Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Tài liệu và phương tiện

1. GV: Tranh phóng to. Điều 28 công ước quốc tế về quyền trẻ em.

2. HS: Vở bài tập.

III. Các họat động dạy học

1. Kiểm tra: - Đi học đều và đúng giờ có lợi ích gì?

 - Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1390Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ 2 ngày 8 tháng 12 năm 2008
Sáng 
Tiết 1: Chào cờ
Chiều (1a1)
Tiết 1: Đạo đức
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu
Giúp HS hiểu:
- Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
- Giữ trật tự trong giờ học khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
- Có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học. 
II. Tài liệu và phương tiện
1. GV: Tranh phóng to. Điều 28 công ước quốc tế về quyền trẻ em.
2. HS: Vở bài tập.
III. Các họat động dạy học
1. Kiểm tra: - Đi học đều và đúng giờ có lợi ích gì?
 - Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
*H/Đ1: Quan sát tranh và thảo luận
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh.
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ?
- GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
*H/Đ2: Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ
- Thành lập Ban giám khảo gồm giáo viên và các bạn cán bộ lớp.
- Giáo viên nêu yêu cầu cuộc thi.
- Cho các tổ tiến hành cuộc thi.
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất.
Hoạt động của HS
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- Mỗi tổ xếp thành 1 hàng.
- Tiến hành xếp hàng do tổ trưởng điều khiển.
3. Củng cố, dặn dò
 - Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh.
 - Nhận xét giờ học.
 - Nhắc nhở HS thực hiện tốt nội dung bài học.
Tiết 2: Đạo đức (T)
TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC
I. Mục tiêu
 Giúp HS hiểu:
- Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
- Giữ trật tự trong giờ học khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
- Có ý thức giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học. 
II. Tài liệu và phương tiện
1. GV: Tranh phóng to. Điều 28 công ước quốc tế về quyền trẻ em.
2. HS: Vở bài tập.
III. Các họat động dạy học
1. Kiểm tra: - Đi học đều và đúng giờ có lợi ích gì?
 - Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
*H/Đ1: Quan sát tranh và thảo luận
- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra, vào lớp của các bạn trong tranh.
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2?
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ?
- GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã.
*H/Đ2: Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ
- Thành lập Ban giám khảo gồm giáo viên và các bạn cán bộ lớp.
- Giáo viên nêu yêu cầu cuộc thi.
- Cho các tổ tiến hành cuộc thi.
- Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất.
Hoạt động của HS
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- Mỗi tổ xếp thành 1 hàng.
- Tiến hành xếp hàng do tổ trưởng điều khiển.
3. Củng cố, dặn dò
 - Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh.
 - Nhận xét giờ học. 
 - Nhắc nhở HS thực hiện tốt nội dung bài học.
Tiết 3: Thủ công	
GẤP CÁI QUẠT
I. Mục tiêu 
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp được cái quạt bằng giấy.
II. Chuẩn bị
 1. GV: Quạt giấy mẫu, 
 2. HS: Giấy thủ công, chỉ, len, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học sinh thực hành
- GV nhắc lại qui trình gấp quạt theo 3 bước:
+ B1: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ B2: Gấp đôi để lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
+ B3: Gấp đôi, ép chặt. Khi hồ khô mở ra ta được chiếc quạt. 
- GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp.
- Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
*H/Đ2: Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trình bày và sử dụng sản phẩm.
- Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- HS nghe.
- HS thực hành gấp quạt theo các bước đúng quy trình.
- HS trình bày và sử dụng sản phẩm.
- Nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp.
- Dán sản phẩm vào vở thủ công.
3. Nhận xét, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau: "Gấp cái ví"
Thứ 3 ngày 9 tháng 12 năm 2008
Sáng
Tiết 3(1a2), Tiết 4(1a1)
Tự nhiên và xã hội
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. Mục tiêu
 Giúp HS biết: 
- Các hoạt động học tập ở lớp học.
- Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
- Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp.
II. Đồ dùng dạy - học
- Các hình trong bài 16 - SGK
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát tranh và thảo luận
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi:
+ Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp ?
+ Hoạt động nào được tổ chức ở ngoài sân trường ?
+ Trong từng hoạt động trên, GV làm gì ? HS làm gì ?
- GV kết luận. 
*H/Đ2: Thảo luận theo cặp
- GV nêu yêu cầu thảo luận:
+ Kể tên các hoạt động ở lớp học của em? 
+ Hoạt động nào có trong hình ở bài 16 SGK mà không có ở lớp học của em?
+ Trong những hoạt động đó em thích hoạt động nào nhất?
+ Em làm gì để giúp các bạn trong lớp học tập tốt?
- GV gọi một số HS lên nói trước lớp.
- GV kết luận.
- Hoạt động nhóm 4.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh trả lời câu hỏi. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một số em trình bày trước lớp. 
3. Củng cố dặn dò
 - HS hát bài: “Lớp chúng mình”.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị cho bài tiết sau.
Chiều (1a2)
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 2: Đạo đức (T)
Tiết 3: Mĩ thuật 
VẼ HOẶC XÉ, DÁN LỌ HOA
I. Mục tiêu
- HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa.
- Vẽ hoặc xé, dán được một lọ hoa đơn giản.
II. Đồ dùng dạy - học
 1. GV: tranh ảnh các loại cây , hình vẽ cây , qui trình vẽ cây 
 2. HS : vở vẽ , bút chì , bút màu 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Giới thiệu các kiểu dáng của lọ hoa 
- GV treo tranh ảnh hoặc một số lọ hoa đã chuẩn bị để HS quan sát:
+ Lọ hoa có hình dáng như thế nào ?
+ Lọ hoa gồm có mấy bộ phận ?
- GV kết luận: Lọ hoa có nhiều hình dáng khác nhau. Lọ cao, thon nhưng cũng có lọ tròn thấp, hoặc lọ cao thân phình to ở dưới.
*H/Đ2: Hướng dẫn cách vẽ 
- GV hướng dẫn cách vẽ: 
+ Vẽ miệng lọ.
+ Vẽ nét cong của thân lọ.
 + Vẽ màu.
*H/Đ3: Thực hành
- GV hướng dẫn HS vẽ cân đối với khung hình.
- Có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau, tô màu tuỳ thích.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá 
- GV thu một số bài cho lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Quan sát 
- Hình dáng: tròn, dài, cao, thấp
- Gồm có : miệng, cổ, thân, đáy.
- HS thực hành vẽ lọ hoa. 
- HS nhận xét chọn ra bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau: "Vẽ tranh ngôi nhà của em".
Thứ 4 ngày 10 tháng 12 năm 2008
Sáng
Tiết 3(1a2): Thủ công
Tiết 4(1a1): Thủ công (T)
GẤP CÁI QUẠT
I. Mục tiêu 
- Biết cách gấp cái quạt.
- Gấp được cái quạt bằng giấy.
II. Chuẩn bị
 1. GV: Quạt giấy mẫu, 
 2. HS: Giấy thủ công, chỉ, len, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học sinh thực hành
- GV cho HS nhắc lại quy trình gấp quạt.
- GV nhắc nhở HS mỗi nếp gấp phải được miết kĩ và bôi hồ phải mỏng, đều, buộc dây đảm bảo chắc, đẹp.
- Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
*H/Đ2: Trưng bày sản phẩm
- Tổ chức cho HS trình bày và sử dụng sản phẩm.
- Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
+ B1: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ B2: Gấp đôi để lấy dấu giữa, dùng chỉ buộc chặt phần giữa và phết hồ dán lên nếp gấp ngoài cùng.
+ B3: Gấp đôi, ép chặt. Khi hồ khô mở ra ta được chiếc quạt. 
- HS thực hành gấp quạt theo các bước đúng quy trình.
- HS trình bày và sử dụng sản phẩm.
- Nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp.
- Dán sản phẩm vào vở thủ công.
3. Nhận xét, dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau: "Gấp cái ví"
Chiều (1a1)
Tiết 1: Mĩ thuật
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
VẼ HOẶC XÉ, DÁN LỌ HOA
I. Mục tiêu
- HS thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa.
- Vẽ hoặc xé, dán được một lọ hoa đơn giản.
II. Đồ dùng dạy - học
 1. GV: tranh ảnh các loại cây , hình vẽ cây , qui trình vẽ cây 
 2. HS : vở vẽ , bút chì , bút màu 
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn cách xé, dán lọ hoa 
- GV hướng dẫn cách xé dán: 
+ Gấp đôi tờ giấy màu.
+ Xé hình thân lọ.
*H/Đ2: Thực hành
- GV hướng dẫn HS chọn giấy, gấp giấy. 
- Xé theo hình miệng thân lọ và dán cho phù hợp với khuôn hình. Có thể trang trí vào hình lọ hoa đã được xé.
- Cho HS thực hành xé lọ hoa.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu.
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá 
- GV thu một số bài cho lớp nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát.
- HS thực hành xé lọ hoa. 
- HS nhận xét chọn ra bài đẹp nhất.
3. Dặn dò
 - Chuẩn bị cho bài tiết sau: "Vẽ tranh ngôi nhà của em".
Tiết 3: Âm nhạc
NGHE QUỐC CA
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu
- HS được nghe Quốc ca và biết rằng khi chào cờ có hát "Quốc ca". Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
- Thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống qua "Câu chuyện Nai Ngọc".
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ
- Nắm rõ nội dung câu chuyện Nai Ngọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Cho HS hát một trong các bài hát đã học.
2. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
*H/Đ1: Nghe Quốc ca
- GV giới thiệu đôi nét về Quốc ca: Là bài hát chung của cả nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Trước đây tên là Tiến quân ca.
+ Quốc ca được hát khi nào?
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứng như thế nào? 
- Cho HS nghe Quốc ca.
- HD HS đứng chào cờ, nghe Quốc ca với thái độ trang nghiêm.
*H/Đ2: Kể chuyện Nai Ngọc
- GV kể chuyện.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung câu chuyện:
+ Tại sao các loài vật lại quên việc phá hoại nương rẫy, mùa màng?
+ Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về ?
- GV kết luận: Tiếng hát tuyệt vời của Nai Ngọc có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được muông thú phá hoại.
- Ngồi ngay ngắn, nghe giới thiệu về Quốc ca.
- Khi chào cờ.
- Đứng nghiêm trang.
- HS nghe Quốc ca.
- HS tập đứng chào cờ.
- HS tập trung, chú ý lắng nghe.
+ Vì mải mê nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.
+ Vì tiếng hát của Nai Ngọc hay quá.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS thực hiện nghiêm trang khi chào cờ.
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I. Mục tiêu
 Giúp HS biết:
- Các hoạt động học tập ở lớp học.
- Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong từng hoạt động học tập.
- Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học.
- Hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với các bạn trong lớp.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Các hình trong bài 16 SGK
2. HS: SGK Tự nhiên và xã hội
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập
- GV cho HS mở vở bài tập Tự nhiên và xã hội, nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Cho HS làm bài, sau đó cho một số HS kể.
- GV kết luận.
*H/Đ2: Thảo luận cả lớp.
- Hướng dẫn HS thảo luận:
+ Trong các hoạt động vừa nêu hoạt động nào được tổ chức ở trong lớp, hoạt động nào được tổ chức ở ngoài lớp?
+ Hoạt động nào em thích nhất?
+ Em đã làm gì để các bạn trong lớp học tập tốt?
- GV kết luận.
- HS làm bài tập.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Một số HS trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò
 - Cho HS hát bài “ Lớp chúng mình”.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò: Chuẩn bị bài 17 “Giữ gìn lớp học sạch đẹp”
Thứ 5 ngày 11 tháng 12 năm 2008
Sáng
Tiết 1(1a1), Tiết 3(1a2)
Thể dục
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
 TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ chính xác hơn giờ trước. 
- Tiếp tục làm quen với trò chơi: “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh sạch sẽ. 
2. Phương tiện: Còi, 2 lá cờ 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức
1. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ hoặc chạy nhẹ nhàng, sau đó vừa đi vừa hít thở sâu.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản
* Ôn phối hợp:
- Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
- Nhịp 2: Về TTĐCB. 
- Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch hình chữ V.
- Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn phối hợp: 
- Nhịp 1: Đứng đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
- Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông
- Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
- Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Trò chơi: “Chạy tiếp sức” 
3. Phần kết thúc
- Đi thường 2 - 4 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học, giao BTVN.
1 - 2 phút
1 phút
40-50m
2 phút
1 phút
7 phút
1 - 2 lần
2 x 4 nhịp
7 phút
1 - 2 lần
2 x 4 nhịp
6 - 8 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
- HS tập hợp thành 2 hàng dọc.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV làm mẫu, giải thích động tác. Sau đó hô cho HS tập theo.
- Cán sự lớp điều khiển, cả lớp tập theo. 
- GV theo dõi, sửa sai cho HS.
- Đội hình 2 hàng dọc.
- GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi, sau đó cho HS chơi thử 1 - 2 lần, rồi chơi chính thức. 
- Đội hình hàng ngang.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Thể dục (T)
THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
 TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Tiếp tục ôn một số động tác Thể dục RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ chính xác hơn giờ trước. 
- Tiếp tục làm quen với trò chơi: “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Sân trường, vệ sinh sạch sẽ. 
2. Phương tiện: Còi, 2 lá cờ 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức
1. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Giậm chân tại chỗ hoặc chạy nhẹ nhàng, sau đó vừa đi vừa hít thở sâu.
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản
* Ôn phối hợp:
- Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra sau, hai tay giơ cao thẳng hướng.
- Nhịp 2: Về TTĐCB. 
- Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch hình chữ V.
- Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Ôn phối hợp: 
- Nhịp 1: Đứng đưa chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
- Nhịp 2: Về tư thế đứng hai tay chống hông
- Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, hai tay chống hông.
- Nhịp 4: Về TTĐCB.
* Trò chơi: “Chạy tiếp sức” 
3. Phần kết thúc
- Đi thường 2 - 4 hàng dọc và hát.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học, giao BTVN.
1 - 2 phút
1 phút
40-50m
2 phút
1 phút
7 phút
1 - 2 lần
2 x 4 nhịp
7 phút
1 - 2 lần
2 x 4 nhịp
6 - 8 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
- HS tập hợp thành 2 hàng dọc.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV làm mẫu, giải thích động tác. Sau đó hô cho HS tập theo.
- Cán sự lớp điều khiển, cả lớp tập theo. 
- GV theo dõi, sửa sai cho HS.
- Đội hình hàng ngang.
Chiều (1a2)
Tiết 1: Thủ công (T)
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội (T)
Tiết 3: Âm nhạc
Tiết 4: Mĩ thuật
Thứ 6 ngày 12 tháng 12 năm 2008
Tiết 3(1a2), Tiết 4(1a1)
Âm nhạc (T)
NGHE QUỐC CA
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu
- HS được nghe Quốc ca và biết rằng khi chào cờ có hát "Quốc ca". Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
- Thấy được mối liên quan giữa âm nhạc với đời sống qua "Câu chuyện Nai Ngọc".
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ
- Nắm rõ nội dung câu chuyện Nai Ngọc
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Cho HS hát một trong các bài hát đã học.
2. Bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
*H/Đ1: Nghe Quốc ca
- GV giới thiệu đôi nét về Quốc ca: Là bài hát chung của cả nước do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Trước đây tên là Tiến quân ca.
+ Quốc ca được hát khi nào?
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca phải đứng như thế nào? 
- Cho HS nghe Quốc ca.
- HD HS đứng chào cờ, nghe Quốc ca với thái độ trang nghiêm.
*H/Đ2: Kể chuyện Nai Ngọc
- GV kể chuyện.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung câu chuyện:
+ Tại sao các loài vật lại quên việc phá hoại nương rẫy, mùa màng?
+ Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về ?
- GV kết luận: Tiếng hát tuyệt vời của Nai Ngọc có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được muông thú phá hoại.
- Ngồi ngay ngắn, nghe giới thiệu về Quốc ca.
- Khi chào cờ.
- Đứng nghiêm trang.
- HS nghe Quốc ca.
- HS tập đứng chào cờ.
- HS tập trung, chú ý lắng nghe.
+ Vì mải mê nghe tiếng hát tuyệt vời của em bé.
+ Vì tiếng hát của Nai Ngọc hay quá.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS thực hiện nghiêm trang khi chào cờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16.doc