Giáo án Lớp 2 - Môn Chính tả - Tuần 1

Giáo án Lớp 2 - Môn Chính tả - Tuần 1

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp hs viết đúng chính tả hơn về dấu hỏi ,dâú ngã.

B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :

 Giới thiệu:Sai chính tả là một vấn đề tương đối phổ biến hiện nay ở học sinh, đặc biệt là lẫn lộn giữa

 dấu hỏi và dấu ngã.Vì vậy, tiết học này giúp các em một phần nào hạn chế đước sự lẫn lộn trên

 

doc 20 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Môn Chính tả - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN: 1 
 TIẾT:1+2
CHÍNH TẢ - PHÂN BIỆT HOIÛ, NGÃ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp hs viết đúng chính tả hơn về dấu hỏi ,dâú ngã.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Giới thiệu:Sai chính tả là một vấn đề tương đối phổ biến hiện nay ở học sinh, đặc biệt là lẫn lộn giữa
 dấu hỏi và dấu ngã.Vì vậy, tiết học này giúp các em một phần nào hạn chế đước sự lẫn lộn trên
 HOẠT ĐỘNG 1: GV HƯỚNG DẪN HS VỀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI VIẾT NHỮNG TỪ CÓ DẤU HỎ , DẤU NGÃ .
Gv nêu ra một số mẹo nhỏ đối với những từ có sử dụng thanh ngã .
 + Những từ diễn tả trạng thái ,tâm trạng thường mang thanh ngã
 VD :suy nghĩ ,nỗi lòng,..
 + Những từ chỉ họ ,tên người 
 VD:nguyễn ,đỗ ,lão ,
 +Thanh ngang thường đi sau là thanh hỏi. 
 +Thanh nặng thường đi sau nó là thanh ngã .
GV ghi câu sau lên bảng và lí giải:
 “Chị Huyền mang Nặng Ngã đau ,
HỏI không Sắc thuốc lấy đâu mà lành”.
HẾT TIẾT 1 , SANG TIẾT 2
 HOẠT ĐỘNG 2:HƯỚNG DẪN HS LUYỆN TẬP 
 -Gv đọc cho hs viết chính tả có cac từ sau :
 +thủ thỉ ,phấn khởi,đầy đủ, ngái ngủ ,của cải.
 +sợ hãi ,lỗi lầm ,dễ chịu ,mũm mĩm ,
 -Hs lên bảng thực hiện. Hs bên dưới nhận xét àGv kết luận 
 -GV yêu cầu hs phát âm mỗi tư øtrênàGV nhận xét và chỉnh sửa(nếu có )
E.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 1.Củng cố:Theo em làm thế nào để hạn chế việc viết sai dấu hỏi, dấu ngã.
 2.Dặn dò:Cần đọc tham khảo nhiều sách baó có nội dung lành mạnh để tự hoàn thiện về chính tả.
 TUẦN 2
 TIẾT 3+4
CHÍNH TẢ PHÂN BIỆT HỎI, NGÃ
(Bài tập thực hành )
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giup hs tiếp tục rèn luyện kĩ năng phân biệt hỏi, ngã khi viết cũng như khi nói. 
B.TIÊN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
HOẠT ĐỘNG 1:HƯỚNG DẪN HS VIẾT CHÍNH TẢ.
 -GV chọn một đoạn văn trong truyện “Thạch Sanh”, đọc trước lớp một lần .Yêu cầu hs lắng nghe .
 -Gv đọc chậm lại hs viết chính tả 
 Lưu ý hs viết chính tả nói chung nhưng trọng tâm là ở những từ có dấu dấu hỏi,ngã 
HOẠT ĐỘNG 2:KIỂM TRA, NHẬN XÉT, GÓP Ý.
 -Kiểm tra: Yêu cầu HS nộp khoảng 10 cuốn tập GV xem xét về những lỗi chính:
 + Trình bày.
 + Chữ viết.
 + Chính tả.
 -Góp ý:
 + về trình bày. 
 + chữ viết.
 + chính tả.
 + xem và đọc nhiều sách bổ ích. 
 + xem lại một số mẹo nhỏ về hỏi ngã.
HẾT TIẾT 3, SANG TIẾT 4
 HOẠT ĐỘNG 3: ĐỌC CHÍNH TẢ CHO HS VIẾT .
 -Gv đọc nhanh đoạn văn đầu của truyện “Cây bút thần”, trang 80, sgk
 -Gv đọc chậm lại để hs viết .
 -Hs viết xong, gv hướng dẫn hs trao chéo tập cho nhau để hs bước đầu tự nhận xét HOẠT ĐỘNG 4:KIỂM TRA KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CỦA HS 
 -Gv nhận xét, cho điểm công khai.
 -GV củng cố lại cách khắc phục như ở tiết (1),(2),(3)
E.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 1.Củng cố:Yêu cầu và hướng dẫn Hs đọc, phát âm đúng hỏi, ngã ở đoạn văn vừa ghi ở trên.
 2.Dặn dò:Phải thường xuyên đọc nhiều truyện để rèn luyện cách phát âm, cũng như làm quen với những trường hợp ngoại lệ.
 TUẦN 3
 TIẾT 5+6
RÈN LUYỆN PHÁT ÂM-TR/CH, S/X, V/D/GI, C/T
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp hs phát âm đúng các phụ âm tr/ch,s/x,v/d/gi,c/t.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
 HOẠT ĐỘNG1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÁT ÂM TR/CH
 -Gv gọi học sinh lên bảng ghi các từ sau :
 +tra xét ,trầm tĩnh ,trại giam ,trơ trụi,trợ cấp ,trách nhiệm ,trát tự ,
 +bắt chước ,chích thuốc,sửa chữa ,chúc mừng 
-Gv gọi mỗi học sinh phát âm một từ để xem hocv5 sinh phat âm chuẩn hay chưa chuẩn ,gv nhận xét và hướng dẫn học sinh cách khắc phục .
 HOẠT ĐỘNG 2: GV HƯƠNG DẪN HỌC SINH PHÂN BIỆT S/X
 *Gv hướng dẫn học sinh cách phát âm (s,x)
 *Gv hướng dẫn học sinh một số đặc điểm chung để dể dàng trong việc phân biệtt “s”,”x”
 -Các từ bắt đầu bằng “s” có hai đặt điểm :
 +Khoảng 20 từ chỉ tên động vật :sam sán ,sâu ,sên ,sếu ,sò ”
 +Khoảng 33 từ tên cây :sả ,sen ,súng ,sắn,sim(trừ 4từ :xoài ,xương sống ,xương bồ ,xoan)
-Các từ bắt đầu bằng “X” là các từ diễn đạt trạng thái “xiên xéo”: xeo, xế,xếch, xệch xạc, xiên ,xiên xẹo
-Các từ diễn đạt trạng thái tốt phần lớn mang âm “S” :sáng suốt, sốt sắng, sạch sẽ, sắc sảo,. sâu sắc ,sung sướng(trừ 5 từ: sàm sỡ, suồng sả, sừng sỏ, sống sượng).
-Các từ diễn đạt trạng thái xấu phần lớn mang âm “X”: xạo ,xảo, xanh xao, xốc xược(trừ 2 từ :xinh xắn, xong xuôi)
 Hầu hết từ “xà” thì phụ âm đầu là “x”
 -Thông thường “s” chỉo láy với “s”
 Hoạt động3:Gv đọc chính tả cho học sinh viết 
 -GV gọi 4 học sinh lên bảng viết các từ sau: sáng tạo ,sản xuất ,sang trọng ,sung sướng 
 -HS viết xong, gv nhận xét, kết luận và gọi hs phát âm.
HẾT TIẾT 5, SANG TIẾT 6
HOẠT ĐỘNG4: GV HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT VÀ PHÁT ÂM ĐÚNG CÁC TỪ CÓ PHỤ ÂM ĐẦU LÀ V/D/GI 
* Gv viết các từ sau lên bảng rồi yêu cầu học sinh thực hiện :
 -vây, dây, giây.
 cá, sợi.
 điện, phút..
 -viết, giết ,diết.
..giặc, da..
văn , chữ ..
 -vẻ, dẻ, giẻ.
..da, hạt .
..vang, văn.
* Hs lên bảng thực hiện xong , gv chỉnh sửa rồi gọi học sinh phát âm tại lớp các từ ấy .
 HOẠT ĐỘNG 5:HS VIẾT CÁC TỪ CÓ PHỤ ÂM CUỐI LÀ C/T.
 *Gv ghi lên bảng các từ khuyết sau:
 -lệch ạ...,nhếch nhá...,xệch xa...,san sa...,man ma...
 -dượ... liệu, cá cượ...bắt chướ..., lướt thướ...,,xanh mướ...
 *Gv yêu cầu HS thực hiện xong, gv nhận xét và chữa lại.
 *GV gọi HS phát âm tại lớp các từ vừa đã ghi.
C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 1.Củng cố: các phụ âm đầu v/d/gi khi phát âm có gì khác nhau?
 2.Dặn dò:
 -Về nhà đọc thêm nhiều sách có để rèn luyện thêm về chính tả
 -Xem lại bài tìm hiểu chung về văn tự sự(trang 27,sgk)
 TUẦN 4
 TIẾT 7+8
CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp Hs nhận diện được những tác phẩm thuộc phương thức trự sự và biểu cảm.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn Hs tóm tắt truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
 Gợi ý
HỎI: Nguyên nhân nào dẫn đến việc Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau?
HỎI:Nguyên nhân nào dẫn đến hàng TT dâng nước đánh ST?
HỎI: Truyện kết thúc mang ý nghĩa gì?
-> GV ghi các sự việc lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn Hs nhận biết phương thức tự sự.
 -Yêu cầu Hs quan sát các sự việc vừa tóm tắc ở HĐ 1.
 -Gv nêu vấn đề:
 +Các sự việc diễn ra theo trình tự như thế nào?
 +Theo trình tự ấy có làm cho câu chuyện thêm mạch lạc, rõ ràng, giàu ý nghĩa hay không?
 ->Kết luận: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự vịệc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
HẾT TIẾT 7, SANG TIẾT 8
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS luyện tập:
 -Nêu vấn đề:
 +Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” có phải là một văn bản tự sự kông? Vì sao?
 +Tự sự ở đây có vai trò gì?
 - Gợi ý:
 +Tóm tắt truyện theo các sự việc chính .
 +Xem các sự việc ấy có mối quan hệ với nhau hay không? Kết thúc truyện có mang lại một ý nghĩa gì không?
-> Văn bản được trình bày theo phương thức nào?
C.CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
 1.Củng cố: Tự sự là phương thức trình bày như thế nào?
 2.Dặn dò: Về nhà đọc nhiều sách để tự hoàn thiện về chính tả, tiết sau kiểm tra viết chính tả.
 TUẦN 5
 TIẾT 9
KIỂM TRA VIẾT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs: tự đánh giá được kết quả rèn luyện chính tả của mình dể có hướng phấn đấu tích cực hơn.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG 1: Gv đọc lướt qua đoạn văn sau một lần và sau đó đọc chậm lại để học sinh viết :
 “Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười .Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay”.
 (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần)
 HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn học sinh dò lại bài và bắt lỗi chính tả.
 -Yêu cầu Hs theo dõi lắng nghe để dò lại bài.
 -GV hướng dẫn Hs trao tập chéo lẫn nhau rồi xem lại đoạn văn sách giáo khoa (câu c, trang 60), đối chiếu và ghi các lỗi ra bên ngoài chỗ sửa lỗi. sau cùng là nộp lại cho giáo viên.
C.DẶN DÒ:
 -yêu cầu Hs tiếp tục cố gắng đọc nhiểu sách tham khảo. Nhất làq sách về những bài văn hay.
 -Xem lại bài :Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự .
 Cần nắm :
 + Tìm hiểu đề, tìm ý là tìm những gì?
 + Lập dàn bài là làm như thế nào?
 TUẦN 5
 TIẾT 10
CÁCH TÌM HIỂU ĐỀ,TÌM Ý Ở BÀI VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp Hs: khắc sâu hơn về kĩ năng tìm nhiểu đề, tìm ý cho kiểu bài tự sự.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn Hs cách tìm một hiểu đề văn tự sự.
*Gv chép đề văn lên bảng.
*Gv gọi HS thực hiện như sau:
 -Đề văn đã đưa ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
 -Em hãy gạch chân những từ thể hiện yêu cầu ấy .
 -Vậy thông thường một đề văn có mấy yêu cầu cơ bản ?
 -Để xác định chính xác yêu cầu của đề các em phải làm gì ?
 -> Kết luận:để tìm hiểu đề văn, ta phải đọc kĩ đề nhiêu lần.
HOẠT ĐỘNG 2: GV hướng dẫn HS tìm ý cho một đề văn tự sự.
 -Nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề là gì ?
 + Nhân vật nào?
 +Sự việc chính gì, sự việc phụ ra sao?
 + Diễn biến các sự việc ấy như thế nào?
 +kết quả ra sao?
 -Mỗi ý như vậy thường triển khai thành mấy đoạn?
 -> Tìm ý là tìm những gì ?
E.CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
 1.Củng cố :để trong quá trình làm bài trách tình trạng lạc đề. Các em cần chú ý các bước nào?
 2.Dặn dò:
-Về nhà tập tìm hiểu đề, tìm ý cho các đề văn (1), (2),(3) trang 47,sgk
-Xem trước cách lập dàn ý của bài văn tự sự.
TUẦN 6
 TIẾT 11
CÁCH TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý, Ở BÀI VĂN TỰ SỰ(tt)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp hs củng cố lại kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý cho đề văn tự sự .
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :
HAỌT ĐỘNG 1: Ra đề và hướng dẫn Hs thực hiện các yêu cầu:
 *GV chép đề lên bảng :
 Đề: Ngày s ... ùc trình bài một đoạn văn.
2.Dặn dò:Xem trước nhiệm vụ của đoạn văn kết bài.
Tuần 9
Tiết:17+18
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN KẾT BÀI
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kết bài
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1:Kiểm tra lại kiến thức.
 -Yêu cầu Hs nêu hình thức chung khi trình bày một đoạn văn.
 -Gv chốt lại như ở tiết 15.
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS cách viết đoạn văn kết bài.
 -Gv nêu câu hỏi gợi mở:
 ?/ Thông thường phần kết bài có nhiệm vụ ?
 ?/ Kết bài thường có mấy ý?
 ?/ Để có đoạn văn kết bài hay ta cần chú ý những gì ?
 -Chốt lại từng ý:
 +kết thúc lại vấn đề.
 +Thường thể hiện hai ý(ý tổng kết và cảm xúc của người viết).
 +Để có đoạn kết bài hay ta cần: .
 @Bám sát vấn đề đã trình bày ở trên.
 @Biết vận dụng từ ngữ thích hợp, nhất là những từ có liên kết .
HẾT TIẾT 17, SANG 18
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn văn kết bài.
 -Gv cho Hs chọn một trong các đề sau để thực hiện:
 +Giới thiệu bản thân.
 +Giới thiệu về bạn.
 +Giới thiệu người thên.
 -Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
 -Gọi hS đại diện lên bảng thực hiện 
 -Gv nhận xét từng đoạn và cùng HS sửa lại cho hoàn chỉnh nếu cần thiết.
E. CỦNG CỐ –DẶIN DÒ:
 1.Củng cố: Nhiệm vụ chính của đoạn văn kết bài là gì ?
 2.Dặn dò:Về nhà viết đoạn văn kết bài cho đề “Kể về một việc tốt mà em đã làm”
TUẦN 10
TIẾT 19
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN KẾT BÀI(TH)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs nắm sâu hơn về cách viết đoạn văn mở bài.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG1:Hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn văn kết bài.
 -Gv cho HS chọn một trong các đề sau để thực hiện:
 +Giới thiệu bản thân.
 +Giới thiệu về bạn.
 +Giới thiệu người thâân.
 -Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm:
+ Mỗi nhóm một tổ
+ Thời gian thảo luận 10 phút
+ HS viết đoạn văn không quá 7 câu
+ Lưu ý HS chú ý về hình thức trình bày đoạn văn.
+ Gv theo dõi, chú ý HS yếu kém trong quá trình thảo luận, đôn đốc, động viên, hướng dẫn HS thực hiện.
-Gv chia bảng mỗi lần thành bốn phần, gọi đại diện 4 HS lên bảng( ưu tiên cho HS yêu kém, chia mạnh dạn trong việc đóng góp ý kiến).
HOẠT ĐỘNG 2: Gv nhận xét
 -GV gọi HS nhận xét, đóng góp ý kiến trước.
 -Gv nhận xét từng đoạn và cùng HS sửa lại cho hoàn chỉnh nếu cần thiết.
E. CỦNG CỐ –DẶN DÒ:
 1.Củng cố: về hình thức trình bày đoạn văn và nhiệm vụ của phần kết bài trong bài văn tự sự.
 2.Dặn dò: Viết một đoạn văn(từ 5 đến 7 câu) kể về người bạn thân của em (làm ở nhà)
TUẦN 10
 TIẾT 20
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU 
NHÂN VẬT (LT)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp Hs nắm vững hơn về cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong những tiết học chính thức.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG.
HOẠT ĐỘNG1:Ôn lại hình thức trình bày một đoạn văn.
-Gv yêu cầu một vài HS nhắc lại hình thức trình bày một đoạn văn.
-GV nhận xét, bổ sung(nếu có)
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật.
?.Khi cần giới thiệu nhân vật nhân vật để một ai đó biết, ta cần giới thiệu những đặc điểm gì về nhân vật?
-HS liệt kê, GV ghi ra bảng.
?. Những vấn đề như trên có cần thiết hay không? Vì sao?
 ->Kết luận:
-Ta cần giới thiệu họ, tên,nơi xuất thân, tính tình, nghề nghiệp(nếu có)
-Những vấn đề trên rất cần thiết vì nó giúp cho người nghe, người đọc nhận biết được nhân vật mình muốn giới thiệu.
-Bài tập áp dụng:
Đề: Viết một đoạn văn gới thiệu nhân vật em yêu thích.
-Yêu cầu:
+ Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu.
+ Hình thức trình đoạn văn phải đúng.
+ Trong đoạn văn cần đảm bảo những yếu tố cần thiết về nhân vật như đã học.
- HS làm thực hiện trong khoàng thời gian 7 phút.
- Gv yêu cầu HS yếu kém đọc trước lớp rồi đồng thời nhận xét cả về hình thức trình bày.
-Gv yêu cầu một vài HS khá giỏi đọc đọc đoạn văn giới thiệu của mình để cả lớp cùng nhận xét, rút kinh nghiệm.
C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ
1.Củng cố: Khi viết một đoạn văn hoàn chỉnh thì đầu đoạn và kết đoạn có đặc điểm gì?
2.Dặn dò:Về nhà viết một đoạn văn giới thiệu người anh trai
TUẦN 11
 21+22
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU
 NHÂN VẬT (TH)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
 Giúp Hs khắc sâu hơn những kiến thức đã học về đoạn văn giới thiệu nhân vật cũng như hình thức trình bày một đoạn văn.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG 
HOẠT ĐỘNG 1:Kiểm tra lại kiến thức về hình thức trình bày một đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Gv chép đề văn lên bảng như sau:
 Hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7câu) giới thiệu người bạn mới quen.
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (mỗi nhóm một tổ)
 - Thời gian thảo luận 7 phút.
 -GV theo dõi quá trình HS thảo luận, lưu ý HS yếu kém.
Gợi ý:
 -Yêu cầu Hs dựa vào những kiến thức đã học về cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật(LT) để thực hiện.
 -GV chia bảng thành 4 phần gọi 4 HS lên bảng trình bày( Trong đó có 3 HS yêu kém, 1 HS giỏi của lớp).
HOẠT ĐỘNG 3: Giáo nhận xét:
- GV khuyến khích HS mạnh dạn nhận xét đóng góp ý kiến trước( về hình thức và nội dung).
-GV kết luận: Về hình thức và nội dung (có bổ sung, sửa chữa cho hoàn chỉnh, nếu cần thiếtù)
 *Củng cố: như ở hoạt động 3.
 *Dặn dò: Về nhà viết đoạn văn giới thệu về người anh trai của em.
HẾT TIẾT 21, SANG 22
HOẠT ĐỘNG 1: GV yêu cầu mỗi HS tự xây dựng cho mình một đề văn tự sự.
 -GV chọn một đề cụ thể trong các đề HS ra, cho Hs thực hành tại lớp.
 Vd/ Đề:Viết một đoạn văn giới thiệu về người anh trai của em.(5->7 câu)
 Yêu cầu: 
 -HS dựa vào kiến thức về lí thuyết đã học để trình bày.
 -Làm việc theo nhóm trong 10 phút.
 -GV theo dõi quá trình HS thảo luận, lưu ý HS yếu kém.
 -Hết thời gian quy định, GV chia bảng thành 4 phần gọi 4 HS lên bảng trình bày( trong đó có 3 HS yêu kém, 1 HS giỏi của lớp).
HOẠT ĐỘNG 2: GV nhận xét
-Gv để HS trong lớp tham gia nhận xét, đóng góp trước.
-GV kết luận bằng điểm số ( có phân tích cái được, cái chưa được) để HS làm tốt hơn ở lần sau.
C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
 1.Củng cố: Thực hiện ở hoạt động 2.
 2.Dặn dò:
 -Về nhà tự hoàn thiện thêm về kĩ năng viết đoạn văn.
 -Xem lại kiến thức đã học về văn kể việc.
TUẦN 12
 23+24
CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VIỆC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 Gíp Hs khắc sâu hơn về kiến thức trình bày đoạn văn nói chung và cách viết đoạn văn kể việc nói riêng.
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG .
HOẠT ĐỘNG 1:Học sinh nhắc lại kiến thức cũ về hình thức trình bày đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS cách viết đoạn văn kể việc.
 Giáo viên nêu vấn đề gợi mở.
VD: Đề văn: Kể về một việc tố mà em đã làm.
-Yêu cầu HS xác định các sự việc cần phải viết bài.
?. Để viết một đoạn văn kể việc hay, hấp dẫn người đọc , ta cần chú ý những gì ?
?. Về thứ tự trình bày các sự việc có cần thiết không? Vì sao?
->Chốt:
-Lựa chọn các sự việc tiêu biểu.
-Sắp xếp các sự việc ấy theo một trình tự hợp lyÙ.(thứ tự trình bày các sự việc rất cần thiết vì nó giúp cho đoạn văn trở nên mạch lạc, cụ thể, rõ ràng.ù)
 *Củng cố:Khi viết một đoạn văn kể việc ta cần chú ý những gì?
 *Dặn dò:Về nhà viết một đoạn văn kể về việc học tập của em.
HẾT TIẾT 23, SANG 24
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS luyện tập
-Gv chép đề lên bảng như sau: “Hãy viết một đoạn văn kể việc học tập hằng ngày của em”.
-Yêu cầu HS viết đoạn văn dựa vào phần lí thuyết, làm bài theo nhóm, trong thời gian 10 phút ( mỗi nhóm 1 bàn). Viết đoạn văn từ 5-7 câu.
-Gv chia bảng thành 6 phần, gọi đại diện 6 HS lên bảng thực hiện.
HOẠT ĐỘNG 4: GV cùng học sinh nhận xét( về hình thức viết đoạn văn lẫn nội dung), bổ sung cho hoàn chỉnh (nếu có)
C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
1.Dặn dò:thực hiện như ở Hoạt động 4.
2.Dặn dò:Tìm hiểu trước nghĩa của từ “tưởng tượng”
TUẦN 13
TIẾT 25+26
NS:6/9/2007
CÁCH KỂ TRUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs nắm vững hơn về văn kể chuyện tưởng tượng.
B.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG
HĐGV
HĐHS
NỘI DUNG BÀI
HOẠT ĐỘNG 1:Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là tưởng tượng.
-Yêu cầu hs trình bày theo cách hiểu về nghĩa của từ “tưởng tượng”
-Gọi Hs khác nhận xét, bổ sung.
->Gv chốt lại:Tưởng tượng hiểu một cách cơ bản nhất là những yếu tố không có thật .
-Như vậy kể chuyện tưởng tượng là kể như thế nào?
-Khi kể có dựa trên cơ sở sự thật nào hay không? Vì sao?
-Kể chuyện tưởng tượng có chú ý đến trình tự kể hay không ? Vì sao?
->Chốt kể chuyện tưởng tượng là kể theo trí nhớ của người kể nhưng phải dựa trên cơ sở sự thật nào đó.
-Trình tự kể rất cần thiết vì nó góp phần làm cho lời kể mạch lạc, sinh động hơn.
Hs giải thích nghĩa của từ “tưởng tượng”
Hs lắng nghe
Hs suy nghĩ, trả lời.
HS thảo luận theo bàn, đại diện nêu ý kiến.
HS chú ý lắng nghe
I.Cách kể chuyện tưởng tượng 
 Kể theo trí tưởng tượng của mình nhưng phải dựa trên cơ sở sự thật nào đó
*Dặn dò :Kể chuyện tưởng tượng là kể như thế nào?
 *Dặn dò:Về nhà thử viết một đoạn văn kể chuyện tưởng tượng.
HẾT TIẾT 25, SANG 26
HOẠT ĐỘNG2:Hưiớng dẫn Hs luyện tập.
-Yêu cầu hs:
 +nhắc lại kiến thức cũ.
 +viết một đoạn văn có yếu tố tưởng tượng (chủ đề tự chọn)
-HS thực hiện bên dưới 10 phút
-Gv chia bảng thành 8 phần, gọi 8 HS lên bảng thực hiện.
-Gv cùng Hs nhận xét về nội dung và hình thức trình bày.
Hs nhắc lại kiến thức cũ
HS vioết đoạn văn
Hs lên bảng thực hiện
HS cùng gv nhận xét
II.Luyện tập:
Viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố tưởng tượng (chủ đề tự chọn)
C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
1.Củng cố:Ở Hoạt động 2
2.Dặn dò:
 -Tự rèn luyện thêm về văn tưởng tượng (có thể xem sách tham khảo
 -Xem lại từ tiết 10->26 để kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docT1.doc