Giáo án lớp 2 môn An toàn giao thông - Nguyễn Thị Thu Đông

Giáo án lớp 2 môn An toàn giao thông - Nguyễn Thị Thu Đông

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.

- HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố.

2.Kĩ năng:

- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.

- Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.

 

doc 28 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3451Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn An toàn giao thông - Nguyễn Thị Thu Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1:
AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
- HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố.
2.Kĩ năng:
- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- Biết cách đi trong ngõ hẹp, nơi hè đường bị lấn chiếm, qua ngã tư.
3.Thái độ:
-Đi bộ trên vỉa hè, không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
GV: -Tranh trong SGV.
 - Hai bảng chữ : An toàn – nguy hiểm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Giới thiệu an tiàn và nguy hiểm.
-Giải thích thế nào là an toàn? Thế nào là nguy hiểm?
 (Đưa ra tình huống để HS hiểu).
 An toàn: Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt ...
 Nguy hiểm: Những hành vi dễ gây ra tai nạn..
-Chia nhóm.
*Kết luận:
-Đi bộ hay qua đường, năm tay người lớn là an toàn.
-Đi bộ và qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn...
-Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm.
*Hoạt động 2: Thoả luận nhóm, phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm.
-Chia nhóm (như hoạt động 1)
-Phát phiếu (5nhóm).
*Kết luận:
N1: Nhờ người lớn ra lấy hộ.
N2: Không đi và khuyên bạn không nên đi.N3: Năm vào vạet áo của mẹ.
N4: Không chơi và khuyên các bạn tìm chỗ khác chơi.
N5: Tìm người lớn và nhờ đưa qua đường.
*Hoạt động 3: An toàn trên đường đến trường.
-Cho HS nói về an toàn trên đường đi học.
+Em đến trường trên con đường nào?
+Em đi như thế nào để được an toàn?
*Kết luận:
3. Củng cố, dặn dò:
-Còn thời gian kể 1-2 ví dụ ề an toàn và chưa an toàn khi tham gia giao thông
-Lắng nghe.
-Nhận xét tình huống.
- Vài em kể tình huống mà các em đã gặp.
-Mỗi nhóm quan sát một tranh (SGK).
-Thảo luận xem hành vi nào an toàn, hành vi nào chưa an toàn.
-Đại diện nhỏmtình bày và giải thích.
-Em khác bổ sung.
-Lắng nghe.
-Nhận phiếu.
-Thảo luận tình huống ghi trong phiếu.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung.
-Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường.
-Chú tránh xe trên đường.
-Không đùa nghịch trên đường.
- Khi qua đường chú ý quan sát các xe qua lại.
BÀI 2:
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-HS kể tên và mô tả một số dường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết (rộng, hẹp, biển báo ...)
-HS biết được sự khác nhau về đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư ...
2.Kĩ năng:
- Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố.
-HS nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn.
3.Thái độ:
-Thực hiện đúng quy định đi trên đường phố.
II. Chuẩn bị:
GV: 4 tranh nhỏ cho 4 nội dung khác nhau.
HS: Quan sát đường nơi em ở (con đường em đi học).
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ:
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm con đường em đi học.
-Chia nhóm.
 Có 2 nội dung phiếu (SGV).
*Kết luận: Các em cần nhớ đặc điểm con đường nơi em ở và đường em đi học....
*Hoạt động 2:Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn.
-Chia nhóm, nhận biết các đặc điểm về đường phố trong bức tranh và thảo luận.
*Kết luận:
-Đường phố là nơi đi lại của mọi người.
-Có đường phố an toàn và đường phố chưa an toàn....
*Hoạt động 3: Trò chơi: nhớ tên phố.
-Chia 3 đội chơi, thi ghi tên những đường phố mà em biết.
-Đội nào viết nhiều đường phố là đội đó thắng.
*Kết luận:
-Cần nhớ tên phố và phân biệt đường an toàn và chưa an toàn.
-Khi đi trong ngõ hẽm cần chú ýa tránh....
-Khi đi trên đường phố cần chú ý đi cùng cha mẹ...
C. Củng cố, dặn dò:
-Khi đi học cần đi phần đường của mình.
-Thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
-Thảo luận đường phố trong tranh.
-Đại diện gắn tranh lên bảng-trình bày ý kiến.
-Nhóm khác bổ sung.
-Lần lượt từng em trong đội lên gắn.
-Em khác nhận xét.
-Lắng nghe.
BÀI 3:
HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-HS biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điêug khiển xe và người đi lại trên đường.
-Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
-Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông.
2.Kĩ năng:
-Quan sát và biết thực hiện đúng khi gặp hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
-Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm : 101; 102; 103.
3.Thái độ:
-Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
-Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
II. Chuẩn bị:
GV: -Tranh 1, 2 và ảnh số 3.
 - 3 biển báo 101; 102; 103.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu tiết học.
2.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông.
-Lần lượt treo 5 tranh. H1, 2, 3, 4, 5.
H1: Hai tay dang ngang.
H2,3: Một tay dang ngang.
H4,5: Một tay giơ phía trước mặt theo chiều thẳng đứng.
-Làm mẫu từng tư thế và giải thích.
*Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn khi đi trên đường.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về biẻn báo hiệu giao thông.
-Chia nhóm.
-Yêu cầu HS nêu đặc điểm, ý nghĩa của nhóm biển báo.
-Ghi từng đặc điểm lên bảng sau đó so sánh điểm giống nhau và khác nhau.
-Tóm tắt ý chính.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
-Chọn hai đội, mỗi đội hai em.
-Đặt ở hai bàn 5-6 biển, úp mặt biển xuống bàn, gv hô thì lật lên và chọn 3 biển báo vừa học.
*Kết luận: Nhắc lại nội dung, đặc điểm từng biển.
IV. Củng cố, dặn dò:
-Thực hiện đúng theo hiệu lệnh của biển báo khi đi trên đường.
-Quan sát hình, tìm hiểu các tư thế điều khiển của Cảnh sát giao thông.
-Thảo luận.
-Đại diện vài nhóm trình bày.
-Từng nhóm nhận biển báo
N1,2,3: 3 biển báo cấm.
N4,5,6: 3 biển báo cấm.
-Thảo luận.
-Trình bày.
-Theo dõi, nhận xét.
BÀI 4:
ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Ôn lại những kiến thức về đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1.
-HS biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau.
2.Kĩ năng:
-HS biết quan sát phía trước khi đi đường.
-HS biết chọn nơi qua đường an toàn.
3.Thái độ:
-Ở đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghị giúp đỡ khi qua đường.
-HS có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường.
II. Chuẩn bị:
GV: -5 hình trong SGK.
 -Phiếu học tập ghi các tình huống học tập của hoạt động 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Quan sát tranh.
-Chia 5 nhóm.
-Cho HS quan sát tranh.
H: Hành vi nào, của ai là đúng?
H: Hành vi nào, của ai là sai?
*Kết luận: Khi đi trên đường các em cần đi trên vỉa hè, luôn nắm tay người lớn.
 Liên hệ ngã ba, ngã tư nơi em ở hoặc em đi học.
*Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
-Chia 8 nhóm.
-Phát cho mỗi nhóm một câu hỏi tình huống.
*Kết luận:
-Khi đi bộ trên đường các em cần quan sát đường đi, không mãi nhìn quầy hàng hoặc vật lạ.
-Cần quan sát kĩ xe đi lại qua đường, nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ.
3. Củng cố, dặn dò:
 Luôn nhớ và chấp hành những quy định khi đi bộ và qua đường.
-Quan sát hình vẽ trong SGK. Thảo luận các hình vi đúng, sai.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến và giải thích lí do.
-Nhóm khác bổ sung.
-Thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
-Thực hiện hàng ngày.
BÀI 5:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-HS biết một số loại xe thường thấy khi đi trên đường bộ.
-HS biết phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại phương tiện giao thông.
2.Kĩ năng:
-Biết tên các loại xe thường thấy.
-Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm.
3.Thái độ:
-Không đi bộ dưới lòng đường.
-Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô hoặc xe máy đang đi.
II. Chuẩn bị:
GV: Hình vẽ trong SGK.
HS: Tìm một số tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học dinh
1.Giới thiệu bài:
 -Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
 -Đi xe đạp, xe máy nhanh hơn hay đi bộ nhanh hơn?
 Ghi đề 
2.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Nhận diện các phương tiện giao thông.
-Cho HS xem tranh hình 1,2 của bài .
+ Các phương tiện giao thông ở hình 1 và 2 có gì giống nhau và khác nhau ?
+Đi nhanh hay chậm?
+Khi đi phát ra tiếng đọng lớn hay nhỏ.
+ Chở hàng ít hay nhiều?
+Loại nào dễ gây nguy hiểm hơn?
*Kết luận:
-Xe thô sơ các loại xe đạp, xích lô, xe bò...
-Xe cơ giới là các loại xe: ô tô, xe máy...
-Xe thô sơ đi chậm, ít gây nguy hiểm...
-Khi đi trên đường ta cần chú ý đến âm thanh của các loại xe để tránh nguy hiểm.
 Giới thiệu thêm xe ưu tiên gồm: xe cứu hoả, xe cứu thương, xe công an.
*Hoạt động 2: Trò chơi
-Chia lớp 4 nhóm.
-Yêu cầu HS thảo luận ghi tên các phương tiện giao thông theo hai loại thô sơ và cơ giới.
*Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp... đi lại, các em không được đi lại hoặc đùa nghịch dưới lòng đường...
*Hoạt động 3: Quan sát tranh.
-Cho HS quan sát tranh vẽ 3 và 4 trang SGK.
-Các em thấy trong tranh vẽ có các loại xe nào đang đi lại trên đường?
-Khi qua đường các em cần chú ý đến các loại phương tiện nào? Vì sao?
-Khi tránh ô tôt, xe máy ta đợi xe đến gần rồi mới tránh hay phải tránh từ xa? Vì sao?
*Kết luận: Khi đi qua đường phải quan sát các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để đảm bảo an toàn.
3. Củng cố, dặn dò:
-Kể tên các loại phương tiện giao thông mà em biết
 +Thô sơ: 
 +Cơ giới:
- Thự hiện theo những điều đã học.
-Quan sát và trả lời các câu hỏi do giáo viên nêu.
-Thảo luận.
Đại diện dán phiếu và trình bày kết quả thảo luận.
-Nhóm khác bổ sung.
-Chú ý ô tô, xe máy.
-Tránh từ xa, vì ô tô, xe máy đi rất nhanh.
-Vài em kể.
BÀI 6:
NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP, XE MÁY
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Biết những quy định đối với người ngồi trên xe đạo, xe máy.
-HS mô tả được các động tác kgi lên xuống và ngồi trên xe đạp, xe máy.
2.Kĩ năng:
-Thể hiện thành thạo các động tác lên, xuống xe đạp, xe máy.
-Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm.
3.Thái độ:
-HS thực hiện đúng động tác và những quy định khi ngồi trên xe.
-Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngôpì trên xe máy.
II. Chuẩn bị:
GV: -Hai tranh như SGK.
 -Phiếu hoạt động ghi các hoạt động tính huống 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Bài cũ và giới thiệu bài:
-Em hãy kể tên một số phương tọên giao thông cơ giới mà em biết?
-Hằng ngày các em đến thường bằng phương tiện gì?
2.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Nhận biết được các hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy.
-Chia lớp làm 4 nhóm, giao mỗi nhóm quan sát một hình vẽ.
-Yêu cầu các nhóm quan sát, nhận xét động tác đúng, sa ... hỏi của phóng viên:
+Tôi là phóng viên, xin bạn vui lòng cho biết.... màu hè này?
+Tôi là phóng viên, xin bạn vui lòng kể về trường bạn? Đề nghị gì đến BGH ...?
+Tôi là phóng viên,bạn có ý kiến gì về hạot động của Đội TNTPHCM ở lớp, trường?
-Tóm tắt.
*Hoạt động 2: Trò chơi “Hái hoa dân chủ.
-Cho HS xung phong lên hái hoa và trả lời nội dung trên hoa.
-Khen những em có ý kiến hay..
-Kết luận: Như vậy, ý kiến của các em muốn mọi người tôn trọng thì ý kiến đó phải chân thực...
*Hoạt động 3: Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Lan.
-Kể cho HS nghe.
-Cho HS nhận xét câu chuyện theo các câu hỏi sau:
+Em nghĩ gì về ý kiến của mẹ Lan, bố Lan về việc học của Lan?
+Lan đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Cách giải quyết đó phù hợp không?
+Nếu em ở trường hợp của Lan, em sẽ giải quyết như thế nào?
-Tóm tắt ý kiến:
-Kết luận:
+Trẻ em có quyền có ý kiến riêng, có quan điểm riêng...
+Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng...
+Ý kiến của trẻ em phải chân thực...
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhắc HS vận dụng những điều vừa học vào thực tế.
-Nhận xét tiết học.
-Có.
-Một em đóng vai phóng viên, phỏng vấn vài bạn.
-Hái hoa và trả lời.
-Lắng nghe câu chuyện.
-Lắng nghe
GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH BOM MÌN
VÀ VẬT LIỆU CHƯA NỔ
Bài 1: BOM MÌN, VẬT LIỆU CHƯA NỔ CÓ Ở DÂU?
I. Mục tiêu:
- HS biết được bom mìn, vật liệu chưa nổ.
- HS biết được những nơi có thể gặp bom mìn còn sát lại để đề phòng cảnh giác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài:
 Nêu chuyên đề và yêu cầu của tiết học.
2. Khởi động: Chơi trò chơi: “Quả gì ăn được”.
- Hướng dẫn cách chơi: Hô quả ăn được như xoài, cam, ...
 Hô quả đạn, bom ...
3. Hoạt động 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
*Kết luận: Quảng Trị xưa kia là chiến trường nên hiện nay vẫn còn rất nhiều bom mìn và vật liệu chưa nổ còn sót lại.
4. Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Yêu cầu HS quan sát tranh để trả lời câu hỏi 1 trong sách.
 Gợi ý để giúp HS xác định được nơi có bom mìn mà tranh vẽ mô tả.
* Kết luận: 
+ Tranh 1 và 2: Bom mìn có trên đường đi./ Ven đường đi.
+ Tranh 3: Bom mìn có trên đồi/núi.
+ Tranh 4: Bom mìn có ở dưới nước.
+ Tranh 5: Bom mìn có ở tròn bụi rậm.
+ Tranh 6: Bom mìn có ở trên bãi cát.
- Yêu cần HS tiếp tục trả lời câu hỏi 2 trong sách. Gợi ý: các em đã từng nghe người lớn nói ở đâu có bom mìn? Hãy kể lại cho cả lới cùng biết.
- Các em có suy nghĩ gì về những điều đã biết.
*Chốt lại: Bom mìn vẫn còn sót lại ở nhiều nơi, cho nên phải cảnh giác và ơhải tránh xa những khu vựa càn lại bom mìn.
 Lưu ý: Không nói bom mìn có ở khắp nơi để tránh tâm lí lo sợ cho HS.
5. Hoạt động 3: Đọc thơ.
H: Qua bài thơ này các em rút ra được điều gì ?
*Chốt lại: Chúng ta phải luôn cảnh giác đối với những nơi có thể còn sót lại bom mìn và tránh xa những vật nghi là bom mìn.
6. Hoạt động 4: Củng cố.
H: Qua bài học này các em học được điều gì ?
- Về nhà nhắc lại những điều vừa học cho cả nhà cùng nghe.
- ăn.
- Đùng.
 Em nào hô sai sẽ không được chơi tiếp. Kết thúc trò chơi, các em hô sai sẽ làm điều gì đó cho cả lớp cùng vui.
- Quan sát tranh và nêu những gì có trong tranh.
- Đọ đoạn thông tin nói về Quảng Trị và trả lời câu hỏi có trong sách.
- Quan sát và trả lời.
- Nhận xét ý kiến của bạn và bổ sung nếu cần.
- Vài em trả lời và kể.
-Vài em trả lời.
- Cả lớp đọc thầm sau đó vài em đọc to trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Vài em trả lời.
- Trả lời.
- Vài em đọc to câu ghi nhớ.
Bài 2: NGUYÊN NHÂN CỦA TAI NẠN BOM MÌN
VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (2 tiết)
I. Mục tiêu:
-HS nắm được một số nguyên nhân gây ra tai nạn bòm mìn và các biện pháp phòng tránh.
-HS hiểu được bom mìn và vật liệu chưa nổ dù nằm dưới đất lâu ngày vẫn nguy hiểm như lúc chúng còn mới.
-HS biết dừng lại, tránh xa, không đụng vào các vật liệu nghi là bom mìn, vật liệu chưa nổ.
II. Đồ dùng dạy học:
-Sách.
III. Các hoạt động dạy học: Tiết 1
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu tiết học.
2.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Đọc truyện “Trò chơi nguy hiểm”.
- Yêu cầu HS xem tranh trong bài học và trao đổi nội dung với bạn bên cạnh. Có thể gợi ý cho HS: Các bức tranh này kể về chuyện gì?
Hỏi thêm: Bom mìn hoen gỉ có nguy hiểm không? Làm gì để tránh nguy hiểm?
*Kết luận: Các vật liệu chưa nổ dù hoen gỉ nhưng vẫn rất nguy hiểm. Chúng có thể nổ khi bị kích thích như bị nóng lên do lửa, bị ném, bị đá, bị thay đổi vị trí... Do đó, chúng ta không nên động vào chúng, khi nhìn thấy cần tránh xa và báo cho người lớn biết.
*Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
-Chốt lại nguyên nhân xảy ra tai nạ là do các bạn lấy gạch ném vào bom mìn.
-Phân tích và chốt lại cách xử lí đúng, an toàn, cách phòng tránh tai nạn bom mìn.
*Hoạt động 3: Đánh dấu X vào việc làm đúng.
-Nhận xét, đọc đáp án đúng (a và d).
- Làm việc theo cặp.
-Đọc lời ghi nhớ dưới mỗi bức tranh.
-Vài em kể lại nội dung câu chuyện trong nhóm, các bạn khác bổ sung.
- Thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi 1 trong sách.
- Trả lời câu hỏi trước lớp, em khác bổ sung.
-Thảo luận nhóm đôi câu 2 rồi sắm vai thể hiện cách xử lí của nhòm mình.
- Nhận xét.
- Làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn.
-Đọc kết quả cho lớp nghe.
Tiết 2
*Hoạt động 4: Kiên quyết từ chối những việc làm nguy hiểm.
-Chia lớp thành 8 nhóm. Hai nhóm đảm nhiệm 1 câu chuyện.
-Hướng dẫn HS phân tích kiên quyết/kiên định của các nhân vật trong từng câu chuyện.
Nêu câu hỏi gợi ý: 
+ Khi bị rủ rê lần đầu bạn Minh trong tình huống 1, Hoa trong tình huống 2, Nam trong tình huống 3 và Sơn trong tình huống 4 đã làm gì? Vì sao các bạn ấy làm như vậy ? (tách rời câu hỏi để HS dễ trả lời).
+ Khi bị bạn rủ rê lần thứ 2, các bạn đó làm theo không ? Vì sao các bạn đã xử lí như vậy ?
+ Nếu từ chối em có ngại/ sợ làm mất lòng bạn không ? Vì sao?
- Nhận xét và biểu dương những em sắm vai có tính kiên quyết và sáng tạo.
Nêu câu hỏi cho cả lớp: Em sẽ làm gì khi được bạn rủ làm những việc mà em cho lag nguy hiểm?
*Chốt lại: Các em phải kiên quyết từ chối khi được rủ làm nhưngc việc mag các em nghĩ lag nguy hiểm.
*Hoạt động 5: Các cách phòng tránh tai nạn bom mìn.
H: Để bảo vệ mình khỏi tai nạ bom mìn, các em cần phải làm gì ?
*Chốt lại: 
+Khi nhìn thấy vật lạ, kiến quyết tránh xa và báo người lớn biết.
+Kiên quyết không đốt lửa trên mặt đât ở những nơi không chắc chắn đã hết bom mìn.
+Kiên quyết không đi vào khu vực có biểm báo nguy hiểm.
+Kiên quyết không tắm trong hố bom.
+Kiên quyết không xem người lớn cưa bom đạn.
*Hoạt động 6: Củng cố.
H: Qua bài học này các em học được điều gì?
-Nói những điều đã học cho cả nhà nghe.
-Lập nhóm.
-Các thành viên trong nhóm luân phiên nhau đọc chuyện phân vai theo câu chuyện của nhóm mính.
- Trả lời.
-Trả lời.
-Phát biểu ý kiến.
-Trả lời.
-Vài em nhắc lại câu ghi nhớ.
Bài 3: HẬU QUẢ CỦA TAI NẠN BOM MÌN
I. Mục tiêu:
 - HS hiểu được hậu quả của tai nạn bom mìn
 - HS có ý thức thận trọng, tránh xa bom mìn và vật liệu chưa nổ.
II. Đồ dùng dạy học:
-Sách.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu tiết học
2.Các hoạt động:
*Hoạt động 1: Đọc truyện và trả lời câu hỏi
Nêu câu hỏi.
-Khen những em bổ sung và trả lời tốt.
*Kết luận: Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân, gia đình họ và cộng đồng.
*Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi.
-Nếu HS không kể được thì giáo viên kể (xem phụ lục cuối bài) sau đó yêu cầu HS rút ra kết luận về những tác hại nặng nề của tai nạn bom mìn.
*Chốt lại: Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân và gia đình họ.
*Hoạt động 3: Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh.
-Nhận xét và nêu gợi ý để HS hoàn thành câu chuyện.
-Kể lại câu chuyện.
*Hoạt động 4: Củng cố.
H: Qua bài học này các em học được điều gì?
-Bổ sung nhấn mạnh những điều quan trọng của bài: Tai nạn bom mìn để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho nạn nhân và gia đình họ.
-Nói lại những điều đã học cho cả nhà cùng nghe.
-Đọc truyện, xem tranh minh hoạ trong sách.
- Một số em đọc truyện trước lớp.
-Trao đổi theo cặp sau đó trả lời.
-Xung phong kể những câu chuyện mà các em biết.
-Quan sát từng tranh.
-Trao đổi và đoán nội dung câu chuyện.
-Vài em kể câu chuyện trước lớp.
-Trả lời.
Bài 4: CỨU NGƯỜI BỊ NẠN 
VÀ TÔN TRỌNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT
I.Mục tiêu:
- HS hiểu được khi gặp người bị tai nạn bom mìn cần báo ngay cho người lớn biết để kịp thời cứu chữa bệnh nhân.
- HS nhận thức được cần phải tôn trọng người khuyết tật. Không nên trêu chọc, xúc phạm họ.
II.Các hoạt động dạy học:
-Sách.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu yêu cầu tiết học.
2.Các hoạt động :
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
-Nêu tình huống và chia lớp làm hai nhóm nhỏ
Có thể nâu câu hỏi gợi ý:
+Nếu bạn Minh làm theo cách mà nhóm em lựa chọn thì có lợi ích và có hại gì cho bản thân?
+Nêu bạn Minh làm theo cách mà nhóm em lựa chọn thì có lợi và có hại gì cho người bị nạn?
*Kết luận:
+Nếu chọn cách 1 thì em có thể bị thương.
+Nếu chọn cách 2 thì có thể em sẽ làm cho vết thương trở nên nguy hiểm hơn, vì em, chưa có kĩ năng băng bó đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
+ Nếu chọn cách 3 thì em có thể không bị thương nhưng khó có người nghe thất tiếng em kêu để đến giúp.
+Nếu em chọn cách 4 thì em vừa được an toàn, vừa nhanh chóng tìm được người dến giúp nạn nhân.
 Tóm lại: Các em nên chọn cách 4 là cách an toàn nhất cho bản thân em và người bị nạn.
*Hoạt động 2: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
-Giải thích yêu cầu của bài tập.
-Chốt lại nội dung các bức tranh (như SGV).
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
-Cho HS thảo luận nhóm 2.
*Kết luận: Hiền nên khuyên Tú rủ Tâm chơi chơi. Bạn khuyết tật phải chịu nhiều thiệt thòi, vì vậy chúng ta cần phải biết cảm thông chia se với bạn, cùng học, cùng chơi với bạn.
*Hoạt động 4: Làm gì để giúp người khuyết tật
-Hỏi và cho HS trả lời cá nhân.
-Khen những em có ý kiến hay.
*Nhấn mạnh: Giúp đỡ người khuyết tật là một việc làm mà chúng ta nên làm. Tuổi các em còn nhỏ, vì vậy các em nên chọn những công việc phù hợp với khả năng mình như giúp người khuyết tật qua đường hoặc giúp đỡ những việc nhỏ như quét nhà, hái rau, rửa bát...
*Hoạt động 5: Củng cố.
H: Qua bài học này các em học được điều gì ?
-Nhấn mạnh những điều quan trọng của bài.
-Nói lại những điều đã học cho cả nhà cùng nghe.
-Thảo luận theo nhóm, trả lời hai câu hỏi trong sách.
-Vài nhóm trình bày.
-Làm việc cá nhân: quan sát tranh, đưa vào lời nói hoặc hành động trong tranh để đoán nội dung và quyết định việc làm nào đúng, việc làm nào sai.
-Vài em trình bày kết quả.
-Thảo luận nhóm đôi sau đó trình bày cách ứng xử và giải thích lí do.
-Trả lời cá nhân.
-Trả lời.
-Vài em nhắn lại câu ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of giao thông-bom mìn-vật liệu chưa nổ.doc