Giáo án Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử ( lớp 8)

Giáo án Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử ( lớp 8)

Câu 1:Pháp có ý đồ gì khi thực hiện chính sách văn hoá, giáo dục? Điền từ vào chỗ trống sao cho đúng:

 – Pháp thông qua giáo dục phong kiến để tạo ra một lớp người chỉ biết .

_ Pháp dùng người . trị người Việt.

_ Pháp kìm hãm nhân dân ta trong vòng , duy trì những thói hư tật xấu ( uống rượu, nghiện hút, mê tín ) để dễ bề .

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kiểm tra học kì II môn: Lịch sử ( lớp 8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: LỊCH SỬ ( LỚP 8)
I. Trắc nghiệm khách quan:( 5 điểm)
Câu 1:Pháp có ý đồ gì khi thực hiện chính sách văn hoá, giáo dục? Điền từ vào chỗ trống sao cho đúng:
 – Pháp thông qua giáo dục phong kiến để tạo ra một lớp người chỉ biết..
_ Pháp dùng người.. trị người Việt.
_ Pháp kìm hãm nhân dân ta trong vòng , duy trì những thói hư tật xấu ( uống rượu, nghiện hút, mê tín) để dễ bề .
Câu 2: Vị vua nào hạ chiếu Cần Vương?
a. Tự đức b. Quang Tự
c. Hàm Nghi c. Nguyễn Huệ
Câu 3:Phong trào Đông Du là chủ trương đưa thanh niên sang du học ở
 a. Trung Quốc	b. Liên Xô
 c. Nhật Bản. 	d. Thái Lan
Câu 4:Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873), đã có kết quả như thế nào?
Tăng thêm lực lương quân ta.
Quân Pháp hoang mang, ta phấn khởi hang hái đánh giặc.
Triều đình quyết tâm đánh giặc.
Thực dân Pháp quyết định giảng hoà.
Câu 5: Thực dân Pháp đánh bắc kì lần thứ nhất vào thời gian nào?
a. 20/11/1872 b. 20/11/1873
c. 20/12/1872 d. 20/12/1873
Câu 6:Người được phong làm Bình tây đại nguyên soái là ai?
a. Trương Định b. Trần Bình
c. Trương Quyền d.Trần Văn Thành
Câu 7: Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc Pháp?
Đường lối chính trị bảo thủ của nhà Nguyễn.
Nhân dân Hà Nội không ủng hộ triều đình.
Do thiếu lương thực .
Vua Nguyễn chỉ lo ăn chơi .
Câu 8:Tôn Thất Thuyết đã dựa vào cơ sở nào để đánh Pháp?
Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại pháp.
Sự giúp đỡ của triều đình Mãn Thanh.
Triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương chống Pháp.
Ý chí quyết tâm bảo vệ tổ Quốc của nhân dân ta.
Câu 9:Đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có hạn chế gì?
Dựa vào Pháp để tiến hành cải cách.
Dựa vào Nhật để tiến hành cải cách.
Chưa giải quyết những vấn đề cơ bản của thời đại.
Chưa cải cách về xã hội.
Câu 10:Điểm khác nhau giữa khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Ba Đình là gì?
Lực lượng tham gia khởi nghĩa
 Về kẻ thù 
 Xây dựng căn cứ và cách đánh
Mục tiêu
Câu 11: Tướng nào chỉ huy quân Pháp đánh ra Hà Nội lần thứ nhất?
a. Đuy – Puy c. Gác ni ê.
c. Cô lô ra đô d. Mông ta na.
Câu 12:Quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã để lại hậu quả như thế nào cho nền kinh tế Việt Nam?
Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
Kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, không phù hợp với công nghiệp lạc hậu.
Công nghiệp phát triển không đồng đều( công nghiệp nặng phát triển mạnh)
Tài nguyên thiên nhiên không được khai thác.
Câu 13:Thành phần nào sau đây không tham gia phong trào Cần Vương?
Nông dân
Văn thân, sĩ phu yêu nước
Quân đội triều đình
Dân tộc thiểu số
Câu 14:tại sao tầng lớp, giai cấp tư sản Việt Nam không thể giữ vai trò quan trọng trong việc lật đổ chế độ phong kiến ở Việt Nam?
a.Số lượng còn quá ít. b. Nặng tư tưởng thoả hiệp với Pháp.
c.Trình độ nhận thức còn hạn chế. d. Mâu thuẫn quá lớn với giai cấp vô sản
Câu 15:Địa bàn của cuộc khởi nghĩa Ba Đình ở đâu?
a. Nghệ An b. Hải Dương
c. Thanh Hoá d. Nam Định
Câu 16: Qua sự thất bại của phong trào Đông Du em rút ra được bài học kinh nghiệm gì?
Muốn giành độc lập chỉ duy nhất bằng sức mình không thể nào nhờ viện trợ từ nước ngoài.
Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện đế quốc Nhật là sai.
Muốn giải phóng dân tộc chỉ có một con đường là đấu tranh ôn hoà.
Muốn giành độc lập phải nhờ vào các nước phương Tây.
Câu 17:Phong trào Đông Du là chủ trương của ai?
a. Phan Châu Trinh	b. Trần Cao Vân
c. Phan Bội Châu	d. Hoàng Hoa Thám.
II. Tự luận: ( 5 điểm)
Câu 1: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục ở Việt Nam? ( 3 điểm) 	
Câu 2: Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách .( 2 điểm)
ĐÁP ÁN TRẢ LỜI
MÔN: LỊCH SỬ ( LỚP 8)
I. Trắc nghiệm khách quan:( 5 điểm)
Câu
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
T. lời
c
c
b
b
a
a
d
c
c
c 
a
d
b
c
b
c
Câu 1: Phục tùng, Việt, ngu dốt, cai trị
II. Tự luận: ( 5 điểm)
Câu 1: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách:
Chính trị: Việt Nam bị chia thành 3 xứ với 3 chế độ cai trị khac nhau nằm trong liên bang Đông Dương của Pháp.
Kinh tế:Cướp đoạt ruộng đất, tập trung vào công nghiệp khai thác và chế biến ( công nghiệp nhẹ) để phục vụ cho mục đích bóc lột. Giao thông được mở rộng để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá và đàn áp phong trào đấu tranh. Nắm độc quyền trên thị trường Việt Nam. Tăng cường các thứ thuế.
Văn hoá, giáo dục:Thực hiện chính sách ngu dân, đào tạo lớp người chỉ biết phục tùng.
Câu 2: Kể tên các nhà cải cách và nội dung một số đề nghị cải cách:( 2 điểm)
Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế: Xin mở cửa biển, khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, trấn hưng quốc phòng.
Nguyễn Trường Tộ: 30 bản điều trần về:trấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục
Nguyễn lộ Trạch: Chấn hưng dân trí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hk 2 lop 8 co dap an.doc