Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Thu Đông

Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Thu Đông

. KT:Hiểu nội dung câu chuyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn qua khỏi nguy hiểm. Vì vậy tình bạn của họ càng khăng khít.

2. KN: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc trôi chảy được

toàn bài

- Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5.

* HSKG trả lời được câu hỏi 4.

* KNS: Ra quyết định; Thể hiện sự tự tin.

 

doc 93 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Thu Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26:
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011.
Tập đọc:
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I/ Mục tiêu: 
1. KT:Hiểu nội dung câu chuyện: Cá Con và Tôm Càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu bạn qua khỏi nguy hiểm. Vì vậy tình bạn của họ càng khăng khít.
2. KN: Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; Bước đầu biết đọc trôi chảy được 
toàn bài
- Trả lời được câu hỏi 1,2,3,5.
* HSKG trả lời được câu hỏi 4.
* KNS: Ra quyết định; Thể hiện sự tự tin.
3. TĐ: Quan tâm, giúp đỡ bạn là rất cần thiết.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’):
 Học bài Tôm Càng và Cá Con.
2. Luyện đọc (33’):
2.1 Đọc mẫu toàn bài:
 Giọng kể thong thả, nhẹ nhàng ở đoạn đầu.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu :
- Ghi bảng: óng ánh, trân trân, lượn, nắc nõm, ngoắt quẹo ...
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia đoạn.
- Ghi câu cần luyện đọc lên bảng.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
- Đại diện các nhoma thi đọc.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Luyện đọc cá nhân và đồng thanh.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp 
- Luyện đọc đồng thanyh và cá nhân.
- Từng em trong nhóm đọc.
- Em khác bổ sung.
- Đại diện các nhóm thi đọc 
- Nhận xét chọn nhóm đọc hay.
Tiết 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (20’):
H: Khi đang tập bơi dưới đáy sông, Tôm Càng gặp chuyện gì ?
H: Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
H: Đuôi của cá con có lợi gì ?
 Vẩy của cá con có lợi gì ?
H: Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con ?
H: Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
4. Luyện đọc lại (15’):
- Đọc lại lần 2.
- Cho HS phân vai đọc trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc lại bài theo vai.
5.Củng cố, dặn dò (5’):
- Em học được ở Tôm Càng điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau
- Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹp, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vảy bạc óng ánh.
- .............bằng lời chào hỏi và lời tự giới thiệu tên, nơi ở “Chào bạn, tôi là Cá Con ..........Chúng tôi cũng sống dưới nước như nhà Tôm các bạn.
- Đuôi Cá Con vừa là mái chèp vừa là bánh lái .
- Vảy của Cá Con vừa là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng khỏi biết đau .
* HSKG trả lời.
-Tôm Càng thông minh và nhanh nhẹn.
- Nghe giáo viên đọc lại lần 2.
- Tự phân vai và đọc trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc theo vai.
- Yêu bạn, thông minh, dám dũng cảm cứu bạn.
Toán:
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. KT: Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
2. KN: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3,6.
- Biết thời điểm, khoản thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
* HSKG làm thêm BT3.
3. TĐ: Thích xem đồng hồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’):
 Luyện tập.
2.Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong SGK (30’):
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS xem tranh vẽ và trả lời đúng các câu hỏi.
- Cùng lớp chốt lại lời giải đúng .
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS nhận biết được các thời điểm trong các hoạt động và so sánh các thời điểm để trả lời câu hỏi.
- Cùng giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS điền giờ hoặc phút đúng.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bih cho tiết học sau .
- Đọc yêu cầu.
- Xem tranh và trả lời câu hỏi.
+ Nam cùng các bạn đến vườn thú lúc 8giờ 30phút.
+ Nam và các bạn đến chuồng voi lúc 9giờ.
+ Nam và các bạn đến chuồng hổ lúc 9gời 15phút.
+ Nam và các bạn ngồi nghỉ lúc 10giờ 15phút.
Đọc yêu cầu.
+ Hà đến trường sớm hơn Toàn.
+ Quyên ngủ muộn hơn Ngọc.
- Đọc yêu cầu.
* HSKG làm.
Buổi chiều:
Tiếng việt:
ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
1. KT: Ôn lại bài tập đọc Tôm Càng và Cá Con.
2. KN:- Đọc đúng bài tập đọc Tôm Càng và Cá Con 
 - Viết đúng đoạn 1 bài Tôm Càng và Cá Con
3. TĐ: Thích đọc bài.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài (2’):
2. Luyện đọc bài Tôm Càng và Cá Con.(15’):
- Nhận xét:
3. Luyện viết đoạn 2 bài Tôm Càng và Cá Con.15’):
- Đọc cho học sinh viết
4. Củng cố, dặn dò (2’): 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc từng đoạn
- HSKG đọc cả bài
- Nhận xét
- 2 em đọc lại đoạn cần viết.
- Viết vào vở.
Toán:
ÔN: LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. KT: Củng cố kỹ năng xem đồng hồ (kim phút chỉ số 3 hoặc số 6).
2. KN: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3,6.
- Biết thời điểm, khoản thời gian.
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
* HSKG làm thêm BT3.
3. TĐ: Thích xem đồng hồ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài (2’):
 Luyện tập.
2.Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong SGK (30’):
Bài 1: 
- Hướng dẫn HS xem tranh vẽ và trả lời đúng các câu hỏi.
- Cùng lớp chốt lại lời giải đúng .
Bài 2: 
- Hướng dẫn HS nhận biết được các thời điểm trong các hoạt động và so sánh các thời điểm để trả lời câu hỏi.
- Cùng giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS điền giờ hoặc phút đúng.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bih cho tiết học sau .
- Đọc yêu cầu.
- Xem tranh và trả lời câu hỏi.
+ Nam cùng các bạn đến vườn thú lúc 8giờ 30phút.
+ Nam và các bạn đến chuồng voi lúc 9giờ.
+ Nam và các bạn đến chuồng hổ lúc 9gời 15phút.
+ Nam và các bạn ngồi nghỉ lúc 10giờ 15phút.
Đọc yêu cầu.
+ Hà đến trường sớm hơn Toàn.
+ Quyên ngủ muộn hơn Ngọc.
- Đọc yêu cầu.
* HSKG làm.
Đạo đức:
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
1. KT: Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
2. KN: Biết cư xữ phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen.
* HSKG biết được ý nghĩa của việc cư xữ lịch sự khi đến nhà người khác.
* KNS: KN giao tiếp; Đánh giá hành vi.
3. TĐ: Đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác .
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Truyện, tranh ảnh đến chơi nhà bạn, phiếu để các nhóm thảo luận.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài (2’):
Học bài Lịch sự khi đến nhà người khác.
2.Các hoạt động(22’):
* Hoạt động 1:
 Thảo luận phân tích truyện.
- Kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ.
- Thảo luận cả lớp .
+ Mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì ?
+ Sai khi được nhắc nhở, bạn Dũng có thái độ, cử chỉ như thế nào ?
+ Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra được điều gì ?
- Kết luận: Cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác, gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép choà hỏi chủ nhà.
* Hoạt động 2:
Làm việc theo nhóm:
- Chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu.
- Kết luận các phiếu.
* Hoạt động 3:
Bày tỏ thái độ.
- Nêu lần lượt từng ý kiến .
- Kết luận: Ý kiến a,d là đúng. Ý kiến b,c là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe, xem tranh.
- Cả lớp thảo luận và trả lời.
- Nhận phiếu và làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm trao đổi và nhận xét.
- Tự liên hệ bản thân.
- Bày tỏ thái độ bằng nhiều cách khác nhau.
- Đưa tay tán thành và không tán thành.
Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011 .
Toán:
TÌM SỐ BỊ CHIA
I/ Mục tiêu:
1. KT: biết cách tìm số bị chia khi biết số chia và thương.
2. KN: Biết tìm x trong các dạng bài tập: x : a = b (với a,b là các số bé và các phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học).
- Biết giải bài toán có 1 phép nhân.
3. TĐ: Hứng thú với dạng toán tìm số bị chia.
II/ Đồ dùng dạy học:
Các tấm bìa hình vuông bằng nhau.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ôn lại mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia (8’):
a. Gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng
- Nêu : Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô ?
- Gợi ý cho HS biết:
 6 : 2 = 3
 Số bị chia số chia thương
b. Nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 ô vuông, hai hàng có máy ô vuông ?
 - Tất cả có 6 ô vuông. Ta có thể viết:
 6 = 3 x 2
c. Nhận xét: 
- Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng :
 6 : 2 = 3 6 = 3 x 2
- Số bị chia bằng thương nhân với số chia 
2.Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết( 8’)
a.Nêu : Có phép chia:
 X : 2 = 5
- Giải thích từng số trong phép chia.
 Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia) 
 Vậy : X = 10 là số phải tìm vì:
 10 : 2 = 5
 Trình bày : X : 2 = 5
 X = 5 x 2
 X = 10
* Kết luận : Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
3.Thực hành (22’):
Bài 1:Tính nhẩm:
- Nêu lần lược các phép toán.
Bài 2:Tìm x:
- Hướng dẫn mẫu.
 X : 2 = 3
 X = 3 x 2
 X = 6
Bài 3:Hướng dẫn bằng hệ thống câu hỏi
4. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- Có 3 ô vuông.
- Vài em nhắc lại số bị chia là 6, số chia là 2, thương là 3.
- Trả lời và viết : 3 x 2 = 6
- Vài em nhắc lại.
- Theo dõi.
- Quan sát từng bước.
- Vài em nhắc lại.
- Đọc yêu cầu.
- Thi đua trả lời.
- Đọc yêu cầu.
- Xem mẫu.
- Làm vào bảng con.
- Đọc bài toán.
- Một em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
Kể chuyện:
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I/ Mục tiêu:
 1. KT: Hiểu nội dung câu chuyện.
2. KN: Dựa theo tranh kể lại từng đoạn câu chuyện.
* HSKG biết phân vai dựng lại câu chuyện.
3. TĐ: Thích kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - 4 tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
- Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’):
 Kể câu chuyện Tôm Càng và Cá Con .
2.Hướng dẫn kể chuyện (30’):
a.Kể từng đoạn theo tranh.
- Cho HS xem tranh, hướng dẫn HS quan sát.
- Viết 4 nội dung lên bảng.
- Chọn đại diện nhóm kể.
b. Phân vai, dựng lại câu chuyện( HSKG)
- Hướng dẫn .
- Nhận xét bổ sung.
- Nhắc lại lời các nhân vật trọng câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
- 3 em nối tiếp nhau kể câu chuyện.
- Xem tranh nói vắn tắt nội dung mỗi tranh.
- Theo dõi.
- Kể trong nhóm từng đoạn.
- Đại diện trong nhóm kể.
- Mỗi nhóm 4 em nối tiếp nhau kể 4 đoạn.
- Đại diện 4 nhóm thi nhau kể .
- Mỗi nhóm 3 em tự phân vai và kể lại câu chuyện.
- Thi dựng lại câu chuyện trước lớp.
- Vài em nhắc lại.
Chính tả (tập chép):
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI
I/ Mục tiêu:
1. KT: Hiểu nội dung bài chính tả.
2. KN: Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức mẫu chuyện vui.
- Làm được BT(2) a/b.
3. TĐ: Thích luyện viết chữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép mẫu chuyện Vì sao cá không biết nói ?
- Bảng lớp chỉ viết những dòng thơ có tiếng cần điền âm đầu ho ... Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài (5’):
 Nhận biết cây cối và các con vật.
2.Các hoạt động (25’):
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Cho HS quan sát tranh trang 62,63 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy chỉ và nói: cây nào sống trên cạn; cây nào sống dưới nước; cây nào vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước; cây nào rễ hút được hơi nước và các chất khác trong không khí.
+ Hãy chỉ và nói: con vật nào sống trên can; con vật nào sôngs dưới nước; con vật nào vừa sống dưới nước, vừa sống trên cạn; con vật nào bay lượn trên không.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Cho đại diện nhóm trình bày kết quả.
*Hoạt động 2: Triển lãm
- Chia lớp thành 4 nhóm, phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát giấy và băng keo và giao nhiệm vụ như sau:
+ Nhóm 1: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối và các con vật trên cạn.
+ Nhóm 2: Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối dưới nước.
+ Thu thập và trình bày tranh ảnh các cây cối vừa dưới nước, vừa trên cạn.
+ Thu thập và trình bày tranh ảnh các con vật sống trên không.
Bước 2: 
- Trình bày kết quả.
3. Củng cố, dặn dò (5’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm làm việc.
- Nếu thiếu tranh ảnh có thể vẽ hoặc viết thêm tên cây cối hay các con vật theo đề tài nhóm được phân công.
- Trưng bày sản phẩm.
- Đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
- Nhóm khác bổ sung.
Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2011.
Toán:
VIẾT SỐ THÀNH TỔNG CÁC TRĂM, CHỤC, ĐƠN VỊ.
I/ Mục tiêu:
1. KT: Biết cách viết các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
2. KN: Viết được các số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục và đơn vị.
3. TĐ: Hứng thú với dạng bài tập trên.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bộ ô vuông của giáo viên và học sinh.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ôn thứ tự các số (8’):
Cho HS đếm miệng từ 201 – 210.
321 – 332
461 – 472
591 – 600
991 – 1000.
2. Hướng dẫn chung (8’):
- Đặt vấn đề: Viết số thành tổng.
- Ghi lên bảng: 357.
- Viết số 357 thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị.
+ Phân tích số: 357 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
- Cho HS thực hành viết.
529, 736, 412.
- VD : 820 viết: 800 + 20
 705 viết: 700 + 5.
3.Thực hành (20’):
Bài 1:
Hướng dẫn và kẻ bảng làm vào vở.- 
Bài 2:
- Gọi ý và cho HS làm vaò bảng con.
Bài 3:
- Treo bảng phụ các ghi bài tập và cho HS lên bảng nối.
3. Củng cố, dặn dò (3’):
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị cho tiết học sau. 
- Đếm theo gợi ý của giáo viên.
- 357 gồm 3 trăm, 5 chục, 7 đơn vị.
- Viết thành tổng: 300 + 50 + 7 
- Đọc : Ba trăm năm mươi bảy.
- Ba em lên bảng viết và đọc kết quả phân tích.
- Một em đọc to yêu cầu.
- Kẻ bảng và làm vào vở.
- Đọc to yêu cầu. 
- Cả lớp làm vào bảng con.
 978 = 900 + 70 + 8
 835 = 800 + 30 + 5
 509 = 500 + 9
- Đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên nối ở bảng phụ.
Chính tả (nghe viết):
CHÁU NHỚ BÁC HỒ
I/ Mục tiêu:
1. KT: Hiểu nội dung bài chính tả.
2. KN: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng cuối của bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt có âm, vần dễ lẫn tr/ch, êt/êch.
3. TĐ: Thích luyện viết chữ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết 2 lần nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
- Viết bảng 3 tiếng bắt đầu ch, 3 tiếng bắt đầu bằng tr.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’):
 Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.Hướng dẫn nghe - viết (20’):
a.Hướng dẫn chuẩn bị:
-Đọc đoạn chính tả một lần.
- Cho HS nói về đoạn thơ.
- Tìm những chữ viết hoa.
b.Đọc cho HS viết vào vở.
- Đọc to, rõ ràng từng tiếng từ.
- Đọc lại bài.
c.Chấm, chữa bài.
- Chấm vài bài và nhận xét.
3.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: Chọn cho HS làm bài 2 b.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3: 
- Trò chơi: Thi đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu ch/tr.
4.Củng cố, dặn dò (5’):
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại cho đúng những chữ mắt lỗi chính tả.
- Vài em viết.
- Hai em đọc lại.
- Vài em nói.
- Những chữ cái đứng đầu dòng thơ, đứng đầu mỗi tiếng trong tên riêng.
- Viết bảng con: bâng khuâng, chòm râu, trăng sáng.
- Lắng nghe- viết vào vở.
- Soát lại bài, sữa lỗi.
- Nộp vở để chấm.
- Đọc yêu cầu.
- Hai em làm trên bảng phụ:
Ngày tết, dấu vết, dệt vải.
- Các nhóm trao đổi và thực hiện chơi.
Tập viết:
CHỮ HOA : M (kiểu 2)
I/ Mục tiêu:
1. KT: Biết viết chữ M kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ.
2. KN: Biết viết cụm từ ứng dụng Mắt sáng như sao theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối đúng chữ quy định.
3. TĐ: Thích viết chữ hoa.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ M hoa kiểu 2 đặt trong khung chữ.
- Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng.
- Vở tập viết.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
 Viết chữ A kiểu 2.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’):
 Viết chữ M kiểu 2.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa (10’):
a.Hướng dẫn quan sát nhận xét.
- Nêu cấu tạo, cách viết chữ M.
- Viết mẫu lên bảng.
b.Hướng dẫn HS viết chữ M trên bảng con.
3.Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng (5’):.
a.Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- Mắt sáng như sao.
b.Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- Độ cao của các chữ cái.
- Khoảng cách giữa các chữ.
c.Hướng dẫn viết chữ Mắt vào bảng con.
4.Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết (15’):
- Chữ M 1 dòng cỡ vừa, hai dòng cỡ nhỏ, chữ Mắt 1 dòng cỡ vừa.....
5.Chấm, chữa bài.
- Chấm vài bài và nhận xét.
6. Dặn dò (2’):
- Hoàn thành phần luyện viết ở nhà.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- 1 em nhắc lại cụm từ ứng dụng : Ao liền ruộng cả.
- Cả lớp theo dõi chữ mẫu.
- Viết vào bảng con.
- Cả lớp đọc cụm từ ứng dụng và hiểu cụm từ.
- Theo dõi giữa độ cao và khoảng cách.
- Viết đúng độ cao của các chữ.
- Nghe và viết vào vở tập viết.
Thủ công:
LÀM VÒNG ĐEO TAY (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
1. KT: Biết cách làm vòng đeo tay.
2. KN: Làm được vòng đeo tay . Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
* HSKG Làm được vòng đeo tay . Các nan làm vòng đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
3. TĐ: Làm được đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài (2’):
 Thực hành làm vòng đeo tay.
2 Thực hành (5’):
- Nhắc lại quy trình làm vòng đeo tay.
3.Tổ chức cho HS thực hành nhóm (25’)
- Đi từng bàn quan sát và giúp đỡ các em còn lúng túng.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
4.Nhận xét, dặn dò (2’):
- NHận xét sự chuẩn bị.
- Dặn tiết sau mang giấy để làm con bướm.
- Vài em nhắc lại:
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
Bước 2: Dán nối các nan giấy.
Bước 3: Gấp các nan giấy.
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- Các nhóm thực hành.
Lưu ý: Mỗi lần gấp phải sát mép nan trước và miết kỹ.
- Cả lớp cùng thực hành.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011.
Toán:
PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
I/ Mục tiêu:
1. KT Biết cách làm tính rồi cộng (không nhớ ) trong phạm vi 1000.
2. KN: Biết cộng nhẩm các số tròn trăm.
3. TĐ: Hứng thú với dạng toán trên.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Các hình vuông to, các hình vuông nhỏ, các hình chữ nhật nhỏ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’):
Phép cộng không nhó trong phạm vi 1000.
2.Cộng các số có 3 chữ số (10’):
- Viết bảng: 326 + 253 = ?
- Thể hiện bằng đồ dùng trực quan.
+ Thể hiện số thứ 2 hướng dẫn như trên.
+ Để thể hiên cộng hai số này ta gộp lại( vẽ đường bao quanh cả hai hình).
- Kết quả tổng này có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
+ Đặt phép tính:
 326 - Hướng dẫn viết phép 
+ tình các số phải thẳng cột
với nhau..
- Tình từ phải sang trái.
3.Thực hành (20’):
Bài 1:
- Viết các phép tính lên bảng.
- Hướng dẫn cách làm.
235
+
 451
- Tương tự các bài khác HS tự làm.
Bài 2:
- Hướng dẫn cách đặt tính và tính.
Bài 3:
- Tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
C/ Củng cố, dặn dò (2’):
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài tập đã làm.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Tham gia gắn lên bảng các hình vuông to, các hình chữ nhật và các hình vuông nhỏ.
- Cả lớp làm theo.
- Chú ý.
- Nêu: Tổng có 5 trăm, 7 chục, 9 đơn vị.
- Theo dõi.
- Đọc yêu cầu.
Làm vào bảng con.
- Nêu yêu cầu.
- Tự đặt và tính vào vở.
251
+ +
578
 984 578
- Đọc yêu cầu.
- Nhẩm và làm bài vào vở.
Tập làm văn:
NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/ Mục tiêu:
1. KT: Hiểu nội dung câu chuyện Qua suối.
2. KN: Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Qua suối(BT1); Viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1(BT2).
3. TĐ: Hứng thú với dạng BT trên.
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A/ Bài cũ (5’):
Kể lại sự tích hoa dạ lan hương.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài (2’):
Nghe và trả lời câu hỏi câu chuyện qua suối.
2.Hướng dẫn làm bài tập (27’):
Bài tập 1: 
- Cho HS xem tranh minh hoạ.
- Kể câu chuyện 3 lần: chậm rãi, rõ ràng.
Kể lần 1:
Kể lần 2: Giới thiệu tranh.
Kể lần 3:
- Treo bảng phụ đã ghi sẵn 4 câu hoỉ.
a.Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ đi đâu?
b.Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ?
c.Khi biết hòn đá bị kênh, Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ?
d.Câu chuyện Qua Suối nói lên điều gì về Bác HỒ.
- Hướng dẫn cho từng cặp HS hỏi – đáp.
Bài tập 2: (viết).
- Cho cả lớp làm vào vở bài tập.
- Chỉ viết câu trả lời.
- Nhận xét, chấm điểm một số bài.
3.Củng cố, dặn dò (2’):
- Qua câu chuyện về Bác Hồ em rút ra bài học gì cho mình?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Hai em kể lại.
- Một em đọc yêu cầu và 4 câu hỏi.
- Theo dõi tranh.
- Quan sát tranh, đọc 4 câu hỏi 4 bức tranh.
- Nêu lần lượt từng câu hỏi và trả lời.
- Bác và các chiến sĩ đi công tác.
- Một chiến sĩ sẩy chân ngã, vì một hòn đá bị kênh.
- Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác đi qua suối không bị ngã nữa.
- Bác rất quan tâm tới mọi người . Bác quan tâm tới anh chiến sĩ xem anh ngã có đau không . Bác còn kê lại hòn đá cho từng người đi sau khỏi ngã.
- Vài cặp hỏi – đáp trước lớp.
- Vài em giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Cần quan tâm tới mọi người xung quanh.
 SINH HOẠT LỚP
I/ Đánh giá tuần qua :
- Tổ trưởng đánh giá tình hình của tổ về các mặt:
+ Học tập 
+ chuyên cần 
+ Lao động 
+ Vệ sinh 
+ Nề nếp 
+ Các hoạt động khác .....
- Tổ trưởng đánh giá chung về tình hình của lớp.
- Giáo viên tổng kết lại các tình hình của lớp và:
+ Tuyên dương các việc làm tốt của cá nhân, tổ, lớp.
+ Nhắc nhở những việc làm chưa hoàn thành của cá nhân, tổ, lớp.
II/ Kế hoạch tuần tới:
 + Đi học chuyên cần.
 + Chăm học bài ở nhà, luyện đọc và viết nhiều hơn .
 + Lao động, vệ sinh sạch sẽ.
 + Tham gia các hoạt động đầy đủ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26-30.doc