Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu - Lộc Thị Dung

Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu - Lộc Thị Dung

I.Mục tiêu

 - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm,

 - Ôn các vần an, at, tìm được tiếng có vần an, at.

 - Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương.

 - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay

 mẹ.Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.

 - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ

 với em.

II. Đồ dùngdạy học

 

doc 48 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1397Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Trường tiểu học số 2 Nà Tấu - Lộc Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
Tiết 1 
 Chào cờ
 .
Tiết 2 + 3: Tập đọc
 Bài: Bàn tay mẹ
I.Mục tiêu
 - HS đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ : yêu nhất, nấu cơm,  
 - Ôn các vần an, at, tìm được tiếng có vần an, at.
 - Hiểu được các từ ngữ trong bài : rám nắng, xương xương.
 - Nói lại được ý nghĩ và tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay 
 mẹ.Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn mẹ của bạn.
 - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ 
 với em.
II. Đồ dùngdạy học
 GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, chép bài đọc trên bảng.
 HS : SGK, đọc bài.
III. Hoạt động dạy - học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Đọc bài Cái nhãn vở.
 - Bạn Giang viết gì lên nhãn vở ? 
 3.Bài mới 34'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
* HĐ1: Luyện đọc ( 15’)
- Đọc mẫu toàn bài.
- theo dõi.
- Bài văn gồm có mấy câu ? GV đánh số các câu.
- có 5 câu.
- Yêu cầu HS tìm tiếng, từ trong bài có chứa âm đ, r, n và vần ương.
- Luyện đọc tiếng, từ : GV gạch chân tiếng, từ khó yêu cầu HS đọc.
- đ : đôi bàn tay
- r : rám
- n : nấu, nắng
- ương : xương xương
- HS luyện đọc cá nhân, tập thể, có thể kết hợp phân tích, đánh vần tiếng khó.
- Luyện đọc câu : Cho HS luyện đọc từng câu, chú ý cách ngắt nghỉ và từ ngữ cần nhấn giọng 
- Gọi HS đọc nối tiếp .
- HS nối nhau đọc từng câu
- đọc nối tiếp từng câu trong bài.
- Luyện đọc đoạn , cả bài.
+ Bài chia làm mấy đoạn ?
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn
- 3 đoạn
- từng nhóm 3 em đọc nối tiếp theo đoạn
- Cho HS đọc đồng thanh một lần.
- đọc đồng thanh.
* Nghỉ giải lao giữa tiết. (5’)
* HĐ 2: Ôn tập các vần cần ôn trong bài(14’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của các bài tập trong SGK
- 1; 2 em đọc cá nhân, lớp đọc thầm..
- Tìm tiếng có vần “ an” trong bài?
- HS viết vào bảg con
+ bàn 
- HS đọc, nêu cấu tạo tiếng 
- Gạch chân tiếng đó, đọc tiếng đó ?
 - cá nhân, tập thể.
- Tìm tiếng có vần “an, at” ngoài bài?
- Cho HS quan sát tranh SGK và nêu mẫu
- an: mỏ than
- at : bát đĩa, hát múa, lát gạch,
- HS nêu tiếng ngoài bài.
- Ghi bảng, gọi HS đọc tiếng ?
- HS đọc tiếng, phân tích, đánh vần tiếng
Tiết 2
* HĐ 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hôm nay ta học bài gì ? 
- 2 HS đọc bài 
* HĐ 2: Đọc SGK kết hợp tìm hiểu bài (17’)
- GV gọi HS nối nhau đọc lại câu, đoạn.
- HS đọc nối tiếp câu, đoạn.
- 1 HS đọc cả bài
- Đọc đồng thanh
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
* Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 và 2
- Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình ?
- Gọi HS đọc đoạn còn lại
- Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ ?
- Giải nghĩa từ : rám nắng, xương xương.
- Qua bài văn em thấy Bình như thế nào với mẹ? 
* Nghỉ giải lao giữa tiết. (5’)
* Tổ chức thi đọc đoạn 2 và 3 của bài
 *HĐ3: Luyện nói (8’)
- Nêu yêu cầu luyện nói ?
- GV nêu yêu cầu 2 HS nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu 
- Các tranh còn lại GV chia lớp thành 3 tổ, các tổ thảo luận hỏi và đáp theo gợi ý dưới tranh.
- Theo dõi
- mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy / xương xương của mẹ.
- Bình rất yêu mẹ.
- Lớp đọc bài theo cặp
- 1 số nhóm thi đọc
- Trả lời câu hỏi theo tranh
* Ví dụ :
- Ai nấu cơm cho bạn ăn?
- Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn.
 4. Củng cố - dặn dò (5’).
 - Hôm nay ta học bài nào ? 
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà đọc trước bài : Cái Bống.
 .
Tiết 4: Toán
 Các số có hai chữ số (T136)
I.Mục tiêu
 Bước đầu giúp HS : 
 - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50 .
 - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : 4 thẻ 1 chục que tính và 10 que tính rời, bảng phụ.
 HS : SGK, 4 thẻ 1 chục que tính, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Tính : 50 + 30 = 80 80 - 30 = 50 80 - 50 = 30. 
 3.Bài mới 27'
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
HĐ 1: Giới thiệu các số từ 20 đến 30
- GV hướng dẫn HS lấy 2 bó que tính.
- GV gài 2 bó que tính lên bảng
- GV viết số 20 lên bảng 
- GV hướng dẫn HS lấy 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính
- Có tất cả bao nhiêu que tính? 
- GV ghi số 21 lên bảng
- GV hướng dẫn tương tự với các số 22, 23,.đến số 30. 
- GV hướng dấn đến số 23 thì dừng lại
+ Chúng ta vừa lấy mấy chục que tính? GV viết 2 vào cột chục.
+ Mấy que tính rời? Thế mấy đơn vị ?
- GV để chỉ số que tính vừa lấy cô viết số có hai chữ số, GV viết số 23 lên bảng.
- Số 23 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Tiếp tục hướng dẫn HS tới các số 24, 25, 26, 27, 28, 29,30.
* Đọc các số từ 20 đến 30
HĐ 2: Giới thiệu các số từ 30 đến 40 
- GV hướng dẫn nhận biết về số lượng đọc, viết , nhận biết thứ tự các số từ 30 đến 40 tương tự như các số từ 20 đến 30.
- Cho HS thảo luận nhóm để HS lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính
HĐ 3: Giới thiệu các số từ 40 đến 50 
- Tiến hành tương tự như các số từ 30 đến 40. 
HĐ 4 : luyện tập, thực hành
- GV đọc số- HS viết số vào bảng con
- Nêu yêu cầu bài toán
- Hưỡng dẫn tương tự bài 1
- Nêu yêu cầu bài toán
- Làm tương tự bài 2
- Nêu yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS làm bài trên phiếu
- Nhận xét - chữa bài
- HS lấy 2 bó chục que tính
- HS đọc số 
- Hai mươi mốt que tính..
- hai chục que tính
- 3 đơn vị
- HS đọc : 23 ( hai mươi ba )
- Số 23 gồm 2chục và 3 đơn vị.
- HS đọc xuôi, đọc ngược kết hợp phân tích số.
- HS thảo luận nhóm để HS lập các số từ 30 đến 40 bằng cách thêm dần 1 que tính.
- HS lếy 4 bó chục que tính, lấy thêm 2 que tính nữa.
- HS đọc số 42 ( bốn mươi hai )
- Số 42 gồm 4 chục và 2 đơn vị.
Bài 1: Viết số
- Hai mươi : 20 
- Hai mươi chín : 29
Bài 2: Viết số
- Ba mươi : 30
- Ba mươi mốt : 31
Bài 3: 136 Viết số
- Bốn mươi : 40
- Bốn mươi mốt : 41
Bài 4:136 : Viết số thích hợp vào ô trống
24
25
26
27
28
29
30
31
32
 4. Củng cố dặn dò 3'
 - Các số từ 20 đến 29 có gì giống và khác nhau ?
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập
 Thứ ba ngày 9 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Chính tả ( Tập chép )
 Bàn tay mẹ
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: HS tập chép bài: Bàn tay mẹ, biết cách đọc để chép cho đúng, điền đúng vần: an hoặc at, chữ g hoặcgh vào chỗ trống.
 2. Kĩ năng: Chép lại chính xác, không mắc lỗi chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Bàn tay mẹ
 3. Thái độ:Yêu thích môn học, say mê luyện viết.
II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ
 HS : Vở chính tả, bảng con
III. Hoạt động dạy- học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Kiểm tra vở viết chính tả của HS về chép lại
 - Viết bảng con : nụ hoa, quyển vở
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
HĐ 1:
- GV viết bảng đoạn văn cần chép
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần chép
- GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- Yêu cầu làm bảng lớp, bảng con.
HĐ 3: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
 Bàn tay mẹ
 Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. Đi làm về, mẹ lại đi chợ nấu cơm, mẹ còn tắm cho em bé, giặt một chậu tã lót đầy.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
* HS tập chép vào vở
- HS soát lỗi
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau
*Điền vần “an hoặc at” 
- kéo đàn
- tát nước
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
*Điền chữ “g” hoặc “gh”
- nhà ga
- cái ghế
- HS theo dõi
 4. Củng cố - dặn dò 4'
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài.
 .
Tiết 2: Tập viết
 Tô chữ hoa : C, D, Đ
I. Mục tiêu
 - HS biết tô chữ hoa C, D, Đ 
 - Viết đúng các vần an, at; các từ ngữ : bàn tay, hạt, gánh đỡ, sạch sẽ,,Viết 
đúng cỡ chữ , đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ viết sẵn chữ mẫu
 HS : vở tập viết, bảng con
III. Các hoạt động dạy học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Viết bảng con : sao sáng, sao mai
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
*HĐ1:Hướng dẫn tô chữ hoa: 
*Treo mẫu chữ C, D, Đ hướng dẫn quy trình viết và tô chữ C, D, Đ trong khung chữ mẫu, nêu:
- Chữ D hoa gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản, nét lượn 2 đầu và nét cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- Yêu cầu HS viết bảng
- GV quan sát - uốn nắn cho HS
*HĐ2: Viết vần và từ ngữ ứng dụng
- Yêu cầu HS đọc các vần và từ ứng dụng: anh, ach, gánh đỡ sạch sẽ trên bảng phụ
- HS quan sát vần và từ ứng dụng trên bảng và trong vở tập viết.
- HS tập viết trên bảng con.
HĐ 3: Hướng dẫn HS tập tô, tập viết 
- GV quan sát, lưu ý HS tư thế ngồi viết.
- GV uốn nắn HS viết bài
HĐ 3: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
- HS tập tô các chữ C, D, Đ ; tập viết các vần anh, ach và các từ ngữ : gánh đỡ, sạch sẽ
- HS nhận xét, tự chữa lỗi
 4. Củng cố- dặn dò 4'
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô ly.
 .
Tiết 3: Toán
 Các số có hai chữ số (Tiếp theo)
I.Mục tiêu
 Bước đầu giúp HS : 
 - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 50 đến 69 .
 - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 đến 69.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : 6 thẻ 1 chục que tính và 10 que tính rời, bảng phụ.
 HS : SGK, 6 thẻ 1 chục que tính và 10 que tính rời, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Đọc các số từ 10 đến 50 và ngược lại.
 - Viết số : mười sáu, hai mươi lăm, ba mươi tư. 
 3.Bài mới 27'
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
HĐ 1: Giới thiệu các số từ 50 đến 60
- GV hướng dẫn HS lấy 5 bó que tính.
- GV gài 5 bó que tính lên bảng
- GV viết số 50 lên bảng 
- GV hướng dẫn HS lấy 1 que tính, GV gài thêm 1 que tính
- Có tất cả bao nhiêu que tính? 
- GV ghi số 51 lên bảng
- GV hướng dẫn tương tự với các số 52, 53,.đến số 60. 
- GV hướng dấn đến số 54 thì dừng lại
+ Chúng ta vừa lấy mấy chục que tính? GV viết 5 vào cột chục.
+ Mấy que tính rời? 
- GV để chỉ số que tính vừa lấy cô viết số có hai chữ số, GV viết số 54 lên bảng.
- Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Tiếp tục hướng dẫn HS tới các số 55, 56, 57, 58, 59,60.
* Đọc các số từ 50 đến 60
HĐ 2: Giới thiệu các số từ 61 đến 69 
- GV hướng dẫn nhận biết về số lượng đọc, viết , nhận biết thứ tự các số từ 61 đến 69 tương tự như các số từ 50 đến 60.
HĐ 3: luyện tập
- Nêu yêu cầu bài ?
- GV đọc số - HS viết số vào bảng con
- Làm tương tự bài 1
- Nhận xét - chữa bài
- Cho HS làm bài trên phiếu bài tập
- Ch ... ghe viết bài
- HS soát lỗi
- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau
*Điền vần “anh hoặc ach” 
- hộp bánh, túi xách tay
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
*Điền chữ “ng” hoặc “ngh”
- ngà voi, chú nghé.
- HS theo dõi
 4. Củng cố - dặn dò 4'
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài
 ---------------------------------------------------
Chiều: 
Tiết 1: Toán ( T )
 Các số có hai chữ số (Tiếp theo)
I.Mục tiêu
 Củng cố về:
 - Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 70 đến 99 .
 - Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 99.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : bảng phụ.
 HS : bảng con, vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Đọc, viết các số sau: 44, 57, 51, 69.
 - Viết số : hai mươi năm, ba mươi ba. 
 3.Bài mới 27'
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
HĐ 3: luyện tập
- Nêu yêu cầu bài ?
- GV đọc số - HS viết số vào bảng con
- Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS làm bài trên phiếu
- Nhận xét - chữa bài
- Nêu yêu cầu bài?
- Cho HS nêu miệng
- Nhận xét chữa bài
 Bài 1: Viết số
- Bảy mươi mốt : 71 
- Bảy mươi sáu : 76
- Bảy mươi bảy : 77
- Bảy mươi tám : 78
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
90
91
92
93
94
95
96
97
98
Bài 3: Viết ( theo mẫu)
 - Số 86 gồm 8 chục và 6 đơn vị.
 - Số 97 gồm 9 chục và 7 đơn vị.
 - Số 99 gồm 9 chục và 9 đơn vị
 - Số 89 gồm 8 chục và 9 đơn vị
 4. Củng cố dặn dò 3'
 - Các số từ 80 đến 89 có gì giống và khác nhau ?
 - GV nhận xét chung tiết học.
 ..
 Tiết 2+3: Tập đọc
 Ôn tập ( giữa kì II ) 
I.Mục tiêu
 - Củng cố và rèn kĩ năng đọc cho HS , nâng cao tốc độ đọc, đọc lưu loát, đọc diễn cảm. 
 - Luyện viết cỡ chữ nhỡ, cỡ chữ nhỏ, yêu cầu HS viết đúng, đẹp.
II. Đồ dùngdạy học
 GV: Bảng ôn các vần học từ kì II đến bài 102
 HS : SGK, ôn các bài học vần và tập đọc từ học kì II đến nay .
III. Hoạt động dạy - học
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Đọc thuộc lòng bài Cái Bống.
 - Bống đã làm gì để giúp mẹ ?
 3.Bài mới 34'
 a. Giới thiệu bài
 b. Hướng dẫn ôn tập
 GV
 HS
* HĐ1: Luyện đọc 
- GV yêu cầu HS đọc thầm các bài học vần từ học kì II đến bài 102. 
- HS đọc thầm SGK
- GV kiểm tra đọc từng em kêt hợp nhận xét, đánh giá, sửa sai cho HS
- GV ghi lên bảng một số vần, từ ngữ khó yêu cầu HS luyện đọc
* Giải lao
- oa, oe, oai, oay, oan, oăn, oăt, uê, uy, uơ, uya, uân, uyên, uât, uyêt, uynh, uych
- hoa hoè, cây xoài, hoài bão, liên hoan.
* HĐ 2: Luyện viết 
- GV đọc vần , từ 
- Nhận xét và sửa chữa 
- HS viết bảng con
* HĐ 3: Luyện đọc các bài tập đọc 15'
- GV yêu cầu HS đọc thầm các bài tập đọc đã học
- Kiểm tra đọc
- GV cho HS bốc thăm
* Giải lao 5'
- HS đọc bài SGK
- HS bốc thăm, đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi
*HĐ 4: Luyện viết 15'
- GV đọc cho HS nghe viết một đoạn trong bài Cái nhãn vở.
- GV chấm một số bài
- Nhận xét , chữa một số lỗi HS hay mẵc
- HS viết vào vở
 4. Củng cố - dặn dò (5' ). 
 - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà đọc trước bài : Hoa ngọc lan
 Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010
Tiết 1: Thể dục
 Dạy chuyên
Tiết 2: Toán
 So sánh các số có hai chữ số 
I.Mục tiêu
 Bước đầu giúp HS : 
 - Biết so sánh các số có hai chữ số ( chủ yếu dựa vào cấu tạo của 2 số) .
 - Nhận biết được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : Các bó chục que tính và que tính rời, bảng phụ.
 HS : SGK, bộ đồ dùng học toán 1, bảng con.
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Viết số : bảy mươi hai, bảy mươi bảy, năm mươi lăm. 
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
HĐ 1: Giới thiệu 62 < 65
- GV hướng dẫn HS lấy 62 que tính và 65 que tính.
- Số 62 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Số 65 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
+ 62 và 65 có gì giống nhau và khác nhau ?
- So sánh 2 chữ số hàng đơn vị em thấy thế nào?
- Hướng dẫn cách viết
- GV nêu thêm 1 số ví dụ để HS so sánh
HĐ 2: Giới thiệu 63 > 58 
- GV hướng dẫn tương tự như trên
- Trong hai số 63 và 58 số nào có số chục lớn hơn ?
- GV nêu thêm 1 số ví dụ để HS so sánh
* Giải lao 5'
HĐ 3: luyện tập
- Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS làm bài trên vào bảng con
- Nhận xét - chữa bài
- Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con
- Nhận xét - chữa bài
- Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con
- Nhận xét - chữa bài
+ 62 gồm 6 chục và 2 đơn vị
+ 65 gồm 6 chục và 5 đơn vị
+ 62 và 65 có cùng số chục giống nhau là 6 nhưng khác nhau số đơn vị.
- ta thấy 2 62
 62 < 65 
 65 > 62
 42 < 44
 44 > 42
 63 > 58 
 58 < 63
 39 < 70
 70 > 39
Bài 1: ( > < =)
 34 < 38 55 < 57
 36 > 30 55 = 55
Bài 2: Khoanh váo số lớn nhất
80
a. 72 68 
Bài 3: Khoanh váo số bé nhất
18
a. 38, 48, 
Bài 4 : Viết các số 72 , 38 , 64
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
 38, 64, 72
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé
 72, 64, 38
 4. Củng cố dặn dò 5'
 - Nêu cách so sánh các số có hai chữ số ?
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập 
Tiết 3: Kể chuyện
 Kiểm tra định kỳ giữa học kì 2
 ( Đề, đáp án trường ra ) 
Tiết 4: Âm nhạc
 Dạy chuyên
 . 
Tiết 5:
 Sinh hoạt 
I. Mục tiêu
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần.
 - Nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần.
II. Nội dung sinh hoạt
 1.Nhận xét tuần
 a. Đạo đức
 - Nhìn chung các em ngoan, lễ phép biết chào hỏi thầy cô, đoàn kết giúp đỡ bạn trong học tập.
 - Thực hiện tốt nội quy trưrờng lớp .
 b. Học tập
 - Các em đi học tương đối đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập.
 - Đa số các em có ý thức học tập và tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Một số em có cố gắng nhiều trong học tập 
 - HS có đầy đủ đồ dùng học tập, sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng.
*Hạn chế
 Vẫn còn một số em tính toán chậm nhất là giải toán có lời văn.
 c. Các hoạt động khác
 - Các em biết thực hiện tốt nền nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và
 thư viện thân thiện. Tập đều các động tác bài hát múa tập thể, có đủ hoa tay, mặc đúng trang phục học sinh.
2.Phương hướng hoạt động tuần
 - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3. Thực hiện tốt phong trào bông hoa điểm tốt. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn. 
 - Các em chuẩn bị đủ đồ dùng học tập các môn học.
 - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập. Nâng cao chất 
lượng học tập, tăng cường luyện viết chữ, đọc cho HS 
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu . 
 - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt tập thể và thư viện thân thiện.
 3. Tập văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ 
Tiết 4: Chính tả (tăng )	
 Bài: Cái Bống
I. Mục tiêu
 - HS nghe GV đọc, viết lại chính xác, không mắc lỗi , trình bày đúng bài đồng dao Cái Bống. 
 - Làm đúng các bài tập điền tiếng có vần anh hoặc ach ; điền chữ ng hoặc ngh vào chỗ trống.
II. Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 3
 HS : Vở chính tả, bảng con
III. Hoạt động dạy- học 
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 5'
 - Viết bảng con : nhà ga, gồ ghề,  
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
 GV
 HS
HĐ 1:Hướng dẫn HS nghe - viết
- Yêu cầu 3 HS đọc bài Cái Bống
- Trong bài những chữ nào cần viết hoa?
-Trong bài những từ ngữ nào dễ viết sai? 
- GV đọc mỗi dòng thơ đọc 3 lần
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi cho nhau ra bên lề vở..
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV treo bảng phụ có chép sẵn nội dung bài tập, hướng dẫn cách làm.
- HS nêu yêu cầu bài tập?
- Tiến hành tương tự trên.
HĐ 3: Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
- Lớp đọc thầm
- Những chữ đầu dòng.
- khéo sảy, khéo sàng, nấu cơm, đường trơn, mưa ròng.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- HS nghe viết bài
- HS soát lỗi
*Điền vần “anh hoặc ach” 
- hộp bánh, túi xách tay
- HS làm vào vở và chữa bài, em khác nhận xét sửa sai cho bạn.
*Điền chữ “ng” hoặc “ngh”
- ngà voi, chú nghé.
- HS theo dõi
 4. Củng cố - dặn dò 4'
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS luyện viết các chữ viết chưa đúng trong bài
Chiều:
Tiết 1+2: Tập đọc (T )
 Cái Bống
I: Mục tiêu:
 - Luyện đọc lưu loát bài: Cái Bống
 - Viết được các tiếng trong bài, ngoài bài có chứa vần anh, ach 
 - Làm đúng các bài tập điền vần anh hay ach 
II: Đồ dùng dạy - học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn các bài tập
 HS: Bảng con, vở bài tập
III: Hoạt động dạy - học:
 1: Ổn định tổ chức: Hát
 2: Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
 3: Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Nội dung bài: 
 GV
 HS
* HĐ 1: Luyện đọc
 - Hướng dẫn HS đọc bài theo nhóm,
 bàn, cá nhân.
- Tổ chức thi đọc ĐT- CN
* HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- Nêu yêu cầu bài tập?
- HS làm bài vào bảng lớp, bảng con
- Bống đã làm gì giúp mẹ ?
- Nối các ô chữ thành câu và viết lại ?
- Cho HS làm bảng lớp, vở bài tập
- HS đọc bài
- Thi đọc 
* Bài tập 1: Viết tiếng trong bài 
 - Có vần anh: gánh 
 * Bài tập 2: Viết tiếng ngoài bài 
 - Có vần anh: lanh canh, bánh, 
 - Có vần ach: mách, sách vở,
 * Bài tập 3: 
 - Bống sàng, sẩy gạo cho mẹ nấu cơm 
- Bống rất chăm làm.
* Điền anh hay ach
- hộp bánh, túi xách, bức tranh
 4: Củng cố, dặn dò: 
 - Đọc lại bài 
 - Học bài và chuẩn bị cho bài sau.
 .
Tiết 3: Toán ( T )
 	 So sánh các số có hai chữ số 
I.Mục tiêu
 - Củng cố về so sánh các số có hai chữ số 
 - Nhận biết được số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV : bảng phụ.
 HS : bảng con, vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học
 1. Ổn định tổ chức 1'
 2. Kiểm tra 4'
 - Viết số : sáu mươi hai, sáu mươi bảy, năm mươi lăm. 
 3.Bài mới 25'
 a. Giới thiệu bài
 b. Tìm hiểu bài
GV
HS
HĐ 3: luyện tập
- Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS làm bài trên vào bảng con
- Nhận xét - chữa bài
- Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con
- Nhận xét - chữa bài
- Nêu yêu cầu bài ?
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con
- Nhận xét - chữa bài
Bài 1: ( > < =)
 24 < 34 45 < 57
 46 > 40 55 = 55
Bài 2: Khoanh váo số lớn nhất
79
 a. 72 75 
Bài 3: Khoanh váo số bé nhất
18
a. 28, 38, 
Bài 4 : Viết các số 27, 38 , 64, 58 
a. Theo thứ tự từ bé đến lớn
 27, 38, 58, 64
b. Theo thứ tự từ lớn đến bé
 64, 58, 38, 27
 4. Củng cố dặn dò 5'
 - Nêu cách so sánh các số có hai chữ số ?
 - GV nhận xét chung tiết học.
 - Dặn HS làm bài vở bài tập 
.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
--

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 26.doc