Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Mục tiêu

- Học sinh hiểu thầy giáo cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- HS biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

II. Chuẩn bị

1. GV: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1663Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 20 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tô thị mận-trường tiểu học số 2 nà tấu
TUẦN 20
Thứ 2 ngày 12 tháng 1 năm 2009
Sáng 
Tiết 1: Chào cờ
Chiều (1a1)
Tiết 1: Đạo đức
LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu thầy giáo cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.	
- HS biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
2. HS: Vở bài tập đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: Khi gặp thầy (cô) giáo chúng ta phải làm gì?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học sinh làm bài tập 3
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Cho HS kể trước lớp.
- Giáo viên kể 1 - 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường.
- Cho HS nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo (cô) giáo?
*H/Đ2: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm và nêu yêu cầu thảo luận:
+ Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo?
- Tổ chức cho các em thảo luận.
- Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- GV kết luận: Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
*H/Đ3: Vui múa hát về chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
- GV hướng dẫn HS vui múa theo chủ đề.
- Hướng dẫn HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
- HS kể trước lớp một vài tấm gương biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. 
- HS trao đổi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
- Thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS múa, hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
- HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt nội dung bài học.
Tiết 2: Đạo đức (T)
LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO 
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu thầy giáo cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần phải lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.	
- HS biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. Chuẩn bị
1. GV: Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
2. HS: Vở bài tập đạo đức 1.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: Khi gặp thầy (cô) giáo chúng ta phải làm gì?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Kể về tấm gương biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo 
- GV cho HS tiếp tục kể một vài tấm gương biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- Giáo viên kể 1 - 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường.
- Cho HS nhận xét: Bạn nào trong câu chuyện đã lễ phép vâng lời thầy giáo (cô) giáo?
*H/Đ2: Hoạt động cả lớp
- GV tiếp tục cho HS trả lời câu hỏi:
+ Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo?
- GV kết luận: Khi các bạn chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
*H/Đ3: Vui múa hát về chủ đề: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo”
- GV hướng dẫn HS vui múa theo chủ đề.
- Hướng dẫn HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
- HS kể trước lớp. 
- HS trao đổi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhận xét phát biểu ý kiến của mình trước lớp.
- HS thi nhau trả lời câu hỏi.
- HS múa, hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo”.
- HS đọc 2 câu thơ cuối bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt nội dung bài học.
Tiết 3: Thủ công
 GẤP MŨ CA LÔ
I. Mục tiêu 
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
II. Đồ dùng dạy - học
1. GV: 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn. 
 2. HS: Giấy thủ công, Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học sinh thực hành gấp mũ ca lô
- GV cho HS nhắc lại qui trình gấp mũ ca lô.
- Cho HS thực hành gấp mũ ca nô.
- Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn những em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm tại lớp.
*H/Đ2: Trang trí và trưng bày sản phẩm
- Khi HS gấp xong hướng dẫn HS trang trí.
- Cho HS trưng bày sản phẩm. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Gấp tạo tờ giấy hình vuông.
- Gấp mũ ca lô.
+ Chú ý:
- Phần gấp lộn vào trong, gấp theo đường chéo, nhọn dần về phía góc, miết nhẹ tay cho phẳng.
- Trang trí theo ý thích.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp.
- Dán sản phẩm vào vở.
3. Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Ôn lại nội dung của bài 11, 12, 13.
Thứ 3 ngày 13 tháng 1 năm 2009
Sáng 
Tiết 3(1a2), Tiết 4(1a1)
Tự nhiên và xã hội
AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh biết:
- Một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học. 
- Quy định về đi bộ trên đường.
- Tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Đi bộ trên vỉa hè. Đi bộ sát lề đường bên phải của mình.
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. 
II. Đồ dùng dạy học 
 1. GV: Hình trang 20 SGK, Các tấm bìa xanh, đỏ. 
 2. HS : SGK TN - XH
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Thảo luận tình huống 
 - Chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 1 tình huống.
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi sau:
- Điều gì có thể xảy ra?
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
- Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
- Đại diện nhóm trình bày. 
- GV kết luận.
*H/Đ2: Quan sát tranh
- Hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Đường ở tranh 1 khác gì với đường ở tranh 2?
+ Người đi bộ ở tranh thứ nhất đi ở vị trí nào trên đường ?
+ Người đi bộ ở tranh thứ hai đi ở vị trí nào ?
- GV kết luận.
*H/Đ3 : Trò chơi "Đèn xanh, đèn đỏ" 
- Cho HS biết các quy tắc đèn hiệu.
- Cho HS chơi .
- Ai vi phạm luật sẽ bị phạt bằng cách nhắc lại luật đèn hiệu .
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Thực hiện quy định đi bộ trên đường.
Chiều (1a2)
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 2: Đạo đức (T)
Tiết 3: Mĩ thuật
VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI
I. Mục tiêu
- Nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối.
- Vẽ được quả chuối gần giống quả thật. 
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số quả chuối, ớt thật.
2. HS : Vở vẽ, bút chì màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số loại quả, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét: 
+ Hình dáng của quả.
+ Màu sắc của quả.
*H/Đ2: Cách vẽ quả chuối
- Vẽ hình dáng quả chuối, vẽ thêm cuống, núm cho giống quả chuối hơn.
- Vẽ màu cho quả chuối như sau: màu xanh cho quả chuối xanh, màu vàng cho quả chuối chín.
*H/Đ3: Học sinh thực hành
- GV cho HS vẽ quả chuối vào vở tập vẽ.
- Theo dõi giúp đỡ HS vẽ. 
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- Hướng dẫn HS nhận xét đánh giá bài vẽ.
- Khen những sản phẩm đẹp và trưng bày tại lớp.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- HS thực hành bài vẽ. 
- Nhận xét chọn ra bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò
 - Quan sát một số cây. 
Thứ 4 ngày 14 tháng 1 năm 2009
Sáng 
Tiết 3(1a2): Thủ công
Tiết 4(1a1): Thủ công (T)
GẤP MŨ CA LÔ
(Tiết 2)
I. Mục tiêu 
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
II. Đồ dùng dạy - học
1. GV: 1 chiếc mũ ca lô gấp có kích thước lớn. 
 2. HS: Giấy thủ công, Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học sinh thực hành gấp mũ ca lô
- GV cho HS nhắc lại qui trình gấp mũ ca lô.
- Cho HS thực hành gấp mũ ca nô.
- Trong lúc HS thực hành, GV quan sát, giúp đỡ uốn nắn những em còn lúng túng hoàn thành sản phẩm tại lớp.
*H/Đ2: Trang trí và trưng bày sản phẩm
- Khi HS gấp xong hướng dẫn HS trang trí.
- Cho HS trưng bày sản phẩm. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Gấp tạo tờ giấy hình vuông.
- Gấp mũ ca lô.
+ Chú ý:
- Phần gấp lộn vào trong, gấp theo đường chéo, nhọn dần về phía góc, miết nhẹ tay cho phẳng.
- Trang trí theo ý thích.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp.
- Dán sản phẩm vào vở.
3. Nhận xét - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Ôn lại nội dung của bài 11, 12, 13.
Chiều (1a1)
Tiết 1: Mĩ thuật
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI
I. Mục tiêu
- Nhận biết đặc điểm về hình khối, màu sắc của quả chuối.
- Vẽ được quả chuối gần giống quả thật. 
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số quả chuối, ớt thật.
2. HS : Vở vẽ, bút chì màu.
III . Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Cách nặn quả chuối
- Dùng đất sét mềm dẻo, hoặc đất nặn.
- Trước tiên nặn thành khối hộp dài.
- Sau đó nặn tiếp cho giống hình quả chuối. - Nặn thêm cuống và núm cho quả chuối.
*H/Đ2: Học sinh thực hành
- GV cho HS thực hành nặn quả chuối.
- Theo dõi giúp đỡ HS. 
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS nhận xét.
- GV nhận xét, khen những sản phẩm đẹp. 
- HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- HS thực hành nặn quả chuối. 
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét chọn ra sản phẩm đẹp nhất.
3. Dặn dò
 - Quan sát một số cây. 
Tiết 3: Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết một vài động tác phụ hoạ.
- HS biết phân biệt âm thanh cao thấp.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách...)
- Vài động tác phụ hoạ đơn giản.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Cho HS hát bài: "Bầu trời xanh"
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
*H/Đ1: Ôn tập bài hát: "Sắp đến Tết rồi"
- GV cho HS hát ôn một vài lần.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Tổ chức cho HS hát thi giữa các tổ.
*H/Đ2: Phân biệt âm thanh cao, thấp
- GV xướng âm hoặc đánh đàn 3 âm : Mi, Son, Đố cho HS nghe vài lần.
- Hướng dẫn HS phân biệt âm thanh cao, thấp:
+ Khi nhận ra âm thấp, HS để tay lên đùi, khi nhận ra âm trung HS chắp tay trước ngực và khi nhận ra âm cao, HS giơ 2 tay lên.
*H/Đ3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- GV làm mẫu, sau đó cho HS khá lên thực hiện trước, HD lớp thực hiện nhiều lần.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS hát theo nhóm, cá nhân.
- Hát thi giữa các tổ.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và tập phân biệt.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa.
3. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS hát lại cả bài kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát.
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội (T)
AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh biết:
- Một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học. 
- Quy định về đi bộ trên đường.
- Tránh một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học.
- Đi bộ trên vỉa hè. Đi bộ sát lề đường bên phải của mình.
- Có ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông. 
II. Đồ dùng dạy học 
 1. GV: Hình trang 20 SGK, Các tấm bìa xanh, đỏ. 
 2. HS : SGK TN - XH
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS trình bày và giải thích tại sao lại tô màu vào hình vẽ đó.
- GV kết luận: Đi bộ trên đường có vỉa hè (đường có vỉa hè), đi sát mép đường về bên tay phải của mình (đường không có vỉa hè). Không được đá bóng dưới lòng đường, hè phố.
*H/Đ2 : Trò chơi "Đèn xanh, đèn đỏ" 
- Cho HS biết các quy tắc đèn hiệu.
- Cho HS chơi .
- Ai vi phạm luật sẽ bị phạt bằng cách nhắc lại luật đèn hiệu .
- HS tô màu vào hình vẽ thể hiện việc làm đúng.
- HS lắng nghe.
- HS chơi trò chơi. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò : Thực hiện quy định đi bộ trên đường.
Thứ 5 ngày 15 tháng 1 năm 2009
Sáng 
Tiết 1(1a1), Tiết 3(1a2)
Thể dục
BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn hai động tác thể dục đã học. Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Điểm số hàng dọc theo tổ, yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh sạch sẽ.
2. Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu. 2. Phần cơ bản 
* Ôn hai động tác vươn thở và tay. 
* Học động tác chân.
+ Nhịp 1: Hai tay chống hông, đồng thời kiễng gót chân.
+ Nhịp 2: Hạ gót chân chạm đất, khuỵu gối, thân trên thẳng, vỗ hai bàn tay vào nhau ở phía trước.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế cơ bản.
+ Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4.
* Điểm số hàng dọc theo tổ.
* Trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức"
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học, giao BTVN.
1 - 2 phút
1 phút
2 phút
2 phút
5 phút
1 × 4 nhịp
5 phút
2 × 4 nhịp
8 phút
6 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
- Đội hình hàng ngang.
- GV hô cho học sinh tập.
- Theo dõi sửa sai cho HS.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác.
- Hô cho HS tập theo.
- Đội hình hàng dọc.
- GV giải thích kết hợp với chỉ dẫn 1 tổ làm mẫu.
- Lần lượt từng tổ điểm số.
- GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
- Đội hình hàng ngang.
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Thể dục (T)
BÀI THỂ DỤC - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn hai động tác thể dục đã học. Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Điểm số hàng dọc theo tổ, yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh sạch sẽ.
2. Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp.
- Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu. 2. Phần cơ bản 
* Ôn hai động tác vươn thở và tay. 
* Học động tác chân.
+ Nhịp 1: Hai tay chống hông, đồng thời kiễng gót chân.
+ Nhịp 2: Hạ gót chân chạm đất, khuỵu gối, thân trên thẳng, vỗ hai bàn tay vào nhau ở phía trước.
+ Nhịp 3: Như nhịp 1.
+ Nhịp 4: Về tư thế cơ bản.
+ Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1,2,3,4.
* Điểm số hàng dọc theo tổ.
* Trò chơi: "Nhảy ô tiếp sức"
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- Hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học, giao BTVN.
1 - 2 phút
1 phút
2 phút
2 phút
5 phút
1 × 4 nhịp
5 phút
2 × 4 nhịp
8 phút
6 phút
1 phút
1 phút
1 phút
1 phút
- Đội hình hàng ngang.
- GV hô cho học sinh tập.
- Theo dõi sửa sai cho HS.
- GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác.
- Hô cho HS tập theo.
- Đội hình hàng dọc.
- GV giải thích kết hợp với chỉ dẫn 1 tổ làm mẫu.
- Lần lượt từng tổ điểm số.
- GV nêu tên trò chơi, HD cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức.
- Đội hình hàng ngang.
Thứ 6 ngày 16 tháng 1 năm 2009
Sáng
Tiết 3(1a2), Tiết 4(1a1) 
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: BẦU TRỜI XANH
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết một vài động tác phụ hoạ.
- HS biết phân biệt âm thanh cao thấp.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách...)
- Vài động tác phụ hoạ đơn giản.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Cho HS hát bài: "Bầu trời xanh"
2. Dạy bài mới
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
*H/Đ1: Ôn tập bài hát: "Sắp đến Tết rồi"
- GV cho HS hát ôn một vài lần.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- Tổ chức cho HS hát thi giữa các tổ.
*H/Đ2: Phân biệt âm thanh cao, thấp
- GV xướng âm hoặc đánh đàn 3 âm : Mi, Son, Đố cho HS nghe vài lần.
- Hướng dẫn HS phân biệt âm thanh cao, thấp:
+ Khi nhận ra âm thấp, HS để tay lên đùi, khi nhận ra âm trung HS chắp tay trước ngực và khi nhận ra âm cao, HS giơ 2 tay lên.
*H/Đ3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- GV làm mẫu, sau đó cho HS khá lên thực hiện trước, HD lớp thực hiện nhiều lần.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS hát theo nhóm, cá nhân.
- Hát thi giữa các tổ.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và tập phân biệt.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa.
3. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS hát lại cả bài kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 20.doc