Giáo án Lớp 1 -Tuần 17 - Môn Toán

Giáo án Lớp 1 -Tuần 17 - Môn Toán

Mục tiêu:

a) Kiến thức: - Biết thực hiện giá trị của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.

b) Kỹ năng: - Tính toán chính xác, thành thạo.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

B/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 -Tuần 17 - Môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
KÍ DUYỆT
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Tập đọc 
MỒ CÔI XỬ KIỆN
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (TIẾP THEO)
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: - Biết thực hiện giá trị của các biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
Kỹ năng: - Tính toán chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Luyện tập.(3’)
- Gv gọi 2 lên bảng làm bài 3, 4.
- Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
* HĐ1:Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.(8’)
- MT: Giúp Hs tính các biểu thức có dấu ngoặc.
- Gv viết lên bảng hai biểu thức .
30 + 5 : 5 và (30 + 5): 5
- Gv yêu cầu Hs suy nghĩ và tìm cách tính giá trị biểu thức.
- Gv giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau.
- Gv nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “ Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc”.
- Gv yêu cầu Hs so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức 30 + 5 : 5 = 31.
- Gv: vậy khi tính giá trị biểu thức, chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện các phép tính đúng thứ tự.
- Gv viết lên bảng: 3 x (20 – 10). 
- Gv yêu cầu Hs nêu cách tính giá trị của biểu thức và thực hành tính.
- Gv cho Hs học thuộc lòng quy tắc.
* HĐ2: Làm bài 1.(10’)
- MT: Giúp Hs biết tính giá trị biểu thức có d6áu ngoặc.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs quan sát bài còn lại.
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu cầu Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
a) 90- (30-20) = 80 90-30-20 = 40
b) 100-(60+10) =30 100-60+10 = 50
c) 135-(30+5) = 100 135-30-5 = 100
d) 70+(40-10) = 40 70+40-10 = 100
* HĐ3: Làm bài 2, 3.(7’)
-MT: Giúp HS tính giá trị biểu thức đúng.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 Hs thi làm bài trên bảng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm . Mỗi nhóm 6 Hs lên bảng chơi trò tiếp sức
- Gv nhận xét, chốt lại. Tuyên dương đội thắng.
* HĐ4: Làm bài 4.(5’)
- MT: Giúp cho các em biết giải toán bằng 2 cách.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm . Câu hỏi: 
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết mỗi hàng có bao nhiêu bạn ta phải làm cách nào?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một 2 Hs lên bảng làm. Mỗi em giải một cách.
- Gv nhận xét, chốt laị. 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs lấy 1 tấm bìa.
Hs thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
Hs lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1 Hs nhắc lại.
Hs: Giá trị của hai biểu thức khác nhau.
Hs nêu cách tính và thực hành tính.
3 x (20 – 10) = 3 x 10 = 30.
Hs cả lớp học thuộc lòng quy tắc.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
90 – (30 – 20) = 90 – 10
 = 80
90 – 30 – 20 = 60 – 20 
 = 40 
100 – (60 - 10) = 100 – 70 
 = 30
100 – 60 + 10 = 70 + 10
 = 80 
Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
(370+12) : 2 = 191 370+12 :2 = 376
(231-100) x 2 = 262 231-100 x 2 = 31 
14 x 6 : 2 = 42 14 x (6 : 2) = 42
900-200-100 = 600 900-(200-100) = 600 
Hs lên bảng thi làm bài.
Hs nhận xét .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm vào VBT. 
(40 – 20) : 5 = 4
63 : (3 x 3) = 63 : 9 = 7
48 : (8 : 2) = 48 : 4 = 12
48 : 8 : 2 = 6 : 2 = 3
(50 + 5) : 5 = 55 : 5 = 11
(17 + 3) x 4 = 20 x 4 = 80.
6 hs lên chơi trò chơi tiếp sức.
Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Có 88 bạn chia đều thành 2 đội, mỗi đội xếp đều thành 4 hàng.
Hỏi mỗi hàng có baonhiêu bạn.
Chúng ta phải biết mỗi đội có bao nhiêu bạn.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Cách 1 : 
Mỗi đội có số bạn là : 88 :2 = 44 (bạn)
Mỗi hàng có số bạn là : 44 : 4 = 11(bạn)
Đáp số : 11 bạn .
Cách 2 : 
Số hàng của hăi đội có là: 4 x 2 = 8(hàng) 
Số bạn mỗi hàng có là : 88 : 8 = 11 (bạn)
Đáp số : 11bạn . 
2 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
Thể dục
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CHUẨN BỊ
TRÒ CHƠI CHIM VỀ TỔ
Toán
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố về giá trị tính biểu thức , Kĩ năng thực hiện tính giá trị biểu thức.- Xếp hình mẫu.- So sánh giá trị của biểu thức với một số.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Tính giá trị biểu thức (tiết 2).(3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài2 ,3 .
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
HOẠT ĐỘNG CŨA THẦY	 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 * HĐ1: Làm bài 1, 2.(17’)
 -MT: Giúp Hs tính giá trị biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Gv hướng dẫn: Khi thuực hiện giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức xem biểu thức có những dấu tính nào và áp dụng quy tắc nào cho đúng.
- Yêu cầu Hs nhắc lại cách đặt tính giá trị của biểu thức khi có phép tính cộng, trừ, nhân , chia. Biểu thức có dấu ngoặc đơn.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm .
Gv nhận xét, chốt lại. 
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng thi làm bài làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
* HĐ2: Làm bài 3, 4.(13’)
- MT: Hs biết so sánh giá trị biểu thức với một số.
Bài 3:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv viết lên bảng: (87 + 3) : 3  30
- Gv: Để điền được đúng dấu vào chỗ trống cần điền, chúng ta cần làm gì?
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
 Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Bài 4:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện tính giá trị của biểu thức , sau đó đối chiếu với kết quả trong SGK.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 nhóm lên chơi trò chơi tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Luyện tập, thực hành.
HT: Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hs lắng nghe.
Hs nhắc lại quy tắc.
Hs cả lớp làm vào VBT.
417 – (37 – 20) = 417 – 17 = 400
826 – (70 + 30) = 826 – 100 = 726
148 : (4 : 2) = 148 : 2 = 74
(30 + 20 ) x 5 = 50 x 5 = 250.
Hs lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm vào VBT .
Hs lên bảng thi làm bài làm.
450 – (25 – 10) = 450 – 15 = 435
450 – 25 – 10 = 425 – 10 = 415
180 : 6 : 2 = 30 : 2 = 15
 180 : (6 : 2) = 180 : 3 = 60
16 x 6 : 3 = 96 : 3 = 32
 16 x (6 : 3) = 16 x 2 = 32
410 – (50 + 30) = 410 – 80 = 330
 410 – 50 + 30 = 360 + 30 = 390
.Hs nhận xét.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Chúng ta tính giá trị biểu thức trước, sau đó so sánh giá trị của biểu thức với số.
Hs cả lớp làm vào VBT.
a) 25 + (42 – 11)  55
 56 > 55
b) 100  888 : (4 + 4)
 100 < 111
c) 50  (50 + 50) : 5
 50 > 20
Hs lên bảng thi làm bài làm. 
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp làm vào VBT.
50 + (50 – 40) = 60
(65 + 5) : 2 = 35
96 + 50 x 2 = 196
62 x (8 : 4) = 124
4 nhóm lên chơi trò tiếp sức.
5 .Tổng kết – dặn dò.(1’)
Tập làm lại bài. 3, 4.
Chuẩn bị : Luyện tập chung. 
Nhận xét tiết học.
chính tả
Nghe viết: Vầng trăng quê em
Tiếng việt 
Ôn chữ hoa N
Tự nhiên xã hội
An toàn khi đi xe đạp
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs : Sau bài học Hs biết một số quy định đối với người đi xe đạp.
Kỹ năng: Có ý thức chấp hành luật giao thông.
 c) Thái độ: Tích cực chấp hành luật giao thông.
II/ Chuẩn bị:* GV: Hình trong SGK trang 46, 47.
	 * HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’ 
Bài cũ: Làng quê và đô thị. 5’
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Phong cảnh nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
 + Kể tên những nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Quan sát tranh theo nhóm.
- Mục tiêu: Thông qua quan sát tranh, Hs hiểu được ai đi đúng, ai đi sai luật giao thông.
. Cách tiến hành.
Bước1: Làmviệc theo nhóm.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát hình trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ và nói người nào đi đ1ng người nào đi sai?
Bước 2: Một số nhóm trình bày.
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- Mục tiêu: Hs thảo luận để biết luật giao thông đối với người đi xe đạp.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Thảo luận theo gợi ý:
+ Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv chốt lại.
=> Khi đi xe đạp cần đi bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ”.
- Mục tiêu: Thông qua trò chơi nhắc nhở Hs có ý thức chấp hành luật giao thông.
Cách tiến hành.
Bước 1: Hs cả lớp đứng tại chỗ, vòng tay trước ngực, bàn tay nắm hờ, tay trái dưới tay phải.
Bước 2: Trưởng trò hô to:
- Đèn xanh: cả lớp quay tròn hai tay.
- Đèn đỏ: cả lớp dừng quay và để tay ... ûng lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
* HĐ4: Làm bài 3, 4.
- MT: Giúp cho các em biết tìm các hình chữ nhật, đo độ dài các cạnh.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm . Câu hỏi: 
+ Tìm các hình chữ nhật.
+ Độ dài các cạnh của mỗi hình chữ nhật?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một em lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt laị. 
Bài 4:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm nhỏ. Cho các em thi đua làm bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
 Hs đọc: Hình chữ nhật ABCD. Hình tứ giác ABCD.
Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD.
Độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC.
Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh AD.
Hình chữ nhật ABCD có 4 góc cùng là góc vuông.
Hs: Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau và có 4 góc đều là góc vuông.
Hs lưu ý lắng nghe .
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT : Lớp , cá nhân 
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
 HT: Nhóm , cá nhân 
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
Hs lên bảng thi làm bài.
a) Số đo độ dài các cạnh:
MN = 4cm ; QP = 4cm ; MQ = 2cm ; NP = 2cm
AB = 6cm ; DC = 6cm ; AD = 4cm ; BC = 4cm
b)Viết tên cạnh thích hợp vào chỗ trống:
MN = QP ; MQ = NP ; AB = DC ; AD = BC
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs thảo luận nhóm.
Hs làm vào VBT. Hai em lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs các nhóm thi đua làm bài.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài. 2,3.
Chuẩn bị : 
Nhận xét tiết học. Hình vuông.
Chính tả
NGHE VIẾT ÂM THANH THÀNH PHỐ
	Đạo đức 
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ ( tiết 2)
Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007
Toán
HÌNH VUÔNG
A/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs nắm được:
- Hình vuông là hình có 4 góc và có 4 cạnh bằng nhau vuông.
- Biết vẽ hình vuông trên giấy.
b) Kỹ năng: Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
B/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
C/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.(1’)
2. Bài cũ: Hình chữ nhật.(3’)
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 3 , 4.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.(1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.(30’)
* HĐ1: Giới thiệu hình vuông (10’)
- MT: Giúp Hs làm quen với hình vuông.
a) Giới thiệu hình vuông.
- Gv vẽ 1 hình vuông , 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Gv : Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc thế nào?
- Gv yêu cầu Hs dùng êkê kiểm tra sau đó đưa ra kết luận.
- Gv yêu cầu Hs so sánh độ dài các cạnh của hình vuông.
- Gv rút ra kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Gv yêu cầu Hs tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật.
+ Giống nhau: Điều có 4 góc ở 4 đỉnh là góc vuông.
+ Khác nhau: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
* HĐ2: Làm bài 1.(5’)
- MT: Giúp Hs biết tô màu vào hình vuông.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự tô màu hình vuông vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại:
* HĐ3: Làm bài 2.(5’)
- MT: Giúp Hs biết đo các độ dài của hình vuông.
Bài 2: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs dùng thước để đo độ dài và ghi kết quả.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở bài tập, 4 Hs thi làm bài trên bảng lớp.
* HĐ4: Làm bài 3 , 4.(10’)
- MT: Giúp cho các em kẻ thêm một đọn thẳng để được hình vuông.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm nhỏ. Cho các em thi đua làm bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 4:
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs tự vẽ hình theo mẫu. Sau đó dùng êke kiểm tra các góc vuông, ghi tên các góc vuông vào chỗ chấm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT:Lớp , cá nhân .
Hs quan sát.
Các góc ở đỉnh hình vuông đều là góc vuông.
Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
Độ dài 4 cạnh của 1 hình vuông là bằng nhau.
Hs nhắc lại. 
Hs thi đua tìm.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT:Nhóm , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
6 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT: Lớp , cá nhân .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài.
4 Hs lên bảng thi làm bài.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT:Nhóm . lớp .
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs các nhóm thi đua làm bài.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
Hs cả lớpnhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.(1’)
- Về tập làm lại bài. 2,3.
Chuẩn bị : Chu vi hình chữ nhật.
Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Viết về thành thị nông thôn
 Tự nhiên xã hội
Ôn tập và kiểm tra học kì một
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs :
 Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.
Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình.
Kỹ năng: 
Có ý thực hành các kiến thức đã học.
 c) Thái độ: 
- Tích cực chấp hành luật giao thông.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Câu hỏi ôn tập.
	* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 1’
Bài cũ: An toàn khi đi xe đạp. 5’
 - Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu 2 câu hỏi:
 + Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông.
 3 Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
- Mục tiêu: Thông qua trò chơi, Hs có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
. Cách tiến hành.
Bước1: 
- Gv chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan: : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chức năng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
Bước 2: 
- Gv tổ chức cho Hs quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh.
- Gv tổ chức cho Hs chơi theo nhóm trước, khi Hs đã thuộc thì chia thành đội chơi.
- Gv nhận xét, chốt lại.
*Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm.
- Mục tiêu: Hs kể được một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
Các bước tiến hành.
PP: Quan sát, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs tranh.
Hs chơi trò chơi.
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Bước 1 : Chia nhóm và thảo luận:
- Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình các hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.
- Liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sinh sống để kể những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc mà em biết.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv chốt lại.
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết vẽ sơ đồ về gia đình mình.
Cách tiến hành.
- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình.
- Gv nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs các nhóm khác nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân
Hs vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình.
Hs chơi trò chơi.
5 .Tổng kết – dặn dò. 1’
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường.
Nhận xét bài học.
Thủ công 
Cắt, dán chữ VUI VẺ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Hs biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ
Kỹ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẼ đúng quy trình kĩ thuật.
Thái độ: Hs thích cắt, dán chữ.
II/ Chuẩn bị:* GV: Mẫu chữ VUI VẺ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺÕ. Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo 
	* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát 1’ 
Bài cũ: Cắt, dán chữ V.4’
- Gv gọi 2 Hs lên thực hiện cắt, dán chữ V.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu tìm hiểu chữ VUI VẺ.
- Gv giới thiệu chữ VUI VẺ Hs quan sát rút ra nhận xét.
+ Nét chữ rộng 1 ô.
+ Hs nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ. Nhận xét khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ.
- Gv gọi Hs nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I
=> GV rút ra kết luận.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn Hs làm mẫu.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết các bước để cắt được chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
Bước 1: Kẻ chữ H, U.
- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I giống như đã học ở các bài trước.
- Cắt dấu hỏi: Kẻ dấu hỏi trong một ô vuông như hình 2a. cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang màu được dấu hỏi (H.2b).
Bước 2: Cắt chữ VUI VẺ
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn sau: Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô ; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi dán phía trên chữ E.
Bước 3: Dán chữ VUI VẼ.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô vá dán chữ vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên chữ vừa dán để miết cho phẳng. ( H.4)
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT : Lớp , cá nhân
Hs quan sát.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs quan sát.
Hs quan sát.
5.Tổng kết – dặn dò. 1’
Về tập làm lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Cắt, dán chữ VUI VẺ (Tiết 2).
Nhận xét bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17 NGAT.doc