Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Thanh luông - Tạ Thị Hoa

Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Thanh luông - Tạ Thị Hoa

.Mục tiêu

 Giúp HS :

 - Nhận biết : Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.

 Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.

 - Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.

 II. Đồ dùng dạy học

 GV : Bảng phụ, bó chục que tính và que tính rời.

 HS : Bảng con, SGK, que tính

 

doc 19 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1145Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Thanh luông - Tạ Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học kì II
Tuần 19
Thứ Hai ngày 21 tháng 1 năm 2008
Tiết 1 Chào cờ
Tiết 2- Toán
 Mười một, mười hai
I.Mục tiêu
 Giúp HS : 
 - Nhận biết : Số 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị.
 Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
 - Biết đọc, viết các số đó. Bước đầu nhận biết số có hai chữ số.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ, bó chục que tính và que tính rời. 
 HS : Bảng con, SGK, que tính
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1‛
 2. Kiểm tra 4‛
 - GV gọi 1 HS lên bảng điền số vào vạch của tia số. 
 3.Bài mới 27‛
 a.Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
*HĐ1: Giới thiệu số 11
- GV cho HS lấy 1 bó chục que tính và 1 que tính rời. Được tất cả bao nhiêu que tính?
- GV ghi bảng : 11
+ 10 còn gọi là mấy chục?
+ 11 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 11 gồm mấy chữ số? Là những chữ số nào?
HĐ 2 : Giới thiệu số 12 ( Tương tự số 11) 
- GV giới thiệu cách viết số 12
HĐ 3: Thực hành
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK/ 101 đếm số ông sao ở mỗi hình rồi viết kết quả vào bảng con.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài rồi chữa bài
- Nêu yêu cầu của bài
Yêu cầu HS làm bài rồi chữa bài.
- Nêu yêu cầu của bài
- GV vẽ tia số lên bảng yêu cầu HS viết các số vào mỗi vạch của tia số.
- Nhận xét chữa bài
 - Mười que tínhvà một que tính là mười một que tính. 
 - HS đọc mười một 
+ 10 còn gọi là 1 chục
+ 11 gồm 1 chục và 1 đơn vị 
- Số 11 gồm hai chữ số 1 viết liền nhau.
- HS viết bảng con số 11.
- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị
- Số 12 gồm có hai chữ số, chữ số 1 đứng trước, chữ số 2 đứng sau.
- HS viết bảng con số 12.
Bài 1/101 Điền số thích hợp vào ô trống
- HS làm bài trên bảng con
Bài 2/ 102: Vẽ thêm số chấm tròn
 1 chục
 1 đơn vị
 Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ 
 Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ
 Ÿ Ÿ
 Ÿ
Bài 3 /102 : Tô màu vào 11 hình tam giác và 12 hình vuông
Bài 4 / 102: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số
 ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
 4. Củng cố dặn dò 3‛
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập.
 -----------------------------------------------------------
Tiết 3+ 4 Tiếng Việt 
 Bài 77 : ăc - âc
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
 - Đọc và viết được : ăc, âc, mắc áo, quả gấc.
 - HS đọc được từ, các câu ứng dụng trong bài.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ruộng bậc thang. 
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Vật mẫu, bảng phụ câu ứng dụng,  
 HS : SGK, bộ chữ thực hành Tiếng Việt...
III. Các hoạt động dạy- học
 1.Ổn định tổ chức 1 ‛
 2. Kiểm tra 5 ‛
 - Viết, đọc : hạt thóc, bản nhạc, con vạc 
 - Đọc SGK
 3. Bài mới 34 ‛
 a. Giới thiệu bài
 b.Dạy vần 
 GV
 HS
HĐ1: Giới thiệu vần mới 
* Dạy vần ăc
- Đọc mẫu
- Yêu cầu HS cài và phân tích vần ăc
- Hướng dẫn HS đánh vần : á - cờ - ăc 
- Yêu cầu HS cài tiếng mắc
- GV ghi bảng : mắc
- Tiếng mắc có vần mới học là vần gì ? 
- GV tô màu vần ăc
- Hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn
- Cho HS quan sát tranh SGK/ 156
- Chúng ta có từ khóa: mắc áo (ghi bảng) 
- Hướng dẫn HS đánh vần và đọc từ khóa 
- GV chỉnh sửa cách đánh vần, cách đọc cho HS 
- Đọc theo sơ đồ
* Dạy vần âc ( tương tự )
- So sánh vần ăc và âc ?
- Đọc cả bài trên bảng 
*Giải lao
HĐ 2: Hướng dẫn đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng dụng lên bảng, yêu cầu HS quan sát, đọc thầm, tìm tiếng chứa vần ăc, âc. 
- Nêu cấu tạo một số tiếng, đọc đánh vần tiếng, đọc trơn cả từ.
- GV đọc mẫu
- Giảng nội dung từ 
- Gọi HS đọc cả bài trên bảng 
HĐ3: Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết lưu ý HS nét nối các con chữ, cách đánh dấu thanh ở các tiếng.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV chỉnh sửa cho HS
* Trò chơi: Tìm nhanh, đúng tiếng, từ có chứa vần hôm nay học ?
- Giải thích từ HS tìm được.
Tiết 2 - Luyện tập
HĐ1: Luyện đọc 12 ‛
a. Hướng dẫn HS đọc lại nội dung bài ở tiết1. 
b. Đọc câu ứng dụng 
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét bức tranh minh họa cho câu ứng dụng. 
- Treo bảng phụ ghi câu ứng dụng
- Tìm tiếng có vần vừa học? 
- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng 
c. Đọc cả bài trên bảng
d. Đọc bài SGK
* Giải lao 5 ‛ 
HĐ 2: Luyện viết 10 ‛
- Hướng dẫn HS viết bài trong vở tập viết.
- Quan sát, uốn nắn, chỉnh sửa chữ viết cho HS. 
- Chấm bài, nhận xét, chữa một số lỗi HS hay mắc để các em rút kinh nghiệm ở bài sau.
HĐ3: Luyện nói 8 ‛
- Nêu tên chủ đề luyện nói ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nói trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý
+ Bức tranh vẽ gì ? 
+ Chỉ tranh và dùng lời nói để giới thiệu với các bạn nơi trồng lúa trong ruộng bậc thang.
+ Xung quanh ruộng bậc thang còn có gì ? 
- GV giới thiệu ruộng bậc thang là ruộng trồng lúa ở miền núi.
- Theo dõi
- HS đọc ĐT- CN
- Cài, phân tích vần ăc
- Đánh vần ĐT- CN.
- Cài và phân tích tiếng mắc
- Vần mới học là vần ăc
- Đánh vần ĐT- CN
- Quan sát 
- Đánh vần, đọc, ĐT- CN.
- HS đọc theo sơ đồ trên bảng
- Giống nhau: Kết thúc bằng c.
- Khác nhau : âc bắt đầu bằng â.
- HS đọc ĐT- CN
- Đọc thầm từ ứng dụng. 
- Đánh vần, đọc ĐT- CN.
- HS theo dõi
- Đọc ĐT- cá nhân
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- HS nối tiếp nêu tiếng, từ có chứa vần vừa học.
- Đọc ĐT - CN bài trên bảng
- HS đọc thầm
- HS chỉ bảng, đọc tiếng có vần mới .
- HS đọc trơn cả câu ứng dụng
- Đọc ĐT- CN
- HS đọc thầm, đọc cá nhân
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở tập viết.
- Ruộng bậc thang.
- Quan sát tranh, nói trong nhóm đôi. 
- Xung quanh ruộng bậc thang còn có bờ ruộng để giữ nước.
 4 . Củng cố dặn dò 5‛ 
 - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
 - Dặn HS về nhà tìm tiếng, từ có vần vừa học trong sách, báo.
 - Đọc bài và làm BT trong vở bài tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ Ba ngày 22 tháng 1 năm 2008
Tiết 1- Toán
 Mười ba, mười bốn, mười lăm
I.Mục tiêu
 Giúp HS : 
 - Nhận biết : Số 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị.
 Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị.
 Số 15 gồm 1 chục và 5 đơn vị.
 - Biết đọc, viết các số đó. Nhận biết số có hai chữ số.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ, bó chục que tính và que tính rời. 
 HS : Bảng con, SGK, que tính
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1‛
 2. Kiểm tra 4‛
 - GV gọi 1 HS lên bảng điền số vào vạch của tia số. 
 - Gọi HS đọc các số từ 0 đến 12.
 3.Bài mới 27‛
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
*HĐ1: Giới thiệu số 13
- GV cho HS lấy 1 bó chục que tính và 3 que tính rời. Được tất cả bao nhiêu que tính?
- GV ghi bảng: 13
+ 13 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Số 13 gồm mấy chữ số ? Là những chữ số nào?
- GV chỉnh sửa cho HS
HĐ 2 : Giới thiệu số 14 ( Tương tự số 13) 
- GV giới thiệu cách viết số 14
HĐ 3 : Giới thiệu số 15 ( Tương tự số 14) 
HĐ 4: Thực hành
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS viết bảng con
- Nhận xét chữa bài trên bảng
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS qua sát hình vẽ SGK/ 104 đếm số ngôi sao mỗi hình ghi kết quả vào bảng con.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát tranh đếm số con vật mỗi tranh dùng thước nối với số thích hợp.
- Nêu yêu cầu của bài
- GV vẽ tia số lên bảng yêu cầu HS viết các số vào mỗi vạch của tia số.
- Nhận xét chữa bài
 - Mười que tính và ba que tính là mười ba que tính. 
 - HS đọc mười ba
+ 13 gồm 1 chục và 3 đơn vị 
- Số 13 gồm hai chữ số là 1 và 3 viết liền nhau, từ trái sang phải.
- HS viết bảng con số 13.
- Số 14 gồm 1 chục và 4 đơn vị
- Số 14 gồm có hai chữ số, chữ số 1 đứng trước, chữ số 4 đứng sau.
- HS viết bảng con số 14.
Bài 1/103 : Viết số
a. 10, 11, 12, 13, 14, 15
b.
 10 
 11
 12
 13
 14
 15
 15 
 14
 13
 12
 11
 10
Bài 2/ 104: Điền số thích hợp vào ô trống
- Hình 1 : 13
- Hình 2 : 14
- Hình 3 : 15
Bài 3/ 104 : Nối mỗi tranh với một số thích hợp
- HS làm bài tập trên phiếu
Bài 4 /104 : Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số¯ 
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ 
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
 4. Củng cố dặn dò 3‛
 - Gọi HS đọc các số từ 0 đến 15.
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập.
 ----------------------------------------------------------
Tiết 2- Tập viết
 Tuốt lúa, hạt thóc,
I.Mục tiêu
 - Củng cố cách viết một số từ ngữ đã học. 
 - Rèn kỹ năng viết chữ đúng quy trình, viết đúng mẫu, viết đẹp.
 - Giáo dục HS có ý thức viết chữ cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng chữ mẫu
HS : Vở tập viết, bảng con
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1‛
2. Kiểm tra 4‛
 HS viết bảng con : thanh kiếm, âu yếm
3.Bài mới 27‛
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn HS tập viết
 GV
 HS
HĐ 1:Hướng dẫn HS tập viết
- GV treo bảng chữ mẫu
- Gọi HS đọc
- GV giảng từ
- Mỗi từ trong bài gồm mấy tiếng? 
- Những con chữ nào viết với độ cao 2 dòng kẻ ly?
- Những con chữ nào có độ cao 5 dòng kẻ ly?
- Khi viết từng chữ ghi tiếng các con chữ được viết như  thế nào?
- GV viết mẫu 
- Lưu ý khoảng cách giữa hai tiếng trong một từ, khoảng cách giữa hai từ trong một dòng.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV uốn nắn HS 
HĐ 2: Luyện viết vở tập viết
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu
- Nhận xét về cách trình bày bài viết
- Lưu ý HS tư thế ngồi viết
- GV uốn nắn HS viết bài
HĐ 3: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
- HS theo dõi
- HS đọc
- Mỗi từ gồm 2 tiếng.
- u, ô, a, c, cao 2 dòng kẻ ly.
- h, l, cao 5 dòng kẻ ly.
- Các con chữ được viết nối liền nhau.
- HS theo dõi
- HS viết bảng con 
- HS viết bài vào vở.
- HS nhận xét, tự chữa lỗi
 4. Củng cố dặn dò 3‛
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS viết thêm vào vở ô ly.
 -----------------------------------------------------------------
 Tiết 3- Thủ công
 Tiết 4- Tự nhiên và xã hội
 GV dạy chuyên soạn giảng
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Tư ngày 23 tháng 1 năm 2008
Tiết 1+ 2 Tiếng Việt 
 Bài 78 : uc - ưc
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
 - Đọc và viết được : uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
 - HS đọc được từ, các câu ứng dụng trong bài.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Ai thức dậy sớm nhất ? 
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Vật mẫu, bảng phụ câu ứng dụng,  
 HS : SGK, bộ chữ thực hành Tiếng Việt...
III. Các hoạt động dạy- học
 1.Ổn định tổ chức 1 ‛
 2. Kiểm tra 5 ‛
 - Viết, đọc : màu sắc, giấc ngủ, nhấc chân 
 - Đọc SGK
 3. Bài mới 34 ‛
 a. Giới thiệu bài
 b.Dạy vần 
 GV
 HS
HĐ1: Giới thiệu vần mới 
* Dạy vần uc
- Đọc mẫu
- Yêu cầu HS cài và phân tích vần uc
- Hướng dẫn HS đánh vần : u - cờ - uc 
- Yêu cầu HS cài tiếng trục
- GV ghi bảng : trục
- Tiếng trục có vần mới học là vần gì ? 
- GV tô màu vần uc
- Hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn
- Cho HS quan sát tranh SGK/ 158
- Chúng ta có từ khóa: cần trục (ghi bảng) 
- Hướng dẫn HS đánh vần và đọc từ khóa 
- GV chỉnh sửa cách đánh vần,  ... t, chữa một số lỗi HS hay mắc để các em rút kinh nghiệm ở bài sau.
HĐ3: Luyện nói 8 ‛
- Nêu tên chủ đề luyện nói ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nói trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý 
+ Bạn trai trong bức tranh đang làm gì ?
+ Khi nào chúng ta phải uống thuốc ?
+ Hãy kể cho các bạn nghe mình đã tiêm chủng và uống thuốc giỏi như thế nào ?
- Theo dõi
- HS đọc ĐT- CN
- Cài, phân tích vần ôc
- Đánh vần ĐT- CN.
- Cài và phân tích tiếng mộc
- Vần mới học là vần ôc
- Đánh vần ĐT- CN
- Quan sát 
- Đánh vần, đọc, ĐT- CN.
- HS đọc theo sơ đồ trên bảng
- Giống nhau: Kết thúc bằng c.
- Khác nhau : uôc bắt đầu bằng uô.
- HS đọc ĐT- CN
- Đọc thầm từ ứng dụng. 
- Đánh vần, đọc ĐT- CN.
- HS theo dõi
- Đọc ĐT- cá nhân
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- HS nối tiếp nêu tiếng, từ có chứa vần vừa học.
- Đọc ĐT - CN bài trên bảng
- HS đọc thầm
- HS chỉ bảng, đọc tiếng có vần mới .
- HS đọc trơn cả câu ứng dụng
- Đọc ĐT- CN
- HS đọc thầm, đọc cá nhân
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở tập viết.
Tiêm chủng, uống thuốc
- Quan sát tranh, nói trong nhóm đôi. 
- Bạn trai trong bức tranh đang được tiêm tiêm chủng.
 4 . Củng cố dặn dò 5‛ 
 - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
 - Dặn HS về nhà tìm tiếng, từ có vần vừa học trong sách, báo.
 - Đọc bài và làm BT trong vở bài tập.
------------------------------------------------------
Tiết 3 - Thể dục
 GV dạy chuyên soạn giảng
Tiết 4 - Toán
 Hai mươi. Hai chục
I.Mục tiêu
 Giúp HS : 
 - Nhận biết số lượng 20 ; 20 còn gọi là hai chục .
 - Biết đọc, viết được số 20. 
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ, bó chục que tính . 
 HS : Bảng con, SGK, que tính
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1‛
 2. Kiểm tra 4‛ 
 - Viết, đọc các số từ 0 đến 10, từ 11 đến 19.
 3.Bài mới 27‛
 a.Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
 GV
 HS
*HĐ1: Giới thiệu số 20
- GV cho HS lấy 1 bó chục que tính rồi lấy thêm 1 bó nữa. Được tất cả bao nhiêu que tính?
- GV nói : hai mươi còn gọi là hai chục.
- GV ghi bảng : 20
+ Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 20 gồm mấy chữ số? Là những chữ số nào?
HĐ 2: Thực hành
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS viết vào nháp
2 HS viết trên bảng lớp
- Gọi HS đọc các số theo thứ tự
- Nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS trả lời theo nhóm cặp.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nêu yêu cầu của bài
- GV vẽ tia số lên bảng yêu cầu HS viết các số vào mỗi vạch của tia số.
- Nhận xét chữa bài
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS dựa vào tia số bài tập 3 để trả lời câu hỏi.
 - Một chục que tính và 1 chục que tính nữa là hai chục que tính. 
- Mười que tính và mười que tính nữa là hai mươi que tính. 
- HS đọc hai mươi
+ 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị 
- Số 20 gồm hai chữ số là 2 và 0 viết liền nhau, từ trái sang phải.
- HS viết bảng con số 20.
Bài 1/107 : Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10 rồi đọc các số đó.
10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20
20, 19, 18, 17, 16, 15, 14, 13, 12, 11, 10
Bài 2/ 107: Trả lời câu hỏi
- Số 12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
- Số 16 gồm 1 chục và 6 đơn vị.
- Số 20 gồm 2 chục và 0 đơn vị.
Bài 3 /107: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số¯ 
 ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ 
 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Bài 4/ 107: Trả lời câu hỏi
- Số liền sau của 15 là 16.
- Số liền sau của 10 là 11.
- Số liền sau của 19 là 20. 
 4. Củng cố dặn dò 3‛
 - HS đọc các số từ 10 đến 20.
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu ngày 25 tháng 1 năm 2008
Tiết 1- Tập viết
 Con ốc, đôi guốc, cá diếc, 
I.Mục tiêu
 - Củng cố cách viết một số từ ngữ đã học. 
 - Rèn kỹ năng viết chữ đúng quy trình, viết đúng mẫu, viết đẹp.
 - Giáo dục HS có ý thức viết chữ cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng chữ mẫu
HS : Vở tập viết, bảng con
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức 1‛
2. Kiểm tra 4‛
 HS viết bảng con : thanh kiếm, âu yếm
3.Bài mới 27‛
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn HS tập viết
 GV
 HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS tập viết
- GV treo bảng chữ mẫu
- Gọi HS đọc
- GV giảng từ
- Mỗi từ trong bài gồm mấy tiếng? 
- Những con chữ nào viết với độ cao 2 dòng kẻ ly?
- Những con chữ nào có độ cao 4 dòng kẻ ly?
- Khi viết từng chữ ghi tiếng các con chữ được viết như  thế nào?
- GV viết mẫu 
- Lưu ý khoảng cách giữa hai tiếng trong một từ, khoảng cách giữa hai từ trong một dòng.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV uốn nắn HS 
HĐ 2: Luyện viết vở tập viết
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu
- Nhận xét về cách trình bày bài viết
- Lưu ý HS tư thế ngồi viết
- GV uốn nắn HS viết bài
HĐ 3: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
- HS theo dõi
- HS đọc
- Mỗi từ gồm 2 tiếng.
- u, ô, o, c, n, a, ê cao 2 dòng kẻ ly.
- đ cao 4 dòng kẻ ly.
- Các con chữ được viết nối liền nhau.
- HS theo dõi
- HS viết bảng con 
- HS viết bài vào vở.
- HS nhận xét, tự chữa lỗi
 4. Củng cố dặn dò 3‛
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS viết thêm vào vở ô ly.
 --------------------------------------------------------
Tiết 2+ 3 Tiếng Việt 
 Bài 80 : iêc - ươc
I. Mục tiêu 
 Giúp HS :
 - Đọc và viết được : iêc,ươc, xem xiếc, rước đèn.
 - HS đọc được từ, các câu ứng dụng trong bài.
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề Xiếc, múa rối, ca nhạc. 
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Vật mẫu, bảng phụ câu ứng dụng,  
 HS : SGK, bộ chữ thực hành Tiếng Việt...
III. Các hoạt động dạy- học
 1.Ổn định tổ chức 1 ‛
 2. Kiểm tra 5 ‛
 - Viết, đọc : con ốc, đôi guốc, thuộc bài. 
 - Đọc SGK
 3. Bài mới 34 ‛
 a. Giới thiệu bài
 b.Dạy vần 
 GV
 HS
HĐ1: Giới thiệu vần mới 
* Dạy vần iêc
- Đọc mẫu
- Yêu cầu HS cài và phân tích vần iêc
- Hướng dẫn HS đánh vần : i - ê - cờ - iêc 
- Yêu cầu HS cài tiếng xiếc
- GV ghi bảng : xiếc
- Tiếng xiếc có vần mới học là vần gì ? 
- GV tô màu vần iêc
- Hướng dẫn HS đánh vần, đọc trơn
- Cho HS quan sát tranh SGK/ 162
- Chúng ta có từ khóa: xem xiếc (ghi bảng) 
- Hướng dẫn HS đánh vần và đọc từ khóa 
- GV chỉnh sửa cách đánh vần, cách đọc cho HS 
- Đọc theo sơ đồ
* Dạy vần ươc ( tương tự )
- So sánh vần iêc và ươc ?
- Đọc cả bài trên bảng 
*Giải lao
HĐ 2: Hướng dẫn đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng dụng lên bảng, yêu cầu HS quan sát, đọc thầm, tìm tiếng chứa vần iêc, ươc. 
- Nêu cấu tạo một số tiếng, đọc đánh vần tiếng, đọc trơn cả từ.
- GV đọc mẫu
- Giảng nội dung từ 
- Gọi HS đọc cả bài trên bảng 
HĐ3: Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết lưu ý HS nét nối các con chữ, cách đánh dấu thanh ở các tiếng.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV chỉnh sửa cho HS
* Trò chơi : Tìm nhanh, đúng tiếng, từ có chứa vần hôm nay học ?
- Giải thích từ HS tìm được.
Tiết 2 - Luyện tập
HĐ1: Luyện đọc 12 ‛
a. Hướng dẫn HS đọc lại nội dung bài ở tiết1. 
b. Đọc câu ứng dụng 
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét bức tranh minh họa cho câu ứng dụng. 
- Treo bảng phụ ghi câu ứng dụng
- Tìm tiếng có vần vừa học? 
- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng 
c. Đọc cả bài trên bảng
d. Đọc bài SGK
* Giải lao 5 ‛ 
HĐ 2: Luyện viết 10 ‛
- Hướng dẫn HS viết bài trong vở tập viết.
- Quan sát, uốn nắn, chỉnh sửa chữ viết cho HS. 
- Chấm bài, nhận xét, chữa một số lỗi HS hay mắc để các em rút kinh nghiệm ở bài sau.
HĐ3 : Luyện nói 8 ‛
- Nêu tên chủ đề luyện nói ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nói trong nhóm theo về nội dung bức tranh. 
- Yêu cầu đại diện từng nhóm lên giới thiệu trước lớp về nội dung từng tranh.
- Em thích tiết mục nào nhất ?
- Theo dõi
- HS đọc ĐT- CN
- Cài, phân tích vần iêc
- Đánh vần ĐT- CN.
- Cài và phân tích tiếng xiếc
- Vần mới học là vần iêc
- Đánh vần ĐT- CN
- Quan sát 
- Đánh vần, đọc, ĐT- CN.
- HS đọc theo sơ đồ trên bảng
- Giống nhau: Kết thúc bằng c.
- Khác nhau : ươc bắt đầu bằng ươ.
- HS đọc ĐT- CN
- Đọc thầm từ ứng dụng. 
- Đánh vần, đọc ĐT- CN.
- HS theo dõi
- Đọc ĐT- cá nhân
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- HS nối tiếp nêu tiếng, từ có chứa vần vừa học.
- Đọc ĐT - CN bài trên bảng
- HS đọc thầm
- HS chỉ bảng, đọc tiếng có vần mới .
- HS đọc trơn cả câu ứng dụng
- Đọc ĐT- CN
- HS đọc thầm, đọc cá nhân
- HS theo dõi.
- HS viết bài trong vở tập viết.
- Xiếc, múa rối, ca nhạc
- Quan sát tranh, nói trong nhóm đôi. 
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS nối tiếp trả lời
 4 . Củng cố dặn dò 5‛ 
 - Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
 - Dặn HS về nhà tìm tiếng, từ có vần vừa học trong sách, báo.
 - Đọc bài và làm BT trong vở bài tập.
------------------------------------------------------
Tiết 4 - Âm nhạc
 GV dạy chuyên soạn giảng
Tiết 5
 Sinh hoạt
I. Mục tiêu
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần.
 - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần.
II. Nội dung sinh hoạt
 1.Nhận xét tuần
 a. Đạo đức
 - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập.
 - Thực hiện tốt nội quy trường lớp .
 b. Học tập
 - Bước sang học kì II các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập.
 - Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Tiêu biểu các em sau : Lê Hồng Quyết, Vũ Ngọc Ánh, Nguyễn Như Quỳnh, Lò Thị Duyên, Lê Thu Trang. Một số em có cố gắng nhiều trong học tập em
 như em Lò Thị Nga, Cà Thị Nhung, Lò Văn Đức.
 - HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng.
*Hạn chế
 Vẫn còn một số em chưa chịu khó học bài, làm bài như em Tâm, Ninh. Chữ viết chậm như em Tâm, Phương, đọc chậm như em Ninh, Phương, Tâm.
 c. Các hoạt động khác
 - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và
 thư viện thân thiện. Tập đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh.
2.Phương hướng hoạt động tuần
 - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2. Thực hiện tốt phong trào bông hoa điểm tốt. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. 
 - Các em có đủ đồ dùng học tập các môn học.
 - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. Nâng cao chất 
lượng học tập, tăng cường luyện viết chữ, đọc cho HS như  các em Phương, Nhung, Tâm, Ninh. 
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi em Thái, Quỳnh, Hương, Quyết, Ánh, Duyên, Giang, Trang và phụ đạo học sinh yếu em Ninh, Phương, Tâm. Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện. 
3. Kể chuyện , đọc thơ, hát
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc