Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Trần Châu Tuân

Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Trần Châu Tuân

Mục tiêu:

 - Học sinh hát đúng, thuộc lời ca, giai điệu của bài hát

 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách

 - Hs biết được đây là bài hát của nhạc sĩ Đức Bằng sáng tác dựa trên lời trong sách học vần lớp 1 cũ

B/ Chuẩn bị :

 1. Giáo viên : - Hát chuẩn xác bài hát

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Trần Châu Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Lớp 1: HỌC HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG
 Nhạc: Đức Bằng
 	 	 Lời : Theo học vần lớp 1 (cũ)
Ngày soạn: 26 – 3 – 2011
Ngày dạy : Thứ 2: dạy lớp 1D, 1A , 1B
Thứ 5: dạy lớp 1C ; Thứ 6 : dạy lớp 1E
A/ Mục tiêu:
 - Học sinh hát đúng, thuộc lời ca, giai điệu của bài hát 
 - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách 
 - Hs biết được đây là bài hát của nhạc sĩ Đức Bằng sáng tác dựa trên lời trong sách học vần lớp 1 cũ 
B/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : - Hát chuẩn xác bài hát 
 - Nhạc cụ : Đàn điện tử, máy nghe , thanh phách, tranh ảnh ...
 2. Học sinh : - Nhạc cụ gõ, vở âm nhạc
C/ Hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
2’
15’
11’
3’
I.Ổn định lớp: nhắc học sinh sửa tư thế ngồi học ngay ngắn.
II.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên hát lại bài hát đã học:“ Hòa bình cho bé ” 
- Nhận xét 
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Các em thân mến ! - Mỗi buổi sáng tới trường, các em đi qua những hè phố thân quen, bên những bờ lúa xanh rờn hay qua từng con suối nhỏ. đến trường qua nhiều con đường khác nhau, nhưng niền vui tới trừng thì giống nhau vì được gặp thầy, cô, bè bạn và có thêm những bài học mới .
- Từ những cảm xúc thân thương đó nhạc sĩ Đức Bằn đã sáng tác nên bài hát Đi tới trường dựa theo lời trong sách lớp 1 cũ. Hôm nay thầy cùng các em hát vang bài hát naỳ !
 2. Nội dung bài:
 a) Hoạt động1: Dạy bài hát- Đi tới trường
- GV treo bảng phụ, giới thiệu bài hát 
- GV cho HS nghe lại bài hát một lần
- Hướng dẫn cho HS đọc lời ca theo tiết tấu
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài
- Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh hát lại bài hát nhiều lần dưới nhiều hình thức
- GV sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát .
- Cho học sinh tự nhận xét 
- Giáo viên nhận xét
 b) Hoạt động 2: Tập hát kết hợp gõ đệm nhạc cụ.
- Yêu cầu học sinh hát bài hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát: Từ nhà sàn xinh xắn đó chúng 
Gõ: x x x x x 
- Cho HS hát luyện tập, nhóm hát nhóm gõ đệm và ngược lại
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì ? Do ai sáng tác ?
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét 
- GV và HS rút ra ý nghĩa và sự giáo dục của bài hát
 3. Củng cố dặn dò:
- Cho HS hát lại bài hát vừa học một lần 
- Khen những em hát tốt , biểu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt , chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát đã học 
- Lớp ngồi ngay ngắn hát một bài
- 2 HS lên bảng trình bày bài hát 
- Nhận xét.
- HS chú ý theo dõi, ghi bài
- HS chú ý lên bảng
- HS lắng nghe
- HS đọc lời ca bài hát 
- HS ngồi ngay ngắn học bài hát
- HS thực hiện:
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, nhóm
+ Hát cá nhân
- HS chú ý 
- HS nhận xét 
- HS chú ý
- HS thực hiện đồng thanh 1- 2 lần
- HS luyện tập theo nhóm, tổ
- HS trả lời: 
+ Bài : Đi tới trường
+ Nhạc : Đức Bằng
- HS nhận xét 
- HS nhận xét về lời ca, t/c của bài hát.
- HS thực hiện
- HS chú ý
- HS về học bài.
Lớp 2: ÔN BÀI HÁT: CHÚ ẾCH CON
Ngày soạn: 26 – 3 – 2011
Ngày dạy : Thứ 2: dạy lớp 2D, 2A 
Thứ 3: dạy lớp 2B ; Thứ 5 : dạy lớp 2C
Thứ 6 : dạy lớp 2E
A/ Mục tiêu:
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. Tập hát lời 2. Thuộc lời 2 của bài hát 
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản. Tập biểu diễn khi hát bài hát 
B/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : - Hát chuẩn xác bài hát 
 - Nhạc cụ : Đàn điện tử, thanh phách, máy nghe
 - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ
 2. Học sinh : - Nhạc cụ gõ, vở âm nhạc
C/ Hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
2’
14’
12’
3’
I.Ổn định lớp: nhắc học sinh sửa tư thế ngồi học ngay ngắn.
II.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên hát lại bài hát đã học:“ Chú ếch con ” 
- Nhận xét 
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
 2. Nội dung bài:
 a) Hoạt động1: Ôn lời 1 và học lời 2
- GV cho HS nghe lại bài hát một lần
- GV dạo đàn cho HS hát ôn lời 1 bài hát theo nhịp đàn (1-2 lần)
- Hướng dẫn HS học hát lời 2
- Hướng dẫn HS đọc lời ca bài hát theo tiết tấu
- Cho HS ghép lời 2 dựa trên giai điệu của lời 1
- Hát đầy đủ lời 2
- Cho HS hát đầy đủ cả lời 1 và lời 2
- Cho HS hát, gõ đệm theo phách, nhịp
- Gọi từng nhóm hát, GV sửa lỗi
- GV dạo đàn, HS hát, gõ đệm nhạc cụ
- Gọi 1 nhóm hát, cả lớp gõ đệm. 
- Gọi HS hát cá nhân.
 - Nhận xét 
 b) Hoạt động2: Tập hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản
- GV làm mẫu, hướng dẫn HS thực hiện theo
- Cho HS luyện tập theo nhóm nhiều lần để nhớ và thực hịên thuần thục hơn
- Gọi một vài nhóm, tổ , cá nhân HS lên trình bày lại bài hát
- Nhận xét 
* Gv hướng dẫn Hs hát lời mới theo giai của bài Chú ếch con 
 a) Mùa xuân đẹp tươi đã sang nắng xuân đẹp tươi xóm làng. Chúng em cùng nhau đến trường tay năm tay cùng cười vang.
 b) Kìa em là em bé xinh cớ sao lại hay khóc nhè. Ô kìa một cô Chích chòe đang hót vang lừng ngọn tre.
 3. Củng cố dặn dò:
- GV gọi HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác bài hát.
- Cho HS hát lại bài hát vừa học một lần 
- Khen những em hát tốt , biểu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt , chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát đã học
- Lớp ngồi ngay ngắn hát một bài 
- 2 em lên bảng trình bày bài hát.
- HS nhận xét
- HS chú ý theo dõi
- HS lắng nghe
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS chú ý 
- HS đọc lời ca theo tiết tấu
- HS ghép lời 2 dựa trên giai điệu của lời 1 
- HS thực hiện 
- HS hát đầy đủ cả bài
- HS thực hiện 
- Các nhóm hát thi đua
- HS thực hiện
- HS thục hiện theo yêu cầu
- HS lên trình bày bài hát
- Nhận xét 
- HS chú ý theo dõi và thực hiện theo hướng dẫn của GV 
- HS thực hiện : 
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo tổ, nhóm
+ Hát cá nhân
- HS thực hiện
- HS chú ý 
- HS tập hát lời mới theo hướng dẫn của GV 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS chú ý
- HS về học bài.
	Lớp 3: TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC
Ngày soạn: 26 – 3 – 2011
Ngày dạy : Thứ 3: dạy lớp 3C ; Thứ 4: dạy lớp 3B 
Thứ 5 : dạy lớp 3 ; Thứ 6: dạy lớp 3D
A/ Mục tiêu:
	- HS nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí nốt nhạc trên khuôn nhạc.
	- HS tập viết đúng các nốt nhạc trên khuông.
	- Ôn lại và tập biểu diễn một số bài hát đã học 
B/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : - Bảng phụ có kẻ sẵn khuông nhạc.
 - Trò chơi “ Khuông nhạc bàn tay” để giúp HS nhớ vị trí nốt nhạc 
 trên khuông.
 2. Học sinh : - Nhạc cụ gõ, vở âm nhạc
C/ Hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
2’
9’
9’
8’
3’
I.Ổn định lớp: nhắc học sinh sửa tư thế ngồi học ngay ngắn.
II.Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại tên bài hát, tác giả đã học ở tiết trước; cả lớp hát ôn bài hát Tiếng hát bạn bè mình, kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát hoặc hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
 2. Nội dung bài:
 a) Hoạt động1: Ôn và ghi nhớ tên nốt, hình nốt trên khuông nhạc.
- GV treo bảng phụ kẻ khuông nhạc, khoá Son và các nốt nhạc với hình nốt khác nhau.
Bài tập 1
Bài tập 2
- Cho HS luyện nói tên các nốt nhạc trên bảng theo thứ tự.
 Ví dụ: GV chỉ vào từng nốt để HS nói: nốt Son đen, nốt Son trắng, nốt La đen, nốt Mi trắng, nốt Đô đen, ...
- Ngược lại, GV có thể ghi dưới khuông nhạc (hoặc nói) tên các nốt nhạc và gọi HS lên viết lại nốt nhạc trên khuông nhạc đúng vị trí hình nốt.
- Cho HS luyện tập nói và nhớ tên nốt, hình nốt để chuẩn bị tốt cho phần tập viết nốt trên khuông ở hoạt động 3.
 b) Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
- GV thực hiện trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” (HS đã làm quen trò chơi này ở tiết 20 của chương trình) để giúp HS nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuôn nhạc.
 Ví dụ: Chỉ vào ngón 2 (dòng 2 của khuông nhạc bàn tay) và hỏi: Nốt nằm ở dòng thứ 2 tên là nốt gì? Hoặc chỉ vào khoảng giữa ngón 1 và ngón 2 (khe 1 trên khuông nhạc bàn tay) hỏi: Nốt nằm ở khe thứ nhất tên là nốt gì?
- GV hướng dẫn HS tập chỉ vào “khuông nhạc bàn tay” của mình và nói tên các nốt. Sau đóp gọi một số HS lên thực hành nói tên nốt trên “khuông nhạc bàn tay” của mình được, hoặc dùng “khuông nhạc bàn tay” để đố các bạn dưới lớp.
 c) Hoạt động 3: Tập viết nốt nhạc trên khuông.
- GV hướng dẫn HS kẻ khuông nhạc, khoá Son.
- GV lần lượt đọc tên nốt, hình nốt để HS viết vào khuông nhạc. 
VÍ dụ: GV đọc nốt Son đen, nốt La trắng , ... để HS viết vào khuông nhạc. 
- Chú ý hướng dẫn HS khoảng cách giữa các nốt nhạc trên khuông và độ cao các nốt để giúp HS viết đúng, đẹp .
- GV theo dõi HS thực hành viết nốt và nhắc nhở để HS viết đúng các nốt trên khuông nhạc.
 4. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét một số vở HS đã thực hiện xong phần luyện tập viết nốt nhạc trên khuông.
- GV nhân xét, khen những em hoàn thành và hoàn thành tốt nội dung tiết học, thái độ tích cực trong các hoạt động của tiết học; đồng thời nhắc nhở những em chưa hoàn thành các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
- Dặn về nhà 
- Lớp ngồi ngay ngắn hát một bài 
- 1 em nhắc lại tên bài hát và tác giả
- Lớp hát lại bài hát kết hợp vận động phụ họa
- HS nhận xét
- HS chú ý theo dõi, ghi bài 
- Luyện nói tên nốt, hình nốt trên khuông: đồng thnah, dãy, cá nhân ,...
- Lên bảng viết các nốt nhạc đúng vị trí và hình nốt theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện trò chơi theo hướng dẫn.
- Cố gắng để nhớ và trả lời đúng vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
- Luyện tập nói tên các nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay” của mình và đố các bạn.
- HS thực hành viết nốt nhạc trên khuông nhạc theo hướng dẫn của GV. Chú ý để viết nốt đúng và đẹp.
- HS chú ý 
- HS ghi nhớ
- HS về nhà ôn bài
Lớp 4: - ÔN BÀI HÁT : THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
 - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
Ngày soạn: 26 – 3 – 2011
Ngày dạy : Thứ 3: dạy lớp 4A , 4B , 4C
Thứ 6 : dạy lớp 4D
A/ Mục tiêu:
 - HS biết hát theo giai điệu và đúng lời 2
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa 
 - Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 8 kết hợp gõ đệm theo phách . Tập đọc nhạc diễn cảm, thể hiện tính chất mềm mại của giai điệu
B/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : - Hát chuẩn xác bài hát 
 	 - Nhạc cụ : Đàn điện tử, thanh phách, băng đĩa nhạc
	 - Bảng phụ bài TĐN số 8 Bầu trời xanh
 2. Học sinh : - Nhạc cụ gõ, vở âm nhạc
 - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ
C/ Hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
3’
2’
11’
15’
3’
I.Ổn định lớp: nhắc học sinh sửa tư thế ngồi học ngay ngắn.
II.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng trình bày bài hát “ Thiếu nhi thế giới liên loan ”
- Nhận xét 
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
 2. Nội dung bài:
 a) Hoạt động1: Ôn tập hát Thiếu nhi thế giới liên hoan
- Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều 
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp
- GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp 
- Tập biểu diễn bài hát. GV chỉ định từng nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát 
- Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
- Ôn kỹ năng hát đối đáp 
- GV kiểm tra HS trình bày bài hát trước lớp với các hình thức :đơn ca, song ca , tốp ca, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo hai âm sắc.
 b) Hoạt động 2: Tập đọc nhạc : TĐN số 8
- GV treo bảng phụ cho HS nhận xét
+ Cao độ có những nốt nào ?
+ Trường độ có những hình nốt nào ? 
- Cho học sinh luyện cao độ
- Luyện tiết tấu
2
4 
* Dạy bài TĐN số 8: Bầu trời xanh
- Cho HS đọc toàn bài không cố cao độ 
- GV đọc mẫu toàn bài
- Dạy HS đọc nhạc từng câu một theo lối móc xích cho đến hết bài
- Cho HS đọc toàn bài 1 – 2 lần 
- Hướng dẫn đọc nhạc rồi ghép lời.
- Tổ chức 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy ghép lời và ngược lại.
 3. Củng cố dặn dò:
- GV gọi HS nhắc lại tên bài, tên tác giả sáng tác bài hát.
- Bắt nhịp cho học sinh hát lại bài hát và bài TĐN số 7 một lần.
- Khen những em hát tốt , biểu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt , chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát đã học 
- Lớp ngồi ngay ngắn hát một bài 
- 2 em lên bảng trình bày bài hát
- Nhận xét 
- HS chú ý theo dõi , ghi bài
- Lớp hát đồng thanh bài hát 1-2 lần
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện động tác theo GV
- HS thực hiện
- HS lên trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca ...
- HS chú ý lên bảng và trả lời câu hỏi:
- Đô - Rê – Mi – Son – La
- Nốt trắng, nốt đen, móc đơn
- HS luyện tập cao độ
- Luyện tiết tấu bằng nhạc cụ.
- HS học bài TĐN số 8 
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- Đọc nhạc và ghép lời TĐN số 8
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS trả lời
- HS thực hiện
- HS chú ý
- HS về học bài.
Lớp 5: - ÔN TẬP TĐN SỐ 7, SỐ 8
 - NGHE NHẠC
Ngày soạn: 26 – 3 – 2011
Ngày dạy : Thứ 2: dạy lớp 5A , 
Thứ 4: dạy lớp 5B, 5C ; Thứ 6 : dạy lớp 5D
A/ Mục tiêu:
 - Học sinh biết đọc nhạc và ghép lời 2 bài TĐN số 7, số 8 
 - Hs nghe và cảm thụ được bài dân ca, qua đó thêm yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam
 - Biết hát lại những bài hát đã học . Tập biểu diễn
B/ Chuẩn bị :
 1. Giáo viên : - Hát chuẩn xác 2 bài hát 
 - Nhạc cụ : Đàn điện tử, thanh phách
 - Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ
 2. Học sinh : - Nhạc cụ gõ, vở âm nhạc
C/ Hoạt động dạy học :
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
2’
19’
10’
3’
I.Ổn định lớp: nhắc học sinh sửa tư thế ngồi học ngay ngắn.
II.Kiểm tra bài cũ:
- Thực hiện trong khi ôn tập 
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Ghi bảng
 2. Nội dung bài:
 a) Hoạt động1: Ôn tập 2 bài TĐN số 7, số 8
- Gv treo bảng phụ cho Hs quan sát lại bài TĐN
- Gv đàn lại bài TĐN
- Hướng dẫn Hs đọc lại 2 bài TĐN và gõ đệm
- Đọc lại theo dãy, nhóm, cá nhân và gõ đệm theo 
- Hs đọc lại và thực hiện ghép lời ca, gõ đệm.
- Gọi từng cá nhân HS đọc lại bài 
- Gv đánh giá, nhận xét, xếp loại 
- Gv đàn lại bài TĐN.
 b) Hoạt dộng 2 Nghe nhạc bài: Đi Cấy dân ca Thanh Hóa
- Gv cho các em xem qua bức tranh cảnh lao động trên đồng ruộng
- Gv giới thiệu về đời sống lao động của người nông dân Việt Nam trên đồng ruộng.
- Cho các em nghe bài hát Đi cấy dân ca Thanh Hóa
- Gv nêu vài nét về bài dân ca, thể lọai dân ca 
- Cho Hs nêu cảm nhận khi nghe bài hát này
- Nêu nội dung của bài dân ca : Dân ca là những bài hát được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, hoặc trong sinh hoạt đời sống hàng ngày của người dân và được truyền từ đời này sang đời khác
- Cho Hs nghe lại bài dân ca qua máy nghe. 
 4 Củng cố , dặn dò:
- Hs nghe lại bài Đi Cấy 
- Đọc thuộc 2 bài TĐN số 7, số 8
- Em hãy tìm một vài bài dân ca Việt Nam
- Gv nhận xét giờ học
- Lớp ngồi ngay ngắn hát một bài 
- HS chú ý theo dõi , ghi bài
- Hs nhớ lại bài TĐN qua bảng phụ (tên nốt, hình nốt ) 
- HS lắng nghe
- Đọc đúng cao độ, trường độ, tiết tấu
- HS thực hiện 
- HS đọc gõ đệm và ghép lời ca chính xác.
- Thể hiện tự tin trước lớp. 
- Lớp nhận xét 
- HS đọc bài theo đàn
-HS xem tranh
- HS lắng nghe
- Nghe bài hát
- Hs cảm nhận được cảnh lao động của người dân Việt Nam đồng thời biết thêm về thể loại dân ca 
- Hs nêu được cảm nhận khi nghe bài hát này.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA am nhac t29.doc