Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

- Giúp HS hiểu:

+ Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.

+ Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.

+ Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.

 - HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.

 - Học sinh có thái độ:

+ Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp.

+ Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1325Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ 2 ngày 9 tháng 3 năm 2009
Sáng 
Tiết 1: Chào cờ
Chiều (1a1)
Tiết 1: Đạo đức
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
I. Mục tiêu 
 - Giúp HS hiểu:
+ Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.
+ Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
+ Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
 - HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
 - Học sinh có thái độ:
+ Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp.
+ Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. Tài liệu và phương tiện 
Vở bài tập đạo đức 
Đồ dùng để hoá trang khi chơi sắm vai
Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi: Ghép hoa
III. Các họat động dạy và học
1.Kiểm tra: + Đi bộ đúng quy định có lợi gì?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh ở bài tập 1 và cho biết:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Vì sao các bạn lại làm như vậy?
- GV nhận xét và kết luận: 
+ Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
+ Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
*Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm bài tập 2
- GV chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tranh. 
GV kết luận: Tranh 1, 3: Cần nói lời cảm ơn. Tranh 2, 4 cần nói lời xin lỗi.
*Hoạt động 3: HS đóng vai ( bài tập 4)
- GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai.
- Hướng dẫn HS thảo luận: 
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm?
+ Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn?
+ Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi?
- GV kết luận:
+ Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
+ Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi. 
- Một số cặp lên trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung. 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm HS lên sắm vai.
- Thảo luận cả lớp.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà thực hành tốt bài học.
Tiết 2: Đạo đức (T)
CẢM ƠN VÀ XIN LỖI
I. Mục tiêu 
 - Giúp HS hiểu:
+ Khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.
+ Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
+ Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
 - HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày.
 - Học sinh có thái độ:
+ Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp.
+ Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. Tài liệu và phương tiện 
Vở bài tập đạo đức 
Đồ dùng để hoá trang khi chơi sắm vai
Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi: Ghép hoa
III. Các họat động dạy và học
1. Kiểm tra: + Đi bộ đúng quy định có lợi gì?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
+ Khi nào cần nói lời cảm ơn?
+ Khi nào cần nói lời xin lỗi?
*Hoạt động 3: HS đóng vai 
- GV giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai.
- Hướng dẫn HS thảo luận: 
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm?
+ Em cảm thấy thế nào khi được bạn cảm ơn?
+ Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi?
- GV kết luận.
+ Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
+ Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
- HS đóng vai về chủ đề “Cảm ơn, xin lỗi”
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm HS lên sắm vai.
- Thảo luận cả lớp.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. 
- Về nhà thực hành tốt bài học.
Tiết 3: Mĩ thuật
VẼ CHIM VÀ HOA
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa.
- Vẽ được tranh có chim và hoa (có thể chỉ vẽ hình).
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Sưu tầm tranh, ảnh một số loài chim và hoa.
 Hình vẽ minh họa về cách vẽ chim và hoa
2. HS: Vở tập vẽ 1. Bút chì, bút dạ, sáp màu
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Giới thiệu bài học
- GV giới thiệu tranh, ảnh một số loài chim, hoa.
- Hướng dẫn HS thảo luận.
+ Tên của loài chim, hoa.
+ Các bộ phận của chim, của hoa.
+ Màu sắc của chim, hoa. 
- GV tóm tắt: Có nhiều loài chim và hoa, mỗi loài có hình dáng, màu sắc riêng và đẹp.
*H/Đ2: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
- Hướng dẫn cách vẽ chim.
- Hướng dẫn cách vẽ hoa.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Cho HS xem bài vẽ về chim và hoa. 
*H/Đ3: Thực hành
- Cho HS thực hành.
- GV theo dõi và giúp HS: 
+ Vẽ to vừa phải với khổ giấy.
+ Gợi ý HS tìm thêm các hình ảnh khác để bài vẽ thêm sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích: có đậm, nhạt.
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- Hướng dẫn HS nhận xét một số bài đã hoàn thành. 
- Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Hướng dẫn HS nêu ích lợi của việc trồng hoa và nuôi chim.
- Quan sát, nhận xét.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Quan sát.
- Thực hành vẽ vào vở.
- Làm cảnh.
3. Dặn dò 
 - Dặn HS về nhà vẽ tranh chim và hoa.
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
CON GÀ
I. Mục tiêu
Giúp HS biết:
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà; phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
- Nêu ích của việc nuôi gà.
- Thịt gà và trứng là những thức ăn bổ dưỡng.
- HS có ý thức chăm sóc gà (nếu nhà em nuôi gà).
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong bài 26 SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Kể tên các bộ phận của con cá? Nêu ích lợi của việc ăn cá?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Làm việc với SGK
- GV hướng dẫn HS tìm bài 26 SGK.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:
+ Hãy chỉ và nói con nào là gà trống, con nào là gà mái, gà con?
+ Gà trống, gà mái, gà con giống nhau (khác nhau) ở những điểm nào?
+ Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?
+ Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
+ Nuôi gà để làm gì?
+ Ai thích ăn thịt gà, trứng gà? Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì?
- Kết luận.
*H/Đ2: Trò chơi: “Bắt chước tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con”
- GV hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi trò chơi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
- Một số nhóm lên trình bày.
- Thảo luận cả lớp.
- Giống nhau: Đều có đầu, cổ, mình, chân, cánh.
- Khác nhau ở kích thước, màu lông, tiếng kêu.
- Nuôi gà để lấy thịt, trứng.
- Thịt gà, trứng gà nhiều chất đạm, tốt cho sức khỏe.
- HS chơi trò chơi:
+ Đóng vai con gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng.
+ Đóng vai con gà mái cục tác và đẻ trứng.
+ Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp.
3. Củng cố, dặn dò
- HS hát bài “Đàn gà con”.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài 27 “Con mèo”.
Thứ 4 ngày 11 tháng 3 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a1): Mĩ thuật (T)
VẼ CHIM VÀ HOA
I. Mục tiêu
 Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung bài vẽ chim và hoa.
- Vẽ được tranh có chim và hoa (có thể chỉ vẽ hình).
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Sưu tầm tranh, ảnh một số loài chim và hoa.
 Hình vẽ minh họa về cách vẽ chim và hoa
2. HS: Vở tập vẽ 1. Bút chì, bút dạ, sáp màu
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
- Hướng dẫn cách vẽ chim.
- Hướng dẫn cách vẽ hoa.
- Vẽ màu theo ý thích.
- Cho HS xem bài vẽ về chim và hoa. 
*H/Đ2: Thực hành
- Cho HS thực hành.
- GV theo dõi và giúp HS: 
+ Vẽ to vừa phải với khổ giấy.
+ Gợi ý HS tìm thêm các hình ảnh khác để bài vẽ thêm sinh động.
+ Vẽ màu theo ý thích: có đậm, nhạt.
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- Cho HS trưng bày bài vẽ. 
- Yêu cầu HS chọn ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
- Hướng dẫn HS nêu ích lợi của việc trồng hoa và nuôi chim.
- Quan sát.
- Thực hành vẽ vào vở.
- Trưng bày bài vẽ.
- Nhận xét, chọn ra bài vẽ đẹp.
- Làm cảnh.
3. Dặn dò 
 - Dặn HS về nhà vẽ tranh chim và hoa.
Tiết 2(1a1), Tiết 3(1a2)
Thủ công
CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu
- HS biết cách kẻ, cắt và dán hình vuông.
- HS cắt, dán được hình vuông theo 2 cách.
II. Chuẩn bị
1. GV: 1 hình vuông mẫu. 1 tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn.
2. HS: Giấy màu có kẻ ô. Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Quan sát và nhận xét
- GV ghim hình vuông mẫu lên bảng. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
+ Hình vuông có mấy cạnh? 
+ Các cạnh có bằng nhau không? Mỗi cạnh có bao nhiêu ô?
*H/Đ2: Hướng dẫn mẫu
 Hướng dẫn cách kẻ hình vuông:
- GV ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
+ Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô phải làm thế nào?
+ Làm thế nào để xác định được điểm C để có hình vuông ABCD?
- Hướng dẫn cắt rời hình vuông và dán.
- Cắt theo cạnh AB, AD, DC, BC.
- Chú ý dán sản phẩm cân đối, phẳng.
 Hướng dẫn cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản:
- Sử dụng 2 cạnh của tờ giấy màu làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài 7 ô.
- Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh BC và DC ta được hình vuông ABCD, cắt rời và dán thành sản phẩm. 
*H/Đ3: Thực hành
- GV cho HS tập kẻ, cắt 2 kiểu trên tờ giấy vở có kẻ ô.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- HS quan sát, nhận xét.
- Hình vuông có 4 cạnh. Các cạnh đều bằng nhau, mỗi cạnh có 7 ô. 
- Xác định điểm A. Từ điểm A đếm xuống dưới 7 ô theo dòng kẻ ô được điểm D và đếm sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô được điểm B.
- Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ, hai đường kẻ gặp nhau ở đâu thì đó là điểm C và ta được hình vuông ABCD.
- HS quan sát.
- HS tập kẻ, cắt hình vuông.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “Cắt, dán hình tam giác”.
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội 
Chiều (1a1)
Tiết 1: Thủ công (T)
CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu
- HS biết cách kẻ, cắt và dán hình vuông.
- HS cắt, dán được hình vuông theo 2 cách.
II. Chuẩn bị
1. GV: 1 hình vuông mẫu. 1 tờ giấy kẻ ô có kích thước lớn.
2. HS: Giấy màu có kẻ ô. Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Hướng dẫn kẻ, cắt, dán hình vuông
 Hướng dẫn cách kẻ hình vuông:
- GV ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
+ Muốn vẽ hình vuông có cạnh 7 ô phải làm thế nào?
+ Làm thế nào để xác định được điểm C để có hình vuông ABCD?
- Hướng dẫn cắt rời hình vuông và dán.
- Cắt theo cạnh AB, AD, DC, BC.
- Chú ý dán sản phẩm cân đối, phẳng.
 Hướng dẫn cách kẻ, cắt hình vuông đơn giản:
- Sử dụng 2 cạnh của tờ giấy màu làm 2 cạnh của hình vuông có độ dài 7 ô.
- Hướng dẫn HS lấy điểm A tại một góc của tờ giấy. 
- Như vậy chỉ cần cắt 2 cạnh BC và DC ta được hình vuông ABCD, cắt rời và dán thành sản phẩm. 
*H/Đ2: Thực hành
- GV cho HS tập kẻ, cắt 2 kiểu trên tờ giấy vở có kẻ ô.
- Quan sát, giúp đỡ hS.
- Xác định điểm A. Từ điểm A đếm xuống dưới 7 ô theo dòng kẻ ô được điểm D và đếm sang phải 7 ô theo dòng kẻ ô được điểm B.
- Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ, hai đường kẻ gặp nhau ở đâu thì đó là điểm C và ta được hình vuông ABCD.
- HS quan sát.
- HS tập kẻ, cắt, dán hình vuông.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau: “Cắt, dán hình vuông”.
Tiết 2: Âm nhạc
HỌC HÁT BÀI: HÒA BÌNH CHO BÉ
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đều giọng, rõ lời, biết gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Biết bài hát là 1 sáng tác của tác giả Hoàng Hà. Bài hát ca ngợi hoà bình, mong ước cuộc sống yên vui cho các em bé.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ minh hoạ cho bài hát.
- Nhạc cụ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ . . .)
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Cho HS hát bài: Quả
2. Dạy bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học hát bài: “Hoà bình cho bé”
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu, cả bài.
*H/Đ2: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện đồng loạt, đồng đều.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
 Cờ hoà bình bay phấp phới
 * * * * * *
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò.
- Dặn HS về ôn bài đã học.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội (T)
Thứ 5 ngày 12 tháng 3 năm 2009
Sáng 
Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1)
Thể dục
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc bài.
 - Trò chơi “ Tâng cầu”. Yêu cầu tham gia trò chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và một số quả cầu. 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Khởi động:
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
+ Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
+ Xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối và các ngón tay. 
+ Xoay hông (đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông rồi hơi cúi thân trên và xoay hông theo vòng tròn) 
2. Phần cơ bản 
- Ôn bài thể dục. 
- Trò chơi: “Tâng cầu”.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Tập động tác điều hòa của bài thể dục.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
50 - 60m
1 phút
1 - 2 phút
5 vòng 
7 - 8 phút
2 - 3 lần
2 x 8 nhịp
10 - 12 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Tập hợp hàng dọc.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn.
- GV theo dõi, uốn nắn động tác sai cho HS. 
- Tổ chức cho các em tập dưới dạng trò chơi hoặc thi đua có đánh giá xếp loại.
- Đội hình 2 - 4 hàng dọc.
Chiều (1a2)
Tiết 1: Thủ công (T)
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
Tiết 3: Âm nhạc
Thứ 6 ngày 13 tháng 3 năm 2009
Sáng 
Tiết 1(1a2), Tiết 3(1a1)
Thể dục (T)
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc bài.
 - Trò chơi “ Tâng cầu”. Yêu cầu tham gia trò chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và một số quả cầu. 
III. Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Khởi động:
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
+ Đi thường theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) và hít thở sâu.
+ Xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối và các ngón tay. 
+ Xoay hông (đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông rồi hơi cúi thân trên và xoay hông theo vòng tròn) 
2. Phần cơ bản 
- Ôn bài thể dục. 
- Trò chơi: “Tâng cầu”.
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Tập động tác điều hòa của bài thể dục.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
50 - 60m
1 phút
1 - 2 phút
5 vòng 
7 - 8 phút
2 - 3 lần
2 x 8 nhịp
10 - 12 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Tập hợp hàng dọc.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn.
- GV theo dõi, uốn nắn động tác sai cho HS. 
- Tổ chức cho các em tập dưới dạng trò chơi hoặc thi đua có đánh giá xếp loại.
- Đội hình 2 - 4 hàng dọc.
Tiết 2(1a2), Tiết 4(1a1)
Âm nhạc (T)
HỌC HÁT BÀI: HÒA BÌNH CHO BÉ
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đều giọng, rõ lời, biết gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Biết bài hát là 1 sáng tác của tác giả Hoàng Hà. Bài hát ca ngợi hoà bình, mong ước cuộc sống yên vui cho các em bé.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ minh hoạ cho bài hát.
- Nhạc cụ đệm (song loan, thanh phách, trống nhỏ . . .)
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Cho HS hát bài: Quả
2. Dạy bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Học hát bài: “Hoà bình cho bé”
- GV hát mẫu.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu, cả bài.
*H/Đ2: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện đồng loạt, đồng đều.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Đọc theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, nhóm, cá nhân.
 Cờ hoà bình bay phấp phới
 * * * * * *
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò.
- Dặn HS về ôn bài đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 26.doc