà, mềm mại.
Hai câu đầu: là cánh đồng lúa vụ chiêm vàng óng, được ánh nắng chiếu từ trên cao xuống (phả) => ánh nắng bao trùm khắp cánh đồng. Cánh cò bay trong gió bằng trí tưởng tượng bay bổng như đưa gió qua biển lúa tạo thành con sóng lay động
Hai câu sau: là tiếng hát vui của người lao động đó là cách lao động hòa trong vẻ đẹp của thiên nhiên.
=>Kết luận: Cảm nhận sâu sắc, từ ngữ gợi cảm: đảo ngữ: long lanh lưỡi hái nhân hóa (phả, dẫn, nâng, liếm)
Câu 2: Cần trình bày được:
Giới thiệu: Truyện Kiều là tác phẩm bất hủ tồn tại lòng người như quốc hồn, quốc túy dân tộc như một tác phẩm có giá trị xuyên suốt chiều dài lịch sử thời đại, cuộc đời Kiều thăng trầm vất vả => tỏa sáng khí tiết,(Chế Lan Viên viết).
Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn =>số phận hẩm hiu
+ Tác giả so sánh cuộc đời Kiều chìm nổi phong ba như đời dân tộc => sáng tạo lớn, đủ thấy vị trí Truyện Kiều trong văn học dân tộc bởi mỗi dân tộc đi sâu vào văn hóa dân tộc “Đời dân tộc”(Nước Việt Nam từ trong máu lửa
	Rũ bùn đứng dậy sáng lòa)
“Lắm truân chuyên”, kết quả cuộc đời đầy bi kịch
=> Đánh giá:
- Nhận xét Chế Lan Viên quan điểm nỗi cam thương sâu sắc số phận người phụ nữ
- Mang tính đa nghĩa, trừu tượng là phong cách thơ ông => liên tưởng thăng trầm từ bóng tối đến “cánh đồng vui” của cả một dân tộc.
(Từ thung lũng đau thương => cánh đồng vui)
Về hình thức: - Đảm bảo bố cục, đúng thể loại
	 - Hành văn trong sáng, mạch lạc.
Về nội dung: - Biết kết hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả giá trị tác phẩm và nhận xét Chế Lan Viên một phong cách thơ trừu tượng.
	 - Một nhận xét kết quả đa nghĩa
c4. HDVN:
Làm đề sau: Nếu được giới thiệu giúp bạn hiểu hơn về giá trị Truyện Kiều em sẽ giới thiệu như thế nào? (Học sinh làm bài và nộp)
______________________________________________
Bài 6:
CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO, CẢM HỨNG YÊU NƯỚC TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh nhận diện một vấn đề. Lý luận văn học: chủ nghĩa nhân đạo (cảm hứng nhân đạo) và chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại VN nói riêng.
- Vận dụng qua một đề bài cụ thể từ các bài học VH TĐVN trong chương trình.
	Tinh thần nhân đạo:
+ Chinh phụ ngâm khúc (Lớp 7)
+ Truyện Kiều, chuyện người con gái Nam Xương (Lớp 9)
	Tinh thần yêu nước:
+ Hịch tướng sĩ (Lớp 8)
+ Chiếu rời đô (Lớp 8)
+ Hoàng Lê nhất thống chí
	Ngoài ra khuyến khích học trò tìm thêm: Bình Ngô đại cáo, Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
B. Chuẩn bị
1. Thầy: soạn giáo án
2. Trò: chuẩn bị bài
C. Nội dung bài dạy
	1. Ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
	3. Bài mới
Đề: Hãy chứng minh cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo là hai đề tài lớn trong văn học trung đại Việt Nam bằng các tác phẩm đã học mà em biết.
Hướng dẫn:
Thể loại nghị luận – chứng minh
Phạm vi: + Các tác phẩm học trung học cơ sở
 + Các tác phẩm em biết
Nghị luận, chứng minh
+ CN yêu nước
+ Tinh thần nhân đạo
Mở bài
Giới thiệu cảm hứng lớn làm nên nền văn học trung đại
Làm nên giá trị văn học, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việ Nam.
Giải quyết vấn đề
1. Giải thích cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước.
a, Cảm hứng nhân đạo: xuất phát từ lòng thương con người trong xã hội, trước hết là lòng vị tha, thông cảm, sẻ chia, hay thái độ lên án những thói xấu xa, chà đạp con người. Ở cảm hứng này, văn học lam cho “người gần người hơn” (Nam Cao)
b, Cảm hứng yêu nước: 
- Xuất phát từ lòng tự hào dân tộc, sẵn có đó là đấu tranh chống lại ngoại xâm, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc của các thế hệ người VN mọi thời đại.
- Là ý thức tự tôn, lòng tự hào về truyền thống yêu nước, yêu thích tự do.
2. Tại sao văn học trung đại lại có hai mảng nội dung lớn và ý nghĩa đó.
- Trước hết là nhờ chức năng phản ánh hiện thực của văn học
- Do hoàn cảnh lịch sử của đất nước giai đoạn trung đại
+ Những cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc thắng lợi (Nguyên Mông, Minh) => ý thức tự hào dân tộc => cảm hứng yêu nước
+ Các nhà văn, nhà thơ trung đại hầu hết là các chiến sĩ yêu nước có vị trí trong các cuộc đấu tranh (Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Tần Quốc Tuấn)
+ Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong => đời sống cực khổ, lầm than => cảm hứng nhân đạo (chủ yếu tập trung vào người phụ nữ) (Kiều, Vũ Nương, Chinh Phụ)
Chứng minh bằng các tác phẩm đã học.
a, Cảm hứng yêu nước: sẵn sàng hi sinh vì tự do của tổ quốc
- Hịch tướng sĩ “ta thường đến bũa quên ăn”
- Bình Ngô đại cáo “Như nước Đại Việt ta”
- Yêu nước là muốn sống cuộc sống hòa bình (Tụng giá hoàn kinh sư)
- Yêu nước là tự hào dân tộc (Sông núi nước Nam)
- Yêu nước tụ hào về đất nước (Bài ca Côn Sơn)
- Sẵn sàng xả thân (Hịch tướng sĩ)
b, Cảm hứng nhân đạo
- Yêu nước thương dân
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ ta vạ”
(Bình Ngô đại cáo)
Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu)
- Lòng yêu thương con người bị áp bức, là phụ nữ (Kiều, Chinh Phụ), thơ Hồ Xuân Hương => khát vọng được giải phóng và đòi quyền bình đẳng.
	4. Vài nét về nghệ thuật:
- Được thể hiện qua: lời văn ước lệ, ngôn ngữ trong sáng, bình dị (thơ lục bát)
- Cung bậc tình cảm phản ánh trung thực, đa dạng.
- Lời văn không tránh khỏi khuôn mẫu, triết lý, thẩm mĩ trung đại
c, Kết luận:
	Tiếp tục tồn tại và phát triển ở văn học hiện đại mặc dù khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, quan niệm thẩm mĩ => làm nên nền văn học Việt Nam đậm đà bản sắc
c5. HDVN
Tiếp tục hoàn thiện đề bài
Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
_________________________________________________
 Bài 7:
MỐI LIÊN HỆ GIỮA SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT VÀ HIỆN THỰC CUỘC SỐNG
Mục tiêu bài dạy
-VËn dông nh÷ng lÝ luËn c¬ b¶n vµo t¸c phÈm v¨n häc ®Ó ph©n tÝch chøng minh hiÖn thùc 
-NghÖ thuËt liªn quan ®Õn nhau nh­ thÕ nµo ?Qua mét sè néi dung cô thÓ ?
-RÌn luyÖn kÜ n¨ng ph©n tÝch chiÒu s©u trong c¶m thô t¸c phÈm v¨n häc bµi viÕt s¸ng taä s©u s¾c 
B.ChuÈn bÞ 
1>ThÇy :So¹n gi¸o ¸n 
2.Häc bµi vµ chuÈn bÞ «n tËp 
C.TiÕn tr×nh d¹y häc 
1.æn ®Þnh tæ chøc 
2.KiÓm tra bµi cò 
3.Bµi míi 
C©u 1 :C¶m nhËn c¸i hay vÒ khæ th¬ sau cña TrÇn §¨ng Khoa 
Nghe hµng chuèi v­ên em
Giã trë m×nh ch¨n trë
Chuét ch¹y giµn bÝ ®æ
S¸ng nay trêi m­a rµo
N¾ng trong .....ngät ngµo h­¬ng bay
H­íng c¶m nhËn 
-4 c©u th¬ ®Çu :Lµ sù c¶m nhËn vÒ thiªn nhiªn b»ng sù kÕt hîp cña gi¸c quan “nh×n ”, “nghe”th«ng qua c¸c biÖn ph¸p tu tõ nh©n ho¸ ,Èn dô t¹o ra c¶m gi¸c m¬ hå tinh tÕ 
-2 c©u sau :Sù c¶m nhËn ®· hoµ lÉn vµo nhau nghe –nh×n ....ph©n biÖt rµnh m¹ch –kh¸m ph¸ ph¸t hiÖn míi mmÎ vÒ sù vËt b×nh th­êng 
C©u 2:Tõ nh÷ng t¸c phÈm ®· häc h·y gi¶i thÝch mèi liªn hÖ gi÷a s¸ng t¹o nghÖ thuËt vµ hiÖn thùc cuéc sèng 
H­íng gi¶i quyÕt 
Yªu cÇu cÇu cña ®Ò :NghÞ luËn chøng minh mét vÊn ®Ò thuéc ph¹m trï lÝ luËn häc 
-Ph¹m vi c¸c t¸c phÈm ®· häc (chon ®Ó phôc vô cho lËp luËn chø kh«ng ph¶i lµ tÊt c¶ )
§Æt vÊn ®Ò ;Nhµ th¬ ChÕ Lan Viªn “sÏ ch¼ng cã th¬ ®©u gi÷a ®êi ®ãng khÐp ’’trong Th¹ch Lam “V¨n ch­¬ng ph¶i theo nh÷ng g× ch­a ai khái vµ s¸ng t¹o nh÷ng g× ch­a cã –kÕt luËn quy luËt ng· cña nghÖ thuËt vµ t¸c phÈm nghÖ thuËt ch©n chÝnh 
Mét trong nh÷ng chÊt liÖu ®Ó lµm nªn t¸c phÈm nghÖ thuËt lµ hiÖn thùc cuéc sèng 
Gi¶i quyÕt vÊn ®Ò 
_HiÖn thùc cuéc sèng lµ g× ?Lµ nh÷ng g× ®ang diÔn ra hoÆc sÏ diÔn ra mµ nhµ v¨n ph¶n ¸nh vµo t¸c phÈm cña m×nh 
-HiÖn thùc cuéc sèng lµ chÊt liÖu ®Ó nhµ v¨n x©y dùng t¸c phÈm dùa vµo ®è mµ nhµ v¨n x©y dùng h×nh thµnh t¸c phÈm nghÖ thuËt cña m×nh (kh«ng riªng c¸c ngµnh nghÖ thuËt kh¸c còng vËy )
VD:T¸c phÈm L·o H¹c cña Nam Cao “T¾t ®Ìn ’’Ng« TÊt Tè ph¶n ¸nh nçi khæ cùc cña ng­êi n«ng d©n ®ã lµ hiÖn thùc cuéc sèg con ng­êi tr­íc C¸ch M¹ng Th¸ng 8 
Nh©n vËt ............	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an boi duong HSG Van 9.doc