Giáo án lớp 4 - Trần Thị Hương - Tuần 12

Giáo án lớp 4 - Trần Thị Hương - Tuần 12

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

 - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK).

 

doc 28 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Trần Thị Hương - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011 
TUẦN 12
Ngày soạn: 23-10-2011
Ngày giảng: 24-10-2011
Tiết 2 TẬP ĐỌC 	
“VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC TIÊU
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các CH 1, 2, 4 trong SGK).
 II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1-Ô ĐTC
2- KTBC: Có chí thì nên
- Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài.
Nhận xét, chấm điểm
2- Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) HD đọc và tìm hiểu bài: 
* Luyện đọc: 
- Gọi hs đọc bài
-Chia đoạn: 4 đoạn 
-Đọc đoạn- từ khó-giải nghĩa từ
- Gv đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chặm rãi (đoạn 1,2), nhanh hơn ở đoạn 3, câu kết bài đọc với giọng sảng khoái.
c) Tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc thầm và TLCH:
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi mở công ty vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
+ Chi tiết nào trong bài nói lên anh là một người rất có chí?
+ Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạch tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
+ Gọi hs đọc câu hỏi 4 SGK 
. Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công? 
*KNS: Xác định giá trị. Tự nhận thức bản thân.
d) Đọc diễn cảm:
 - Gọi hs đọc lại 4 đoạn của bài
 - Treo đoạn hd luyện đọc (đoạn 1,2)
- GV đọc mẫu
- Gọi hs đọc
- Y/c hs luyện đọc trong nhóm đôi
- Tổ chức thi đọc trước lớp
-Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
g/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi " nói lên điều gì?
 *KNS: Đặt mục tiêu và kiên định.
- Về nhà đọc lại bài nhiều lần
- Bài sau: Vẽ trứng
Nhận xét tiết học
- 3 hs lần lượt lên bảng đọc thuộc lòng và nêu nội dung: Các câu tục ngữ khẳng định có ý chí thì nhất định thành công 
- HS lắng nghe
-1HS đọc,lớp theo dõi sgk
-HS đọc nối tiếp(3 lượt)
-lắng nghe
 -Đọc thầm và trả lời câu hỏi
- 4 hs đọc 4 đoạn của bài
- Lắng nghe
- 2 hs đọc 
- HS luyện trong nhóm đôi
- 2 cặp thi đọc trước lớp 
- Nhận xét 
- Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng danh.
Tiết 3: THỂ DỤC
Tiết 4 TOÁN 
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I/ MUC TIÊU
 Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kẻ bảng phụ BT 1
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ KTBC: Mét vuông
 -Gọi HS làm bài 2 sgk
- Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Tính và so sánh giá trị của hai
 biểu thức
- Ghi lên bảng biểu thức 
 4 x ( 3 + 5 ) (1)
 4 x 3 + 4 x 5 (2) 
 gọi hs lên bảng thực hiện 
- Nhận xét giá trị của biểu thức (1) với giá trị của biểu thức (2) 
Vậy ta có: 4 x(3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5 
c) Nhân một số với một tổng:
 - Muốn nhân một số với một tổng ta làm ntn? 
- Kết luận: Ghi nhớ SGK/66 
- công thức 
 a x (b + c) = a x b + a x c 
- Gọi hs đọc công thức trên 
d) Thực hành: 
Bài 1: Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGk 
Bài 2: a-Tính bằng 2 cách 
- Y/c hs tự làm bài
b) GV hd mẫu 
- Gọi hs lên bảng giải, cả lớp thực hiện vào vở nháp.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Gọi 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp thực hiện vào vở nháp.
- Khi nhân một tổng với một số chúng ta thực hiện thế nào? 
- Gọi vài hs nhắc lại 
g/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân một tổng với một số ta làm sao? 
-2hs lên bảng làm 
- 1 hs lên bảng thực hiện
4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau 
- Lắng nghe
- Ta nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả với nhau
. - 3 hs đọc ghi nhớ 
- 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào SGK
- 2 hs lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp làm vàovở
a) 36 x (7 + 3 ) = 36 x 10 = 360
 36 x ( 7 + 3 ) = 36 x 7 + 36 x 3 = 252+108 = 360 
b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 = 500
 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 82) =5 x 100= 50
 - 1 hs đọc y/c
- 2 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp
(3 +5) x 4 = 8 x 4 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32 
- Ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
- 3 hs nhắc lại 
-TL
CHIỀU ngày 24-10-2011
Tiết 1 CHÍNH TẢ ( Nghe – viết) 
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I-MỤC TIÊU
- Nghe-viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT (2) a / b. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2a
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: Gọi hs lên bảng đọc thuộc lòng 4 câu thơ, câu văn ở BT3 
- Nhận xét, Chấm điểm
2-Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) HD nghe-viết:
- GV đọc bài Người chiến sĩ giàu nghị lực
- Y/c hs đọc thầm bài để TLCH: Đoạn văn viết về ai? kể về chuyện gì? 
- Các em hãy đọc thầm bài phát hiện những danh từ riêng , từ khó viết dễ lẫn trong bài 
- HD hs lần lượt phân tích các từ trên và viết vào nháp
 - Đọc từng cụm từ, từng câu, hs viết vào vở
- Đọc toàn bài lại lần 2
* Chấm chữa bài: chấm 10 tập
- Y/c hs đổi vở để kiểm tra
- Nhận xét lỗi viết sai, chữ viết, trình bày
c) HD hs làm bài tập chính tả:
- Bài 2a: Gọi hs đọc y/c
- Y/c các tổ lên thi tiếp sức, mỗi em chỉ điền vào một chỗ trống
- Gọi hs theo dõi, nhận xét 
- Kết luận lời giải đúng 
- Lời giải: Trung Quốc,chín mươi tuổi,trái núi,chắn ngang,chê cười,Tôi chết,cháu tôi ,cháu tôi chết ,còn chăùt truyền nhau,núi chẳn.,trời nghe cụtrái núi .
d/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà sao lỗi, viết lại bài (nếu sai nhiều) 
- Bài sau: Người tìm đường lên các vì sao
Nhận xét tiết học
- 3 hs lần lượt lên bảng thực hiện theo y/c
- Lắng nghe
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi
-Tìm và nêu trước lớp
-2 HS lên bảng viết
 - Viết vào vở
- Soát lại bài 
- Đổi vở nhau kiểm tra
- Lắng nghe
 - 1 hs đọc y/c
- Các nhóm lên thi tiếp sức
- Nhận xét 
- Sửa bài 
Tiết 2 LUYỆN TOÁN
ÔN TẬP ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG, MÉT VUÔNG
I-MỤC TIÊU
-Củng cố kiến th ức về mối quan hệ giữa các đơn vị đo 
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1-Luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
1 dm2 = ... cm2 48dm2 = ... cm2
100cm2 = ...dm2 2000cm2 = ...cm2
1997dm2 = ... cm2 9900cm2 = ... dm2
1m2 = ...dm2 100dm2 = ...m2
400dm2 = m2 1m2 = ....cm2
10000cm2 = m2 15m2 = ...cm2
Bài 2:Tờ giấy màu đỏ hình chữ nhật có chiều dài 9cm,chiều rộng 5cm.Tờ giấy màu xanh hình vuông có chu vi bằng chu vi của tờ giấy màu đỏ.Tính 
Diện tích của tờ giấy màu xanh.
Bài 3; Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 150m và chiều rộng 80m
Tính chu vi và diện tích của mảnh đất đó.
2-Củng cố-dặn dò
-NX giờ học
Tiết 3 ĐẠO ĐỨC 
 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( Tiêt 1 )
I/ MỤC TIÊU
-Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi các tình huống ở HĐ2 (tiết 1)
 -Thẻ màu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ KTBC: Tiết kiệm thời giờ 
 - Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm tiền của?
- Tiết kiệm tiền của có tác dụng gì?
 2/ Dạy-học bài mới:
a ) Giới thiệu bài: 
 b) Vào bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện kể
- Kể cho lớp nghe câu chuyện "Phần thưởng"
- Gọi 1 hs đọc lại câu chuyện
- Nêu lần lượt từng câu hỏi, hs suy nghĩ trả lời
: + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng trong câu chuyện " Phần thưởng"?
+ Theo em, bà bạn Hưng sẽ cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng?
+ Chúng ta phải đối xử với ông bà, cha mẹ như thế nào? vì sao?
Kết luận: Hưng kính yêu bà, chăm sóc bà . Hưng là một đứa con hiếu thảo
KNS: Kĩ năng xác định giá trị tìnhcảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. 
* Hoạt động 2:Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
 - Các em hãy đọc thầm các tình huống này và suy nghĩ xem cách ứng xử của các bạn là đúng hay sai? Vì sao?
- GV lần lượt nêu tình huống, nếu đúng các em giơ thể đỏ, sai giơ thẻ xanh, phân vân giơ thẻ vàng.
- Lần lượt nêu các tình huống ở BT 1/18,19 
 Kết luận: Việc làm của ý b và d đã thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của ý a và c là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. 
* Hoạt động 3: Em đã hiếu thảo với ông bà, cha mẹ hay chưa?
- Chia nhóm 4 (2 nhóm 1 tranh) - Các em hãy thảo luận nhóm 4 để đặt tên cho bức tranh và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh.
- Gọi đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung 
- Nhận xét về việc đặt tên cho các bức tranh. Tuyên dương nhóm đặt tên hay phù hợp 
Kết luận: Ông bà, cha mẹ là người sinh ra ta và nuôi nấng ta nên người. Bổn phận của chúng ta là phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết quan tâm tới sức khỏe và niềm vui, công việc của ông, bà, cha mẹ và biết chăm sóc ông bà, cha mẹ
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/18
C/ Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs kể những việc làm chăm sóc ông bà, cha mẹ
KNS: Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ.
- Về nhà thực hành chăm sóc ông bà cha mẹ
- Nhận xét tiết học 
 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Vì thời giờ là thứ quí nhất, khi nó trôi qua thì không bao giờ trở lại. Do đó` chúng ta cần phải biết sử dụng thời giờ vào những việc có ích một cách hiệu quả
- Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm nhiều việc có ích 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc 
- HS lần lượt trả lời, hs khác nhận xét
+ Bạn Hưng rất yêu quí bà, biết quan tâm chăm sóc bà
+ Bà bạn Hưng sẽ rất vui
+ Chúng ta phải kinh trọng, quan tâm chăm sóc, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Vì ông ba, cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi nấng và yêu thương ta.
- Lắng nghe
Đọc thầm, suy nghĩ
 - HS lần lượt giơ thẻ sau mỗi tình huống
- HS giải thích sau mỗi câu GV nêu ra.
-Nghe
- Chia nhóm thảo luận.
 - Đại diện nhóm trình bày
+ Tranh 1: Chỉ nghĩ đến mình - 
+ Tranh 2: Người con hiếu thảo - 
+ Tranh 3: Cháu yêu bà - 
+ Tranh 5: V âng lời ông 
- Các nhóm khác nhận xét
- Lắng nghe
- 3 hs đọc ghi nhớ
- HS lần lượt kể
- lắng nghe, thực hiện 
 ________________________________________
 Thứ ba, ngày25 tháng 10năm 2011
 Ngày soạn: 24-10-2011
Ngày giảng: 25-10-2011
Tiết 1 : TOÁN 
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I-MỤC TIÊU
-Biết cách thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
-Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kẻ sẵn bảng phụ BT1 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ KTBC : 
+ Muốn nhân một số với một tổng ta làm ntn? - Viết công thức 
+ Muốn nhân một tổng với một số ta làm sao? - Viết công thức 
Nhận xét, chấm điểm
2/ Dạy-học bài mới: 
a) Giới thiệu bài: . 
b) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- Ghi bảng :
3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5 
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
- Em có nhận xét gì về giá trị của ha ... ả,không mắc quá 5 lỗi,trình bày đúng hình thức một đoạn văn.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1-Luyện viết : từ Sau nhiều năm khổ luyện...thời đại Phục hưng.
2- Viết bài: GV đọc chậm , rõ ràng - cả lớp nghe - viết bài
- Thu một số vở,chấm bài
3-Củng cố-dặn dò
-NX giờ học
 Thứ năm ngày 27 tháng 10 năm 2011
Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 TÍNH TỪ ( Tiếp theo) 
I/ MỤC TIÊU
-Nắmđược một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ( ND ghi nhớ ).
-Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và đặt câu với từ vừa tìm được ( BT2, BT3, mục III).
 IIĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 IIICÁC HOẠT ĐỘNG DAỴ HỌC 
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ KTBC: MRVT: Ý chí - Nghị lực 
- Gọi hs đọc lại BT3 SGK/118 và nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ 
Nhận xét, chấm điểm
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài 
3) Tìm hiểu bài: 
Bài tập 1: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trên 
- Gọi đại diện nhóm lần lượt phát biểu 
- Em có nhận xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy? 
Kết luận: Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh hoặc từ láy trăng trắng, từ tính từ trắng đã cho ban đầu.
Bài 2: Gọi hs đọc y/c và nội dung
- Các em hãy suy nghĩ để tìm câu trả lời
Kết luận: Có 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. 
- Tạo ra từ ghép hoặc từ láy với tính từ đã cho
- Thêm các từ rất, quá, lắm,... vào trước hoặc sau tính từ
- Tạo ra phép so sánh 
+ Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK/123 
4) Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài 
- Treo bảng phụ, gọi hs lên bảng gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Gọi hs đọc lại đoạn văn 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Các em hãy thảo luận nhóm 4 để thực hiện y/c của bài tập (Phát phiếu khổ to và phiếu từ điển cho các nhóm) 
- Gọi các nhóm lên dán và đọc kết quả 
- Gọi các nhóm khác bổ sung 
-Tờ cao và vui tiến hành tương tự 
-NX và chốt lời giải đúng
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Y/c tự đặt câu vào VBT
- Gọi hs đọc câu của mình đặt 
-NX và sửa câu cho hs
5/ Củng cố, dặn dò:
- Có mấy cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? Kể ra?
- Nhận xét tiết học
- 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện theo y/c
+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức : Đừng sợ vất vả, gian nan. Gian nan, vất vả thử thách con người, giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn
+ Nước lã mà vã nên hồ...ngoan: Đừng sợ bắt đầu bằng hai bàn tay trắng. Những người từ tay trắng mà làm nên sự nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
- Thảo luận nhóm đôi
-HS trả lời
a) Tờ giấy này trắng: Mức độ trắng bình thường
b) Tờ giấy này trăng trắng; mức độ trắng ít
c) Tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao 
- Lắng nghe
 . - 1 hs đọc y/c
- Hs lần lượt trả lời: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách : 
+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng = rất trắng
+ Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất 
- Lắng nghe
- HS trả lời 
- 3 hs đọc to trước lớp 
- HS tự làm bài vào VBT 
- HS lần lượt lên bảng thực hiện : thơm đậm, ngọt, rất xa, thơm lắm, trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn 
- 2 hs đọc lại đoạn văn 
- 1 hs đọc y/c
- Chia nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Bổ sung những từ mà nhóm bạn chưa có 
+ Đỏ - Cách 1 (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ): đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ thắm, đỏ hỏn,...
- Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm vào trước hoặc sau từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đó quá, quá đỏ, đỏ vô cùng
- Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,...
- 1 hs đọc y/c
- Tự làm bài vào VBT
- Lần lượt đọc câu của mình
+ Mẹ về làm em vui quá.
+ Trái ớt này đỏ chót.
+ Bầu trời cao vút.
+ Em rất mừng khi được điểm 10 .
- HS trả lời
 Tiết 2: TOÁN 
 NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I/ MỤC TIÊU 
Biết cách nhân với số có hai chữ số.
Biết giải bài toán có liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ KTBC: Luyện tập
Gọi hs lên bảng tính 
Nhận xét, cho điểm
2/ Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) Nhân với số có hai chữ số -Phép nhân 36 x 23 = ?
_ HDHS tính và cách đặt tính
 -Gọi HS thực hiện lại
3) Thực hành: 
Bài 1: Thực hiện vào B 
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
-Y/c hs tự làm bài
-NX và chốt kết quả đúng: 1170 ;
1755
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài
- Gọi 1 hs lên bảng thực hiện
- Nhận xét. sửa bài 
4/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân với số có hai chữ số ta làm sao?
-NX giờ học
- 2 hs lần lượt lên bảng tính 
* 413 x 21 = 413 x (20 - 1) 
 = 413 x 20 - 413 x 1
 = 8260 - 413 = 7847
* 413 x 19 = 413 x (20 - 1)
 = 413 x 20 - 413 x 1 
 = 826 - 413 = 413
- Lắng nghe
2-3 HS thực hiện lại
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở
a) 86 x 53 = 4558
 b) 33 x 44 = 1452
c) 157 x 24 = 3768 
-Tính giá trị của biểu thức 45 x a
-2 hs lên bảng làm,lớp làm vào vở
 - 1 hs đọc đề bài
- 1 hs lên bảng làm,lớp làm vào nháp và NX bài làm của bạn
 Giải
 Số trang của 25 quyển vở là:
 48 x 25 = 1200 (trang)
 Đáp số: 1200 trang 
 - Ta đặt tính, sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái. Tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất.
Tiết 3 TIẾNG ANH
Tiêt 4 KĨ THUẬT
Chiều ngày 27-10-2011
Tiết 1 :TẬP LÀM VĂN
 KỂ CHUYỆN ( KIỂM TRA VIẾT ) 
I/ MỤC TIÊU
Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện ( mở bài, diễn biến , kết thúc ).
Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu )
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1-KTBC
 - KT giấy , bút của hs
2- THỰC HÀNH VIẾT
 Đề bài: 
 a -Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu 
+TTHCM: Kể các cậu chuyện về tấm lòng nhân ái, giàu lòng yêu thương của Bác Hồ.
b- Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An - đrây-ca bằng lời của nhân vật
 - Y/c hs lựa chọn một trong hai đề để viết
 - Thu vở và chấm một số bài
- NX chung
3- Củng cố- dặn dò
________________________________________
Tiết 2: LỊCH SỬ
	CHÙA THỜI LÝ	
I MỤC TIÊU
Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý 
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV 
HĐ của HS
1/ KTBC: 
 + Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?
+) Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác?
Nhận xét, chấm điểm
2 Dạy-học bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Bài mới:
* Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác
- Gọi hs đọc từ "Đạo phật...thịnh đạt" 
+ Đạo Phật dạy chúng ta điều gì? 
+Vì sao dân ta tiếp thu đạo phật? 
Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời PK phương Bắc đô hộ. Vì giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận 
* Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý
 + Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo phật rất phát triển?
Kết luận: Dưới thời Lý, đạo phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo hay nói cách khác đạo Phật là tôn giáo của quốc gia
* Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân
- Gọi hs đọc y/c BT
- Gọi hs lên điền dấu x vào ý đúng nhất 
- Gọi hs đọc lại các ý đúng 
Kết luận: Chùa gắn mật thiết với sinh hoạt của nhân dân. Đó là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tổ chức tế lễ đặc biệt chùa còn là trung tâm văn hóa của làng xã
* Hoạt động 4: Tìm hiểu một số ngôi chùa thời Lý
-Chia nhóm và giao nhiệm vụ
+ Nhóm 1,2: Miêu tả chùa Một Cột
+ Nhóm 3,4: mô tả chùa Keo
+ Nhóm 5,6: Tả tượng phật A-di-đà
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, kết luận
:
3/ Củng cố, dặn dò:
- Bài học hôm nay giúp các em hiểu được điều gì? 
- Khi đi du lịch đến thăm các chùa, các em nhớ quan sát kĩ đề về nhà kể cho cô và các bạn nghe 
- Bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai 
Nhận xét tiết học
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp
 + Khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn , không được đối xử tàn ác với loài vật,...
+ Vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta 
- HS lắng nghe
+ chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng rất nhiệt tình đóng góp tiền để xây chùa 
- Lắng nghe
 - 1 hs đọc y/c: Điền dấu x vào ô sau những ý đúng:
 x) Chùa là nơi tu hành của các nhà sư 
 x)Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật
 x)Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã
 x)Chùa là nơi tổ chức văn nghệ
- Lắng nghe
- Chia nhóm 6 thảo luận theo y/c
- Đại diện nhóm trình bày
+ Chùa Một Cột được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho bông sen nở trên mặt nước
+ Chùa Keo được xây 2 tầng, xung quanh có 2 tháp nhỏ
+ Tượng cao khoảng 3 m bằng 1 toà sen, bà đang ngồi thiền, vẻ mặt bà phúc hậu, ở dưới bậc đá có những con rồng uốn lượn và có những cánh sen nhỏ ở phía dưới 
- Đến thời Lý đạo Phật rất phát triển. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và là công trình kiến trúc đẹp 
- Lắng nghe, ghi nhớ 
Tiết 3 MĨ THUẬT
 Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Ngày soạn: 27-10-2011
Ngày giảng:28-10-2011
Tiết 1 KHOA HỌC
Tiết2 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ
Tiết 3 TOÁN
 LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU
Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của GV
HĐ của HS
1/ KTBC: Nhân với số có hai chữ số
- Muốn nhân với số có hai chữ số ta làm sao? 
 -Nhận xét, chấm điểm
2/ Dạy-học bài mới
:
a) Giới thiệu bài 
b) HD luyện tập:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện 
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài
- Y/c HS tự làm bài
- Nhận xét, Y/c hs đổi vở nhau để kiểm tra 
Bài 2: Treo bảng (đã chuẩn bị) 
- Giải thích y/c
- Tổ chức cho hs thi tiếp sức
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc 
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhân với số có hai chữ số ta được mấy tích riêng? Viết như thế nào?
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 
- Ta đặt tính sau đó nhân theo thứ tự từ phải sang trái
- Lắng nghe
a) 17 x 86 = 1462 
b) 428 x 39 = 16692 
c) 2057 x 23 = 47311
- 1 hs đọc to trước lớp
 Trong 1 giờ tim người đó đập số lần là:
 75 x 60 = 4500 (lần)
 Trong 24 giờ, tim người đó đập số lần là:
 4500 x 24 = 10800 (lần)
 Đáp số: 108000 lần 
m
3
30
Mx78
234
2340
- Ta được 2 tích riêng , tích riêng thứ hai viết lùi vào bên trái 1 cột so với tích riêng thứ nhất
Tiết 4 SINH HOẠT LỚP 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 - TUẦN 12.doc