Giáo án lớp 12 môn Sinh học - Bùi Thị Minh - Trường THTP Lê Quý Đôn

Giáo án lớp 12 môn Sinh học - Bùi Thị Minh  - Trường THTP Lê Quý Đôn

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Học xong bài này, học sinh phải:

- Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST

- Phân biệt được đặc điểm của 4 dạng đột biến cấu trúc NST

- Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh chung ,hậu quả và vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúc NST

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 12 môn Sinh học - Bùi Thị Minh - Trường THTP Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh học 12 NC 
BÀI 6: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Học xong bài này, học sinh phải:
- Nêu được khái niệm đột biến cấu trúc NST
- Phân biệt được đặc điểm của 4 dạng đột biến cấu trúc NST
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh chung ,hậu quả và vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúc NST
- Mô tả được trường hợp đột biến chuyển đoạn tương hỗ của NST dẫn đến việc hình thành các kiểu giao tử khác nhau
- Rút ra được vai trò, ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống
- Rèn luyện khả năng quan sát tranh vẽ để hiểu hiện tượng ,từ đó rút ra kiến thức
- Nhận thức được sự nguy hại của đột biến cấu trúc NST đối với con người từ đó rút ra được biện pháp phòng tránh đột biến có hại
II. TRỌNG TÂM:
-Phân biệt,nêu đặc điểm 4 dạng đột biến cấu trúc NST
 -Hậu quả,vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúc NST
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng tranh vẽ kết hợp đàm thoại tái hiện, đàm thoại tìm tòi
- Sử dụng phiếu học tập kết hợp hoạt động nhóm
IV. CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ phóng to Hình 6 SGK 
- Tranh vẽ các dạng đột biến cấu trúc NST
- Các hình ảnh về biểu hiện kiểu hình của đột biến cấu trúc NST
- Phiếu học tập 
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 Hoạt động 1: Ổn định lớp
 Hoạt động 2: kiểm tra bài cũ
GV nêu câu hỏi:
- Cấu trúc hiển vi của NST? Yếu tố nào được xem là chỉ tiêu di truyền tế bào để phân biệt các hình dạng khác nhau của NST?
- Cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực? 
Học sinh tái hiện kiến thức cũ để trả lời
GV nhận xét, đánh giá
 Hoạt động 3: Mở bài
GV: Từ cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi của NST ,cho biết yếu tố nào đánh giá sự biến đổi hoặc ổn định của NST?
HS: Dựa bài cũ trả lời -ý đúng là: vị trí của tâm động , chiều dài 2 cánh NST, sự sắp xếp lại các gen trên NST
GV: Sự biến đổi của NST do 1 hay các yếu tố trên thay đổi gọi là đột biến cấu trúc NST
 Hoạt động 4:I.) Khái niệm về đột biến cấu trúc NST
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Tiểu kết 
? Thế nào là đột biến cấu trúc NST?
- HS dựa vào gợi ý của giáo viên ở phần mở bài và bài cũ để trả lời 
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST -thực chất là sự sắp xếp lại các gen trên NST , thay đổi hình dạng ,kích thước của NST
Hoạt động 5: II).Các dạng đột biến cấu trúc NST
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Tiểu kết 
 GV treo tranh các dạng đột biến cấu trúc NST 
 GV Phân nhóm học tập
 GV phát phiếu học tập số 1 cho HS
GV giải thích cho HS về nhóm gen liên kết là : Tất cả các gen cùng nằm trên 1 NST làm thành 1 nhóm gen liên kết 
GV cho đại diện các nhóm trình bày nội dung 
GV hoàn chỉnh nội dung bằng bảng phụ số 1
GV: Có thể nghiên cứu các dạng đột biến cấu trúc NST bằng phương pháp nào? 
-HS nghiên cứu phần II SGK,ôn lại kiến thức Sinh học lớp 9 , quan sát tranh 
-Thảo luận nhóm để điền vào phiếu học tập 
Liên hệ kiến thức cũ để trả lời 
Nội dung bảng phụ số 1
- Có thể phát hiện các dạng đột biến cấu trúc NST bằng phương pháp nghiên cứu tế bào-phát hiện rõ nhất vào kì sau quá trình phân bào
Hoạt động 6:
III.) Nguyên nhân,cơ chế phát sinh chung, hậu quả, vai trò của đột biến cấu trúc NST
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Tiểu kết 
GV yêu cầu HS ôn lại các nguyên nhân của đột biến cấu trúc NSTở lớp 9
? Khả năng sinh đột biến cấu trúc NST phụ thuộc những yếu tố nào?
? Nêu cơ chế phát sinh chung các dạng đột biến cấu trúc NST?
? Tại sao đại đa số đột biến cấu trúc NST là có hại ? 
? Nêu, cho ví dụ về hậu quả của mỗi dạng đột biến cấutrúcNST?
GV cho quan sát tranh về biểu hiện kiểu hình của một số đột biến cấu trúc NST
? Nêu ví dụ về đột biến lặp đoạn có lợi cho con người, cơ thể?
? Hậu quả của đột biến đảo đoạn so với các dạng đột biến cấu trúc NST khác? Vì sao?
? Trường hợp nào của đột biến đảo đoạn có thể gây hậu quả nghiêm trọng ?
GV: giới thiệu H6 SGK và hỏi:
? Chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở tế bào sinh dục khi giảm phân sẽ cho các giao tử như thế nào?
? Trường hợp đột biến chuyển đoạn nào không gây hại hoặc có lợi cho sinh vật?
? Vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống?
GV phân tích, giảng giải thêm vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúc NST
GV cung cấp cho HS 1 số tư liệu và yêu cầu HS cho thêm 1 số VD khác. 
- Ở tằm nhờ chuyển đoạn ,gen kiểm tra màu đen của vỏ trứng từ NST thường chuyển qua NST giới tính Y .Dựa vào màu sắc trứng người ta biết được trứng nào nở ra tằm đực .Tằm đực có sản lượng tơ cao hơn tằm cái
-Ứng dụng đột biến chuyển đoạn người ta tạo nhiều giống cây trồng mang các đặc điểm quí: 
+ Ngô chống chịu được thuốc diệt cỏ, kháng sâu đục thân, côn trùng có hại...
HS ôn lại kiến thức và trả lời
HS ôn kiến thức cũ,đọc SGK và trả lời
HS dựa vào đặc điểm các dạng đột biến cấu trúc NSTvà liên hệ kiến thức cũ để trả lời
HS nghiên cứu SGK trả lời
HS ôn kiến thức cũ, đọc SGK để trả lời
HS nghiên cứu SGK trả lời
Nghiên cứu SGK
HS nghiên cứu SGK, phân tích H6 để trả lời
HS đọc SGK , nghiên cứu trả lời
HS ôn lại kiến thức cũ, nghiên cứu cho thêm các VD khác 
1.Nguyên nhân : 3 nguyên nhân
 - Tác nhân của môi trường ngoài: Tác nhân vật lí, hóa học, các chất siêu đột biến ...
- Tác nhân bên trong tế bào: Do biến đổi sinh lí nội bào
- Tác nhân sinh học: virut
* Tần số đột biến cấu trúc NST phụ thuộc :
- Loại tác nhân ,liều lượng, cường độ giai đoạn phát triển của tế bào hoặc cơ thể
2. Cơ chế phát sinh chung các dạng đột biến cấu trúc NST
- Tác nhân đột biến ảnh hưởng đến quá trình tự nhân đôi của NST, trao đổi chéo giữa các cromatit làm cho NST đứt gãy và nối lại theo nhiều kiểu khác nhau
3. Hậu quả:
* Đột biến cấu trúc NST làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân, làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử ,dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình
a. Đột biến mất đoạn: 
- Thường gây chết hoặc giảm sức sống
-VD: SGK
- Cơ thể đột biến đồng hợp bị chết, cơ thể dị hợp vẫn sống bình thường
- Mất đoạn nhỏ không làm giảm sức sống
b. Lặp đoạn: 
- Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng
- VD: SGK
- Một số đột biến lặp đoạn có lợi cho cơ thể, con người
-VD: SGK
c. Đảo đoạn: 
- Đảo đoạn NST thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể vì vật chất di truyền không mất mát
- Cơ thể dị hợp mang đảo đoạn, khi giảm phân nếu trao đổi chéo diễn ra trong vùng đoạn đảo sẽ tạo thành những giao tử không bình thường
dẫn đến hợp tử chết 
d. Chuyển đoạn: 
- Chuyển đoạn lớn của NST thường gây chết, hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật
-Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ khi giảm phân có thể hình thành 4 loại giao tử :1 loại bình thường và 3 loại có chuyển đoạn
- Chuyển đọan nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống , có thể có lợi cho sinh vật
-VD: SGK
3. Vai trò của đột biến cấu trúc NST:
 a. Đột biến mất đoạn: 
- Mất đoạn nhỏ không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể nên có thể loại khỏi NST những gen không mong muốn
- Đột biến mất đoạn NST có thể dẫn đến mất các tính trạng tương ứng nên đột bến mất đoạn được sử dụng để xác định vị trí các gen trên NST,
lập bản đồ gen
b. Đột biến lặp đoạn:
* Lặp đoạn trong đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa đối với tiến hóa của bộ gen vì nó tạo ra đoạn vật chất di truyền bổ sung , chức năng của chúng có thể thay đổi
c.Đột biến đảo đoạn
-Đảo đoạn gây ra sự sắp xếp lại các gen ,góp phần tạp sự đa dạng giữa các thứ, nòi trong 1 loài
d.Đột biến chuyển đoạn
-Chuyển đoạn gây ra sự tổ hợp gen, chuyển gen có thể ứng dụng tạo giống mới
-Sự sáp nhập NST này vào NST khác làm giảm số lượng NST của loài ,là cơ chế quan trọng hình thành loài mới
 Hoạt động 7: Củng cố-hướng dẫn học sinh làm bài ở nhà
GV cho các nhóm trả lời các câu hỏi cuối bài
Hướng dẫn HS đọc phần “Em có biết”.Gợi ý các em tìm hiểu tác nhân gây bệnh ,khuyết tật di truyền , nguyên nhân chủ yếu là đột biến cấu trúc NST.Từ đó giúp các em suy nghĩ ,hành động đúng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Mất đoạn
Lặp đoạn
 Đảo đoạn
 Chuyển đoạn
Có tâm động
Không tâm động
Trong cùng 1 NST
Tương hỗ trên 2 NSTkhông tương đồng
Không tương hỗ trên 2 NST không tương đồng
Khái niệm
số lượng gen trên NST
Nhóm gen liên kết 
H/dạng,KT của NST
 BẢNG PHỤ SỐ 1
Mất đoạn
Lặp đoạn
 Đảo đoạn
 Chuyển đoạn
Có tâm động
Không tâm động
Trong cùng 1 NST
Tương hỗ trên 2 NSTkhông tương đồng
Không tương hỗ trên 2 NST không tương đồng
Khái niệm
Đột biến làm mất từng đoạn NST,có thể mất đoạn đầu hay giữa NST
Một đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần
1 đoạn NST có chứa tâm động bị đứt ra rồi đảo ngược 1800 và gắn lại với nhau ở vị trí cũ
1 đoạn NST không chứa tâm động bị đứt ra rồi đảo ngược 1800 và gắn lại với nhau ở vị trí cũ
Trao đổi đoạn trong 1 NST
1 đoạn của NST này chuyển sang NST khác và ngược lại
1 đoạn của NST hoặc cả 1 NST này sáp nhập vào NST khác 
Số lượng gen trên NST
Giảm
Tăng
Không đổi
Không đổi
Không đổi
Có thể đổi hoặc không đổi trên cả 2 NST
Đổi trên cả 2 NST
Nhóm gen liên kết 
Đổi
Không đổi
Không đổi
Không đổi
Không đổi
Đổi trên cả 2 NST
Đổi trên cả 2 NST
H/dạng,KT của NST
Ngắn lại,hình dạng đổi
Dài ra, hình dạng đổi
Chiều dài không đổi nhưng hình dạng đổi
Kích thước, hình dạng không đổi
Chiều dài không đổi
Hình dạng có thể đổi hoặc không
Thay đổi trên cả 2 NST
Thay đổi trên cả 2 NST
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HẬU QUẢ CỦA ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH12NC-TKBD-BAI6 (1).doc