I/ MỤC TIÊU;
-Nhớ viết lại đúng chínhtả những câu đã được chỉ định trong bài Thư gửi các học sinh.
-Luyện tập về cấu tạo vần, nắm được cách đánh dấu thanh trong tiếng.
II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TUẦN4: Tiết1: Ngày 23/9/2008 MÔN CHÍNH TẢ. BÀI: (Nhớ viết) THƯ GỬI CÁC HỌC SINH đoạn viết: (Sau 80 năm....... ở công học tập của các em) I/ MỤC TIÊU; -Nhớ viết lại đúng chínhtả những câu đã được chỉ định trong bài Thư gửi các học sinh. -Luyện tập về cấu tạo vần, nắm được cách đánh dấu thanh trong tiếng. II/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A/ Kiểm tra bài cũ: -Hs đọc thuộc đoạn viết của bài chính tả. B/Luyện tập: 1/Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. 2/ Hướng dẫn học sinh nhớ viết: -Gọi 2 hs đọc thuộc đoạn thư cần nhớ viết. -Nhắc hs chú ý những chữ dễ viết sai, những chư cần viết hoa. -Hsinh viết bài. GV chấm chữa bài. -GV nhận xét bài viết của hs. 3/Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả. -GV ghi trên bảng lớp. Chép các tiếng trong khổ thơ sau vào mô hình cấu tạo tiếng. Có con cò trắng bay vùn vụt Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu. -GV nhận xét sữa chữa bài bài làm của hs. 4/ Củng cố, dặn dò: - Em hãy nêu lại cách đánh dấu thanh tiếng Việt. -Nhớ ghi đúng dấu thanh khi viết bài. -Nhận xét tiết học. -2 hs đứng tại chỗ đọc thuộc đoạn viết. -Hs đọc thuộc bài cả lớp theo dõi ghi nhớ. -Hs nhớ lại đoạn thư,tự viết bài. -Từng cặp hs đổi vở cho nhau soát và chữa lỗi. -Từng nhóm thảo luận và làm bài vào bảng phụ. -Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của từng nhóm, kết luận những nhóm thắng cuộc. TIẾT 2: Ngày24/9/2008 L.TỪ VÀ CÂU TỪ TRÁI NGHĨA A/MỤC TIÊU: -Củng cố kiến thức cho HS về từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa. -Biết tìm từ trái nghĩa và đạt câu phân biệt từ trái nghĩa. B/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra vở bài làm của HS II/Luyện tập: 1/ Giới thiệu bài: Ôn luyện từ trái nghĩa 2/Làm bài tập: GV yêu cầu HS nhắc lại. -Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. -Từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào? Bài tập 1:Tìm những từ trái nghĩa trong bài thơ sau: Bánh trôi nước Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Hồ Xuân Hương Bài Tập 2:Tìm những từ trái nghĩa nhau a)Tả hình dáng b)Tả hành động c)Tả trạng thái d)Tả phẩm chất Bài3: Đăt câu với một số cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở bài tập trên. -Từng cặp HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. VD:* Trước đây, em rất chậm chạp,nhưng từ ngày tập chơi đá cầu,em nhanh nhẹn hẳn lên. *Cẩu thả, bừa bộn là tính xấu; phải rèn luyện đức tính cẩn thận, ngăn nắp ngay từ thuở nhỏ để hình thành một nếp sống văn minh. 4/ Củng cố, dăn dò: -Tập vận dụng từ trái nghĩa trong nói viết. -HS trả lời theo yêu cầu của GV -2HS đọc lại bài thơ -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT. -Hoạt động theo nhóm. -Các nhóm thảo luận tìm những cặptừ trái nghĩa nhau ghi vào bảng phụ. Trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét đánh giá. Hình dáng: cao/thấp, béo/ gầy, lùn tìn tịt/cao lênh khênh,vạm vỡ/gầy còm,nở nang/lép kẹp... Hành động: ngẩng mặt/cúi đầu, ngủ/thức, bò/chạy, hát/khóc..... Trạng thái:Cởi mở/kín đáo, rối rít/tưlự, nghiêm trang/sỗ sàng, vội vã/từ tốn, hiếu động/ù lì, nhanh nhẹn/chậm chạp.... Phẩm chất:Thông minh/dốt nát, hào phóng/ keobẩn,cần cù/lười biếng, dũng cảm/nhát gan, sạch sẽ/bẩn thỉu, hiền lành/độc ác... -Lớp làm bài. -GV và cả lớp nhận xét đánh giá điểm. TẬP LÀM VĂN Ngàydạy:26/9/2008 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH A/ MỤC TIÊU: -Từ kết quả quan sát cảnh trườnghọc của mình,HS biết dựa dàn ý chi tiết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả. B/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS. II/Phần luyện tập: 1/Giới thiệu bài; GV nêu yêu cầu của tiết học: Dựa vào dàn bàì chi tiết viết thành đoạn văn miêu tả cảnh trường em. 2/Hướng dẫn HS luyện tập: -Gọi 2 HS trình bày dàn ý chi tiết các em đã chuẩn bị -Yêu cầu HS chỉ viết một đoạn ở phần thân bài . -GV chấm một số bài. -Nhận xét bài làm của HS. +Bài làm có tự nhiên , chân thực,có ý riêng, ý mới không? +Lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về câu. -GV đọc một số đoạn văn hay để cả lớp tham khảo,rút kinh nghiệm. 3/Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài đạt điểm cao. -Những HS viết bài chưa đạt, chưa hoàn thành xong bài về nhà viết lại hoặc hoàn thành bài làm. -Quan sát một cảnh sông nước:(một vùng biển, một dòng sông, một con suối một mặt hồ), Ghi những đặc điểm của cảnh đó để tiết sau làm bài. -Từng HS trình bày dàn ý chi tiết của mình. -Cả lớp nhận xét đánh giá,bổ sung phần trình bày của bạn. -Hsinh làm bài. -Nộpbài.
Tài liệu đính kèm: