I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này.
- Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 SGK xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.
- Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định trên lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 và xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
3. Phẩm chất
Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta,
ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lđ xây dựng quê hương đất nước.
Ngày dạy: 26/10/2021 Tiết 8 - Bài 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh - Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. - Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 SGK xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. - Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác;tự học;giảiquyếtvấnđề. - Năng lực chuyên biệt + Tái hiện kiến thức l sử, xác định mối q hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. + Biết xác định trên lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 và xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô. 3. Phẩm chất Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lđ xây dựng quê hương đất nước. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án word và Powerpoint. - Tranh ảnh về các nước MLT. - Bản đồ châu Mĩ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước MLT. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được đặc điểm chung của MLT, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung : GV chiếu clip về các nước MLT. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩ của mình sau khi xem clip. c) Sản phẩm: HS trả lời. d) Tổ chức thực hiện: Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Mĩ La tinh là khu vực rông lớn, trên 20 triệu km2 (1/7 diện tích thế giới) gồm 23 nước cộng hoà (từ Mêxicô đến cực nam của châu Mĩ), tài nguyên phong phú. Từ sau 1945 không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó nổi bật lên là tấm gương Cu-ba, điển hình của phong trào cách mạng kv Mĩ-La tinh. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của MLT sau 1945 đến nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1 : Những nét chung a) Mục đích: Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xác định trên lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 và xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện : Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1. - Xác định trên lược đồ ví trí của các nước MLT. - Thảo luận cặp đôi: Đầu Thế kỉ XI X các nước MLT có điểm gì khác so với các nước châu Á, châu phi? ?Sau chiến tranh TGT2 tình hình cách mạng Mỹ La-tinh phát triển như thế nào?Nêu phong trào đấu tranh tiêu biểu Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Giáo viên: Giới thiệu về bản đồ châu Mĩ. ? Sau CT2 tình hình cách mạng MLT phát triển ntn? (Từ sau CT2, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra nhiều nơi với mục tiêu là thành lập chính phủ dt,dc và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng cao đ/s của nd. Tiêu biểu là cuộc cm nd Cu Ba đầu năm 1959) ? Hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu? (Bãi công ở Chilê; Cuộc nổi dậy nhân dân Mêhicô, Pêru; Khởi nghĩa vũ trang Panama; Đấu tranh nghị viện thông qua tổng tuyển cử Achentina, Goatêmala; Cách mạng Cuba) ? Em có nhận xét gì về những cuộc đấu tranh này? (Diễn ra dưới nhiều hình thức, sôi nổi mạnh mẽ trở thành một làn sóng rộng khắp, với nhiều nước => Lục địa núi lửa: Bôlivia, Vênuêxuêla, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Enxanvađo trong đó tiêu biểu là Chilê và Nicaragoa). ? Tại sao nói phong trào đấu tranh CMLT lại trở thành Đại lục núi lửa? (Phong trào đấu tranh làm thành cơn bão táp làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước, làm cho nhân dân tỉnh ngộ ý thức tinh thần dân tộc, làm cho phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ lan rộng ra nhiều nước và nó trở thành một làn sóng nhấn chìm mọi âm mưu đen tối của Mỹ). Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 SGK xác định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. ? Phong trào CM ở Mỹ La- tinh đạt được kq như thế nào? ? Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước Mĩ La tinh diễn ra ntn? - Các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu trong công cuộc củng cố độc lập dân tộc, dân chủ hoá đời sống chính trị, tiến hành các cải cách dân chủ... - Tuy nhiên, ở một số nước có lúc đã gặp phải những khó khăn như: tăng trưởng kinh tế chậm lại, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái... GV: Nhưng đến những năm 90 lại rơi vào tình trạng không ổn định như: kinh tế suy giảm, chính trị bất ổn định thậm chí có lúc căng thẳng. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. I. Những nét chung - Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước Mĩ La-tinh. + Mở đầu là cuộc Cách mạng Cu-ba (1959) - Từ những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ ở Mĩ La-tinh. 🡺 Lục địa bùng cháy -Trong thời kì này, nổi bật là sự kiện diễn ra ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa. -KQ:chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập Hoạt động 2. Cu-ba - Hòn đảo anh hùng a) Mục đích: Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên. d) Tổ chức thực hiện : Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến SP Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS đọc mục 2 SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: Trình bày nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này. Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: Giáo viên: Giới thiệu vị trí và một số hiểu biết của em về đát nước Cu ba trên lược đồ. ?Nguyên nhân, diễn biến, kết quả cách mạng Cu Ba từ 1945 đến 1959? ? Ý nghĩa của việc Cách mạng Cu Ba thành công và tiến lên chủ nghĩa xã hội?(Làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn thống trị Cu Ba; Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào GPDT ở MLT). ? Sau thắng lợi của CM chính phủ đã làm gì và được thành tựu gì trong công cuộc xây dựng đất nước? a. Xây dựng chế độ mới. - Chính phủ cách mạng đã tiến hành cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp, xây dựng chính quyền cách mạng, phát triển giáo dục b. Thành tựu Xây dựng được một nền công nghiệp cơ cấu ngành hợp lý Một nền nông nghiệp đa dạng. Giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao phát triển mạnh.. - Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô. GV cung cấp thêm về tình hình Cu ba gặp khó khăn khi Mĩ bao vây cấm vận. GV liên hệ về quan hệ VN Cu Ba. Câu nói của Phi đen “Vì Việt Nam” Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. II. Cu Ba- Hòn đảo anh hùng. 1.Phong trào CM Cu ba từ 1945 đến 1959 a. Nguyên nhân -T3/1952, tướng Ba-ti-xta làm đảochính, thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu-ba. Xóa bỏ bản Hiến Pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động và bắt giam hàng chục vạn người yêu nước. b. Diễn biến -Ngày 26/7/1953, 135 thanh niên yêu nước, dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen Cát-xtơ-rô tấn công pháo đài Môn-ca-đa thuộc tỉnh Xan-chi-a-gô ở cực Tây đất nước. -Từ cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen làm Tổng chỉ huy đã liên tiếp mở các cuộc tiến công. c. Kết quả Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ 2. Xây dựng chế độ mới và thành tựu C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước MLT và Cu ba. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV d) Tổ chức thực hiện: 3.3. Hoạt động luyện tập GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm). Câu 1. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ la-tinh là A. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới. B. chế độ phân biệt chủng tộc. C. chủ nghĩa thực dân cũ. D. giai cấp địa chủ phong kiến. Câu 2. Điểm nổi bật của tình hình Mĩ Latinh ở đầu thế kỉ XX là A. rất nhiều nước đã giành được độc lập. B. vẫn nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. trở thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mĩ. D. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Câu 3. Cụm từ nào dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mĩ La-tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. “Lục địa mới trỗi dậy”. B. “Lục địa bùng cháy”. C. “Sân sau của Mĩ”. D. “Chàng khổng lồ thức dậy sau giấc ngủ dài”. Câu 4. Nước được mệnh danh là “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh” là A. Cuba. B. Ac – hen – ti – na. C. Braxin. D. Mê-hi-cô. Câu 5. Hãy chọn cách sắp xếp đúng các sự kiện của cách mạng Cu-ba theo thứ tự thời gian 1. Phi đen cùng 81 chiến sĩ trở về nước trên tàu "Gran-ma”. 2. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa của 135 thanh niên yêu nước. 3. Phi đen Cát xtơ-rô sang Mê-hi-cô tiếp tục cuộc đấu tranh. 4. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na. A. 1- 2 – 3 - 4. B. 1 -2 – 4 – 3. C. 3 – 4 – 1- 2. D. 2 – 3 – 1 – 4. Câu 6. Sự khác biệt căn bản giữa phong trào đấu tranh cách mạng ở Châu Phi với Mĩ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. châu Phi đấu tranh chống CNTD cũ, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống CNTD mới. B. châu Phi đấu tranh chống CNTD mới, khu vực Mĩ la tinh đấu tranh chống CNTD cũ. C. hình thức đấu tranh ở Châu Phi chủ yếu là khởi nghĩa vũ tranh, Mĩ la tinh là đấu tranh chính trị. D. lãnh đạo CM ở Châu Phi là giai cấp vô sản, ở Mĩ la tinh là giai cấp tư sản dân tộc. Câu 7. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào? A. Thuộc địa của Anh, Pháp. B. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. C. Những nước hoàn toàn độc lập. D. Thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Câu 8. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại roi vào vòng lệ thuộc của nước nào? A. Thực dân Anh. B. Đế quốc Mĩ. C. Thực dân Pháp. D. Đế quốc Nhật. Câu 9. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"? A. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng. B. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ. C. Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bung nổ. D. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ. Câu 10. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba? A. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất CuBa (1956). B. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953). C. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958). D. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959). - Dự kiến sản phẩm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA A C B A D A D B B B D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Nhằm mở rộng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về các nước MLT và Cu ba hiện nay. b) Nội dung: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. Câu 1. Vì sao gọi Mĩ la tinh là lục địa bùng cháy? Câu 2: Vì sao nói Cuba là hòn đảo anh hùng? Câu 3: Tìm hiểu về tình hữu nghị VN- Cu ba. c) Sản phẩm: Đáp án của HS: Câu 1 - Sau CTTG II MLT được gọi là “lục địa bùng cháy” hay còn gọi là lục địa núi lửa bởi tuy trước CT các nước này đều là các nước độc lập nhưng lệ thuộc vào Mĩ nhưng sau CT thì phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ mà mở đầu là thắng lợi của CM CUBA (1959). Từ đây, một cao trào đấu tranh đã phát triển mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang nổ ra ở nhiều nơi như Bô-li-vi-a, Vê-nê-xu-e-la, co-lom-bi-a,.... Các chính phủ DTDC thành lập => MLT trở thành đại lục núi lửa. Câu 2. Cu ba là hòn đảo anh hùng + Trong đấu tranh: CM Cu ba -> lá cở đầu trong PTGPDT + Trong xây dựng, bảo vệ đất nước: Sau thắng lợi Cm->tiến hành cải cách -> thành tựu Mĩ bao vây, cấm vận -> khó khăn nhưng vẫn đững vững....-> Vì vậy... Câu 3. Tình hữu nghị Việt Nam - CuBa Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù. Sau khi giành độc lập; cùng mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ XHCN; cùng chung sự lãnh đạo cuả Đảng cộng sản. Việt Nam và Cu Ba đã có nhiếu sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi đen từng nói: "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình". Ngày nay, quan hệ hai nước ngày càng bền chặt, thắm thiết tình anh em... d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ cho HS *HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC + Ôn tập lại các nội dung từ bài 1 đến bài 7, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tài liệu đính kèm: