Giáo án lớp 2 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Thu Đông

Giáo án lớp 2 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Thu Đông

Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật( Bác Hồ, chú cần vụ).

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thường lệ, tần ngần, chú thường vụ, thắc mắc.

 

 

doc 56 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1600Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Thu Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31:
Thứ hai ngày tháng năm 2007.
Tập đọc:
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I/ Mục tiêu:
1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật( Bác Hồ, chú cần vụ).
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thường lệ, tần ngần, chú thường vụ, thắc mắc....
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây Bác cũng nghĩ cách trồng thế nàođể cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Học bài chiếc rễ đa tròn.
2.Luyện đọc:
2.1 Đọc mẫu toàn bài:
 Giọng kể chậm rãi. Giọng Bác ôn tồn, dịu dàng, giọng chú cần vụ ngạc nhiên.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu.
- Ghi bảng: thường lệ, ngoằn ngoèo, rễ...
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia đoạn.
- Ghi bảng một số câu cần luyện đọc.
+ Đến gần cây đa/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo// nằm trên mặt đất//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
- NHận xét, bổ sung thêm.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp từng câu.
- Luyện đọc cá nhân và đồng thanh.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc cá nhân và đồng thanh.
 - Từng em trong nhóm nối tiếp nhau đọc.
 - Đại diện các nhóm thi đọc.
Tiết 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, chú cần vụ làm gì ?
H: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ?
H: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào ?
H: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?
H: Nói một câu về tình cảm của Bác Hồ với thiếu .
* Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây.
4.Luyện đọc lại: 
- Đọc lại lần 2.
- Hướng dẫn phân vai cho HS đọc lại.
5.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Đọc kỹ bài tiết sau kể chuyện.
- Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng nó mọc tiếp.
- Bác hướng dẫn chú cần vụ cuốn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cọc, sau đó vùi hai đầu rễ xuống đất.
- Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn.
- Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua, chui lại vòng lá tròn được tạo từ chiếc rễ đa.
- Bác Hồ rất yêu quý các cháu thiếu nhi.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Tự phân vai và đọc câu chuyện.
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Luyện kỹ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ ).
- Ôn tập về một phần tư, về chu vi hình tam giác và giải bài toán.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ôn tập:
- Cho HS nêu các bước tính cộng.
2.Thực hành:
Bài 1:
- Hướng dẫn và cho HS làm trên bảng con.
Bài 2:
- Hướng dẫn và cho HS làm theo nhóm.
Bài 4, 5:
- Cho cả lớp làm vào vở.
3.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Vài em nêu:
+ Đặt tính.
+ Tính.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm trên bảng con.
225 362 683
 + + +
 634 425 204
 859 787 887
- Nêu yêu cầu.
- Làm theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nêu yêu cầu, chọn cách làm và làm vào vở.
Bài 4: Bài giải:
 Con sư tử nặng số ki lô gam là:
 210 + 18 = 228( kg)
 Đáp số: 228 kg.
Bài 5: Bài giải:
 Chu vi hình tam giác là:
 300 + 200 + 400 = 900(cm)
 Đáp số: 900cm.
Đạo đức:
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (tiết 2)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
* Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
- Nêu yêu cầu: Khi đi chơi vườn thú em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào chuồng các con vật. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây.
a. Mặc các bạn, không quan tâm.
b. Đứng xem, huờ theo trò nghịch của các bạn.
c.Khuyên ngăn các bạn.
d.Mách người lớn.
Kết luận: Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
Hoạt động 2: Chơi đóng vai:
- Nêu tình huống:
 An và Huy là đôi bạn thân chiều nay tan học về Huy rủ:
 - An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi.
 An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó.
Kết luận: Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây, phá tổ chim vì: 
+ Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương.
+ Chim con sống xa mẹ dễ chết.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
- Hướng dẫn, gợi ý.
- Khen những em đã biết bảo vệ loài vật có ích.
*Kết luận chung: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
- Cả lớp cùng theo dõi.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Ý c và d là đúng.
- Cả lớp lắng nghe.
- Thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- Từng em tự liên hệ.
- Thực hiện bảo vệ loài vật có ích.
Thứ ba ngày tháng năm 2007.
Toán:
PHÉP TRỪ KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS : Biết cách đặt tính rồi tính trừ các số có ba chữ số theo cột dọc.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Các hình vuông to, hình vuông nhỏ, các hình chưc nhật như bài học.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Trừ các số có 3 chữ số.
- Viết lên bảng: 635 – 214
- Thể hiện đồ dùng trực quan.
- Hướng dẫn viết phép tính.
 635 5 trừ 4 bằng 1, viết 1.
 + 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
 214 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
 421
2.Thực hành:
Bài 1:
- Hướng dẫn và cho HS làm trên bảng con.
Bài 2:
- Chia nhóm và cho HS làm theo nhóm.
- NHận xét, bổ sung thêm.
Bài 3:
- Hướng dẫn mẫu và cho HS thi đua làm theo mẫu.
Bài 4:
- Phân tích bài toán và cho HS làm vào vở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Lắng nghe và theo dõi cách làm của giáo viên.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm trên bảng con.
Kết quả lần lượt là: 243, 333, 372.
- Đọc yêu cầu.
- Làm theo nhóm và đại diện lên bảng trình bày.
- Nêu yêu cầu.
- Xung phong trả lời miệng.
- Đọc bài toán.
- Chọn cách giải và giải vào vở.
 Bài giải:
 Đàn gà có số con là:
 183 – 121 = 62 ( con )
 Đáp số: 62 con.
Mĩ thuật:
******************
Kể chuyện:
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I/ Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng nói:
- Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 3 tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên.
2.Rèn kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể để nhận xét đúng, có thể kể tiếp lời bạn.
II/ Đồ dùng dạy học:
- 3 tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
- Kể chuyện Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Tại sao Bác khen bạn Tộ ngoan ?
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1 Sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện.
- Treo 3 tranh minh hoạ theo đúng trật tự câu chuyện.
2.2 Hướng dẫn kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
2.3 Kể toàn bộ câu chuyện.
- Hướng dẫn cách kể.
- Cùng lớp nhận xét kết luận đại diện nhóm kể hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò:
- Nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi qua câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 3 em tiếp nối nhau kể.
- Bạn Tộ biết nhận lỗi.
- Quan sát, nói vắn tắt nội dung từng tranh.
- Tập kể từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện 3 nhóm tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện.
- Đại diện các nhóm thi nhau kể chuyện 
- Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi.
Chính tả (nghe - viết):
VIỆT NAM CÓ BÁC
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ thể lục bát Việt Nam có Bác.
- Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, thanh hỏi/thanh ngã.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT2, 3a.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
- Đọc cho HS viết: chói chang, trập trùng, chân thật, học trò....
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết.
a.Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc bài chính tả một lần.
- Hỏi: Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
- Tìm các tên riêng được viết hoa trong bài chính tả.
- Cho HS viết các tên riêng và các từ ngữ dễ viết sai.
b. Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc to, rõ ràng từng cụm từ, từng câu cho HS viết.
- Đọc lại lần cuối cho HS soát lại bài.
c. Chấm, chữa bài.
3.Hướng dẫn làm bài tập.
Bài tập 2:
- Cho lớp đọc thầm nội dung bài tập.
- Vài em làm trên bảng quay, lớp làm vào giấy nháp.
- Cùng lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Hỏi: Bài thơ tả cảnh gì ?
Bài tập 3: Chọn cho HS làm bài tập 3a.
- Cho cả lớp làm vào vở .
- Chốt lại lời giải đúng.
 Tàu rời ga.
 Sơn Tinh dời từng dãy núi đi.
 Hổ là loài thú dữ.
 Bộ đội canh giữ biển trời.
4.Củng cố, dặn dò:
- NHận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Hai em lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Vài em đọc lại.
- Bài thơ ca ngợi Bác là người tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam.
- Bác, Việt Nam, Trường Sơn.
- Bác, Việt Nam, Trường Sơn, non nước, lục bát.
- Lắng nghe và viết bài vào vở.
- Cả lớp soát lại bài.
- Đọc yêu cầu.
- Đọc thầm bài tập.
- Hai em làm trên bảng quay, lớp làm vào giấy nháp.
- Vài em đọc lại 3 khổ thơ sau khi đã điền đủ.
- Bài thơ tả cảnh nhà Bác trong vườn Phủ Chủ Tịch.
- Đọc yêu cầu.
- Làm vào vở.
Thứ tư ngày tháng năm 2007.
Tập đọc:
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC.
I/ Mục tiêu:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc bài vơi giọng trang trọng, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân vơi Bác.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: uy nghi, tụ hội, tam cấp...
- Hiểu nội dung bài: Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đát nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng của toàn quốc đối với Bác.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Học bài cây và hoa bên lăng Bác.
2.Luyện đọc:
2.1 Đọc mẫu toàn bài.
- Giọng đọc trang trọng, trầm lắng hơn ở câu kết. Nhấn giọng các từ ngữ: uy nghi, gần gũi, đâm chồi, khoe sắc, toả ngát....
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu.
- Ghi bảng: lắng nghe, lịch sử, nở lứa đầu...
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia đoạn.
- Viết bảng một số câu cần luyện đọc:
 TRên bậc tam cấp/ hoa dạ hương chưa đơm bông/ nhưng hoa nhài trắng mịn/ hoa mộc/ hoa ngâu kết chùm/ đang toả hương ngào ngạt//
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
3.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Kể tên những loài cây được trồng ở phía trước lăng Bác .
H: Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác.
H: Câu văn nào cho thấy  ... luận : Mặt TRăng tròn giống như một quả bóng lớn ở xa Trái Đất . Ánh sáng Mặt Trăng mát dịu không nóng như ánh sáng Mặt Trời vì Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt TRăng phản chiếu từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao.
Hoạt động cả lớp.
+ Tại sao em lại vẽ ngôi sao như vậy ?
+ Theo em ngôi sao có hình gì ? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không ?
+ Những ngôi sao có toả sáng không ?
Kết luận : Các vì sao là những quả bóng lửa khổng lồ giống như mặt Trời . Trong thực tế còn có nhiều ngôi sao lớn hơn mặt Trời, nhưng vì chúng ta ở rất xa, rất xa trái Đất nên chúng ta nhìn thấy chúng nhỏ bé trên bầu Trời.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Cả lớp cùng hát.
- Vẽ theo trí tưởng tượng của mình.
- Vài em giới thiệu tranh ảnh của mình.
- Lắng nghe.
- Thảo luận và trả lời.
- Đọc lại phần kết luận.
Thứ năm ngày tháng năm 2007.
Toán:
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (tt)
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- Cộng, trừ nhẩm và viết (có nhớ trong phạm vi 100; không nhớ với các số có 3 chữ số).
- Giải toán cộng , trừ và tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các bảng phụ ghi bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Ôn tập về phép cộng và phép trừ( tt).
2.Thực hành:
Bài tập 1:
- Nêu từng phép tính cho HS tính và trả lời.
Bài tập 2:
- Hướng dẫn và cho HS làm theo nhóm.
Bài tập 3:
-Hướng dẫn HS chọn lời giải và phép tính để làm vào vở.
Bài 5:
- Gợi ý cách tìm X và cho HS làm vào bảng con.
3. Củng cố, dặn dò:
- NHận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Một em đọc yêu cầu.
- Lắng nghe suy nghĩ và trả lời.
 500 + 300 = 800 400 + 200 = 600
 800 – 500 = 300 600 – 400 = 200
 800 – 300 = 500 600 – 200 = 400
 700 + 100 = 800 800 – 700 = 100 
 800 – 100 = 700
- Một em đọc yêu cầu.
- Nhận bảng phụ và làm theo nhóm.
Kết quả lần lượt là:
a. 94 ; 100 ; 28.
b. 767 ; 321 ; 877.
- Vài em đọc bài toán.
- Chọn bài làm để làm vào vở.
Bài giải:
Chiều cao của em là:
165 – 33 = 132 ( cm ).
 Đáp số: 132 cm.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm vào bảng con.
X – 32 = 45 X + 45 = 79
 X = 45 + 32 X = 79 – 45
 X = 77 X = 34
Tập viết:
CHỮ HOA : V (kiểu 2)
I/ Mục tiêu:
 Rèn kỹ năng viết chữ:
- Biết viết chữ hoa V kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ Việt Nam thân yêu theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối đúng chữ quy định.
II/ Đồ dụng dạy học:
- Mẫu chữ V kiểu 2 đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ ô li.
- Vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
- Viết chữ Q hoa kiểu 2.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em sẽ tập viết chữ V hoa kiểu 2.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa.
a.Hướng dẫn quan sát nhận xét.
- Viết mẫu lên bảng.
b.Cho HS tập viết trên bảng con.
3.Hướng dẫn viết cụm từ ững dụng.
a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
Việt Nam thân yêu.
- Giải thích cụm từ.
- Viết mẫu lên bảng.
b.Hướng dẫn HS nhận xét.
- Độ cao của các chữ cái.
- Cách nối nét giữa các chữ.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- Viết theo yêu cầu trong vở.
5.Chấm, chữa bài.
- Chấm vài bài và nhận xet.
- Khen những bài viết đẹp.
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Hai em viết bảng lớo.
- Cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét cấu tạo cách viết chữ V kiểu 2.
- Xem chữ mẫu.
- Cả lớp viết chữ V vào bảng con.
- Vài em đọc lại cụm từ.
- Lắng nghe và hiểu nghĩa cụm từ.
- Xem chữ mẫu.
- Nhận xét.
- Cả lớp viết vào vở.
Âm nhạc:
***************
Thứ sáu ngày tháng năm 2007
Toán:
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
- Nhân chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học.
- Tìm một thừa số chưa biết, giải bài toán về phép nhân.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các bảng phụ ghi bài 2 để làm nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Ôn tập về phép nhân và phép chia.
2.Thực hành:
Bài 1:
- Cho HS thi đua nhau tính nhẩm theo tổ.
Bài 2:
- Cho cả lớp làm theo nhóm.
- Cho đại diện nhóm trình bày bài của nhóm.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS chọn bài làm và làm vào vở.
Bài 5:
- Cho cả lớp làm vào bảng con.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau
- Một em đọc yêu cầu.
- Các tổ thi đua nhau trả lời.
	a.	2 x 8 = 16 2 x 9 = 18
3 x 9 = 27 5 x 7 = 35
4 x 5 = 20 5 x 8 = 40
5 x 6 = 30 3 x 6 = 18
12 : 2 = 6 18 : 3 = 6
12 : 3 = 4 45 : 5 = 9
12 : 4 = 3 40 : 4 = 10
15 : 5 = 3 20 : 2 = 10
	b.	20 x 4 = 80 20 x 2 = 40
80 : 4 = 20 40 : 2 = 20
30 x 3 = 90 30 x 2 = 40
90 : 3 = 30 60 : 2 = 30
- Một em đọc yêu cầu.
- Làm theo nhóm.
 4 x 6 + 16 = 24 + 16 
 = 40
 5 x 7 + 25 = 35 + 25
 = 60
 20 : 4 x 6 = 5 x 6 
 = 30
 30 : 5 : 2 = 6 : 2 
 = 3
- Vài em đọc bài toán.
- Suy nghĩ và làm vào vở.
Bài giải:
Lớp 2A có số học sinh là:
8 x 3 = 24 ( học sinh )
 Đáp số : 24 học sinh.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào bảng con.
X : 3 = 5 5 x X = 35
 X = 5 x 3 X = 35 : 5
 X = 15 X = 7
Chính tả (nghe - viết):
LƯỢM
I/ Mục tiêu:
- Ngjhe - viết đúng, chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ Lượm.
- Tiếp tục luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc âm chínhdễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: s/x ; i/iê.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
 Đọc : chúm chím, dịu hiền, dễ thương, cô tiên, khiến...
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết.
a.Hướng dẫn chuẩn bị.
- Đọc toàn bài chính tả một lần.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ ?
+ Nên bắt đầu viết các dòng thơ từ ô nào trong vở ?
- Đọc cho HS viết vào bảng con những chữ dễ viết sai.
b. Đọc cho HS viết vào vở.
- Cho HS gấp sách lại.
- Chỉ đọc mỗi dòng thơ một lần vì HS đã thuộc.
c. Chấm, chữa bài.
- Chấm vài bài và nhận xét.
- Khen HS trình bày đúng, viết đẹp.
3.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Chọn cho HS làm câu a.
- Hướng dẫn và cho cả lớp làm vào vở, hai em làm trên bảng phụ.
- Cùng lớp chốt lại lời giải đúng:
(sen, xen) : hoa sen, xen kẻ
(sưa, xưa) : ngày xưa, say sưa
(sử, xử) : cư xử, lịc sự
Bài tập 3: Chọn cho HS làm câu b.
- Chia bảng thành 4 cột, chọn 4 nhóm lần lượt mỗi HS từng nhóm lên bảng viết nhanh cả cặp từ chứa tiếng chỉ khác nhau ở âm giữa i/iê.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Hai em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Vài em đọc lại.
- 4 chữ.
- Nên viết từ ô thứ 3 hoặc thứ tư tính từ lề vở.
- Viết vào bảng con: loắt choắt, nghênh nghênh,..
- Nghe rõ và viết vào vở.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Cả lớp làm vào vở.
- Các nhóm thi đua nhau làm.
- Cùng giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Nàng tiên/ lòng tin ; tín nhiệm/ tiến bộ
Lúa chiêm/ chú chim ; gỗ liêm/ câu liêm
Trái tim/ thuốc tiêm ;vin cành/ viên gạch
Xin việc/ xiên chả ; nhịn ăn/ tín nhiệm... 
Thủ công:
ÔN TẬP, THỰC HÀNH
 THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS nhớ và làm được sản phẩm đã học
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng của HS qua sản phẩm là một trong những sản phẩm đã học. 
- Thông qua kết quả kiểm tra, GV điểu chỉnh phương pháp dạy họcđể đạt kết quả tốt.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Vài mẫu sản phẩm thủ công đã học.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Ôn tập, thực hành thi khéo tay làm đồ chơi.
2.Hướng dẫn ôn tập và thực hành.
a. Ôn tập
- Hỏi : Chúng ta đã học và làm được những sản phẩm nào ?
- Hãy nên các bước làm xúc xích trang trí ?
- Hãy nêu các bước làm vòng đeo tay ?
..........
- Cho HS xem các sản phẩm đã chuẩn bị.
b.Thực hành thi khép tay làm đồ chơi.
- Em hãy chọn một trong những sản phẩm thủ công đã học và làm.
- Yêu cầu làm đúng theo quy trình kỹ thuật.
- Quan sát, hướng dẫn những em còn yếu.
3. Đánh giá:
- Đánh giá theo 2 mức độ.
+ Hoàn thành: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, gấp thẳng, đều.
+ Chưa hoàn thành : Thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật, đường cắt không thẳng, đường gấp, miết không phẳng và chưa làm ra sản phẩm.
4. Nhận xét
- NHận xét sự chuẩn bị cảu HS.
- NHận xét chung về kiến thức kỹ năng thái độ của HS.
- Vài em trả lời.
- Vài em nêu.
- Quan sát mẫu.
- Cả lớp cùng làm.
- Cùng giáo viên đánh giá sản phẩm và đánh giá sản phẩm của nhau..
Tập làm văn:
ĐÁP LỜI AN ỦI . KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I/ Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói : Biết đáp lại lời an ủi.
- Rèn kỹ năng viết : Biết viết được một đoạn văn ngắn kể một việc làm tốt của em hoặc của bạn em.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài 1 trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
Học bài Đáp lời an ủi . Kể chuyện được chứng kiến.
2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1:
Bài tập 2:
- Cả lớp đọc thầm lại nhẩm lời đáp phù hợp với 3 tình huống đã cho.
- Từng cặp HS tực hành đối thoại
- Cùng lớp đánh giá và khen những HS biết nói lời đáp phù hợp. VD
a.Dạ, em cám ơn cô./ Em nhất định sẽ cố gắng ạ !...
b.Cảm ơn bạn./Mình vẫn hi vọng nó sẽ trở về./....
c.Cháu cảm ơn bà./Cháu cũng hi vọng ngày mai nó sẽ về./...
Bài tập 3:
- Giải thích yêu cầu của bài.
- Vài HS nói về những việc tốt các em hoặc bạn đã làm.
- Cho cả lớp làm vào vở.
- Nhiều em nối tiếp nhau đọc bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Một em đọc yêu cầu.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm lời an ủi của bạn gái đến thăm và đáp lại lời của bạn gái bị đau chân.
- Vài cặp HS thực hành đối đáp trước lớp
+ Một em đóng vai bạn gái đến thăm.
+ Một em đóng vai bạn gái chân bó bột.
- Một em đọc yêu cầu và 3 tình huống.
- Từng cặp thực hành.
- Một em đọc yêu cầu.
- Vài em nói.
- Cả lớp cùng làm vào vở.
- Cùng giáo viên nhận xét. VD
 Mấy hôm nay, mẹ sốt cao.Bố đi mời bác sĩ đến nhà khám bệnh cho mẹ.Còn em thì rót nước cho mẹ uống thuốc.Nhờ sự chăm sóc của cả nhà, hôm nay mẹ đã đỡ.
 SINH HOẠT LỚP
I/ Đánh giá tuần qua:
 - Tổ trưởng đánh giá tình hình của tổ về các mặt:
+ Học tập 
+ chuyên cần 
+ Lao động 
+ Vệ sinh 
+ Nề nếp 
+ Các hoạt động khác .....
 - Tổ trưởng đánh giá chung về tình hình của lớp 
 - Giáo viên tổng kết lại các tình hình của lớp và:
+ Tuyên dương các việc làm tốt của cá nhân, tổ, lớp.
+ Nhắc nhở những việc làm chưa hoàn thành của cá nhân, tổ, lớp.
II/ Kế hoạch tuần tới:
 + Đi học chuyên cần.
 + Chăm học bài ở nhà, luyện đọc và viết nhiều hơn.
 + Lao động, vệ sinh sạch sẽ.
 + Tham gia các hoạt động đầy đủ.
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31-33.doc