Giáo án Lớp 1 - Tuần 4

Giáo án Lớp 1 - Tuần 4

Mục tiêu: Giúp HS

 - Hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

 - HS biết giữ vệ sinh cá nhân quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.

II/ Đồ dùng dạy học

 1.GV: Tranh bài tập 3; 4

 2.HS : Vở bài tập

III/ Các hoạt động dạy- học

 

doc 16 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ 2 ngày 15 tháng 10 năm 2008
Sáng
Tiết 1: Chào cờ
 Tiết 1: Đạo đức 
Gọn gàng sạch sẽ (tiết 2)
I/ Mục tiêu: Giúp HS
 - Hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. 
 - HS biết giữ vệ sinh cá nhân quần áo, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. 
II/ Đồ dùng dạy học
 1.GV: Tranh bài tập 3; 4
 2.HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy- học
 1.Kiểm tra: - Quần áo đi học cần phải ăn mặc như thế nào? 
 2.Bài mới: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 * H/Đ1: Làm bài tập 3
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
+ Em có muốn làm như bạn không?
* GV kết luận: Chúng ta nên làm như các bạn trong tranh 1; 3; 4; 5; 7; 8
* H/Đ2: Làm bài tập 4
- Giáo viên nêu yêu cầu
+ Em hãy giúp bạn sửa lai quần áo cho gọn gàng?
+ Tại sao phải gọn gàng, sạch sẽ? 
- GV tuyên dương những HS gọn gàng, sạch sẽ?
*H/Đ3: Cả lớp hát bài "Rửa mặt như mèo"
*H/Đ4: Đọc thơ
- Hướng dẫn đọc 2 câu thơ
- Thảo luận nhóm đôi
- Một số HS bày tỏ ý kiến
- HS khác nhận xét bổ xung
- HS từng đôi một giúp nhau sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho gọn gàng, sạch sẽ.
- Gọn gàng sạch sẽ để nâng cao sức khoẻ, làm tăng vẻ đẹp cho mình, được mọi người yêu quý.
- HS hát bài " Rửa mặt như mèo"
- HS đọc thơ
" Đầu tóc em chải gọn gàng
Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu"
 3. Củng cố - dặn dò:
 - Vì sao phải gọn gàng, sạch sẽ?
 - Nhận xét chung giờ học
Tiết 2: Đạo đức (Tăng)
	 Gọn gàng sạch sẽ (tiết 2)
I/ Mục tiêu
 - Củng cố kiến thức về gọn gàng, sạch sẽ và ích lợi của việc gọn gàng 
 sạch sẽ.
 - HS biết giữ vệ sinh cá nhân quần áo, đầu tóc gọn gàng. 
II/ Đồ dùng dạy học
 1. GV: Lược, chậu nước
 2. HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy- học
 1. Kiểm tra: - Nêu ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?
 2. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* H/Đ1: Sửa sang quần áo, đầu tóc
- GV nêu yêu cầu:
+ Em hãy giúp bạn sửa lai quần áo cho gọn gàng, sạch sẽ?
- GV tuyên dương những HS gọn gàng sạch sẽ?
*H/Đ2: Cả lớp hát bài "Rửa mặt như mèo"
*H/Đ3: Đọc thơ
 - Hướng dẫn đọc 2 câu thơ cuối bài.
- Từng cặp ngồi cạnh nhau sửa lại quần áo cho nhau.
- HS hát bài " Rửa mặt như mèo"
- HS đọc thơ
3. Củng cố - dặn dò: 
 - Vì sao phải gọn gàng, sạch sẽ?
 - Nhận xét chung giờ học.
Tiết 3: Mĩ thuật
Vẽ hình tam giácChiều (1a1)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được hình tam giác.
- Biết vẽ hình tam giác.
- Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy- học
1. GV: Một số hình vẽ có dạng hình tam giác
2. HS: Vở Tập vẽ 1, Bút chì, bút màu
III/ Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Giới thiệu hình tam giác
- GV yêu cầu HS xem hình vẽ ở bài 4, Vở Tập vẽ.
+ Các hình này vẽ gì?
- GV cho HS quan sát hình 3
+ Các hình này vẽ gì?
+ Những hình trên được ghép lại bởi hình nào?
- GV kết luận: Có thể vẽ nhiều hình từ hình tam giác.
* H/Đ2: Cách vẽ hình tam giác
- GV vẽ hình tam giác và hướng dẫn HS cách vẽ.
* H/Đ3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu:
+ Hãy vẽ một bức tranh về biển?
- Hướng dẫn HS vẽ cánh buồm, dãy núi, nước.
- Hướng dẫn vẽ màu trời và nước.
* H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS quan sát
- Hình vẽ cái nón, hình vẽ cái êke, hình vẽ mái nhà.
- Cánh buồm, dãy núi, con cá.
- Hình tam giác
- HS quan sát 	
- HS nghe
- HS quan sát
- Thực hành vẽ tranh về biển.
- Nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
 3. Dặn dò
 - Quan sát cỏ cây, hoa lá.
 Thứ 3 ngày 16 tháng 9 năm 2008
Chiều (1a2)
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 2: Đạo đức (Tăng)
Tiết 3: Mĩ thuật
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
Bài 4: Bảo vệ mắt và tai
I/ Mục tiêu: 
 Giúp HS biết:
 - Các việc nên làm để bảo vệ mắt và tai.
 - Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai.
 - HS có ý thức bảo vệ mắt và tai. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Tranh ảnh minh hoạ
 2. HS : Vở bài tập
III/ Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra: - Để nhận biết được các vật xung quanh ta phải nhờ các 
 bộ phận nào của cơ thể?
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 *HĐ/1: Làm việc với SGK
 - GV cho HS quan sát tranh SGK/ 10, yêu cầu HS nhìn tranh tự đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi theo nhóm.
- GV cho một số nhóm lên trình bày.
+ Hãy kể những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt?
- GV kết luận
* HĐ/2:Làm việc với SGK
- Hướng dẫn HS quan sát từng hình ở SGK/11,thảo luận về nội dung từng hình.
- Cho một vài nhóm lên trình bày.
+ Hãy chỉ và nói các việc nên làm, không nên làm để bảo vệ tai?
- Nhận xét - bổ xung
- GV kết luận
*HĐ/3 : Tập xử lý tình huống
(thảo luận cả lớp)
+ Em có nên chơi trò bắn súng cao su không? Vì sao?
+ Em có nên mở băng nhạc quá to không ? Vì sao?
- GV kết luận
- HS hoạt động theo cặp.
- HS hỏi và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
- Một số nhóm lên trình bày.
* Nên làm: Đọc sách nơi có ánh sáng, rửa mặt bằng nước sạch, thường xuyên đi khám mắt...
* Không nên làm: Không đưa tay lên dụi mắt, không trực tiếp nhìn ánh sáng mặt trời, không ngồi sát ti vi...
- Thảo luận theo cặp.
- HS chỉ và nêu nội dung từng hình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Những việc nên làm để bảo vệ tai là:
+ Thường xuyên lau tai.
+ Thường xuyên khám tai ở chỗ y bác 
sĩ.
- Những việc không nên làm:
+ Không ngoáy lỗ tai bằng vật nhọn.
+ Không tắm nước bẩn.
+ Không nghe âm thanh quá to.
- HS trả lời
 3.Củng cố - dặn dò:
 - Kể lại một số việc nên làm để bảo vệ mắt và tai?
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS về nhà thực hiện những điều đã học.
 Thứ 4 ngày 17 tháng 9 năm 2008
Sáng
Tiết 1 (1a1)
 Mĩ thuật (Tăng) 
Vẽ hình tam giác
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết được hình tam giác.
- Biết vẽ hình tam giác.
- Từ các hình tam giác có thể vẽ được một số hình tương tự trong thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy- học
1. GV: Một số hình vẽ có dạng hình tam giác
2. HS: Vở Tập vẽ 1, Bút chì, bút màu
III/ Các hoạt động dạy- học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* H/Đ1: Cách vẽ hình tam giác
- GV cho HS nêu lại cách vẽ hình tam giác.
- GV vẽ hình tam giác và hướng dẫn HS cách vẽ.
* H/Đ2: Thực hành
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài vẽ tiết trước.
- Hướng dẫn vẽ màu.
* H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ cho HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Vẽ nét từ trên xuống.
- Vẽ nét từ trái sang phải.
- HS quan sát 	
- HS tiếp tục hoàn thiện bài vẽ.
- Nhận xét và tìm ra bài vẽ đẹp.
 3. Dặn dò
 - Quan sát cỏ cây, hoa lá.
Tiết 2(1a1), Tiết 3(1a2)
 Thủ công
Xé, dán hình vuông, hình tròn (tiết1)
I/Mục tiêu: Giúp HS
 - Biết xé dán hình vuông, hình tròn.
 - HS xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách 
 dán cho cân đối, đẹp.
 - HS biết yêu quý sản phẩm lao động. 
 II/ Đồ dùng dạy học
 1. GV: Bài xé , dán mẫu, giấy màu keo dán
 2. HS : Giấy thủ công, keo dán 
III/Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ/1: Quan sát- nhận xét
- GV nêu yêu cầu:
+ Hãy quan sát và phát hiện xung quanh ta đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn?
* HĐ/2: Cách xé hình vuông
- GV hướng dẫn mẫu.
- Cho HS thực hành trên giấy nháp.
- GV theo dõi uốn nắn HS.
* HĐ/3: Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành trên giấy thủ công.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS quan sát và nêu nhận xét
* Vẽ và xé hình vuông
- HS quan sát
- HS vẽ hình vuông có cạnh 8 ô
- Xé từng cạnh ta được hình vuông.
- HS thực hành xé hình vuông.
 3.Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Tiết 4(1a2)
 Tự nhiên và xã hội (Tăng)
Bài 4: Bảo vệ mắt và tai
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
 - Các việc nên làm để bảo vệ mắt và tai.
 - Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai.
 - HS có ý thức bảo vệ mắt và tai. 
II/ Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Tranh ảnh minh hoạ
 2. HS : SGK, Vở bài tập TNXH
III/ Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra: - Để nhận biết được các vật xung quanh ta phải nhờ các 
 bộ phận nào của cơ thể?
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 *HĐ/1: Làm bài tập
- GV cho HS mở Vở bài tập.
- GV nêu yêu cầu bài tập:
+ Hãy viết chữ đ vào  dưới hình vẽ thể hiện việc làm đúng?
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- GV kết luận.
 *HĐ2: Thảo luận cả lớp
+ Hãy kể những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai?
- GV kết luận
- HS mở Vở bài tập Trang 5.
- HS làm bài tập, một số HS trình bày kết quả.
- HS thi nhau kể.
 3.Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét chung giờ học.
 - Dặn HS về nhà thực hiện những điều đã học.
Chiều (1a1)
Tiết 1: Thủ công (Tăng)
Xé, dán hình vuông, hình tròn (tiết 1)
I/Mục tiêu: Giúp HS
 - Biết xé dán hình vuông, hình tròn.
 - HS xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách 
 dán cho cân đối, đẹp.
 - HS biết yêu quý sản phẩm lao động. 
 II/ Đồ dùng dạy học
 1. GV: Bài xé , dán mẫu, giấy màu keo dán
 2. HS : Giấy thủ công, keo dán 
III/Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ/1: Cách xé hình vuông
- GV cho HS nêu lại cách xé hình vuông.
* HĐ/2: Thực hành
- GV hướng dẫn mẫu.
- Cho HS thực hành vẽ và xé hình vuông.
- Nhắc lại cách xé hình vuông.
+ Vẽ hình vuông có cạnh 8 ô.
+ Xé theo các cạnh ta được hình vuông.
- HS quan sát.
- HS thực hành vẽ và xé hình vuông.
 3.Củng cố - dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Tiết 2: Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên 
I/ Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Tập biểu diễn và vận động phụ hoạ.
- Đọc đồng dao: "Ngựa ông đã về".
II/ Đồ dùng dạy học
1. GV : Nhạc cụ gõ phách,thanh tre để làm roi ngựa
2. HS : Ôn bài hát
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra: Gọi 2 HS lên hát lại bài: "Mời bạn vui múa ca"
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ/1: Ôn tập bài hát: "Mời bạn vui múa ca".
- GV cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ
- GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
*HĐ/2: Trò chơi theo bài đồng dao: "Ngựa ông đã về"
-GV hướng dẫn HS đọc câu đồng dao.
- GV đọc mẫu.
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS biểu diễn cá nhân, nhóm.
- HS đọc theo
"Nhong nhong nhong ngựa ông đã về, cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn 
- HS chơi trò chơi 
3. Củng cố - dặn dò:
 - Cả lớp hát toàn bài hát
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn HS ôn lại bài hát .
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội (Tăng)
 Thứ 5 ngày 18 tháng 9 năm 2008
Sáng
Tiết 1 (1a2), Tiết 2 (1a1)
Thể dục
Đội hình đội ngũ- Trò chơi
I/ Mục tiêu
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.Yêu cầu HS thực
 hiện động tác tương đối đúng, cơ bản đúng nhanh, trật tự và kỉ luật 
 hơn giờ trước. 
- Học quay phải, quay trái: yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay
 người theo khẩu lệnh.
- Ôn trò chơi " Diệt con vật có hại". Yêu cầu HS tham gia trò chơi ở
 mức chủ động.
II/Địa điểm phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường
2. Phương tiện: 1 còi
III/ Nội dung và phương pháp
Nội dung
Thời lượng
 Phương pháp
*Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc rồi quay sang hàng ngang để phổ biến nội dung giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2...
*Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng(3 lần)
- Tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Quay phải, quay trái ( 4 lần)
* Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.( 2 lần)
- Trò chơi" Diệt các con vật có hại"
* Phần kết thúc:
- Giậm chân tại chỗ
- Đứng vỗ tay và hát
- GV hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
 8 /
12 /
8 /
7 /
 ∆
 * * * *
 * * * *
- GV hô cho tổ 1 làm mẫu
- Cán sự tự điều khiển
- GV giúp đỡ
 ∆
 * * * *
 * * * *
 ∆ 
 * * * *
 * * * *
Chiều (1a2)
Tiết 1: Thủ công (Tăng)
Tiết 2: Mĩ thuật (Tăng)
Tiết 3: Âm nhạc
 Thứ 6 ngày 19 tháng 9 năm 2008
Sáng
Tiết 1 (1a2), Tiết 3 (1a1)
Thể dục (Tăng)
 Đội hình đội ngũ- Trò chơi
I/ Mục tiêu
- Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ.Yêu cầu HS thực 
hiện động tác tương đối đúng, cơ bản đúng nhanh, trật tự và kỉ luật 
hơn giờ trước. 
- Học quay phải, quay trái: yêu cầu nhận biết đúng hướng và xoay
 người theo khẩu lệnh.
- Ôn trò chơi " Diệt con vật có hại". Yêu cầu HS tham gia trò chơi ở 
mức chủ động.
II/Địa điểm phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường
2. Phương tiện :1 còi
III/ Nội dung và phương pháp
Nội dung
Thời lượng
 Phương pháp
*Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc rồi quay sang hàng ngang để phổ biến nội dung giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2, 1-2...
*Phần cơ bản:
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng(3 lần)
- Tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ.
- Quay phải, quay trái ( 4 lần)
* Ôn tổng hợp: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái.( 2 lần)
- Trò chơi" Diệt các con vật có hại"
* Phần kết thúc:
- Giậm chân tại chỗ
- Đứng vỗ tay và hát
- GV hệ thống bài học
- Nhận xét giờ học
 8 /
12 /
8 /
7 /
 ∆
 * * * *
 * * * *
- GV hô cho tổ 1 làm mẫu
- Cán sự tự điều khiển
- GV giúp đỡ
 ∆
 * * * *
 * * * *
 ∆ 
 * * * *
 * * * *
Tiết 2 (1a2), Tiết 4: (1a1)
Âm nhạc (Tăng)
Ôn tập bài hát: Mời bạn vui múa ca
 Nhạc và lời: Phạm Tuyên 
I/ Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Tập biểu diễn và vận động phụ hoạ.
- Đọc đồng dao: "Ngựa ông đã về".
II/ Đồ dùng dạy học
1.GV : Nhạc cụ gõ phách, thanh tre để làm roi ngựa
2.HS : Ôn bài hát
III/ Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra:
 Gọi 2 HS lên hát lại bài: "Mời bạn vui múa ca"
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*HĐ/1:Ôn tập bài hát:"Mời bạn vui múa ca".
- GV cho HS hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
- GV tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
*HĐ/2: Trò chơi theo bài đồng dao: "Ngựa ông đã về"
- Hướng dẫn HS chơi trò chơi.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ
- HS biểu diễn theo nhóm, cá nhân
- HS chơi trò chơi.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Cả lớp hát toàn bài hát
 - GV nhận xét giờ học
 - Dặn HS ôn lại bài hát .
Tiết 4- Tập viết
 Lễ, cọ, bờ, hổ
I/Mục tiêu
- Giúp các em biết được cấu tạo, độ cao, quy trình viết các chữ : lễ, 
 cọ, bờ, hổ.
- Rèn kỹ năng viết đúng quy trình, tương đối đẹp.
- Giáo dục HS ý thức luyện viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy học
GV:Bảng viết mẫu chữ cần viết
HS : Vở tập viết , bảng con
III/Các hoạt động dạy học
1, ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
 - GV kiểm tra bài luyện viết HS viết ở nhà.
3.Bài mới
 a,Giới thiệu bài
 b, Hướng dẫn HS tập viết
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV treo bảng chữ mẫu 
- Gọi HS đọc 
- Phân tích cấu tạo các chữ cần viết
- GV viết mẫu từng chữ kết hợp nêu quy trình viết
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV nêu tư thế ngồi viết
- GV uốn nắn HS yếu
- GV chấm- chữa bài(10 em)
*Nhận xét chung
- HS đọc
- HS viết bảng con: lễ, cọ, bờ, hổ.
- HS viết vào vở
 4.Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học
 - Dặn HS luyện viết bài vào vở.
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 4.doc