Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu

- Học sinh hiểu:

+ Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường.

+ Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định.

+ Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.

- Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định.

II. Tài liệu và phương tiện

- Đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu: xanh, đỏ, vàng.

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ 2 ngày 23 tháng 2 năm 2009
Sáng
Tiết 1: Chào cờ
Chiều (1a1)
Tiết 1: Đạo đức
ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu: 
+ Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường.
+ Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định.
+ Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
- Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu: xanh, đỏ, vàng.
- Vở bài tập đạo đức 1. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra: + Nêu những quy định về đi bộ trên đường?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập 3 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và thảo luận:
+ Các bạn nhỏ trong tranh có đi bộ đúng quy định không?
+ Điều gì có thể xảy ra? Vì sao?
+ Em sẽ làm gì khi thấy bạn mình như thế?
- Gọi học sinh trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
*H/Đ2: Làm bài tập 4
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Giải thích yêu cầu bài tập.
- HS xem tranh, nối các tranh vẽ người đi bộ đúng quy định với bộ mặt tươi cười.
- GV kết luận.
*H/Đ3: Trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
- Nhận xét, công bố kết quả và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*H/Đ4: Hướng dẫn học sinh đọc các câu thơ cuối bài.
- GV cho HS đọc các câu thơ cuối bài.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS đọc các câu thơ cuối bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện đi bộ đúng quy định theo luật giao thông đường bộ.
Tiết 1: Đạo đức (T)
ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu: 
+ Phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát lề đường.
+ Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch quy định.
+ Đi bộ đúng quy định là đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
- Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định.
II. Tài liệu và phương tiện 
- Đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu: xanh, đỏ, vàng.
- Vở bài tập đạo đức 1. 
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập 4
- GV yêu cầu HS tô màu vào tranh vẽ người đi bộ đúng quy định.
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
*H/Đ2: Trò chơi: “Đèn xanh, đèn đỏ”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử, sau đó chơi chính thức.
- Nhận xét, công bố kết quả và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*H/Đ3: Hướng dẫn học sinh đọc các câu thơ cuối bài.
- GV cho HS đọc các câu thơ cuối bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- HS chơi trò chơi.
- HS đọc các câu thơ cuối bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- Thực hiện đi bộ đúng quy định theo luật giao thông đường bộ.
Tiết 3: Mĩ thuật
VẼ CÂY, VẼ NHÀ
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nhận biết hình dáng của cây và nhà.
- Biết cách vẽ cây, vẽ nhà.
- Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh, ảnh một số cây và nhà.
2. HS: Vở tập vẽ 1, bút chì, bút dạ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Giới thiệu hình ảnh cây và nhà
- GV giới thiệu tranh, ảnh có cây, nhà để HS quan sát và nhận xét:
+ Cây có những bộ phận nào?
+ Chúng có màu sắc như thế nào?
+ Kể tên những bộ phận của ngôi nhà?
- GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh về phong cảnh (tranh có cây, nhà, đường đi, ao hồ).
*H/Đ2: Hướng dẫn HS cách vẽ cây và nhà
+ Vẽ cây: Nên vẽ thân cành trước, vòm lá sau.
+ Vẽ nhà: Vẽ mái trước, tường và cửa sau.
*H/Đ3: Thực hành
- Hướng dẫn HS:
+ Vẽ to vừa phải với khổ giấy.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác: trời, mây, người, 
+ Vẽ màu theo ý thích
- Cho HS thực hành vẽ tranh.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS. 
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- Hướng dẫn HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Quan sát và nhận xét.
- Thân, cành, lá.
+ Lá, vòm lá, tán lá: Màu xanh, màu vàng.
+ Thân cây, cành cây: Màu nâu.
- Ngôi nhà: Mái nhà, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào.
- HS quan sát và xem tranh Vở tập vẽ 1.
- Thực hành vẽ vào vở.
- HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò
- Dặn HS: Quan sát cảnh vật ở xung quanh nơi ở.
Thứ 3 ngày 24 tháng 2 năm 2009
Chiều (1a2)
Tiết 1: Đạo đức 
Tiết 2: Đạo đức (T)
Tiết 3: Mĩ thuật
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
CÂY GỖ
I. Mục tiêu
Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng.
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ.
- Nói được ích lợi việc trồng cây gỗ.
- HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Kể tên các bộ phận của cây hoa?
+ Người ta trồng hoa để làm gì?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát cây gỗ 
- GV tổ chức cho cả lớp ra sân trường, dẫn các em đi quanh sân và yêu cầu các em chỉ xem cây nào là cây gỗ.
- GV cho HS dừng lại bên một cây gỗ và cho các em quan sát, để trả lời các câu hỏi sau:
+ Cây gỗ này tên gì?
+ Hãy chỉ thân, lá của cây. Em có nhìn thấy rễ cây không?
+ Thân cây này có đặc điểm gì (cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm so với cây rau, cây hoa đã học)?
- GV kết luận. 
*H/Đ2: Làm việc với SGK
- GV hướng dẫn HS tìm bài 24 SGK.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở địa phương?
+ Kể tên các đồ dùng làm bằng gỗ?
+ Nêu lợi ích khác của cây gỗ?
- GV kết luận.
- HS quan sát.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Hoạt động nhóm đôi.
- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- HS trả lời, các em khác bổ sung.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 25 “Con cá”.
Thứ 4 ngày 25 tháng 2 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a1) Mĩ thuật (T) 
VẼ CÂY, VẼ NHÀ
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nhận biết hình dáng của cây và nhà.
- Biết cách vẽ cây, vẽ nhà.
- Vẽ được bức tranh phong cảnh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Tranh, ảnh một số cây và nhà.
2. HS: Vở tập vẽ 1, bút chì, bút dạ, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Hướng dẫn HS cách vẽ cây và nhà
+ Vẽ cây: Nên vẽ thân cành trước, vòm lá sau.
+ Vẽ nhà: Vẽ mái trước, tường và cửa sau.
*H/Đ2: Thực hành
- Hướng dẫn HS:
+ Vẽ to vừa phải với khổ giấy.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác: trời, mây, người, 
+ Vẽ màu theo ý thích
- Cho HS thực hành vẽ tranh.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS. 
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- Hướng dẫn HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát và xem tranh Vở tập vẽ 1.
- HS hoàn thiện bài vẽ vào vở.
- HS nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp.
3. Dặn dò
- Dặn HS: Quan sát cảnh vật ở xung quanh nơi ở.
Tiết 2(1a1), Tiết 3(1a2)
Thủ công
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS kẻ được hình chữ nhật.
- HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Hình chữ nhật mẫu. Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
2. HS: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Quan sát và nhận xét
- Treo hình mẫu lên bảng và hỏi:
+ Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+ Độ dài các cạnh như thế nào?
- GV: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau.
*H/Đ2: Hướng dẫn mẫu
- Cách kẻ hình chữ nhật: 
+ Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D.
+ Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B, C.
+ Nối lần lượt các điểm A→B; B→C; C→D; D→A, ta được hình chữ nhật ABCD.
- Cắt rời hình chữ nhật và dán:
+ Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
+ Bôi một lớp hồ mỏng, dán cân đối và phẳng.
- Cách kẻ hình chữ nhật đơn giản:
+ Từ A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB, AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. Hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
+ Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh sẽ được hình chữ nhật.
*H/Đ3: Học sinh thực hành
- Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS.
- Quan sát, nhận xét.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS thực hành cắt hình chữ nhật.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình chữ nhật”.
Tiết 4(1a2)
Tự nhiên và xã hội (T)	 
CÂY GỖ
I. Mục tiêu
Giúp HS biết:
- Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng.
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ.
- Nói được ích lợi việc trồng cây gỗ.
- HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: - HS nêu tên bài TN&XH đã học trong tuần.
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập 1
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho một số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Cây gỗ có các bộ phận: rễ, thân, lá. 
*H/Đ2: Làm bài tập 2
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi một số HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập, một số em trình bày, nêu tên các bộ phận của cây gỗ.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- Một số HS trình bày trước lớp về ích lợi của cây gỗ.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 25 “Con cá”.
Chiều (1a1)
Tiết 1: Thủ công (T)
CẮT, DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
- HS kẻ được hình chữ nhật.
- HS cắt, dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Hình chữ nhật mẫu. Tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn
2. HS: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Hướng dẫn mẫu
- Cách kẻ hình chữ nhật: 
+ Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô theo đường kẻ, ta được điểm D.
+ Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B, C.
+ Nối lần lượt các điểm A→B; B→C; C→D; D→A, ta được hình chữ nhật ABCD.
- Cắt rời hình chữ nhật và dán:
+ Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình chữ nhật.
+ Bôi một lớp hồ mỏng, dán cân đối và phẳng.
- Cách kẻ hình chữ nhật đơn giản:
+ Từ A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 5 ô, ta được cạnh AB, AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. Hai đường thẳng kẻ gặp nhau tại đâu ta được điểm C và được hình chữ nhật ABCD.
+ Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh sẽ được hình chữ nhật.
*H/Đ2: Học sinh thực hành
- Cho HS thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS thực hành cắt hình chữ nhật.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Cắt, dán hình chữ nhật”.
Tiết 2: Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: QUẢ
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo tiết tấu.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ minh hoạ cho bài hát.
- Đàn, máy nghe, băng nhạc mẫu, bảng phụ lời bài hát
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS hát bài: Tập tầm vông
2. Dạy bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học hát bài: Quả
- GV giới thiệu bài hát.
- Hát mẫu.
- GV đọc lời bài hát cho cả lớp nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu.
- Hướng dẫn HS hát cả bài.
*H/Đ2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV cho HS hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS đứng hát và tập nhún chân nhịp nhàng.
- Cho HS hát đối đáp theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- Đọc lời ca.
- Hát theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.	
- Dặn HS học thuộc bài hát.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội 
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội (T) 
Thứ 5 ngày 26 tháng 2 năm 2009
Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1)
Thể dục 
BÀI THỂ DỤC – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. Mục tiêu
- Học động tác điều hòa. Yêu cầu thực hiện được ở mức độ cơ bản đúng
- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc cả lớp. Yêu cầu điểm đúng số, rõ ràng.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi, kẻ sân cho trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát. 
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. Sau đó đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Trò chơi.
2. Phần cơ bản
*Học động tác điều hoà.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai tay ra trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
- Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
- Nhịp 3: Đưa hai tay về trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
- Nhịp 4: Về TTCB .
- Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
*Ôn bài thể dục đã học.
*Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số theo tổ hoặc cả lớp. 
* Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
7’
50 – 60 m
6’
3 - 4 lần
2 × 8 nhịp
6’
1 lần
2 × 8 nhịp
6’
2 - 3 lần
5’
5’
- Đội hình vòng tròn.
- GV nêu tên động tác, sau đó làm mẫu kết hợp giải thích động tác và cho HS tập theo. 
- GV hô cho HS tập. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, uốn nắn cho HS.
- Sau đó cho cán sự lớp điều khiển, GV quan sát và nhận xét. 
- Từng tổ lên thực hiện, cán sự lớp điều khiển. GV nhận xét và đánh giá. 
- HS điểm số theo hướng dẫn của GV.
- Từng tổ điểm số, theo sự chỉ đạo của cán sự lớp. 
- Các tổ thi nhau điểm số.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức.
- Đội hình hàng ngang.
Chiều (1a2)
Tiết 1: Thủ công (T)
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
Tiết 3: Âm nhạc
Thứ 6 ngày 27 tháng 2 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a2), Tiết 3(1a1)
Thể dục (T) 
BÀI THỂ DỤC – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. Mục tiêu
- Ôn 6 động tác của bài thể dục. Điểm số hàng dọc theo tổ hoặc cả lớp. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- Học động tác điều hòa. Yêu cầu thực hiện được ở mức độ cơ bản đúng
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi, kẻ sân cho trò chơi. 
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát. 
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên. Sau đó đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Trò chơi.
2. Phần cơ bản
*Học động tác điều hoà.
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa hai tay ra trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
- Nhịp 2: Đưa hai tay dang ngang, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
- Nhịp 3: Đưa hai tay về trước, bàn tay sấp. Lắc hai bàn tay.
- Nhịp 4: Về TTCB .
- Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải sang ngang.
*Ôn bài thể dục đã học.
*Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số theo tổ hoặc cả lớp. 
* Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà.
7’
50 – 60 m
6’
3 - 4 lần
2 × 8 nhịp
6’
1 lần
2 × 8 nhịp
6’
2 - 3 lần
5’
5’
- Đội hình vòng tròn.
- GV nêu tên động tác, sau đó làm mẫu kết hợp giải thích động tác và cho HS tập theo. 
- GV hô cho HS tập. Xen kẽ giữa các lần tập, GV nhận xét, uốn nắn cho HS.
- Sau đó cho cán sự lớp điều khiển, GV quan sát và nhận xét. 
- Từng tổ lên thực hiện, cán sự lớp điều khiển. GV nhận xét và đánh giá. 
- HS điểm số theo hướng dẫn của GV.
- Từng tổ điểm số, theo sự chỉ đạo của cán sự lớp. 
- Các tổ thi nhau điểm số.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức.
- Đội hình hàng ngang.
Tiết 2(1a2), Tiết 4(1a1)
Âm nhạc (T) 
HỌC HÁT BÀI: QUẢ
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo tiết tấu.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ minh hoạ cho bài hát.
- Đàn, máy nghe, băng nhạc mẫu, bảng phụ lời bài hát
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS hát bài: Tập tầm vông
2. Dạy bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học hát bài: Quả
- GV giới thiệu bài hát.
- Hát mẫu.
- GV đọc lời bài hát cho cả lớp nghe.
- GV hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu.
- Hướng dẫn HS hát cả bài.
*H/Đ2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách.
- GV cho HS hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS đứng hát và tập nhún chân nhịp nhàng.
- Cho HS hát đối đáp theo nhóm.
- HS lắng nghe.
- Đọc lời ca.
- Hát theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.	
- Dặn HS học thuộc bài hát.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 24.doc