Giáo án Lịch sử 6 - Chương III: Thời bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập

Giáo án Lịch sử 6 - Chương III: Thời bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập

Tiết 19: Bài 17 CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40 )

1. Mục tiêu bài học :

 a. Kiến thức:

 - Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử cũ gọi là thời Bắc thuộc. ách thống trị tàn bạo của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ nên đã nhanh chóng thành công. ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, nước ta giành lại độc lập.

 b. Thái độ

 - Giáo dục ý chí căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc

 - Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

 c.Kỹ năng:

 - Biết tìm nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử.

 - Bước đấu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 6 - Chương III: Thời bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:23/12/2011
Ngày giảng 6a:30/12/2011
6b:26/12/2011
6c:27/12/2011
CHƯƠNG III:
THỜI BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Tiết 19: Bài 17 CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40 )
1. Mục tiêu bài học :
	a. Kiến thức: 
	- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử cũ gọi là thời Bắc thuộc. ách thống trị tàn bạo của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
	- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ nên đã nhanh chóng thành công. ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, nước ta giành lại độc lập.
	b. Thái độ
	- Giáo dục ý chí căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc 
	- Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
	c.Kỹ năng:
	- Biết tìm nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử.
	- Bước đấu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
2. Chuẩn bị
	a. GV: 
	- Bản đồ treo tường cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
	- Tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa.
	b. HS: Chuẩn bị bài ở nhà
3. Tiến trình bài dạy
	a.Kiểm tra bài cũ
	- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
	 b. Bài mới:
	* Giới thiệu bài: (1') Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà, An Dương Vương do chủ quan, thiếu phòng bị nên đã thất bại, từ đó đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị đô hộ. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến những thử thách nghiêm trọng: đất nươc bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị mất bởi chính sách đồng hoá. Nhưng nhân dân ta quyết tâm không chịu sống trong cảnh nô lệ, đã liên tục nổi dậy, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân tộc ta .
 ? Tình hình nước ta từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TrCN ?
 ? Đến năm 111 TrCN tình hình âu Lạc như thế nào ?
 ? Nhà Hán đã tổ chức việc cai trị âu Lạc như thế nào ?
 GV cung cấp sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị.
 ? Nhà Hán gộp âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc, lập thành Châu Giao nhằm mục đích gì ?
 ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán ?
 ? Nhân dân âu Lạc bị nhà Hán bóc lột như thế nào ?
 ? Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằ mục đích gì ?
- Triệu Đà sáp nhập âu Lạc vào Nam Việt, chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
àNhà Hán đô hộ.
-Chia âu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
-Nhà Hán muốn chiếm đóng lâu dài và xoá tên nước ta, biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.
-Nhà Hán chỉ mới cai trị đến cấp quận, còn huyện xã buộc phải để người âu Lạc trị dân như cũ.
-Chịu nhiều thứ thuế, cống nạp nặng nề.
-Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục Hán.
-Bọn quan lại tham lam, tàn bạo.
àĐối xử rất tàn tệ, phải nộp nhiều loại thuế, lên rừng, xuống biển rất nguy hiểm đến tính mạng để tìm kiếm của quý hiếm đem nộp cống.
-Nhằm mục đích đồng hoá nhân dân ta.
1.Nước âu Lạc từ thế kỷ II TrCN đến thế kỷ I có gì đổ thay ? (20')
-Triệu Đà sáp nhập âu Lạc vào Nam Việt và chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.
-Năm 111 TrCN, nhà Hán chiếm âu Lạc và chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
Thứ sử
 Sơ đồ tổ chức cai trị của nhà Hán:
Huyện
Châu 
Quận
Quận
Thái thú
Đô uý
Lạc tướng
-Bóc lột nhân dân ta bằng hình thức: nộp thuế và cống nạp.
-Bắt nhân dân theo phong tục Hán.
 GV: giới thiệu tiểu sử Hai Bà Trưng.Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng là Thi Sách con trai của lạc tướng chu Diên( vùng ngoại thành Hà Nội)
 ? Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 ? Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm nào? ở đâu?
 ? Với 4 câu thơ trong SGK, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa ?
 ? Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
 GV:Dùng lược đồ k/n để các em theo dõi. Sau đó yêu cầu hs điền tên các danh tướng
 ? Việc khắp nơi kéo về Mê Linh đã nói lên điều gì ?
->Kết quả của cuộc k/n như thế nào?
? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ?
-HS đọc trong SGK
-Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
-Thi Sách bị Tô Định giết.
-Năm 40 tại Hát Môn (Hà 
Tây)
-Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa là giành lại độc lập cho dân tộc, sau đó là khôi phục lại sự nghiệp họ Hùng.
-Hát Mônà Mê Linhà Cổ Loaà Luy Lâu
-Nhân dân các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và cả Hợp Phố.
- Ách thống trị tàn bạo của nhà Hán khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy.
- Tô định hoảng hốt bỏ chạy. Hắn phải cắt tóc cạo râu chay trốn về nước.
-Sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng.
-Sự ủng hộ của nhân dân.
àKhôi phục độc lập dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị đô hộ.
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất quật cường của dân tộc ta.
2.Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ (20')
a.Nguyên nhân: 
-Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà nước.
-Thi Sách bị Tô Định giết.
b.Diễn biến:
-Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)
-Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định hoảng sợ trốn về nước.
c.Kết quả:
 - Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
- Khôi phục độc lập dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị đô hộ.
d. Ý nghĩa:
Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất quật cường của dân tộc ta
	c. Củng cố (3')
	- Dưới ách bóc lột tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta khắp nơi sẵn sàng nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng báo hiệu rằng bọn phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta, nhất định nhân dân ta sẽ giành được độc lập chủ quyền cho Tổ quốc.
	Đất nước và nhân dân âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi ?Nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?ý nghĩa thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
	d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà (1')
	- Học bài cũ, chuẩn bị bài: Bài 18. Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 6 Tuan 20.doc