Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: sinh học 9 thời gian: 45 phút trường THCS lê Quý Đôn

Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: sinh học 9 thời gian: 45 phút trường THCS lê Quý Đôn

1: Những sinh vật nào sau đây sống trong đất?

a.Chim bồ câu, chim én, chim sẻ b.Cá trôi, cá quả, cá rô phi

c.Hổ, báo, sư tử d.Giun đất, Dế trũi

2: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?

a.Cây mọc trong rừng, cành chỉ tập trung ở ngọn, các cành dưới sớm bị rụng.

b.Cây trồng bị chặt bớt các cành ở phía dưới

c.Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở dưới

d. Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở dưới và có tán lá rộng

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra 1 tiết môn: sinh học 9 thời gian: 45 phút trường THCS lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
CẤP ĐỘ THẤP
CẤP ĐỘ CAO
1. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Nhân tố vô sinh và hữ sinh
Môi trường sống của sinh vật
Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Số câu:4
Điểm = 4
Số câu: 3
Số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm: 1
2. HỆ SINH THÁI
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
Điểm khác nhau giữa quần thể người và quần thể sinh vật
Điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể và quần xã
Hiện tượng khống chế sinh học
Xây dựng lưới thức ăn
Số câu: 
Điểm = 6
Số câu: 5
Số điểm: 4
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tổng số câu: 10
Tổng số điểm 10= 100%
Số câu: 3
Số điểm: 3
Số câu: 5
Số điểm: 4
Số câu:3
Số điểm: 3
Trường THCS Lê Quý Đôn	KIỂM TRA 1 TIẾT
	Họ Và Tên:....Lớp.. 	 Môn: Sinh Học 9
	 Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI:
Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng.
1: Những sinh vật nào sau đây sống trong đất?
a.Chim bồ câu, chim én, chim sẻ	b.Cá trôi, cá quả, cá rô phi
c.Hổ, báo, sư tử	d.Giun đất, Dế trũi
2: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?
a.Cây mọc trong rừng, cành chỉ tập trung ở ngọn, các cành dưới sớm bị rụng.
b.Cây trồng bị chặt bớt các cành ở phía dưới
c.Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở dưới
d. Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở dưới và có tán lá rộng.
3: Đối với thực vật, mọc thành nhóm với mật độ thích hợp có tác dụng gì?
a.Giảm bớt sức thổi của gió bão, cây không bị đổ	b. Tăng khả năng lấy nước của cây.
c.Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh	của cây	d.Tăng cường quang hợp của cây.
4: Ví dụ nào là một quần thể sinh vật trong số các ví dụ sau đây?
Tập hợp các cá thể rắn Hổ mang, Cú mèo và Lợn rừng trong rừng mưa nhiệt đới.
Tập hợp một số các cá thể Cá chép, Cá rô phi, Cá mè sống chung trong một ao.
Các cá thể rắn Hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
Rừng cây Thông nhựa phân bố ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
5: Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật khác?
a.Tỉ lệ giới tính	b.Thành phần nhóm tuổi	
c. Mật độ	d.Đặc trưng kinh tế- xã hội
6: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?
a.Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.	 b. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ
c. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào d.Quần thể cá chép và quần thể cá mè
Câu 2: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C ở bảng sau:
Cột A
Cột B
Cột C
1.Hươu và nai trên 1 đồng cỏ
2.Sán lá sống trong gan động vật
3.Cáo và gà
4. Tôm sống nhờ Hải quỳ
a. Cộng sinh
b. Cạnh tranh
c.Kí sinh
d.Sinh vật ăn sinh vật khác
e. Hội sinh
1-
2-
3-
4-
Tự luận: ( 6 điểm )
Câu 1: Trình bày các nhóm nhân tố sinh thái tác động vào cây Lúa nước ở Phú Thiện
Câu 2: So sánh đặc điểm khác nhau cơ bản của quần thể và quần xã.
Câu 3: Cho các loài sinh vật sau: (Thực vật, Hổ, Dê, Thỏ, Cáo, Vi sinh vật)
	Hãy xây dựng lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của sinh vật.
Câu
Câu 9. (2đ)
Đáp án
Điểm
- Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trê mặt đất – không khí, môi trường sinh vật
1đ
1đ
 Câu 10.
 (2đ)
Quần thể
Quần xã
- Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một không gian xác định.
- Đơn vị cấu trúc là cá thể.
- Độ đa dạng thấp
- Không có hiện tượng khống 
 chế sinh học 
- Tập hợp các quần thể thuộc
các loài khác nhau cùng sống
trong một không gian xác định 
- Đơn vị cấu trúc là quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Có hiện tượng khống chế sinh học.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 1 (2đ)
- Các nhân tố vô sinh và hữu sinh tác động lên cây lúa nước
Nhân tố vô sinh: 
+Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa
+ Phân bón, thuốc bảo vẹ thực vật
Nhân tố hữu sinh:
- Nhân tố sinh vật:Cỏ, sâu, chim, chuột, cá, rong, tảo, bọ rùa...
- Nhân tố con người
0.5 d
0.5d
0.5 d
0.5 d
Câu 2 
( 2 điểm)
Quần thể
Quần xã
- Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một không gian xác định.
- Đơn vị cấu trúc là cá thể.
- Độ đa dạng thấp
- Không có hiện tượng khống 
 chế sinh học 
- Tập hợp các quần thể thuộc
các loài khác nhau cùng sống
trong một không gian xác định 
- Đơn vị cấu trúc là quần thể.
- Độ đa dạng cao.
- Có hiện tượng khống chế sinh học.
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3 
( 2 điểm)
Cỏ Dê Hổ VSV
 Thỏ Cáo 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra mot tiet sinh 9 co ma tran.doc