Giáo án Lớp 1 - Tuần học 05

Giáo án Lớp 1 - Tuần học 05

- Học sinh đọc và viết được u, ư, nụ, thư

- Đọc được tiếng, từ câu ứng dụng.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK)

- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.

 

doc 21 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần học 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học vần
Âm : u, ư
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc và viết được u, ư, nụ, thư
- Đọc được tiếng, từ câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: thủ đô
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK)
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.
III. Các hoạt động
1. ổn định tổ chức lớp: Hát
2. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho 1 đến 2 em đọc và viết: tổ cò, là mạ, da thỏ
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: cò bố mò cá
3. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu
- Ghi tên bài
- Cho học sinh quan sát tranh tìm ra âm mới: u, ư
4. Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm
Âm : u
* Nhận diện
- Chữ u gồm 1 nét xiên và 2 nét móc ngược
- So sánh chữ u với chữ i ?
- Giống: Nét xiên, nét móc ngược
- Khác: u có 2 nét móc ngược, i có 1 dấu chấm
b) Phát âm và đánh vần
- Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu u
- Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh 
- Đánh vần: Nêu vị trí của các âm trong tiếng khoá: nụ
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Học sinh nhìn bảng phát âm
- Học sinh đánh vần
nờ – u – nu – nặng - nụ
Âm : ư
Quy trình tương tự dạy
* So sánh u với ư
- Giống: 2 nét móc
- Khác:ư thêm râu
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
- Cho học sinh đọc
- Giáo viên đọc mẫu 
- Giáo viên giải nghĩa từ
- 2 đến 3 em đọc từ ngữ ứng dụng.
* Hướng dẫn học sinh viết chữ
- Giáo viên viết mẫu: u, ư
- Viết mẫu lên bảng từng chữ một
- Học sinh viết vào bảng con
Tiết 2: Luyện tập
5. Hoạt động 5: Luyện tập
a) Luyện đọc
- Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- Học sinh đọc lại các âm, tiếng, từ ngữ ứng dụng theo nhóm, cá nhân, cả lớp
* Đọc câu ứng dụng
- Cho học sinh quan sát tìm câu ứng dụng
- Cho học sinh đọc câu ứng dụng
- Giáo viên chỉnh sửa và đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Đọc bài: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
- 2 đ3 em đọc mẫu câu ứng dụng
b) Luyện viết
- Cho học sinh viết vở tiếng Việt 
- Giáo viên hướng dẫn
- Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế
- Học sinh luyện viết trong vở tiếng Việt
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Thủ đô
c) Luyện nói
- Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận
+ Trong tranh cô giáo đưa học sinh đi đâu? Thăm cảnh gì?
+ Chùa một cột ở đâu?
+ Hà Nội còn được gọi là gì?
+ Em có biết gì về thủ đô Hà Nội?
- Chùa 1 cột
- ở Hà Nội
- Thủ đô
- Quà, phim, ảnh, 
6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
- Về đọc lại bài
- Tìm chữ vừa học trong sách báo
- Về nhà làm bài tập, xem trước bài 18
Mĩ thuật
Đạo đức
Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu: Trẻ em có quyền được học hành
- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
- Học sinh biết yêu quý giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
II. Đồ dùng
- Vở bài tập đạo đức, bút chì màu
- Tranh bài tập
- Các đồ dùng học tập
- Bài hát “Sách bút thân yêu ơi”
- Điều 28 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. HOạt động
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1
- Cho học sinh thảo luận Giáo viên hỏi nội dung
- Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
2. Hoạt động 2: Bài tập 2
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh thảo luận nhóm và hỏi nội dung
- Học sinh thảo luận theo cặp
- Đại diện nhóm lên trình bày
3. Hoạt động 3: Bài tập 3
- Cho1 em nêu yêu cầu bài tập 
- Học sinh thảo luận, Giáo viên hỏi nội dung
- Giáo viên kết luận: Phải đề đồ dùng học tập vào đúng nơi quy định
- Giữ gìn đồ dùng họct ập thì các em thực hiện tốt quyền học tập của mình
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Về thực hành tốt bài
- Chuẩn bị sửa soạn đồ dùng học tập tốt, giờ sau thi “Sách vở ai đẹp nhất”
Thứ ba ngày . tháng  năm 200
Toán
Số 7
I. Mục tiêu
- Học sinh có khái niệm ban đầu về số 7
- Biết đọc viết số 7, đếm và so sánh các số trong phạm vi 7
- Biết vị trí số 7 trong dãy số tự nhiên
II. Đồ dùng
- Tranh vẽ bài tập SGK
- Que tính, hộp bộ đồ dùng học tập toán
III. Hoạt động 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Học sinh luyện bảng lớn
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu về số 7
- Cho học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi
- Giáo viên giới thiệu số 7 in và số 7 viết
- Nhận biết thứ tự số 7.
+ Số 7 đứng ở sau số nào?
+ Từ 1 đến 7 số nào lớn nhất, số nào bé nhất
+ Cho học sinh đếm từ 1 đến 7
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- Số 6
- Học sinh đếm
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết số 7: 
Bài 2: Viết số thích hợp điền vào ô trống
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Cho học sinh viết số 7
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh trả lời câu hỏi
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
Bài 4: Trò chơi
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
“So sánh các số trong phạm vi 7”
- Học sinh chơi trò chơi thi đua theo 2 tổ
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về nhà làm bài tập ở phần bài tập toán
- Xem trước bài: Số 8
Học vần
Âm : x; ch
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc và viết được x, ch, xe, chó
- Đọc được tiếng, từ câu ứng dụng.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: xe bò, xe lu, xe ô tô
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK)
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.
III. Các hoạt động
1. ổn định tổ chức lớp
2. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho 1 đến 2 em đọc và viết: u, ư, nụ, thư
- 2 học sinh đọc câu ứng dụng
3. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu
- Ghi tên bài
4. Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm
Âm : x
* Nhận diện
- Chữ x gồm 2 nét. Nét cong hở trái và nét cong hở phải.
- So sánh chữ x với chữ c ?
* Phát âm và đánh vần
- Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu x
- Trong tiếng “xe” âm nào đứng trước âm nào đứng sau? 
- Đánh vần: Nêu vị trí của các âm trong tiếng khoá: xe: xờ – e - xe
- Học sinh nhìn bảng phát âm
- x đứng trước, e đứng sau
- Học sinh đánh vần: Nhóm, cá nhân, cả lớp
Âm : ch
- Chữ ch được ghép từ 2 con chữ nào?
- Chữ c và chữ h
* So sánh ch với th
- Giống: Âm h đứng sau
- Khác: t và c đứng trước
* Phát âm và đánh vần tiếng
- Giáo viên phát âm mẫu: chờ
- Trong tiếng “chó “ âm nào đứng trước âm nào đứng sau?
- Học sinh phát âm (Cả lớp, dãy)
- ch đứng trước, o đứng sau
* Đọc từ ứng dụng
- Cho học sinh đọc
- Giáo viên đọc mẫu 
- Giáo viên giải nghĩa từ
- Học sinh tập viết vào bảng con.
Tiết 2: Luyện tập
5. Hoạt động 4: Luyện tập
a) Luyện đọc
- Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm
- Đọc các từ ngữ ứng dụng
- Đọc các câu ứng dụng
b) Luyện nói
- Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận
+ Xe bò thường dùng để làm gì?
+ Xe ô tô dùng để làm gì?
+ Quê em có những loại xe nào?
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi.
c) Luyện viết
- Cho học sinh viết vở tiếng Việt 
- Giáo viên hướng dẫn
- Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế
- Học sinh luyện viết trong vở tiếng Việt
6. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- Chỉ bảng cho học sinh đọc lại bài
- Về đọc lại bài
- Tìm chữ vừa học trong sách báo
- Về nhà làm bài tập, xem trước bài 19
Thể dục
Đội hình, đội ngũ, trò chơi
I. Mục tiêu
- Ôn một số kĩ năng đội hình, đội ngũ đã học, yêu cầu thực hiện chính xác, nhanh
- Làm quen với trò chơi “ Qua đường lội”. Yêu cầu biết tham gia trò chơi.
II. Địa điểm
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập
- Kẻ sân chuẩn bị cho trò chơi
III. Hoạt động
1. Hoạt động 1: Phần mở bài
- Giáo viên tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học
- Cho học sinh đứng vỗ tay và hát
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30 – 40 m
- Đi vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn trò chơi “Diệt các con vật có hại”
- Học sinh tập hợp 2 hàng dọc
- Học sinh thực hành dưới sự chỉ dẫn của giáo viên
2. Hoạt động 2: Phần cơ bản
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái 2 – 3 lần
- Lần 1 Giáo viên điều khiển
- Lần 2 lớp trưởng điều khiển
- Học sinh thực hành
b) Trò chơi: “Qua đường lội”
- Giáo viên làm mẫu, bước lên những tảng đá đi đến bờ bên kia
- Giáo viên quan sát sửa sai
- Học sinh quan sát
- Học sinh thực hành
3. Hoạt động 3: Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay hát
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống hoá bài
- Giáo viên nhận xét giờ, giao việc về nhà
- Về nhà ôn lại các động tác đội hình đội ngũ
- Trò chơi “ Đi qua đường lội”
- Học sinh ôn lại bài
Thứ tư ngày  tháng . năm 200
Toán
Số 8
I. Mục tiêu
- Học sinh có khái niệm ban đầu về số 8
- Biết đọc viết số 8, đếm và so sánh các số trong phạm vi 8
- Biết vị trí số 8 trong dãy số tự nhiên từ 1 đến 8
II. Đồ dùng
- Tranh vẽ bài tập SGK
- Que tính, hộp bộ đồ dùng học tập toán
III. Hoạt động 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Học sinh luyện bảng lớn
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu về số 8
- Cho học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi
- Giáo viên giới thiệu số 8 in và số 8 viết
- Nhận biết thứ tự số 8.
+ Số 8 đứng ở sau số nào?
+ Từ 1 đến 8 số nào lớn nhất, số nào bé nhất
+ Cho học sinh đếm từ 1 đến 8
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- Số 7
- Học sinh đếm
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết số 8: 
Bài 2: Viết số thích hợp điền vào ô trống
- Số 8 gồm số mấy và số mấy?
 + 8 gồm 1 và 7
+ 8 gồm 2 và 6
+ 8 gồm 3 và 5
+ 8 gồm 4 và 4
- Cho học sinh viết số 8
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống
- Học sinh thực hành theo nhóm
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhắc lại nội dung chính
- Về nhà làm bài tập ở phần bài tập toán
- Xem trước bài
Học vần
s – r
I. Mục tiêu
- Đọc và viết được s, r, sẻ, rê
- Đọc được câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK)
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
III. HOạt động
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh viết và đọc các từ khoá và ứng dụng
- Học sinh luyện bảng lớn
- 2 em đọc câu ứng dụng
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu
- Cho học sinh quan sát tranh tìm ra âm mới: s – r
- Học sinh đọc
3. Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm
Âm : s
* Nhận diện
- Chữ s gồm những nét nào?
- So sánh chữ s – v
Âm s và âm v giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Học sinh trả lời
c) Phát âm và đánh vần
- Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu
- Đánh vần: Nêu vị trí của các âm trong tiếng khoá: sẻ
- Giáo viên đánh vần
- Học sinh đánh vần
d) Hướng dẫn viết âm và tiếng
- Giáo viên viết mẫu
- Học sinh quan sát
s , sẻ
- Học sinh viết vào không trung
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh luyện bảng
Âm : r
* Nhận diện: Âm r gồm nét nào?
- Học sinh quan sát trả lời
* So sánh r với s
- Âm r và s có gì giống nhau và khác nhau?
- Học sinh quan sát
* Phát âm và đánh vần
- Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu
- Đánh vần: Giáo viên đánh vần
- Học sinh phát âm
- Học sinh đánh vần
* Hướng dẫn học sinh luyện bảng
- Học sinh luyện bảng
r – rễ
- Giáo viên nhận xét
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
- Giáo viên giải nghĩa từ
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh đọc
Tiết 2: Luyện tập
5. Hoạt động 5: Luyện tập
a) Luyện đọc
- Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- Học sinh đọc bài SGK
- Cho học sinh quan sát tìm câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng
b) Luyện viết
- Cho học sinh viết vở tiếng Việt 
- Giáo viên hướng dẫn
- Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế
- Học sinh luyện viết trong vở tiếng Việt
c) Luyện nói
- Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận
- Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Giáo viên nhận xét
6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
- Về đọc lại bài
- Tìm từ chứa vần mới, xem trước bài
Hát nhạc
Thủ công
Xé dán hình vuông, hình tròn
I. Mục tiêu
- Học sinh làm quen với xé, dán giấy để tạo hình
- Xé được hình vuông, hình tròn theo hướng dẫn và biết cách dán cho cân đối
II. Đồ dùng
- Giáo viên:Bài mẫu + hai tờ giấy màu khác nhau
- Học sinh: Giấy nháp có kẻ ô, giấy màu thủ công
III.Hoạt động
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- 3 em lên bảng chấm sản phẩm xé dán hình chữ nhật, hình tam giác
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
2. Hoạt động 2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Cho học sinh quan sát và phát hiện ra những vật xung quanh mình có dạng hình vuông, hình tròn
- Học sinh nêu các vật có hình vuông, hình tròn
+ ông trăng tròn
+ Viên gạch hoa lát nhà
3. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu
* Vẽ hình và xé hình vuông:
+ Lấy 1 tờ giấy màu sẫm đánh dấu đếm ô và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô
- Giáo viên thao tác xé từng cạnh như xé hình chữ nhật.
- Sau khi xé xong, lật mặt màu cho học sinh quan sát
- Học sinh quan sát giáo viên làm mẫu
- Học sinh lấy giấy nháp, đánh dấu và tập xé hình vuông
* Vẽ hình và xé hình tròn:
- Giáo viên thao tác mẫu để đánh dấu đếm ô và vẽ 1 hình vuông có cạnh 8 ô
- Xé hình vuông rời khỏi tờ giấy màu, lần lượt xé 4 góc của hình vuông sau dó xé dần dần chỉnh sửa thành hình tròn.
- Học sinh theo dõi
- Học sinh lấy giấy nháp tập xé hình tròn theo giáo viên hướng dẫn
* Hướng dẫn dán hình
- Xếp hình cân đối trước khi dán
- Dán hình bằng 1 lớp hồ mỏng, đều 
4. Hoạt động 4: Học sinh thực hành xé ,dán
- Giáo viên chỉnh sửa cho các em
IV. Nhận xét đánh giá
- Nhận xét chung giờ học
- Đnáh giá sản phẩm
- Chuẩn bị giấy màu, giấy nháp
Thứ năm ngày  tháng . năm 200
Toán
Số 9
I. Mục tiêu
- Học sinh có khái niệm ban đầu về số 9
- Biết đọc viết số 9, đếm và so sánh các số trong phạm vi 9
- Biết vị trí số 9 trong dãy số tự nhiên từ 1 đến 9
II. Đồ dùng
- Tranh vẽ bài tập SGK
- Que tính, hộp bộ đồ dùng học tập toán
III. Hoạt động 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Học sinh luyện bảng lớn
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu về số 9
- Cho học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi
- Giáo viên giới thiệu số 9 in và số 9 viết
- Nhận biết thứ tự số 9.
+ Số 9 đứng ở sau số nào?
+ Từ 1 đến 9 số nào lớn nhất, số nào bé nhất
+ Cho học sinh đếm từ 1 đến 9
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi
- Số 9
- Học sinh đếm
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết số 9: 
Bài 2: Viết số thích hợp điền vào ô trống
- Số 9 gồm số mấy và số mấy?
 + 9 gồm số 1 và số 8
+ 9 gồm số 2 và số 7
+ 9 gồm số 3 và 6
+ 9 gồm 4 và 5
- Cho học sinh viết số 9
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Học sinh đọc
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
8 8
9 > 8; 8 7
9 = 9; 7 6
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống
- Cho học sinh đếm từ 1 đến 9
- Cho học sinh đếm từ 9 về 1
- Học sinh làm miệng
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhắc lại nội dung chính
- Về nhà làm bài tập ở phần bài tập toán
- Xem trước bài
Học vần
k - kh
I. Mục tiêu
- Đọc và viết được k, kh, kẻ, khế
- Đọc được câu ứng dụng
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
II. Đồ dùng
- Tranh minh hoạ các từ khoá (SGK)
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
III. HOạt động
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh viết và đọc: s, r, sẻ, rê
- Học sinh lên bảng trình bày
- 2 em đọc câu ứng dụng
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu
- Cho học sinh quan sát tranh tìm ra âm mới: k - kh
- Học sinh đọc
3. Hoạt động 3: Dạy chữ ghi âm
Âm : k
* Nhận diện
- Chữ k gồm những nét nào?
- So sánh chữ k – h
Âm k và âm h giống và khác nhau ở chỗ nào?
- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi
c) Phát âm và đánh vần
- Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu
- Giáo viên đánh vần
- Học sinh phát âm và đánh vần
d) Hướng dẫn viết bảng
- Giáo viên viết mẫu
- Học sinh quan sát
k , kẻ
- Học sinh viết vào không trung
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh luyện bảng con
Âm : kh
* Nhận diện: Âm kh được ghép mấy con chữ, là những chữ nào?
- Học sinh quan sát trả lời
* So sánh k với kh
* Phát âm và đánh vần
- Phát âm: Giáo viên phát âm mẫu
- Đánh vần: Giáo viên đánh vần
- Học sinh phát âm
- Học sinh đánh vần
* Hướng dẫn học sinh luyện bảng
- Giáo viên viết mẫu
kh, khế
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh quan sát luyện bảng
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng
- Giáo viên giải nghĩa từ
- Giáo viên đọc mẫu
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh luyện đọc
Tiết 2: Luyện tập
5. Hoạt động 5: Luyện tập
a) Luyện đọc
- Cho học sinh đọc lại toàn bài tiết 1
- Học sinh đọc bài SGK
- Cho học sinh quan sát tìm câu ứng dụng
- Học sinh đọc câu ứng dụng
b) Luyện viết
- Cho học sinh viết vở tiếng Việt 
- Giáo viên hướng dẫn
- Giáo viên quan sát và uốn nắn những em cầm bút sai hoặc các em ngồi không đúng tư thế
- Học sinh luyện viết trong vở tiếng Việt
c) Luyện nói
- Cho học sinh quan sát tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi
- Học sinh quan sát tranh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Giáo viên nhận xét
- Các nhóm nhận xét bổ sung
6. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài
- Về đọc lại bài
- Tìm từ chứa vần mới, xem trước bài
	Tự nhiên – xã hội
Giữ vệ sinh thân thể
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh, tự tin
- Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ
- Có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày
II. Đồ dùng
- Các hình vẽ SGK
- Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay (kéo)
III. Hoạt động 
1. Khởi động
- Cho cả lớp hát bài “ Khăn tay”
- Từng cặp học sinh kiểm tra tay lẫn nhau, nhận xét xem ai sạch, ai chưa sạch
- Giáo viên ghi tên bài
- Học sinh hát
- Học sinh thực hành khám tay lẫn nhau
2. Hoạt động 1: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Biết liên hệ bản thân những việc đã làm để giữ vệ sinh cá nhân
* Cách tiến hành
- Học sinh thảo luận nhóm về việc giữ vệ sinh thân thể
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục đích: Nhận ra các việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ
* Cách tiến hành
- Cho học sinh quan sát tranh và hỏi nội dung theo từng bức tranh
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh thảo luận nhóm
- Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Nhóm khác nhận xét
* Giáo viên kết luận: Tắm gội bằng nước sạch và xà phòng, thay quần áo rửa chân tay. Những việc không nên làm như: Tắm ở ao hồ hoặc bơi ở chỗ nước không sạch
4. Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp
* Mục tiêu: Biết trình tự các việc làm hợp vệ sinh như: Tắm, rửa và làm việc đó vào lúc nào??
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hỏi học sinh trả lời câu hỏi
+ Nêu các việc cần làm khi tắm?
+ Nêu những việc không nên làm?
- Giáo viên kết luận toàn bài
- Học sinh trả lời câu hỏi
- ăn bốc, cắn móng tay
5. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Giáo viên khắc sâu nội dung
- Liên hệ giáo dục về thực hành
- Xem trước bài
Thứ sáu ngày  tháng . năm 200
Toán
Số 0
I. Mục tiêu
- Học sinh có khái niệm ban đầu về số 0
- Biết đọc viết số 9, đếm và so sánh các số trong phạm vi 0
- Biết vị trí số 9 trong dãy số tự nhiên từ 0 đến 0
II. Đồ dùng
- 4 que tính, 10 tờ bìa, trên mỗi tờ bìa có viết mỗi số từ 0 đến 9
III. Hoạt động 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho học sinh chữa bài tập về nhà
- Học sinh luyện bảng lớn
2. Hoạt động 2: Bài mới
a) Giới thiệu về số 0
- Cho học sinh quan sát hình trả lời câu hỏi
- Giáo viên nhận xét
- Giáo viên giới thiệu số 0 in và số 0 viết
- Số không được viết bằn chữ số 0
- Hướng dẫn học sinh đọc từ 0 đến 9
 - Từ 1 đến 9 số nào lớn nhất, số nào bé nhất?
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
- Học sinh đếm
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Viết số 0: 
Bài 2: Viết số thích hợp điền vào ô trống
- Cho học sinh viết số 0
- Cho học sinh thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm lên trình bày
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Học sinh làm quen với các thuật ngữ “Số liền trước và số liền sau”
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống
- Hướng dẫn học sinh so sánh các số trong phạm vi 9
- Học sinh luyện bảng
4. Hoạt động 4: Trò chơi
“ Nhận biết số lượng”
Xếp thứ tự từ 0 đến 9; từ 9 về 0
5. Hoạt động 5: Củng cố dặn dò
- Giáo viên nhắc lại nội dung chính
- Về nhà làm bài tập ở phần bài tập toán
- Xem trước bài
Học vần
Bài 21: Ôn tập
I. Mục tiêu
- Học sinh đọc viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: u, ư, x, ch, s, r, k, kh.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể “Thỏ và sư tử”
II. Đồ dùng
- Bảng ôn
- Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng
- Tranh minh hoạ phần kể truyện “Thỏ và sư tử”
III. Hoạt động 
1. Hoạt động 1: Bài cũ
- Cho 2 em lên bảng viết và đọc các âm, từ mới
- Cho 2 em đọc câu ứng dụng
- Học sinh luyện tập lên bảng
2. Hoạt động 2: Bài mới
a). Giới thiệu
b. Ôn tập
* Các chữ và các âm vừa học
* Ghép chữ thành tiếng
- Giáo viên chỉ cho học sinh đọc
* Đọc từ ngữ ứng dụng
- Cho học sinh đọc Giáo viên theo dõi sửa sai
- Học sinh đọc các âm bảng ôn
- Học sinh đọc
- Học sinh luyện bảng
Tiết 2
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Luyện đọc
- Cho học sinh đọc lại toàn bài trong tiết 1
b) Luyện viết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện vở
- Học sinh luyện vở
c) Kể chuyện “ Thỏ và sư tử”
- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu truyện
- Giáo viên kể cho học sinh nghe theo nội dung bức tranh
- Cho học sinh kể theo tranh từng đoạn
- Cho 1 em khá kể lại cả câu
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh kể truyện theo tranh từng đoạn
4. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Khắc sâu nội dung
- Về ôn lại bài
- Xem trước bài 22
Sinh hoạt
Kiểm điểm cuối tuần
I. Mục tiêu
- Học sinh nắm được ưu nhược điểm của mình trong tuần
- Nắm chắc phương hướng tuần tới
II. Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt
III. Hoạt động
- Giáo viên nhận xét ưu nhược điểm trong tuần
- Giáo viên nêu phương hướng tuần tới

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan5.doc