Giáo án lớp 3 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Thu Đông

Giáo án lớp 3 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Thu Đông

. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy rõ ràng toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng.

 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật Hùng Vương.

 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nếp.

 - Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh nhân dân ta đắp đê chống lụt.

II/ Đồ dùng dạy học:

 

doc 58 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Thu Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 
Thứ hai ngày tháng năm 2007.
Tập đọc:
SƠN TINH, THUỶ TINH
I/ Mục tiêu:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy rõ ràng toàn bài: Ngắt nghỉ hơi đúng.
 - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật Hùng Vương.
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc: cầu hôn, lễ vật, ván, nếp. 
 - Hiểu nội dung truyện: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh nhân dân ta đắp đê chống lụt.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Treo tranh để giới thiệu về câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
2. Luyện đọc:
2.1 Đọc diễn cảm toàn bài:
- Đoạn 1 đọc thong thả, trang trọng, lời vua Hùng dõng dạc.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- Ghi bảng các từ: tuyệt trần, cuồn cuộn, đuối sức, chàng trai, lũ lụt.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Chia đoạn.
- Ghi bảng một số câu:
+ Một người là Sơn Tinh /Chúa miền non cao /còn người kia là Thuỷ Tinh /vua miền nước thẳm //.
Giải thích: kén, lựa chọn kỹ.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp đồng thanh 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc đồng thanh, cá nhân.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc cá nhân, đồng thanh câu.
- Nghe giáo viên giải nghĩa.
- Từng em trong nhóm đọc 
- Nhóm khác bổ sung .
- Đại diện các nhóm thi đọc (đoạn hoặc cả bài).
- Cả lớp đồng thanh toàn bài.
Tiết 2: 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Những ai đến cầu hôn Mỵ Nương ?
- Em hiểu chúa miền non cao là thần gì? Vua vùng nước thẳm là thần gì ?
H: Hùng Vương phân xử việc hai vị thần cùng cầu hôn như thế nào ?
- Lễ vật gồm những gì ?
H: Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần:
- Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh bằng cách gì ?
- Sơn Tinh chống lại Thuỷ Tinh bằng cách gì ?
- Cuối cùng ai thắng ai? 
- Người thua đã làm gì?
H: Câu chuyện này nói lên điều gì?
4. Luyện đọc lại:
- Đọc lại lần 2.
- Cho vài em thi đọc lạ bà.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau. 
- Sơn Tinh chúa miền non cao và Thuỷ Tinh vua miền nước thẳm.
- Sơn Tinh là thần núi.
 Thuỷ Tinh là thần nước.
- Vua giao hẹn: Ai mang lễ vật đến trước thì được lấy Mỵ Nương.
- Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
- Thần hô mưa, gọi gió, dâng nước lên cuồn cuộn khiến cho nước ngập cả nhà cửa, ruộng đồng.
- Thần bốc từng quả đồi, dâng từng dãy núi chặn dòng nước lũ, nâng đồi núi lên cao.
- Cuối cùng Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh hằng năm đã dâng nước lên để đánh Sơn Tinh gây lũ lụt khắp nơi.
- Thảo luận nhóm và trả lời.
Toán:
MỘT PHẦN NĂM
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu được “Một phần năm”; nhận biết, viết và đọc được một phần năm.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu “ Một phần năm”.
- Cho HS xem các hình vuông.
- Hướng dẫn cho HS viết và đọc một phần năm.
* Kết luận: Chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được một phần năm hình vuông.
2.Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn HS tìm ra hình đúng. 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau. 
- Quan sát các hình vuông và nhận thấy: Hình vuông được chia thành 5 phần bằng nhau , trong đó có một phần được tô màu. Như thế đã tô màu được một phần năm hình vuông.
- Viết vào bảng con và đọc một phần năm. 
- Vài em đọc lại kết luận.
- Hai em đọc yêu cầu.
 Đã tô màu vào một phần 5 hình Avà D.
- Hai em đọc yêu cầu.
Hình a đã khoanh vào một phần 5 số con vịt.
Đạo đức:
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ II
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức đã học qua tiết ôn tập.
- HS biết làm và yêu quý những công việc tôt mà bài học đã đưa ra.
II/ Đồ dùng dạy học:
Các phiếu ghi các nội dung câu hỏi cho nhóm làm việc.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài:
 Thực hành giữa học kỳ II .
2. Hướng dẫn HS ôn tập thực hành.
- Chia lớp thành các nhóm.
- Phát phiếu có ghi các câu hỏi cho các nhóm làm việc.
* Nhóm 1: 
 + Trả lại của rơi.
- Khi nhặt được của rơi ta cần phải làm gì ?
- Khi ta trả lại của rơi cho người mất tức là đã thể hiện điều gì ?
* Nhóm 2: 
 + Biết nói lời yêu cầu đề nghị.
- Khi nào cần sử dụng lời yêu cầu đề nghị ?
- Dùng lời yêu cầu đề nghị đúng thể hiện điều gì ?
* Nhóm 3: 
 + Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
- Như thế nào gọi là lịch sự khi nhận và gọi điện thoại ?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
 Cùng lớp chốt lại những câu trả lời đúng. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau .
- Chia lớp thành 3 nhóm.
- Nhận phiếu và đọc câu hỏi của phiếu mình sau đó cùng nhóm thảo luận.
- Khi nhặt được của rơi ta phải trả lại người mất .....
- Trả lại của rơi cho người mất tức là thể hiện sự trung thực .....
- Khi ta mượn một vật gì .......thì ta phải dùng lời yêu cầu, đề nghị.
- Dùng lời têu cầu, đề nghị thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác 
- Nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép ...
- Thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.
- Đại diện trình bày kết quả làm việc.
Thứ ba ngày tháng năm 2007 
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Học thuộc bảng chia 5 và rèn luyện kỹ năng vận dụng bảng chia 5 đã học.
- Nhận biết “ Một phần năm”.
II/ Các hoạt động dạy học: 
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Luyện tập về “ Một phần năm”.
2.Thực hành:
Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu.
- Cho lớp đọc lại bảng chia 5 đã học.
- Vận dụng bảng chia 5 và trả lời.
Bài 2: 
- Chia 4 cột cho 4 nhóm.
- Thi trả lời nhanh và đúng.
Bài 3, 4: 
- Chia lớp thành từng nhóm: Một nữa làm một bài .
- Các nhóm làm vào giấy khổ to và đính lên bảng sau đó đại diện nhóm trình bày bài của nhóm mình .
- Cùng lớp sữa chữa , bổ sung .
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Đọc yêu cầu.
- Đọc lại bảng chia 5.
10 : 5 = 2 20 : 5 = 4
30 : 5 = 6 35 : 5 = 7
15 : 5 = 3 25 : 5 = 5
45 : 5 = 9 50 : 5 = 10
- Đọc yêu cầu.
- Các nhóm thi trả lời nhanh và đúng.
 5x 2 = 10 5 x 4 = 20
 10 : 2 = 5 20 : 4 = 5
 10 : 5 = 2 20 : 5 = 4
 5 x 3 = 15 5 x 1 = 5
 15 : 3 = 5 5 : 1 = 5
 15 : 5 = 3 5 : 5 = 1
Các nhóm làm bà vào giấy to và trình bày lên bảng.
Bài 3: Bài giải:
 Mỗi bạn có số quyển vở là:
 35 : 5 = 5 ( quyển vở )
 Đáp số: 5 quyển.
Bài 4: Bài giải:
 Xếp được số đĩa là:
 25 : 5 = 5 (đĩa ) 
 Đáp số: 5 đĩa.
Kể chuyện:
SƠN TINH THUỶ TINH
I/ Mục tiêu:
 1.Rèn kỹ năng nói:
 - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự câu chuyện. Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
 - Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - 3 tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
 Kể lại câu chuyện Quả tim Khỉ.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Kể câu chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Sắp xếp lại thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện.
- Gắn 3 tranh lên bảng.
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo các tranh đã được sắp xếp.
- Cùng lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cho mỗi em một nhóm đại diện thi kể toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên điều gì có thật ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Quan sát tranh.
- Xếp lại thứ tự các tranh.
- Vài em nêu nội dung từng tranh.
- Một em lên bảng sắp xếp lại thứ tự 3 tranh đúng.
- 1, 2, 3 xếp lại là 3, 2, 1.
- Kể từng đoạn theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể lại từng đoạn câu truyện theo tranh.
- Mỗi nhóm 3 em thi kể nối tiếp.
- Đại diện 3 nhóm 3 em thi kể nối tiếp.
- Mỗi nhóm 1 em đại diện thi kể trước lớp.
- Cả lớp bình chọn cá nhân và nhóm kể hay.
- Nhân dân ta chiến đấu chống lũ lụt kiên cường từ nhiều năm nay.
Chính tả ( ập chép :
SƠN TINH, THUỶ TINH
I/ Mục tiêu:
- Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài Sơn Tinh Thuỷ, Thuỷ Tinh.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu, thanh dễ viết sai : tr/ch, thanh hỏi / thanh ngã 
II/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết nội dung bài tập chép.
Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
 Đọc : bút mực, gỗ mục, cá nục, giây phút, rút giây, xung phong.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Tập chép một đoạn trong bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chép trên bảng phụ.
- Cho HS viết vào bảng con: Hùng Vương, Mỵ Nương .....
b. Cho HS chép bài vào vở:
c. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5 đến 7 bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a: Cho HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 em lên làm bảng quay, cả lớp làm vào vở bài tập .
- Cùng lớp nhận xét bài làm trên bảng quay. Chốt lại lời giải đúng.
 a. trú mưa, chú ý 
 truyền tin, chuyền cành 
 chở hàng, trở về.
Bài tập 3 b:
- Chia lớp thành 4 cột tương ứng với 4 nhóm. Từng HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng điền những từ vừa tìm được.
- Nhóm thắng cuộc là nhóm nhiều từ, đúng, nhanh ...
- Cùng lớp chốt lại lời giải đúng.
b. Biển xanh, đỏ thắm, xanh thẳm, nghỉ ngơi, chỉ trỏ, quyển vở.....
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Hai em đọc lại đoạn chép trên bảng.
- Hai em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Đọc kỹ và chép bài vào vở.
- Nộp bài cho giáo viên.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm 
- Đọc yêu cầu.
- Hai em lên làm bảng quay, cả lớp làm vào bảng con.
- Theo dõi.
- Hai em đọc yêu cầu.
- 4 nhóm tiếp sức làm trên bảng.
- Quan sát lời giải đúng.
Thứ tư ngày tháng năm 2007
 Tập đọc:
 BÉ NHÌN BIỂN
I/ Mục tiêu:
1 Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài.
 - Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi hồn nhiên.
 2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ khó: bễ, còng, sáng lừng ....
 - Hiểu bài thơ : Bé nhìn biển, bé rất yêu biển,bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con ....
 3.Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạu học:
- Tranh minh hoạ bài thơ.
- Tranh ảnh về biển.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
- Hai em đọc 2 đoạn của bài Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và trả lời câu hỏi.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 Học bài thơ bé nhìn biển.
2. Luyện đọc:
2.1 Đọc mẫu bài thơ.
- Giọng vui tươi hồn nhiên, đọc đúng nhịp 4.
- Nhấn giọng: tưởng rằng, to bằng trời, sông lớn, giằng, héo co, phì phò, thở, rung..
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng dòng thơ.
- Ghi bảng: sóng lừng, lon ton, to lớn ...
b. Đ ... ên những cành cây?
b.Bông cúc sung sướng như thế nào ?
6. Nói lời đáp của em.
- Cho 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a.
7. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Đọc yêu cầu.
- Hai em làm bảng phụ, cả lớp làm nhẩm.
- Đọc yêu cầu.
- Hai em làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Đọc yêu cầu.
+ HS1:(vai ba) thông báo tối nay ti vi chiếu bộ phim em thích. (VD: Thắng này, 8 giờ tối nay ti vi sẽ chiếu phim “ Hãy đợi đấy!”
+HS2: (vai con) đáp (VD:Hay quá! Con sẽ học bài sớm để xem)
- Nhiều cặp HS thực hành đối đáp.
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS rèn kỹ năng tính nhẩm về phép nhân có thuèa số 1 và 0; phép chia có số bị chia là 0.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Luyện tập.
2.Thực hành:
Bài 1:
- Hướng dẫn HS tính nhẩm và lập bảng nhân 1 và bảng chia 1.
Bài 2:
- Chia 3 nhóm và làm theo nhóm .
Bài 3:
- Hướng dẫn cách làm.
- Cho HS lên bảng làm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp tính nhẩm và nêu.
 Bảng nhân 1 Bảng chia 1
 1 x 1 = 1 1 : 1 = 1
 1 x 2 = 2 2 : 1 = 2 
 1 x 3 = 3 3 : 1 = 3
 1 x 4 = 4 4 : 1 = 4
 1 x 5 = 5 5 : 1 = 5
 1 x 6 = 6 6 : 1 = 6
 1 x 7 = 7 7 : 1 = 7
 ..........
- Nêu yêu cầu.
- Làm theo nhóm.
0 + 3 = 3 5 + 1 = 6 4 : 1 = 4
3 + 0 = 3 1 + 5 = 6 0 : 2 = 0 
0 x 3 = 0 1 x 5 = 5 0 : 1 = 0
0 x 3 = 0 5 x 1 = 5 1 : 1 = 1
- Nêu yêu cầu.
- Vài em lên bảng làm.
- Cả lớp chú ý theo dõi 
- Cùng giáo viên chốt lại kết quả đúng.
Luyện từ và câu:
ÔN TẬP (tiết6)
I/ Mục tiêu:
- Luyện đọc bài gấu trắng là chúa tò mò.
- Kiểm tra lấy điểm học thuôch lòng các bài thơ yêu cầu học thuộc lòng.
- Mở rộng vốn từ về muông thú.
- Biết kể chuyện về các con vật mình biết.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc bài Gấu trắng là chúa tò mò 
 (như tiết 1).
3.Kiểm tra HTL:
- Gọi HS lên bốc thăm.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài nào chưa thuộc tiết sau kiểm tra.
4.Trò chơi: Mở rộng vốn từ về muông thú.
- Chia 2 nhóm A và B 
+ Đại diện nhóm A nói tên con vật.
+ Nhóm B phải xướng những từ chỉ hoạt động, đặc điểm của con vật đó .
- Bổ sung thêm cho HS .
5.Thi kể chuyện về các con vật mà em biết.
- Cùng lớp bình chọn những bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
6. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Những em chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục học thuộc lòng để tiết sau kiểm tra 
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Luyện đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong thăm
- Nêu yêu cầu.
- Một em đọc cách chơi.
- Các nhóm thực hiện trò chơi.
- Nêu yêu cầu.
- Một số em nói tên các con vật mà các em chọn kể.
- Các em nối tiếp nhau thi kể.
Tự nhiên xã hội:
LOÀI VẬT SỐNG Ở ĐÂU ?
I/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Loài vật có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước và trên không.
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét và mô tả.
- Thích sưu tầm và bảo vệ các loài vật.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK trang 56, 57.
- Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
- Nêu một số loài cây sống dưới nước.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Các loài vật ssống ở đâu ?
2.Khởi động: Trò chơi: Chim bay, cò bay 
- Hướng dẫn cách chơi.
3.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
Kết luận: Có rất nhiều loài vật sống trên cạn, trong đó có những loài vật chuyên sống trên mặt đất như: voi, hươu, lạc đà, chó, gà... Có loài đào hang sống dưới đất như: thỏ rừng, giun, dế.....Chúng ta phải bảo vệ loài vật sống trong tự nhiêu, đặc biệt là các loài vật quý.
* Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống trên cạn sưu tầm được.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
Bước 2: Hoạt động cả lớp:
- Chọn nhóm trình bày sản phẩm.
* Hoạt động 3: Trò chơi: Đố bạn con gì?
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi .
Bước 2: Cho HS chơi thử .
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Hai em nêu.
- Cả lớp cùng chơi vui vẻ.
- Quan sát tranh và nói những gì các em nhìn thấy trong tranh.
- Cả lớp lắng nghe.
- Từng cặp đố nhau.
+ Con nào có thêt sống ở sa mạc.
+ Con nào đang sống dưới mặt đất.
+ Con nào ăn cỏ.
+ Con nào ăn thịt.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm hkác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe.
- Các nhóm đem tranh ảnh ra quan sát và phân loại:
- Có 3 loại:
+ Các con vật có chân.
+ Các con vật vừa có chân vừa có cánh .
+ Các con vật không có chân.
- Từng nhóm trình bày và đánh giá lẫn nhau.
- Các nhóm lắng nghe.
- Một em đố: Con này có 4 chân. Em kia trả lời: Con chó ..... 
- Từng cặp chơi .
- Chơi theo nhóm để nhiều em tập đặt câu hỏi.
Thứ năm ngày tháng năm 2007.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
Giúp HS rèn luyện kỹ năng:
Học thuộc bảng nhân, chia.
Tìm thừa số, tìm số bị chia.
Giải bài toán có phép chia.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Luyện tập chung.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1:
- Cho cả lớp tính nhẩm.
Bài 2:
- Cho HS làm theo nhóm.
 - Hướng dẫn mẫu.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
Bài 3:
- Cho cả lớp làm vào bảng con.
Bài 4:
- Hướng dẫn HS chọn phép tính và làm vào vở .
Bài 5:
- Cho cả lớp lấy hình ra và xếp theo mẫu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Đọc yêu cầu: Tính nhẩm.
- Cả lớp thi đua trả lời.
 2 x 3 = 6 4 x 5 = 20
 6 : 2 = 3 20 : 4 = 5
 6 : 3 = 2 20 : 5 = 4
 3 x 4 = 12 4 x 5 = 20
 12 : 3 = 4 20 : 4 = 5
 12 : 4 = 3 20 : 5 = 4
- Nêu yêu cầu.
- Làm theo nhóm.
 30 x 3 = 90 60 : 2 = 30
 20 x 4 = 80 80 : 2 = 40
 40 x 2 = 80 90 : 3 = 30
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào bảng con .
a. X x 3 = 15 4 x X = 28
 X = 15 : 3 X = 28 : 4
 X = 5 X = 7
b. y : 2 = 2 y : 5 = 3
 y = 2 x 2 y = 3 x 5
 y = 4 y = 15
- Nêu yêu cầu.
- Chọn phép tính và làm vào vở.
 Bài giải:
 Mỗi tổ được số tờ báo là:
 24 : 4 = 6 ( tờ báo )
 Đáp số: 6 tờ báo .
- Nêu yêu cầu .
- Lấy 4 hình tam giác ra và xếp theo mẫu.
Tập viết:
ÔN TẬP (tiết 7)
I/ Mục tiêu:
Luyện đọc bài Dự báo thời tiết.
Tiếp tực kiểm tra lấy điểm HTL.
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Vì sao”.
Ôn cách đáp lời đồng ý của người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên các bài HTL.
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài:
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn HS luyện đọc bài Dự báo thời tiết.
3.Kiểm tra HTL.
4.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao?
- Chốt lại lời giải đúng.
Câu a: là vì khát.
Câu b: là vì mưa to.
5. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
- Hướng dẫn cho HS làm.
- Nhận xét, chốt lại câu đúng.
6. Nói lời đáp của em.
- Cho từng cặp HS thực hành đối dáp.
- Nhận xét bổ sung thêm.
7. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Luyện đọc theo giáo viên.
- Như tiết 6.
- Nêu yêu cầu.
- Hai em lamg bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm vào vở.
- 3 em lên bảng làm.
+ Vì sao bông cúc héo lả đi ?
+ Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn?
- Đọc yêu cầu.
- Từng cặp HS thực hành đối đáp trong từng tình huống.
Âm nhạc:
 *******************************
Thứ sáu ngày tháng năm 2007.
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS rèn luyện kỹ năng: 
- HTL bảng nhân, chia, vận dụng vào việc tính toán.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/Bài cũ:
B/Bài mới:
1.Giới thiệu bài.
 Luyện tập chung.
2.Thực hành:
Bài 1:
- Hướng dẫn tính nhẩm.
Bài 2:
- Làm mẫu.
 3 x 4 + 8 = 12 + 8
 = 20.
Bài 3:
- Gợi ý hướng dẫn HS giải.
- NHận xét cách làm.
- Cả lớp đọc bài giải một vài lần.
3. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Đọc yêu cầu.
- Tính nhẩm từng cột.
4 x 2 = 8 3 x 5 = 15
8 : 2 = 4 15 : 5 = 3
8 : 4 = 2 15 : 3 = 5
 2cm x 4 = 8cm.
 10dm : 5 = 2dm.
-Nêu yêu cầu.
- Theo dõi mẫu.
- Làm vào bảng con 3 bài còn lại.
- Đọc bài toán.
- Chọn phép tính và giải vào vở.
 Bài giải:
 Số học sinh trong mỗi nhóm là:
 12 : 4 = 3 (học sinh)
 Đáp số: 3 học sinh.
- Cả lớp giải bài b vào vở.
- Cả lớp cùng sữa chữa.
Chính tả:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ II (đọc)
*************************
Thủ công:
LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
HS biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
Làm được đồng hồ đeo tay.
Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II/ Chuẩn bị:
Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.
Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy có hình vẽ minh hoạ.
Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ:
 Hôm trước học bài gì? 
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Học bài làm đồng hồ deo tay.
a.Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- Vật liệu đồng hồ.
- Các bộ phận của đồng hồ.
- Liên hệ đồng hồ thật.
Hỏi: Hình dáng, màu sắc, vật liệu làm mặt đồng hồ?
b.Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
- Cắt một nan giấy màu nhạt dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ .
- Cắt và dán nối thành một nan giấy khác màu dài 30 ô đến 35 ô, rộng gần 3 ô, cắt dán hai bên của hai đầu nan để làm dây đồng hồ.
- Cắt 1 nan daid 8ô, rộng 1ôđể làm đai cài dây đồng hồ.
Bước 2: Làm mặt đồng hồ
- Gấp một đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3ô.
- Gấp cuốn tiếp như hình 2 cho đến hết nan giấy được hình 3.
Bước 3: Cài dây đeo đồng hồ
- Cài một đầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của các nếp gấp.
Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ:
- Hướng dẫn cách vẽ kim và số giờ cho HS tập làm .
3. Dặn dò:
- Chuẩn bị đồ dùng tiết sau thực hành làm đồng hồ.
- Làm dây xúc xích để trang trí.
- Làm bằng giấy.
- Mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài đồng hồ.
- HS trả lời .
- Xem cách làm.
- Theo dõi và làm theo.
- Nhớ cách vẽ.
Tập làm văn:
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (viết)
******************************
 SINH HOẠT LỚP
 I/ Đánh giá tuần qua:
 - Tổ trưởng đánh giá tình hình của tổ về các mặt:
+ Học tập 
+ chuyên cần 
+ Lao động 
+ Vệ sinh 
+ Nề nếp 
+ Các hoạt động khác .....
 - Tổ trưởng đánh giá chung về tình hình của lớp.
 - Giáo viên tổng kết lại các tình hình của lớp và :
+ Tuyên dương các việc làm tốt của cá nhân, tổ, lớp.
+ Nhắc nhở những việc làm chưa hoàn thành của cá nhân, tổ, lớp.
II/ Kế hoạch tuần tới:
 + Đi học chuyên cần.
 + Chăm học bài ở nhà, luyện đọc và viết nhiều hơ .
 + Lao động, vệ sinh sạch sẽ.
 + Tham gia các hoạt động đầy đủ.
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25-27.doc