Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

. Mục tiêu

- HS hiểu ích lợi của cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng đối với đời sống con người.

- Biết bảo vệ và chăm sóc cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng.

- Thực hành chăm sóc, bảo vệ cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng.

II. Chuẩn bị

- Địa điểm thực hành.

- Dụng cụ thực hành.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1756Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 33 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ 2 ngày 27 tháng 4 năm 2009 (1a1)
Thứ 3 ngày 28 tháng 4 năm 2009 (1a2)
Tiết 1 + 2: Đạo đức
TỰ CHỌN: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu
- HS hiểu ích lợi của cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng đối với đời sống con người. 
- Biết bảo vệ và chăm sóc cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng.
- Thực hành chăm sóc, bảo vệ cây và hoa trong nhà trường và nơi công cộng. 
II. Chuẩn bị
- Địa điểm thực hành.
- Dụng cụ thực hành.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Thực hành chăm sóc cây và hoa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Xây dựng kế hoạch bảo vệ cây và hoa
- GV cho HS các tổ trình bày kế hoạch bảo vệ cây và hoa mà các em đã xây dựng ở tiết trước.
- GV nhận xét, bổ sung.
*H/Đ2: Thực hành chăm sóc, bảo vệ cây và hoa
- GV cho HS thực hành chăm sóc và bảo vệ cây và hoa theo kế hoạch đã xây dựng.
- Theo dõi, giúp đỡ HS.
- HS trình bày kế hoạch trước lớp.
- Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- HS thực hành chăm sóc và bảo vệ cây và hoa.
3. Nhận xét, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS thực hiện chăm sóc và bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT
I. Mục tiêu. Giúp HS biết:
- Nhận biết trời nóng hay trời rét.
- HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
 - Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong bài 33 SGK. 
- Sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Nhờ đâu mà ta biết được trời lặng gió hay có gió?
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Làm việc với các tranh, ảnh sưu tập được
- Chia nhóm.
- GV yêu cầu HS các nhóm phân loại tranh, ảnh về trời nóng và tranh, ảnh về trời rét mà các em sưu tầm được. 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên giới thiệu trước lớp.
- GV cho HS cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+ Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng (hoặc trời rét). 
+ Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng (hoặc bớt rét). 
- GV kết luận.
*H/Đ2: Trò chơi “Trời nóng, trời rét” 
- GV nêu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Cho HS chơi trò chơi. Ai nhanh sẽ thắng cuộc. 
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm hoặc chỉ định đại diện của các nhóm lên chơi tuỳ theo số lượng các đồ dùng chuẩn bị được. 
- GV kết luận.
- Chia HS trong lớp thành 3 đến 4 nhóm.
- HS phân loại tranh, ảnh trời nóng, trời rét.
- Lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nóng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời nóng).
- Mỗi HS nêu lên một dấu hiệu của trời rét (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh mô tả trời rét).
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS chơi theo nhóm.
3. Củng cố, dặn dò
+ Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 34 “Thời tiết”.
Tiết 4: Mĩ thuật 
VẼ TRANH BÉ VÀ HOA
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết đề tài “Bé và hoa”.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên.
- Vẽ được bức tranh về đề tài “Bé và hoa”.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài “Bé và hoa”.
2. HS: Vở Tập vẽ 1. Bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Giới thiệu đề tài
- GV giới thiệu tranh, ảnh vẽ “Bé và hoa”. Hướng dẫn HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Ngoài bé và hoa, tranh còn vẽ những gì?
- GV: Trong tranh chỉ cần vẽ hình em bé với một bông hoa hoặc có thể vẽ nhiều em bé với nhiều hoa ở trong vườn, vườn hoa ở công viên hay ở của hàng bách hoá, chợ hoa 
*H/Đ2: Hướng dẫn HS cách vẽ
- GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. Ví dụ:
+ Màu sắc và kiểu quần áo của em bé.
+ Em bé đang làm gì ?
+ Hình dáng các loại hoa.
+ Màu sắc của hoa.
+ Tự chọn loại hoa mà em thích.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh. Bài này có thể vẽ:
+ Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
+ Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim, bướm, 
+ Vẽ màu theo ý thích.
*H/Đ3: Thực hành
- GV theo dõi, gợi ý HS vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn. 
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu một số bài vẽ của HS và hướng dẫn các em nhận xét về:
+ Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài).
+ Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc).
+ Hình dáng (ngộ nghĩnh, vui,).
+ Màu sắc của tranh (rực rỡ, tươi sáng).
- GV yêu cầu HS tìm bài vẽ mình thích.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS quan sát.
- HS thực hành vẽ. 
- HS quan sát tranh vẽ của bạn và nhận xét.
- Chọn ra bài vẽ đẹp mà mình thích.
3. Dặn dò
- Chuẩn bị cho bài sau: “Vẽ tự do”. 
Thứ 4 ngày 29 tháng 4 năm 2009
Sáng 
Tiết 1(1a1), Tiết 3(1a2)
Thủ công
CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”.
- Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích.
II. Chuẩn bị 
1. GV: - Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí.
 - Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền.
2. HS: - Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Kẻ, cắt hàng rào, hoa, lá, Mặt Trời
- Vẽ và cắt hàng rào. 
- GV gợi ý cho HS tự vẽ và cắt hoặc xé những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim v.v bằng nhiều màu để trang trí thêm cho đẹp.
*H/Đ2: Thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền 
- Hướng dẫn HS dán theo trình tự:
+ Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau.
+ Tiếp theo dán cửa ra vào, đến cửa sổ.
+ Dán hàng rào hai bên nhà.
+ Trước nhà dán cây, hoa lá, nhiều màu.
+ Trên cao dán ông Mặt Trời, mây, chim
+ Xa xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động.
*H/Đ3: Trưng bày sản phẩm
- Khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn một vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Sau khi trưng bày sản phẩm, GV nhắc HS dán vào vở thủ công.
- HS vẽ và cắt hàng rào. 
- Cắt hoặc xé hoa, lá, cành, Mặt Trời, mây, chim
- Quan sát và làm theo hướng dẫn của GV.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp.
3. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “Kiểm tra chương 3 – Kĩ thuật cắt, dán giấy”. 
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Âm nhạc
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG, NĂM NGÓN TAY NGOAN
NGHE HÁT (HOẶC NGHE NHẠC)
I. Mục tiêu
- Hát thuộc lời, đúng giai điệu 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. Các em biết phân biệt 3 cách gõ đệm.
- Nghe nhạc, bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS hát bài: “Năm ngón tay ngoan”.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Ôn tập bài “Đi tới trường”
- Cho cả lớp ôn tập bài hát.
- Hướng dẫn HS gõ đệm bài hát theo phách, đệm theo nhịp 2.
- Tổ chức các nhóm biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét, sửa sai.
*H/Đ2: Ôn tập bài “Năm ngón tay ngoan”
- GV cho lớp ôn lại bài hát.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- Tập biểu diễn bài hát.
- Nhận xét, nhắc nhở những chổ sai.
*H/Đ3: Nghe hát (hoặc nghe nhạc)
- Cho HS nghe 1 đoạn nhạc không lời (hoặc 1 bài hát thiếu nhi).
- GV cho HS nêu tên bài hát.
- HS ôn lại bài hát nhiều lần bằng nhiều hình thức, tổ nhóm, cá nhân
- Tập biểu diễn bài hát.
- HS ôn lại bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- HS nghe nhạc.
3. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.	
- Dặn HS về học thuộc lời bài hát vừa học.
Chiều Thứ 4 ngày 29 tháng 4 năm 2009
Thứ 5 ngày 30 tháng 4 năm 2009
Tiết 1: Thủ công (T)
CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài “Cắt, dán và trang trí ngôi nhà”.
- Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích.
II. Chuẩn bị 
1. GV: - Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí.
 - Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền.
2. HS: - Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu.
 - 1 tờ giấy trắng làm nền. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Kẻ, cắt hàng rào, hoa, lá, Mặt Trời
- Vẽ và cắt hàng rào. 
- GV gợi ý cho HS tự vẽ và cắt hoặc xé những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim v.v bằng nhiều màu để trang trí thêm cho đẹp.
*H/Đ2: Thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền 
- Hướng dẫn HS dán theo trình tự:
+ Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau.
+ Tiếp theo dán cửa ra vào, đến cửa sổ.
+ Dán hàng rào hai bên nhà.
+ Trước nhà dán cây, hoa lá, nhiều màu.
+ Trên cao dán ông Mặt Trời, mây, chim
+ Xa xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động.
*H/Đ3: Trưng bày sản phẩm
- Khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn một vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.
- Sau khi trưng bày sản phẩm, GV nhắc HS dán vào vở thủ công.
- HS vẽ và cắt hàng rào. 
- Cắt hoặc xé hoa, lá, cành, Mặt Trời, mây, chim
- Quan sát và làm theo hướng dẫn của GV.
- HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, chọn ra sản phẩm đẹp.
3. Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: “Kiểm tra chương 3 – Kĩ thuật cắt, dán giấy”. 
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
VẼ TRANH BÉ VÀ HOA
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhận biết đề tài “Bé và hoa”.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người, thiên nhiên.
- Vẽ được bức tranh về đề tài “Bé và hoa”.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài “Bé và hoa”.
2. HS: Vở Tập vẽ 1. Bút chì, tẩy, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Hướng dẫn HS cách vẽ
- GV gợi ý cho HS nhớ lại hình dáng, trang phục của các em bé và đặc điểm màu sắc, các bộ phận của một số loại hoa mà HS sẽ chọn để vẽ vào tranh của mình. Ví dụ:
+ Màu sắc và kiểu quần áo của em bé.
+ Em bé đang làm gì ?
+ Hình dáng các loại hoa.
+ Màu sắc của hoa.
+ Tự chọn loại hoa mà em thích.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh. Bài này có thể vẽ:
+ Em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác.
+ Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp ở trong vườn hoa.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác như cây, lối đi, chim, bướm, 
+ Vẽ màu theo ý thích.
*H/Đ2: Thực hành
- GV theo dõi, gợi ý HS vẽ hình và vẽ màu như đã hướng dẫn. 
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- GV giới thiệu một số bài vẽ của HS và hướng dẫn các em nhận xét về:
+ Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài).
+ Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc).
+ Hình dáng (ngộ nghĩnh, vui,).
+ Màu sắc của tranh (rực rỡ, tươi sáng).
- GV yêu cầu HS tìm bài vẽ mình thích.
- HS quan sát.
- HS thực hành vẽ. 
- HS quan sát tranh vẽ của bạn và nhận xét.
- Chọn ra bài vẽ đẹp mà mình thích.
3. Dặn dò
- Chuẩn bị cho bài sau: “Vẽ tự do”. 
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội (T)
TRỜI NÓNG, TRỜI RÉT
I. Mục tiêu. Giúp HS biết:
- Nhận biết trời nóng hay trời rét.
- HS biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi trời nóng hoặc trời rét.
 - Có ý thức ăn mặc phù hợp với thời tiết.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập TN&XH
- Sưu tầm thêm các tranh ảnh về trời nóng, trời rét. 
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Làm bài tập 1
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS trình bày bài tập.
- GV nhận xét, kết luận.
*H/Đ2: Làm bài tập 2
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 2.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Cho một số HS đọc bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài tập 1: Viết chữ R vào  dưới hình vẽ cảnh trời rét. Viết chữ N vào  dưới hình vẽ cảnh trời nóng.
- Hình 1: Trời rét.
- Hình 2: Trời nóng.
*Bài tập 2: Điền các từ: lạnh buốt, ra mồ hôi, khó chịu, run lên, sởn gai ốc vào chỗ cho phù hợp.
a, Khi trời nóng ta có cảm giác (khó chịu).
b, Khi trời rét, nếu để tay vào nước lã để ngoài trời, ta cảm thấy (lạnh buốt) như sờ tay vào nước đá. Nếu không mặc đủ ấm, ta sẽ bị rét (run lên) và da của ta sẽ bị (sởn gai ốc).
3. Củng cố, dặn dò
 + Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết nóng, rét? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 34 “Thời tiết”.
Thứ 5 ngày 30 tháng 4 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1)
Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau.
- Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và quả cầu đủ cho HS tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Khởi động: 
+ Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản
*Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái
*Chuyền cầu theo nhóm 2 người
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
60 - 80 m
1 phút
10 phút
2 lần
10 - 12 phút
2 phút
1 phút
1 phút
1 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Khởi động.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn.
- Đội hình hàng ngang.
+ Lần 1: Do GV điều khiển.
+ Lần 2: Do cán sự điều khiển.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- Xen kẽ giữa 2 lần, GV nhận xét, chỉ dẫn thêm.
- Chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV quan sát giúp đỡ và uốn nắn động tác sai.
- GV có thể tổ chức cho HS tập dưới hình thức thi đấu.
- Đội hình hàng ngang.
Thứ 6 ngày 1 tháng 5 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a2), Tiết 3(1a1)
Thể dục (T)
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng, nhanh, trật tự, không xô đẩy nhau.
- Tiếp tục ôn “Tâng cầu”. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và quả cầu đủ cho HS tập luyện.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Khởi động: 
+ Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông
+ Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
2. Phần cơ bản
*Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái
*Chuyền cầu theo nhóm 2 người
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp 2 – 4 hàng dọc.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao bài tập về nhà.
1 - 2 phút
1 phút
1 - 2 phút
1 - 2 phút
60 - 80 m
1 phút
10 phút
2 lần
10 - 12 phút
2 phút
1 phút
1 phút
1 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Khởi động.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành hình vòng tròn.
- Đội hình hàng ngang.
+ Lần 1: Do GV điều khiển.
+ Lần 2: Do cán sự điều khiển.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- Xen kẽ giữa 2 lần, GV nhận xét, chỉ dẫn thêm.
- Chia tổ tập luyện dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- GV quan sát giúp đỡ và uốn nắn động tác sai.
- GV có thể tổ chức cho HS tập dưới hình thức thi đấu.
- Đội hình hàng ngang.
Tiết 2(1a2), Tiết 4(1a1)
Âm nhạc
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG, NĂM NGÓN TAY NGOAN
NGHE HÁT (HOẶC NGHE NHẠC)
I. Mục tiêu
- Hát thuộc lời, đúng giai điệu 2 bài hát.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. Các em biết phân biệt 3 cách gõ đệm.
- Nghe nhạc, bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS hát bài: “Năm ngón tay ngoan”.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*H/Đ1: Ôn tập bài “Đi tới trường”
- Cho cả lớp ôn tập bài hát.
- Hướng dẫn HS gõ đệm bài hát theo phách, đệm theo nhịp 2.
- Tổ chức các nhóm biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét, sửa sai.
*H/Đ2: Ôn tập bài “Năm ngón tay ngoan”
- GV cho lớp ôn lại bài hát.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- Tập biểu diễn bài hát.
- Nhận xét, nhắc nhở những chổ sai.
*H/Đ3: Nghe hát (hoặc nghe nhạc)
- Cho HS nghe 1 đoạn nhạc không lời (hoặc 1 bài hát thiếu nhi).
- GV cho HS nêu tên bài hát.
- HS ôn lại bài hát nhiều lần bằng nhiều hình thức, tổ nhóm, cá nhân
- Tập biểu diễn bài hát.
- HS ôn lại bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- HS nghe nhạc.
3. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.	
- Dặn HS về học thuộc lời bài hát vừa học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 33.doc