Giáo án hội giảng Ngữ văn 9 - Tiết 72 Bài 15: Đọc – hiểu văn bản Chiếc lược ngà “Trích” Nguyễn Quang sáng

Giáo án hội giảng Ngữ văn 9 - Tiết 72 Bài 15: Đọc – hiểu văn bản Chiếc lược ngà “Trích” Nguyễn Quang sáng

Tiết 72 : Bài 15: Đọc – Hiểu văn bản

CHIẾC LƯỢC NGÀ

“Trích”

 Nguyễn Quang sáng

A.Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “ Chiếc lược ngà”

 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo của chiến tranh

 - Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện miêu tả tâm lí nhân vật.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc - Hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thúc biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

3. Thái độ:

 - Giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng trân trọng cha con.

 - Tình phụ tử thiêng liêng gắn với tình yêu nước.

 B. Chuẩn bị:

 Thầy: Soạn giáo án + tài liệu.

 Trò: Soạn kĩ bài( Tóm tắt, bố cục)

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hội giảng Ngữ văn 9 - Tiết 72 Bài 15: Đọc – hiểu văn bản Chiếc lược ngà “Trích” Nguyễn Quang sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: /12/2010
ND: 12 /2010
Ktra: /12/2010
 Tiết 72 : Bài 15: đọc – Hiểu văn bản
Chiếc lược ngà
“Trích”
 Nguyễn Quang sáng
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:
- Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “ Chiếc lược ngà”
 - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo của chiến tranh
 - Sự sáng tạo nghệ thuật xây dựng tình huống truyện miêu tả tâm lí nhân vật.
 2. Kỹ năng:
 - Đọc - Hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thúc biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
3. Thái độ: 
 - Giáo dục tình cảm yêu mến, kính trọng trân trọng cha con.
 - Tình phụ tử thiêng liêng gắn với tình yêu nước.
	B. Chuẩn bị:
 Thầy: Soạn giáo án + tài liệu.
 Trò: Soạn kĩ bài( Tóm tắt, bố cục)
Tiến trình lên lớp:
1.ổn định : Sĩ số 9A
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt đoạn trích và nêu tình huống của truyện.
Gợi ý: 
	* Tình huống truyện: 
+Hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng thật chớ trêu bé Thu không nhận ra cha và khi nhận ra biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi.
+ở khu căn cứ Ông Sáu dồn hết tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái.
3. Bài mới:GV: Khái quát lại tiết 1: ở giờ trước cô trò ta cùng tìm hiểu xong tác giả, tác phẩm, Đọc chú thích bố cục và tìm hiểu nhân vât bé Thu khi ông sáu trở về và trong những ngày ông Sáu ở nhà.Vậy diến biến câu chuyện tiếp theo như thế nào,mời các em theo dõi vào đoạn truyện: “Sáng hôm sau bà con bên nội bên ngoại đến rất đông từ từ tụt xuống”.
Hs đọc : Sáng hôm sautừ từ tụt xuống
? Khi ông Sáu chuẩn bị lên đường bé Thu có thái độ và hành động như thế nào, em hãy tìm những chi tiết trên.
- Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa.
 - Vẻ mặt hơi khác, không bướng bỉnh hay nhau mày cau có.
 - Vẻ mặt sầm lại buồn rầu.
- Cái nhìn không ngơ ngác lạ lùng, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa.
? Vẻ mặt ấy biểu lộ nội tõm như thế nào 
- Tâm trạng đang có sự thay đổi.
 ? Vì sao bé Thu lại có tâm trạng thay đổi như vậy.
- Vì nó được bà ngoại giải thích do vết thẹo trên mặt ba của nó do thằng tây bắn khiến nó không nhận ra ba,nói về tội ác của kẻ thù.
 ? Được bà giảng giải con bé có thái độ như thế nào.
 - Nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng thở dài như người lớn.
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả trong đoạn văn trên?
- Miêu tả nội tâm nhân vật, quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
 GV: Nhìn vào những chi tiết trong đoạn văn ta thấy tác giả quan sát rất kĩ càng từ nét mặt cử chỉ và điệu bộ của bé Thu khiến cho tác giả đoán được trong con người nó đang có sự thay đổi ,vậy người đọc cũng như đang chờ nó hi vọng trong nó có sự thay đổi.
 ? Trước khi lên đường điều bất ngờ đối với anh là gì .
- Bé Thu lần đầu tiên cất tiếng gọi “ba”.
? Bé thu kêu thét lên: Baaaba”-- Kêu thét lên là kêu như thế nào.
 -Kêu rất to như gào thét kéo dài ngân xa.
? Tiếng kêu được tác giả miêu tả như thế nào.
 - Kêu :
 + Như tiếng xé.
 + Xé sự im lặng.
 + Xé ruột gan mọi người.
? Vì sao tác giả lại miêu tả tiếng kêu ngân dài đến như vậy.
- Vì tiếng kêu mà nó kìm nén bao nhiêu năm nay, tiếng ba như vỡ tung ra từ đáy lòng nó.
- Kêu-> Như tiếng gọi thiêng liêng của tình phụ tử.
GV bình: Vẫn là tiếng kêu thét lên nhưng không phải là tiếng kêu má trong tâm trạng hoảng sợ lo lắng, sợ hãi như lúc đầu bé Thu gặp ba, mà là tiếng kêu gọi ba. Tiếng kêu ba vang dài ngân mãi trong lòng người đọc vì đó là tiếng kêu mà bé đã kìm nén suốt 8 năm dòng nay được bùng lên vỡ oà trong sâu thẳm của trái tim bé. Tiếng kêu của tình cha con như tiéng xé , xé sự im lặng, xé không gian mọi người nghe thật xót xa và tiếng kêu ấy còn là sự ăn lăn hối hận của bé thu với ba trong những ngày qua đó chính là tiếng kêu thiêng liêng của tình phụ tử.
? Không chỉ là tiếng kêu thét lên mà bé Thu còn có những hành động gì.
- Chạy xô tới nhanh như một con sóc.
- Chạy thót lên, giang hai tay ôm lấy cổ ba.
- Nói trong tiếng khóc.
- Nó hôn cùng khắp:
 + hôn tóc 
 + hôn cổ.
 + Hôn vai
 + hôn cả lên vết thẹo dài.
 - Hét lên.
 - Vẫn ôm chặt cổ ba
 - Dang hai chân câu chặt lấy ba.
 - Đôi vai nhỏ bé run run.
? Qua đoạn văn này em thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật. 
?Sử dụng biện pháp nghệ thuật trên cho ta thấy tình cảm của bé Thu với cha như thế nào.
GV: Tác giả không chỉ đặc tả tiếng kêu ba mà còn sử dụng một loạt động từ: chạy xô, dang hai tay, ôm lấy cổ ba, hôn lên cùng khắp cho ta thấy đó là những hành động liên tiếp, tới tấp, hối hả, cuống quýt mãnh liệt, ào ạt.Nó hôn cùng khắp hôn cả lên vết thẹo dài, nó hôn như để bù đắp, sửa chữa lỗi lầm, hối hận và cả sự luyến tiếc trong những ngày đối xử lạnh nhạt với ba .Điều đó chứng tỏ rằng trong lòng bé Thu có một tình yêu ba mãnh liệt,em cũng khao khát một tiếng gọi ba. Chính vì thế mà tiếng gọi ba ngân dài vang mãi làm cho người đọc xúc động khôn nguôi.
 ? Chứng kiến cảnh chia tay đó mọi người có tâm trạng gì.
- Mọi người không cầm được nước mắt.
- Người kể thì thấy khó thở như ai nắm chặt trái tim mình.
? Còn em, em có tâm trạng như thế nào khi chứng kiến cuộc chia tay này.
- Em vô cùng xúc động.
- Nghẹn ngào không nói lên lời.
- Còn em thì nó là một kỷ niệm xúc động mà em nhớ mãi.
? Em có suy nghĩ gì về cuộc chia tay này.
-> Cuộc chia tay xúc động trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
GV: Cuộc chia tay này còn có ý nghĩa lên án tội ác của chiến tranh, chính chiến tranh đã làm cho biết bao gia đình phải rơi vào hoàn cảnh éo le mất mát đau thương,khi vợ xa chồng khi con xa cha. 
? Kết thúc cuộc chia tay bé Thu mong muốn ở ba điều gì.
. Ba về mua cho con một cây lược nghe ba!
GV: Đó là niềm mong muốn hết sức nhỏ bé, bình dị, gần gũi, ngây thơ của bé Thu 
GV: Niềm vui hạnh phúc đến với anh quá ngắn ngủi thì ông phải lên đường làm nhiệm vụ mà tổ quốc đã giao cho mặc dù chứng kiến cuộc chia tay ấy Bác ba là người kể chuyện đồng thời cũng là bạn là đồng chí của ông cũng phải động lòng trước tình cảm cha con ấy muốn ông ở lại thêm vài ngày nhưng vì nhiệm vụ các ông phải lên đường theo tiếng gọi non sông của tổ quốc ông phải gác lại tình giêng để hoàn thành nhiệm vụ. 
? Tỡnh cảm, niềm khao khỏt được gặp mặt con của ụng biểu hiện qua những chi tiết nào . 
 - Tỡnh người cha cứ nụn nao trong anh 
- Khụng chờ xuồng cập bến, nhỳn chõn nhảy thút lờn bờ 
- Bước những bước dài vội vàng . 
? Những chi tiết trên, giúp em hình dung tâm trạng ông Sáu lúc này ntn.
Xúc động, hồi hộp trong niềm vui sướng khi đc gặp con.
? Ông nghĩ lúc gặp con, bé T sẽ như thế nào .
- Chạy xô vào lòng ôm chặt lấy cổ.
? Bé Thu đã không làm như ông nghĩ, trước tình huống đó ông đã phản ứng như thế nào .
- Ông đứng sững lại nhìn theo con rồi nỗi đau đớn khiến mặt ông sầm lại, 2 tay buông xuống như bị gãy.
? Những chi tiết trên đã diễn tả tâm trạng gì của ông Sáu.
- Tâm trạng đau khổ tột cùng của người cha sau bao năm xa cách gặp con nhưng con không gọi một tiếng ba.
? NT m.tả của tác giả có gì đặc sắc.
- M.tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm
? Sau những cử chỉ vỗ về, thõn thiện mà con bộ vẫn phản ứng mónh liệt, ụng Sỏu đó cú hành động gỡ ? ? Cử chỉ nhỡn con, lắc đầu cười cho ta thấy điều gỡ ? 
Khụng nộn được giận giữ, anh sỏu đỏnh con. Điều đú chứng tỏ tỡnh yờu thương đối với con trở thành bất lực . - Buồn đau đớn, xút xa . 
? Khi chia tay, tại sao anh chỉ khẽ núi ? Đụi mắt nhỡn con trong lỳc chia tay gợi em suy nghĩ gỡ.
- Sợ con phản ứng mạnh như hụm trước
-Đụi mắt người cha giàu tỡnh thương yờu độ lượng
? Nhận được tình cảm thay đổi bất ngờ của con, ông Sáu có cảm xúc gì. ( thuật lại đoạn truyện)
Ông: Xúc động.
 + Một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, cố dấu không cho con nhìn thấy, hôn lên tóc con.
? Vì sao ông Sáu lại xúc động đến như vậy?
- Yêu thương con, hạnh phúc đến bất ngờ, sung sướng, cảm động, được hưởng trọn niềm hạnh phúc .
GV: Giọt nước mắt của anh là giọt nước mắt của vui sướng, hạnh phúc,trải qua bao éo le tuyệt vọng của người lính đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trường cam go ác liệt, suốt 8 năm dòng anh khao khát được gặp con, được con gọi một tiếng ba, tưởng như không thành hiện thực. Đúng lúc ông bất lực nhất thì hạnh phúc đã mỉm cười với ông, đã cho ông hưởng chọn tiếng gọi thiêng liêng của tình phụ tử và dù ông sáu phải trải qua những tâm trạng đau khổ nhất, bất lực nhất nhưng cuối cùng ông Sáu vẫn là người cha hạnh phúc.
? Khi trở lại chiến trường ông Sáu mang một tâm trạng gì.
- Nhớ thương con xen lẫn lỗi ân hận vì đánh con( nỗi khổ tâm cứ dày vò trong anh)
? Để vơi đi nỗi nhớ con, nỗi ân hận anh Sáu đã làm gì.
- Quyết tâm làm cây lược tặng con như lời hứa.
? Vậy ông Sáu làm chiếc lược ngà như thế nào.
- Kiếm được khúc ngà:
 + Anh hớn hở như một đứa trẻ.
 + Lấy vỏ đạn làm thành một cây cưa nhỏ.
 + Cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ.
- Cưa từng chiếc răng: 
 + Thận trọng, tỉ mỉ., cố công như người thợ bạc.
+ Làm xong anh khắc trên sống lưng: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
? Mỗi khi ông nhớ con ông thường làm gì.
+ Mang cây lược ra ngắm.
+ Mài cây lược lên mái tóc cho cây lược thêm mượt , thêm bóng.
+ Càng mong được gặp con hơn.
 GV : Các em ạ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta có biết bao nhiêu sự thiếu thốn về vật chất có những ngày không có gạo ăn chỉ ăn toàn bắp có đêm bị biệt kích bắn ba lần, cho nên kiếm được ngà voi là một điều rất cơ duyên nên mặt anh “hớn hở như một đứa trẻ được quà”anh vui như chính niềm vui của bé Thu vậy. Rồi anh tận dụng lấy vỏ đạn của thằng Mỹ làm thành chiếc cưa nhỏ, cưa khúc ngà voi thành nhiều miếng nhỏ rồi ông thận trọng, tỉ mỉ và khổ cụng như người thợ bạc ”, “gũ lưng tẩn mẩn khắc từng chữ: “Yờu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc rỗi ông thường mang chiếc lược ra ngắm ,mặc dù cõy lược chưa chải được tóc con nhưng nó như gỡ rối tâm trạng của ông, ông vẫn là người cha hạnh phúc nhất vì ở nơi quê nhà vẫn cớ con cũng đang ngày đêm nhớ mong anh để ông yên tâm nắm chắc tay súng giết kẻ thù bảo vệ cho đất nước quê hương. 
? Qua phân tích việc làm chiếc lược ngà của ông Sáu nghệ thuật chính của đoạn văn là gì.
? Với cách kể chuyện trên cho ta thấy ông Sáu là người cha như thế nào?
GV: Lũng yờu con đó biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhõn - nghệ nhõn chỉ sỏng tạo ra một tỏc phẩm duy nhất trong đời cho nờn chiếc lược ngà đó kết tinh trong nú tỡnh phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sõu xa, đơn sơ mà kỳ diệu.
? Cây lược hoàn thành nhưng ông chưa kịp trao tay con thì điều gì đã xảy ra với ông.
- Vào một ngày cuối năm mươi tám trong một trận càn anh bị máy bay địch bắn trúng vào ngực .
? Trước lúc hi sinh ông còn có hành động như thế nào. 
 - Đưa tay vào túi móc ra cây lược, nhìn một hồi lâu.
? Em có suy nghĩ gì về hành động cuối cùng của ông?
 - Mong bác Ba hoàn thành tâm nguyện của mình.
? Tại sao khi bác Ba hứa trao tận tay cháu thì ông Sáu mới yên lòng nhắm mắt ra đi. 
- Vì nó là lời hứa, là tâm niệm cuối cùng của ông mà ông chưa thực hiện được, nên ông chỉ yên tâm nhắm mắt khi người bạn của ông thayông thực hiện lời hứa đó.
? Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của ông.
- Hi sinh vì tổ quốc.
- Tố cáo tội ác của chiến tranh Mĩ nguỵ.
? Qua đó em cảm nghĩ gì về tình cha con trong chiến tranh.
- Tình cảm cha con thật thiêng liêng sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
GV bình: Hình ảnh đôi mắt cùng với hành động việc làm trong mấy ngày về thăm nhà , những năm tháng ở căn cứ ông tỉ mẩn làm chiếc lược khắc lên dòng chữ đầy tình yêu thương. Tất cả những điều đó đều là minh chứng khẳng định rằng người chiến sĩ cộng sản có tình yêu gia đình, yêu con sâu sắc vô bờ bến. Đồng thời nó mạnh mẽ phủ định luận điệu tuyên truyền bịp bợm của kẻ thù là người cộng sản không có trái tim. 
? Qua sự hi sinh của ông Sáu nói riêng và sự hi sinh của cha ông nói chung cácem rút ra bài học gì cho bản thân.
- Luôn biết ơn những người đã ngã xuống hi sinh về tổ quốc.
- Nguyện phấn đấu học tập tốt để góp một phần nhỏ bé của mình xây dựng đất nước ta ngày càng to đẹp hơn.
 - Luôn trân trọng những tình cảm mà bố mẹ dành cho.
 Câu hỏi thảo luận: Chia làm 2 nhóm: mỗi nhóm 1 câu hỏi.
Kỹ thuật khăn phủ bàn:
Câu 1: Chi tiết “vết thẹo”trên mặt của ông Sáu có ý nghĩa gì trong truyện?
 Gợi ý:
- Tạo tình huống thắt nút, mở nút, dẫn dắt câu chuyện và cuối cùng giải quyết câu chuyện tình cảm cha con ông Sáu.
 - Vì nó mà bé Thu kiên quyết không nhận cha.
 - Vì nó mà Bé Thu trào dâng tình yêu cha mãnh liệt.
 - Có ý nghĩa tố cáo tội ác của kẻ thù.
Câu 2:Tại sao câu chuyện lại có nhan đề là “Chiếc lược ngà”? Em hãy đặt một số nhan đề khác và so sánh.
 - Vì “Chiếc lược ngà” là sự kết tụ của tình cảm cha con ông Sáu thiêng liêng sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
 * Một số nhan đề:
 - Tình cảm cha con ông Sáu .
 - Kỉ vật thiêng liêng của tình cha con.
- Tình đồng chí, đồng đội.
 GV: Để khắc sâu kiến thức một lần nữa chúng ta sang phần tổng kết.
 ? Câu chuyện về cha con ông Sáu đã làm xúc động bao thế hệ bạn đọc,chiếc lược ngà dẫ để lại những ấn tượng không thể nào quên bởi tác giả đã có những thành công gì?
? Qua văn bản này em thấm thía được điều gì?
 HS đọc ghi nhớ SGK/ 52
I.Giới thiệu
II. Đọc - Chú thích -Bố cục.
III.Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật bé Thu
b. Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha
- Tâm trạng có sự thay đổi.
-> Khụng cũn lo lắng, sợ hói, giận hờn nữa 
- Miêu tả nội tâm nhân vật, quan sát tỉ mỉ, tinh tế.
- Từ ngữ gợi tả, động từ mạnh, so sánh, điệp ngữ + lời bình.
- Thể hiện tình cảm cuống quýt ,ào ạt, mãnh liệt -> Yêu thương ba sâu nặng.
2 - Nhõn vật ụng Sỏu 
-Vụ cựng thương nhớ con
- Xúc động, hồi hộp trong niềm vui sướng khi đc gặp con
- Tâm trạng đau khổ tột cùng của người cha sau bao năm xa cách gặp con nhưng con không gọi một tiếng ba.
-Sung sướng, cảm động, hạnh phỳc nghẹn ngào được nõng niu, gỡn giữ tỡnh phụ tử 
Kể tỉ mỉ chi tiết, quan sát tinh tế.
Rất mực yêu thương con,gửi hết tình yêu thương và hi vọng gặp lại con vào chiếc lược.
IV.Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
 - Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, cốt truuyện có yếu tố bấy ngờ.
-Tạo tình huống truyện éo le.
 - Lựa chọn ngôi kể hợp lý.
 - Đặc biệt là miêu tả tâm lí tính cách nhân vật.
 2. Nội dung:
 - Ca ngợi tình cha con thắm thiết sâu nặng trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
 - Lên án tội ác của kẻ thù đã gây bao đau thương mất mát.
 * Ghi nhớ/202
 V. Luyện tập:
 1. Bài tập 1/203
 2. Bài tập 2/ 203

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoi_giang_ngu_van_9_tiet_72_bai_15_doc_hieu_van_ban.doc