Giúp HS
- Hiểu thầy giáo, cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo.
- HS biết lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo.
II. Tài liệu, phương tiện
- Vở bài tập đạo đức, điều 12 công ước quyền trẻ em.
TUẦN 19 Thứ 2 ngày 5 tháng 1 năm 2009 Sáng Tiết 1: Chào cờ Chiều (1a1) Tiết 1: Đạo đức LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO CÔ GIÁO I. Mục tiêu Giúp HS - Hiểu thầy giáo, cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo. - HS biết lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo. II. Tài liệu, phương tiện - Vở bài tập đạo đức, điều 12 công ước quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: Trong giờ học cần phải ngồi như thế nào? 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Đóng vai (bài tập 1) - GV nêu yêu cầu bài tập. - Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đóng vai theo 1 tình huống của bài 1. + Em cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo? + Em làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo? - GV kết luận: Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép. Khi đưa hoặc nhận vật gì cần đưa bằng 2 tay. *H/Đ2: Làm bài tập 2 - GV nêu yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài. - GV kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo cô giáo dạy bảo. - Các nhóm chuẩn bị đóng vai. - Một số nhóm lên trình bày trước lớp, cả lớp thảo luận và nhận xét. - HS trả lời câu hỏi. - HS tô màu tranh. - HS trình bày và giải thich lí do vì sao tô màu vào quần áo bạn đó? - Cả lớp trao đổi và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, liên hệ giáo dục HS. - Chuẩn bị bài sau kể về 1 bạn biết vâng lời thầy giáo cô giáo. Tiết 2: Đạo đức (T) LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO CÔ GIÁO I. Mục tiêu Giúp HS: - Hiểu thầy giáo, cô giáo là những người không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo. - HS biết lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo. II. Tài liệu, phương tiện - Vở bài tập đạo đức, điều 12 công ước quyền trẻ em. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Thảo luận cả lớp - GV nêu yêu cầu thảo luận. + Em cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo? + Em cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo? - GV kết luận. *H/Đ2: Làm bài tập 2 - GV tiếp tục cho HS trình bày và giải thích vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó. - GV kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo cô giáo dạy bảo. - HS trả lời câu hỏi. - Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép. - Khi đưa hoặc nhận vật gì cần đưa bằng 2 tay. - HS tô màu tranh. - HS trình bày và giải thích lí do vì sao tô màu vào quần áo bạn đó? - Cả lớp trao đổi và nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, liên hệ giáo dục HS. - Chuẩn bị bài sau kể về 1 bạn biết vâng lời thầy giáo cô giáo Tiết 3: Mĩ thuật VẼ GÀ I. Mục tiêu Giúp HS: - HS nhận biết được hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái. - HS biết cách vẽ con gà. - Vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị 1. GV: Tranh, ảnh gà trống, gà mái. 2. HS : Vở vẽ, bút chì, bút màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS * H/Đ1: Giới thiệu con gà - GV giới thiệu hình ảnh các loại gà: + Gà có hình dáng như thế nào? + Gà gồm có những bộ phận nào? + Gà trống và gà mái có điểm gì giống và khác nhau? - GV tóm tắt, chốt lại ý chính. *H/Đ2 : Hướng dẫn cách vẽ - GV cho HS xem hình vẽ gà và hướng dẫn HS vẽ: + Vẽ các bộ phận chính của con gà. + Vẽ các chi tiết và vẽ màu theo ý thích. *H/Đ3: Thực hành - GV hướng dẫn vẽ cân đối với khung hình. - Có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau, tô màu tuỳ thích. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. * H/Đ4: Nhận xét, đánh giá - GV thu một số bài cho lớp nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS quan sát. - Gà trống: Lông sặc sỡ, mào đỏ, đuôi dài, cong, cánh khỏe, chân to, cao, dáng đi oai vệ. - Gà mái: Mào nhỏ, lông ít màu hơn, đuôi và chân ngắn. - HS thực vẽ vào vở. - HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp. 3. Dặn dò - Chuẩn bị: Vẽ hoặc nặn quả chuối. Thứ 3 ngày 6 tháng 1 năm 2009 Chiều (1a2) Tiết 1: Đạo đức Tiết 2: Đạo đức (T) Tiết 3: Mĩ thuật Tiết 4: Tự nhiên và xã hội CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiếp theo) I. Mục tiêu Giúp HS: - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương. - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. II. Đồ dùng dạy - học - Các hình trong bài 19 SGK III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: Hãy kể một số hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương? 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS mở SGK/38, 39. - GV nêu yêu cầu thảo luận. - Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: + Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? - GV kết luận. *H/Đ2: Thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS mở SGK/40, 41. - GV nêu yêu cầu thảo luận. - Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: + Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? - GV kết luận. - HS mở SGK. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS lần lượt chỉ và nói về những gì các em nhìn thấy. - Một số HS trình bày trước lớp. - Bức tranh ở trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở nông thôn. - HS thảo luận nhóm 4. - HS lần lượt chỉ và nói về những gì các em nhìn thấy. - Một số HS trình bày trước lớp. - Bức tranh ở trang 40, 41 vẽ về cuộc sống ở thành phố. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị bài 20 “An toàn trên đường đi học”. Thứ 4 ngày 7 tháng 1 năm 2009 Sáng Tiết 1(1a1): Mĩ thuật (T) VẼ GÀ I. Mục tiêu Giúp HS: - HS nhận biết được hình dáng các bộ phận của gà trống, gà mái. - HS biết cách vẽ con gà. - Vẽ được một con gà và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị 1. GV: Tranh, ảnh gà trống, gà mái. 2. HS : Vở vẽ, bút chì, bút màu. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Hướng dẫn cách vẽ - GV cho HS xem hình vẽ gà và hướng dẫn HS vẽ: + Vẽ các bộ phận chính của con gà. + Vẽ các chi tiết và vẽ màu theo ý thích. *H/Đ2: Thực hành - GV hướng dẫn vẽ cân đối với khung hình. - Có thể vẽ nhiều kiểu khác nhau, tô màu tuỳ thích. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. * H/Đ3: Nhận xét, đánh giá - GV thu một số bài cho lớp nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS quan sát. - HS thực vẽ vào vở. - HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp. 3. Dặn dò - Chuẩn bị: Vẽ hoặc nặn quả chuối. Tiết 2(1a1), Tiết 3(1a2) Thủ công GẤP MŨ CA LÔ I. Mục tiêu - Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy. - Gấp được mũ ca lô bằng giấy. II. Đồ dùng dạy - học 1. GV: 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình vuông. 2. HS: 1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn, 1 tờ giấy vở HS, Vở thủ công III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Quan sát và nhận xét - GV giới thiệu chiếc mũ ca lô mẫu. - Cho một em đội mũ. + Mũ ca lô dùng để làm gì? *H/Đ2: Hướng dẫn mẫu - Hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông. - Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3. - Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra. Gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa (h4). - Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được hình 5. - Gấp 1 lớp giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (h7), được hình 8. - Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10. *H/Đ3: Thực hành - GV cho HS thực hành gấp mũ ca lô. - Quan sát, giúp đỡ HS. - Quan sát mẫu. - Quan sát từng bước gấp. - HS thực hành gấp mũ ca lô. - Gấp theo hướng dẫn của GV. 3. Nhận xét, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở thủ công. Tiết 4(1a2): Tự nhiên và xã hội (T) CUỘC SỐNG XUNG QUANH (Tiếp theo) I. Mục tiêu Giúp HS: - Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương. - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. II. Đồ dùng dạy - học - Vở Bài tập TN & XH, Bút màu. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: Hãy kể một số hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương? 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Tô màu - GV nêu yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn HS tô màu vào các hình vẽ, sau đó viết từ: Cảnh ở nông thôn; Cảnh ở thành phố vào dưới từng hình vẽ sao cho phù hợp. - Cho HS giới thiệu trước lớp. *H/Đ2: Thảo luận + Nhận xét sự khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và cuộc sống ở thành phố? - Cho một số HS trình bày trước lớp. - GV kết luận. - HS mở vở bài tập/17. - HS tô màu vào các hình vẽ. - Giới thiệu trước lớp đâu là hình vẽ cảnh nông thôn, đâu là hình vẽ cảnh thành phố. - Thảo luận nhóm 4. - HS trình bày trước lớp. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị bài 20 “An toàn trên đường đi học”. Chiều (1a1) Tiết 1: Thủ công (T) GẤP MŨ CA LÔ I. Mục tiêu - Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy. - Gấp được mũ ca lô bằng giấy. II. Đồ dùng dạy - học 1. GV: 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình vuông. 2. HS: 1 tờ giấy màu có màu tùy ý chọn, 1 tờ giấy vở HS, Vở thủ công III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Hướng dẫn mẫu - Hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông. - Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo ở hình 2 được hình 3. - Gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra. Gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa (h4). - Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên ta được hình 5. - Gấp 1 lớp giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên (h7), được hình 8. - Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy (h9), được hình 10. *H/Đ2: Thực hành - GV cho HS thực hành gấp mũ ca lô. - Quan sát, giúp đỡ HS. - Quan sát từng bước gấp. - HS thực hành gấp mũ ca lô. - Gấp theo hướng dẫn của GV. 3. Nhận xét, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị giấy màu, hồ, vở thủ công. Tiết 2: Âm nhạc HỌC HÁT: BÀI "BẦU TRỜI XANH" (Nhạc và lời : Nguyễn Văn Quỳ) I. Mục tiêu - HS hát đúng giai điệu và lời ca. - HS hát đồng đều, rõ lời. - HS biết bài "Bầu trời xanh" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác. II. Chuẩn bị 1. GV: Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách...) 2. HS: Ôn tập các bài hát đã học. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: HS kể tên các bài hát đã học. Ôn lại một số bài hát. 2. Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Dạy hát bài "Bầu trời xanh" - GV giới thiệu bài hát, hát mẫu. - GV hướng dẫn HS đọc lời ca. - Hướng dẫn HS hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Nhắc nhở HS chú ý lấy hơi ở giữa mỗi câu hát. *H/Đ2: Gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS. - HS nghe. - HS đọc từng câu. - HS tập hát từng câu, cả bài. - HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Em yêu bầu trời xanh xanh x x x x Em yêu bầu trời xanh xanh x x x x x x 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS hát ôn lại bài hát. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bài hát. Tiết 3: Tự nhiên và xã hội Tiết 4: Tự nhiên và xã hội (T) Thứ 5 ngày 8 tháng 1 năm 2009 Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1) Thể dục BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI I. Mục tiêu - Ôn trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi mức đã có sự chủ động. - Làm quen với 2 động tác: "Vươn thở và tay" của bài thể dục. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. II. Địa điểm, phương tiện 1. Địa điểm: Trên sân trường. 2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp Nội dung Định lượng Tổ chức tập luyện 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số. - Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Khởi động: + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản * Động tác vươn thở: - Nhịp 1: Đưa hai tay sang ngang lên cao chếch hình chữ V, đồng thời chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao. Hít sâu vào bằng mũi. - Nhịp 2: Đưa hai tay bắt chéo trước bụng, thở mạnh ra bằng miệng. - Nhịp 3: Như nhịp 1 (hít vào). - Nhịp 4: Về TTCB (thở ra). - Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang. * Động tác tay: - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau phía trước ngực (ngang vai), mắt nhìn theo tay. - Nhịp 2: Đứng hai tay tay dang ngang, bàn tay ngửa. - Nhịp 3: Vỗ hai bàn tay vào nhau phía trước ngực. - Nhịp 4: Về TTCB. - Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang. * Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” 3. Phần kết thúc - Cho HS thả lỏng. - Trò chơi hồi tĩnh. - Nhận xét tiết học. - Giao bài tập về nhà. 1 - 2 phút 1 phút 1 phút 40 - 50m 1 phút 1 phút 1 - 2 phút 6 phút 2 - 3 lần 2 x 4 nhịp 7 phút 2 - 3 lần 2 x 4 nhịp 6 - 8 phút 2 - 3 lần 1 - 2 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút - Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc. - Đội hình vòng tròn. - HS nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó chơi trò chơi. - GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác. - Hô cho HS tập theo. - GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác. - Hô cho HS tập theo. - GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Lần 1: Chơi thử. - Lần 2: Chơi chính thức. - Đội hình hàng ngang. - Diệt các con vật có hại - GV cùng HS hệ thống bài. - Khen những tổ, cá nhân học ngoan, tập tốt. Chiều (1a2) Tiết 1: Thủ công (T) Tiết 2: Mĩ thuật (T) Tiết 3: Âm nhạc Thứ 6 ngày 9 tháng 1 năm 2009 Tiết 1(1a2), Tiết 3(1a1) Thể dục (T) BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI I. Mục tiêu - Ôn trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi mức đã có sự chủ động. - Làm quen với 2 động tác: "Vươn thở và tay" của bài thể dục. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. II. Địa điểm, phương tiện 1. Địa điểm: Trên sân trường. 2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi. III. Nội dung và phương pháp Nội dung Định lượng Tổ chức tập luyện 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số. - Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát. - Khởi động: + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường. + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. 2. Phần cơ bản * Động tác vươn thở: - Nhịp 1: Đưa hai tay sang ngang lên cao chếch hình chữ V, đồng thời chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, mặt ngửa, mắt nhìn lên cao. Hít sâu vào bằng mũi. - Nhịp 2: Đưa hai tay bắt chéo trước bụng, thở mạnh ra bằng miệng. - Nhịp 3: Như nhịp 1 (hít vào). - Nhịp 4: Về TTCB (thở ra). - Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang. * Động tác tay: - Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời vỗ hai bàn tay vào nhau phía trước ngực (ngang vai), mắt nhìn theo tay. - Nhịp 2: Đứng hai tay tay dang ngang, bàn tay ngửa. - Nhịp 3: Vỗ hai bàn tay vào nhau phía trước ngực. - Nhịp 4: Về TTCB. - Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên, nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang. * Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” 3. Phần kết thúc - Cho HS thả lỏng. - Trò chơi hồi tĩnh. - Nhận xét tiết học. - Giao bài tập về nhà. 1 - 2 phút 1 phút 1 phút 40 - 50m 1 phút 1 phút 1 - 2 phút 6 phút 2 - 3 lần 2 x 4 nhịp 7 phút 2 - 3 lần 2 x 4 nhịp 6 - 8 phút 2 - 3 lần 1 - 2 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút - Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc. - Đội hình vòng tròn. - HS nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó chơi trò chơi. - GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác. - Hô cho HS tập theo. - GV nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích động tác. - Hô cho HS tập theo. - GV nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Lần 1: Chơi thử. - Lần 2: Chơi chính thức. - Đội hình hàng ngang. - Diệt các con vật có hại - GV cùng HS hệ thống bài. - Khen những tổ, cá nhân học ngoan, tập tốt. Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2) Âm nhạc (T) HỌC HÁT: BÀI "BẦU TRỜI XANH" (Nhạc và lời : Nguyễn Văn Quỳ) I. Mục tiêu - HS hát đúng giai điệu và lời ca. - HS hát đồng đều, rõ lời. - HS biết bài "Bầu trời xanh" do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác. II. Chuẩn bị 1. GV: Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách...) 2. HS: Ôn tập các bài hát đã học. III. Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra: HS kể tên các bài hát đã học. Ôn lại một số bài hát. 2. Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS *H/Đ1: Dạy hát bài "Bầu trời xanh" - GV giới thiệu bài hát, hát mẫu. - GV hướng dẫn HS đọc lời ca. - Hướng dẫn HS hát từng câu, mỗi câu cho HS hát hai, ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Nhắc nhở HS chú ý lấy hơi ở giữa mỗi câu hát. *H/Đ2: Gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách. - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS. - HS nghe. - HS đọc từng câu. - HS tập hát từng câu, cả bài. - HS hát theo tổ, nhóm, cá nhân. Em yêu bầu trời xanh xanh x x x x Em yêu bầu trời xanh xanh x x x x x x 3. Củng cố, dặn dò - Cho HS hát ôn lại bài hát. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học thuộc bài hát.
Tài liệu đính kèm: